ĐỂ cho tưƠng lai còn có MẶt chú giải về NĂm giớI


PHẦN BA - ĐÓNG GÓP THÊM GIỚI VÀ SỰ TU TẬP NGHIÊM TÚC



tải về 1.3 Mb.
trang5/6
Chuyển đổi dữ liệu13.05.2018
Kích1.3 Mb.
#38196
1   2   3   4   5   6

PHẦN BA - ĐÓNG GÓP THÊM

GIỚI VÀ SỰ TU TẬP NGHIÊM TÚC



Robert Aitken

Là những người theo Đạo Bụt ở Tây Phương, chúng ta thừa nhận di sản tinh thần của truyền thống xuất gia, nhưng lại có khuynh hướng tự coi mình vượt thoát ra ngoài lề lối tu tập xưa cổ, giới hạn và loại trừ này. Hầu hết chúng ta đều không phải là tu sĩ. Những trung tâm Phật giáo của chúng ta không thể gọi là tu viện theo bất cứ một định nghĩa truyền thống nào. Dầu vậy chúng ta đã theo đuổi cùng một mục đích là đưa sự nghiệp của Bụt Thích Ca Mâu Ni và các hậu duệ Á Đông của Ngài đi tới trong thời đại, địa phương và văn hoá chúng ta. Chúng ta có đang làm điều ấy hay không? Lối tu tại gia của chúng ta có phải là một sản phẩm tự nhiên của truyền thống cũ trong hoàn cảnh mới hay không? Hay không khéo chúng ta lại đang tạo ra một cái gì đó từ những vật liệu đương thời và vỏn vẹn tô lên bên ngoài một lớp sơn Phật giáo?

Chúng ta không phải là những người đầu tiên phải đối diện với những câu hỏi như vậy. Đạo Bụt, sau bước du nhập vào Trung Quốc, chuyển sang bước kế tiếp là kiến lập các tự viện và đoàn thể phước điền cho giới cư sĩ sùng đạo -- với sắc thái Trung Quốc. Nếp sống không lao tác thời nguyên thỉ đã được gác sang một bên. ‘Một ngày không làm, một ngày không ăn’, đó là tuyên bố của Thiền sư Bách Trượng, người sáng lập ra Thiền Môn Thanh Quy. Tuy nhiên, phần lớn công việc đều là bảo trì. Bố thí cúng dường (Dana) xưa nay vẫn là nền tảng của những đoàn thể Phật Giáo Đông Á. Người tại gia đóng góp lớn vào việc cấp dưỡng cho người xuất gia và chùa chiền. Ở Nhật, khuôn hội được nhóm hợp bởi các gia đình Đàn Việt (Danka.)

Sự thế tục hoá đạo Bụt đã lên đường. Hãy lại lấy Nhật Bản làm ví dụ, sự cải tổ thời đại Kamakura vào thế kỷ 13 đã chuyển phần nào trách nhiệm thực hành giáo pháp sang giới cư sĩ. Phật Giáo nhìn chung đã có một sự suy hoại trong tiến trình này, dầu vậy ta lại có thể thấy những người bình dân niệm danh hiệu Bụt hay ngồi chỉ toạ, tham vấn với tu sĩ về sự tu tập hay cùng tham dự khoa tu với người xuất gia. Trong các phái Tân Phật Giáo, như Rissho Koseikai, ngay đến những người chủ trì cũng chẳng phải là người xuất gia, vai trò của họ cũng giống như các mục sư Tin Là nh.

Trong  các Đạo Tràng Phật giáo Đại Thừa của người Tây Phương chúng ta, các tu sĩ nam hay nữ đều có lễ công nhận, thế nhưng đối các giới cũ về Phạm hạnh, đã bị xoi mòn qua các cuộc cải cách, thì bây giờ gần như không mấy ai hành trì. Các điều lệ về lao tác của dòng Biển Đích (Benedictine)[1]  đã được áp dụng và một số Đạo tràng tìm cách tự túc bằng con đường kinh doanh. Người tại gia chiếm số đông, và cùng tu chung với các tu sĩ. Cũng có các Đạo Tràng Phật giáo Nam Tông va Mật Tông xuất hiện ở Tây Phương -- Nam Tông thì chẳng mấy đặt nặng truyền thống xuất gia, còn Mật Tông thì lại ít có người đi tu.

Thời điểm đã đến lúc chín muồi để những người Phật tử Tây Phương chúng ta kiểm điểm lại vốn liếng. Hãy bắt đầu bằng chủ ý của Bụt: Chắc chắn Ngài muốn Tăng Đoàn là một cái gì nhiều hơn là một hội ái hữu những người chia sẻ cùng những ước vọng tôn giáo chung. Là một viên ngọc quý trong Đạo, Tăng Già, theo Bụt, là tập thể nhóm hợp một cách tự nhiên, cống hiến những phương tiện tốt nhất cho con người có thể đạt tới sự giải thoát khổ đau. Thêm nữa, Giới Luật, bắt nguồn từ những ước lệ tự thuở xa xưa nào trên xứ Ấn Độ và Ba Tư, theo Bụt, chính là cách ứng xử của mỗi người tu Đạo.

Qua bao nhiêu đổi thay trong Đạo Bụt, những người theo Đạo Phật vẫn trung thành với quan điểm Tăng Đoàn là giáo đoàn tu theo Phật Pháp, và Giới Luật là nếp sống của Tăng Đoàn. Tuy nhiên, như một thực thể sinh động, Tăng Đoàn cũng đang tiến hoá. Bà Joanna Macy đã cho ta thấy các thầy Nam Tông ở Tích Lan đã thay phiên nhau cầm xẻng như thế nào trong phong trào Sarvodaya Shramadaya, một phong trào tự túc tự lực trên nhiều bình diện trong mỗi làng ấp tại Tích Lan. Các Phật tử tại gia ở Tây Phương nghĩ, như một lẽ đương nhiên, rằng họ chịu trách nhiệm cho sự tu tập của chính mình.

Thiền sư Thích Nhất Hạnh, người ‘Thầy’ hay ‘Sư’ đại diện cho truyền thống Phật giáo Việt Nam ở phương Tây, đã ưu tư nhiều về Tăng Bảo. Dòng tu Tiếp Hiện của Thầy gồm có những Tiếp Hiện nam và nữ ở châu Âu và khắp nơi trên thế giới. Những khoá tu di động cua Thầy cung ứng cho những người Tiếp Hiện này và các thiền sinh một dạng phục hồi của Tăng Đoàn mà các bậc Hiền Thánh ngày xưa đã có được trong những kỳ An Cư mùa Mưa[2] . Cũng như với Tăng Đoàn nguyên thỉ của Bụt, giáo pháp cơ bản hàng đầu là Giới Luật, con đường của đức hạnh. Học trò của Thầy học sống đàng hoàng tử tế với nhau, và như những người đàng hoàng tử tế, họ bắt tay vào việc cứu độ cho nhiều người.

Pancasila, Năm Giới căn bản của giáo lý nguyên thỉ, đã được Thấy Nhất Hạnh lấy làm nền tảng cho sự tu tập này. Thầy trình bày mỗi Giới theo chiều hướng tích cực trong khi vẫn duy trì sức mạnh phủ định, dứt khoát của chúng. Cách trình bày của Thầy trung thành với dụng ý sâu xa của Bụt, và đồng thời lại phù hợp với những môn đồ thời đại, sẵn sàng nhận lãnh hoàn toàn trách nhiệm cho sự tu tập của mình. Vì vậy, ‘Tôi nguyện không giết hại’ trở thành: ‘Ý thức được những khổ đau do sự sát hại gây ra, con xin học theo hạnh Đại Bi để bảo vệ sự sống của mọi người và mọi loài. Con nguyện không giết hại sinh mạng, không tán thành sự giết chóc và không để kẻ khác giết hại, dù là trong tâm tưởng hay trong cách sống hằng ngày của con.’

Biến lời nguyện này thành lời nguyện của riêng ta, ta cũng biến lối sống này thành lối sống của riêng mình, chấp nhận một cách khiêm nhượng rằng: ‘Với tất cả những yếu kém và sai sót của mình, con xin gánh nhận vai trò Bồ Tát.’ Con đường của một vị Bồ Tát là sự thực tập ‘không giết hại’, nhưng ‘không giết hại’ nghĩa là gì, nếu không phải là nuôi dưỡng cuộc đời, cụ thể bằng mỗi nụ cười và lời nói khích lệ? Và những điều ‘không’ trong các giới – ‘không trộm cắp’, ‘không nói dối’, v…v…-- kia là gì nếu không phải là sự tu tập, từ mỗi cá nhân, hạnh đại bi và bảo vệ mọi người, mọi loài, cỏ cây, cần thú và đất đá! Ngôn ngữ hay đẹp của Thầy Nhất Hạnh đã nới rộng tầm cỡ của Giới – và tôi nghĩ rằng đây là điều mà hầu hết các vị thầy Tây phương đều nhắm tới. Nếu trong những thế kỷ vừa qua, Giới là những cam kết hình thức hay những thể thức trừu tượng, thì thời ấy đã không còn nữa. Trong hầu hết các trung tâm của chúng tôi, Giới được tham cứu trong các lớp học và các hướng dẫn cần thiết cho lễ Quy Y. Sự tìm hiểu Giới và các buỗi lễ Quy Y như vậy, đưa ta đến chỗ hiểu biết rõ rệt rằng mình là con người, dù trình độ chứng đắc của mình đến đâu. Không có cái tuyệt hảo, ngoại trừ cái tuyệt hảo trong tâm mà chúng ta cố gắng vươn tới với hết khả năng mình khi sống giữa gia đình, bạn bè, đồng nghiệp, và cuộc đời. Là thầy cũng như trò, chúng ta cần luôn hết lòng nhớ nghĩ và hành trì Giới trong đời sống hằng ngày, bằng không thì phải chăng chúng ta chỉ là những người Phật tử bề ngoài, có thể làm lây lan ra nhiều điều tai hại như chúng ta đã đau lòng trông thấy.

Trong Kinh Hoa Nghiêm, cuối chuyến du hành dài, khi chàng thanh niên Thiện Tài Đồng Tử bước vào bảo điện của Bồ Tát Di Lặc, chàng nhận ra có vô số cung điện bên trong, ngôi nào cũng đẹp đẽ trang nghiêm. Bước vào một trong những cung điện bên trong ấy, chàng lại thấy có vô số cung điện chứa đựng bên trong nữa. Đến đây Thiện Tài Đồng Tử nhận ra – thể nghiệm – tấm Lưới Châu Báu của Vua Trời Đế Thích, mỗi điểm trên đó là một viên lưu ly phản chiếu trọn vẹn tất cả những viên lưu ly khác. Mỗi chúng sanh, mỗi yếu tố của một chúng sanh, đều chứa đựng trọn vẹn tất cả những thành phần khác. Cuối cùng, Thiện Tài Đồng Tử, với tất cả sự tỉnh giác, đã thể nhập vào tự tánh, với tư cách một viên ngọc không thể tách lìa của mạng lưới tương tức.

Cũng như mọi câu chuyện dân gian, cuộc hành trình của Thiện Tài Đồng Tử tự thân nó là môt ngôi đền để mỗi chúng ta tự dấn thân và thể nghiệm, như một đấng anh thư hay một trang hào kiệt, với tư cách của người trưởng thành, bô lão hay thiếu niên. Cuộc hành trình của Thiện Tài Đồng Tử là một sự nhân cách hoá, không phải chỉ để nói lên mục tiêu tối hậu của cuộc hành trình tâm linh, mà còn vẽ lên kích cỡ của mỗi bước trên đường hành Đạo.

‘Kích cỡ của mỗi bước’ này được chiếu soi bởi giới luật của Bụt. ‘Không giết hại’ là gì nếu không phải là thể hiện sự thân thiết cùng cực mà ta tán thán nơi Thiện Tài Đồng Tử, làm cho sự thân thiết ấy càng ngày càng trở nên hiện thực hơn, cụ thể bằng mỗi nụ cười nuôi dưỡng và mỗi lời nói khích lệ. Còn những điều ‘không’ trong các giới – ‘không trộm cắp’, ‘không tà dâm’, v...v... – kia là gì nếu không phải là việc các anh, chị Thiện Tài Đồng Tử ở đây và bây giờ phô bày những châu ngọc ngàn năm của họ!

Còn với sự thông đồng phá hoại nhạo báng các ẩn dụ, có thể đưa các nền văn minh của Bồ Tát Quan Âm , Đức Mẹ Maria, nữ văn hào Murasaki[3]  và nhạc sĩ Bach lên dàn hoả thiêu thì sao? Bằng cách này hay cách khác, chúng ta phải tìm những phương tiện thích hợp để biến mạng lưới châu báu trở thành hiện thực ở ngay bên trong và ngay bên cạnh các vấn đề khai thác khách tiêu thụ và quyền lợi quốc gia. Đây là một bước nằm bên kia cổng chùa, chư tổ chưa từng lưu gót đến. Nhưng nó là một bước đi, một con đường nhất thiết phải có do sự có mặt của khối liên minh tà ngụy của tham lam, tự ái quốc gia, kỳ thị chủng tộc, trọng nam khinh nữ, và kỹ thuật. Tất nhiên, đây không phải là một con đường dễ dàng. Tôi xin tri ân Thầy Nhất Hạnh, bởi ngọn đèn và đồ chúng của Thầy đang đưa đường chỉ lối cho chúng ta.



[1] Theo điều lệ của dòng Benedictine của Ki Tô giáo, các tu sĩ dòng nay phải kiếm sống bang việc làm của mình. Vi dụ các tu sĩ trong tu viện Portsmouth, Rhode Island, Hoa Kỳ điều hành một trường học. Nhiều tu viện khác chế tạo rượu Benedictine. [chú thích của người dịch]
[2] Có những ngộ nhận cho rằng dòng tu Tiếp Hiện là một phái ‘Tân Tăng.’ Kỳ thực, dòng tu Tiếp Hiện hành trì theo 14 Giới Tiếp Hiện với ý hướng Đạo Bụt nhập thế (tiếp nối tinh thần Bồ Tát Đạo), dòng Tiếp Hiện bao gồm hai giới xuất gia và tại gia. Người Tiếp Hiện xuất gia, đương nhiên, thọ trì Giới Ba La Đề Mộc Xoa cùng với Giới Tiếp Hiện. [chú thích của người nhuận.]
[3] Nữ văn sĩ Nhật (973-1025), viết văn có tiếng và từng làm quan. Lúc cuối đời bà từ quan đi tu. [chú thích của người dịch]

---o0o---


HẠNH PHÚC ĐẾN TỪ TÂM



Jack Kornfield

Hành xử có ý thức hay Đức Hạnh có nghĩa là cư xử một cách hài hòa và ân cần lân mẫn đến sự sống quanh ta. Để có sự phát triển trong đời sống tâm linh, thiết lập một nền tảng đạo đức trong đời mình là thiết yếu. Nếu chúng ta làm những việc gây tổn hại và mâu thuẫn cho mình và cho người, ý ta sẽ không thể nào yên lắng, tập trung và chuyên chú được trong thiền tập; tâm ta sẽ không thể nào khai mở. Trong một tâm hồn an trú vững chãi trên nền tảng của sự chân thật và không vị kỷ, định và tuệ sẽ phát triển dễ dàng.

Bụt đã đề thảo ra năm phạm trù đạo đức căn bản đưa đến một đời sống tỉnh giác. Các Giới này được trao cho những người học trò muốn đi trên con đường tỉnh thức. Chúng không được đưa ra như những cấm đoán cực đoan, kỳ thực, chúng là những hướng dẫn thực tiễn giúp ta sống một cách hòa điệu hơn, có thêm bình an và sức mạnh nội tâm. Hành trì Năm Giới, ta nhận ra rằng những Giới này có tính cách phổ thông và có thể áp dụng vào bất cứ văn hóa nào, ở bất cứ thời điểm nào. Năm Giới là một phần của sự thực tập chánh niệm căn bản và có thể được vun trồng trong đời sống tâm linh chúng ta.

Giới thứ nhất là tránh việc giết hại. Nghĩa là tôn trọng mọi sự sống, không hành động phát xuất từ sự hiềm hận hay ghét bỏ để gây tổn hại cho bất cứ một sinh vật nào. Chúng ta tập làm nảy nở lòng kính trọng và lân mẫn đối với sự sống dưới mọi hình thức. Đây chính là một khía cạnh của Chánh Nghiệp trong Bát Chánh Đạo. Và dù Giới này nghe có vẻ hiển nhiên, chúng ta vẫn quên như thường. Cách đây vài năm, trong mùa đi săn, báo New Yorker có một bức biếm hoạ. Một chú nai quay sang hỏi bạn: ‘Sao họ không tỉa bớt đám thú nuôi của họ đi?’ Chúng ta sa vào những bào chữa ngụy biện: ‘Ừm, nai quá nhiều!’ Càng có ý thức và càng tiếp cận với sự sống bao nhiêu, ta càng thấy rõ là không nên gây tổn hại cho kẻ khác, vì giết hại cũng là gây thương tổn cho chính mình. Đâu ai muốn bị giết; những loài sinh vật bé nhỏ nhất cũng còn muốn sống thay. Vậy thì thực tập Giới thứ nhất, chúng ta học dừng lại việc gây đau khổ cho kẻ khác và cho chính mình.

Giới thứ hai là không trộm cắp, tức là không lấy những gì không phải là của mình. Không trộm cắp chính là điều bất hại căn bản. Chúng ta cần buông bỏ tính tham lam và không gom chứa quá nhiều. Nói một cách tích cực hơn, là học trân trọng với những gì mình sử dụng và biết sống nhường nhịn, chan hoà với muôn loài đang cùng ta chung sống trên trái đất này. Để sống, chúng ta phải cần đến cỏ cây, cầm thú, và các giống côn trùng. Trên Đất Mẹ vạn vật phải cùng nhau chia xẻ. Quả đất cũng giống như một chiếc thuyền lớn đến một kích cỡ nào đó với biết bao sinh vật đang sống ở trên. Chúng ta có liên hệ với những con ong, những con giun, con dế. Nếu không có những chị giun làm thoáng đất, nếu không có chàng ong rắc phấn cho hoa màu, chúng ta sẽ đói. Chúng ta cần những loài ong, chúng ta cần những loài sâu bọ. Tất cả đều cùng nhau đan quyện. Nếu biết thương yêu Đất Mẹ thì làm gì chúng ta cũng có hạnh phúc, thứ hạnh phúc đến từ sự vẹn toàn. Đây là cỗi nguồn của sinh thái học đích thực. Hòa bình thế giới cũng phát sinh từ chỗ chúng ta biết mình chưa bao giờ tách rời Đất Mẹ, rằng thật ra tất cả chúng ta đều từ Đất sinh ra và có liên quan ràng rịt với nhau. Từ ý thức liên đới này, chúng ta có thể tự nguyện sớt chia, sống một đời sống rộng rãi, và lợi tha. Chủ động trau dồi tâm rộng rãi (Thí) là một phần cơ bản khác trong nếp sống tâm linh. Giống như Giới và các phép nội quán, tâm rộng rãi (Thí) thật sự có thể được tu tập. Với sự tập luyện, tinh thần Thí sẽ định hình hành động chúng ta, và tâm ta sẽ trở nên vững chãi hơn, nhẹ nhàng hơn. Thực tập này có thể đưa ta đến những trình độ buông bỏ và an lạc lớn hơn. Bụt đã nhấn mạnh tầm quan trọng của Thí khi Ngài nói: ‘Nếu quí vị có được cái thấy như tôi về sức mạnh của Thí, thì quí vị sẽ không để một bữa ăn nào đi qua mà không tìm cách sớt chia.’

Theo truyền thống thì có ba hạng Thí, và chúng ta được khuyến khích từ ngay nơi chỗ phát tâm của mình lúc ấy mà phát huy. Trước hết là cho với tâm do dự. Đây là trường hợp ta cầm một món đồ lên và cân nhắc: ‘Chà, chắc mình cũng chẳng dùng đến nó đâu. Hay là cho nó đi. Không, mình phải để dành nó cho năm tới. Thôi, đem cho đi.’ Cho ở mức độ này đã là tích cực. Nó cho ta niềm vui và giúp được kẻ khác. Đó là chia xẻ và tương giao.

Trình độ kế đến của Thí mà ta cần khám phá là cho với tâm thân thiện. Giống như ta đối đãi với anh hay chị em mình. ‘Tôi có gì đây xin anh/chị hãy cứ dùng; hãy tự nhiên như là của anh/chị vậy.’ Rộng rãi cho đi thời giờ, năng lượng và tài vật mình có, vậy mà ta lại thấy vui hơn. Sự thật là ta không cần phải có thật nhiều của cải mới hạnh phúc. Hạnh phúc hay đau khổ của chúng ta tùy thuộc vào mối tương quan của chúng ta với cuộc sống biến thiên này. Hạnh phúc đến từ tâm. 

Trình độ thứ ba của Thí là cho như bậc Đế Vương. Đây là trường hợp ta chọn cái tốt nhất mà ta có -- thời giờ, năng lượng, hay đồ vật -- để hiến tặng một cách hoan hỷ cho người khác và nói: ‘Mong bạn cũng được vui với nó.’ Ta mang tặng đi cho kẻ khác và có niềm vui trong sự san sẻ ấy. Thí ở bậc này là điều rất hay cần phải học.

Trong khi ta bắt đầu tập mở rộng lòng ra, tập cho thêm thời giờ, năng lượng, và tài vật, ta có thể học cho như thế nào -- không phải để làm thoả mãn cái hình bóng mình tự tạo cho mình hay để làm vừa lòng một quyền lực bên ngoài, mà vì cho là một nguồn hạnh phúc đích thực trong đời ta. Dĩ nhiên, đây không có nghĩa là chúng ta phải cho hết mọi thứ. Làm như vậy dường như thái quá vì chúng ta cũng cần phải thương và lo cho mình nữa. Dầu thế nào đi nữa, hiểu được sức mạnh của việc tu tập tâm mở rộng này là rất quý. Mang được tính chất khoáng đạt ấy vào trong cuộc đời mình là một đại phước.

Giới thứ ba, không tà dâm, nhắc chúng ta không hành động theo tham dục gây phương hại cho kẻ khác. Điều này đòi hỏi ta phải có trách nhiệm và chân thật trong các quan hệ giới tính. Năng lượng tình dục có sức mạnh rất lớn. Trong thời buổi mà các mối liên hệ nhân tình và các quan niệm về tình dục thay đổi như chong chóng, chúng ta cần phải tỉnh thức trong việc sử dụng năng lượng này. Nếu liên kết năng lượng sinh lý này với tham lam và chiếm hữu, lợi dụng và cưỡng ép, chúng ta sẽ có những hành động gây tàn hại cho chính chúng ta và cho kẻ khác, chẳng hạn như ngoại tình. Khổ hoạn lớn sẽ theo cùng những hành động ấy, và diễm phước của sự giản đơn không rắc rối sẽ đi kèm với sự vắng bóng những tà nghiệp kia. 

Tinh thần của giới này đòi hỏi ta phải xem xét những động lực nằm đằng sau các hành động của mình. Để tâm như vậy cho phép chúng ta, những người tại gia, nhận ra bản năng sinh dục có thể được gắn liền với trái tim như thế nào, và có thể trở thành một biểu hiện của thương yêu, chăm sóc và chí thân chí thiết ra sao. Chúng ta hầu hết đều từng là những kẻ dại khờ trong đời sống tình dục, và chúng ta cũng đã dùng dục tính để tiếp cận với cái đẹp, để tiếp xúc một cách sâu sắc với người kia. Vấn đề tình dục có ý thức là một yếu tố thiết yếu trong nếp sống chánh niệm.

Giới thứ tư của nếp hành xử có ý thức là tránh những lời sai với sự thật. Bát Chánh Đạo gọi Giới này là Chánh Ngữ. Không dối trá - Giới này răn. Chỉ nói những lời chân thật và có giá trị; nói cho khôn ngoan, có trách nhiệm và phù hợp. Chánh ngữ thật sự đặt vấn đề. Nó đòi hỏi chúng ta phải ý thức xem mình đã sử dụng năng lực lời nói như thế nào. Chúng ta dành phần lớn đời mình cho nào đàm thuyết, nào luận bàn, nào huyên thuyên thiên hạ sự, nào dự phóng. Hầu hết những cuộc chuyện trò này đều thiếu sự phản tỉnh hay tỉnh giác. Thực tập chánh ngữ để trở nên tỉnh thức là điều có thể thực hiện được. Ta có thể có chánh niệm về những gì mình đang làm trong khi nói, về động cơ thúc đẩy và về những cảm thọ của mình khi ấy. Ta cũng có thể có chánh niệm trong khi nghe. Chúng ta làm sao cho lời nói của mình phù hợp với những nguyên tắc chân thật, tử tế hay lợi lạc. Qua việc thực tập chánh niệm, chúng ta có thể bắt đầu hiểu và nhận ra sức mạnh của lời nói.

Một lần nọ, một vị thầy được mời đến giúp một em bé bị bệnh với vài lời chú nguyện. Một kẻ hoài nghi trong bọn quán sát từ đầu đến cuối và bày tỏ sự nghi ngờ với cái cách chữa bệnh nông nổi như vậy. Vị thầy quay lại nói với người này: ‘Anh chẳng biết gì hết về những việc này; anh là một kẻ ngu dại!’. Kẻ hoài nghi trở nên rất bứt rứt khó chịu. Anh ta đỏ mặt tía tai và run lên vì giận. Thế nhưng, trước khi anh ta kịp lấy lại bình tĩnh để đáp lời, vị thầy đã hỏi tiếp, ‘Khi một lời có đủ sức làm cho ông nóng giận, thì tại sao một lời khác lại không có đủ sức để chữa lành?’

Lời nói của chúng ta rất mạnh. Lời nói có thể có tính cách phá hoại hoặc khai mở, ngồi lê đôi mách hay thể hiện từ bi. Chúng ta được yêu cầu phải có chánh niệm và cho phép tiếng nói của mình được phát xuất từ tâm. Khi chúng ta nói lên những điều chân thật và lợi lạc thì tự thân ta sẽ có sức thu hút. Sống chánh niệm và thành thật sẽ khiến cho tâm ý ta lắng yên và cởi mở hơn, tâm ta sẽ an ổn và hạnh phúc hơn.

Tránh việc sử dụng một cách vô ý thức các độc tố là Giới thứ năm. Giới này có nghĩa là tránh dùng các độc tố cho đến mức làm cho tâm trí ám độn, đồng thời dâng hiến cuộc đời mình vào việc phát triển sự trong sáng và bén nhạy. Ta chỉ có một tâm hồn, vì vậy phải gìn giữ nó. Trong đất nước Mỹ này, có hàng triệu người nghiện rượu và biết bao nhiêu người lạm dụng chất ma túy. Sự vô ý thức và việc sử dụng độc tố một cách đáng sợ này của họ đã gây ra không biết bao nhiêu là đau khổ cho chính bản thân họ, cho gia đình họ và cho tất cả những ai họ dính dấp đến. Sống tỉnh thức không phải dễ -- có nghĩa là ta thường phải đương đầu với những sợ hãi và đau nhức dễ chùn lòng. Lạm dụng các độc tố hiển nhiên không phải là lối thoát.

Tôi xin đề nghị vài bài tập có thể giúp chúng ta sử dụng Năm Giới để trau dồi và củng cố chánh niệm. Cách hay nhất là chọn một trong số các bài tập này và thực tập thật kỹ lưỡng trong vòng một tuần. Kế đến ta kiểm điểm lại kết quả và chọn một bài khác cho tuần sau. Những thực tập này giúp chúng ta hiểu và tìm ra cách hành trì từng Giới một.

1- Tránh việc giết hại: tôn trọng sự sống. Cam kết trong suốt một tuần, nhất quyết không gây tổn hại cho bất cứ sinh vật nào dù là trong ý tưởng, lời nói, hay hành động của mình. Đặc biệt, hãy lưu tâm đến những chúng sinh sống quanh mình (con người, cầm thú, và cả cỏ cây) mà mình thường bỏ qua không lý tới, và trau dồi ý thức tôn trọng và quan tâm đối với các loài này.

2- Tránh việc trộm cắp: biểu lộ sự chăm sóc bằng của cải vật chất. Cam kết trong suốt một tuần, thể hiện ngay tức thời mỗi một ý tưởng rộng rãi hào phóng nào khởi lên trong tâm lúc đó.

3- Tránh việc tà dâm: vấn đề tình dục có ý thức. Cam kết trong một tuần lễ, quán sát kỹ lưỡng xem các cảm giác tính dục thường khởi lên trong tâm thức mình ra sao. Mỗi lần như thế, lưu ý xem những tâm trạng nào đang đi kèm với chúng, chẳng hạn như luyến ái, căng thẳng, ép buộc, chăm sóc, cô đơn, mong muốn truyền thông, tham lam, khoái lạc, gây hấn v.v. 

4- Tránh lời nói sai với sự thật: Ngôn ngữ tự trái tim. Cam kết trong suốt một tuần, không nói thiên hạ sự (tích cực hay tiêu cực) hay nói về bất cứ một người quen biết nào trong khi họ không có mặt đó (bất cứ một người thứ ba nào.)

5- Tránh việc sử dùng độc tố cho đến độ hôn trì ám độn. Cam kết trong một tuần hay một tháng, tránh tất cả mọi độc tố và các chất gây nghiện (như rượu, cần sa, kể cả thuốc lá và/hoặc cà phê nếu muốn.) Quán chiếu những sự thôi thúc phải dùng các chất này, và ý thức những gì đang diễn ra trong tâm ý khi có những sự thúc đẩy này.

Để được sinh vào cõi người, để thiết lập nền tảng cho đời sống tâm linh, đòi hỏi chúng ta phải mang sự tỉnh giác đến mọi sinh hoạt trong đời sống mình, trong cách ta dùng các độc tố và ngôn ngữ, trong mọi hành động của chúng ta. Thiết lập một liên hệ có đạo đức và hài hòa với cuộc đời mang lại cho tâm sự nhẹ nhàng thanh thản và mang lại cho ý sự sáng suốt thường trực. Một nền tảng đức hạnh tự thân nó đã mang lại giải thoát và an lạc lớn, và cũng chính là điều kiện tiên quyết cho sự tập thiền đúng hướng. Với nền tảng ấy, chúng ta có thể tỉnh táo và không lãng phí cái cơ hội hy hữu được sinh ra làm người, cái cơ hội được cắm rễ vào trong mảnh đất của từ bi và hiểu biết chân chính trong đời ta.

---o0o---

DỰNG LẠI CĂN NHÀ



Maxine Hong Kingston

Để viết lại Năm Giới, chúng ta phải trăn trở với chúng và gìn giữ chúng; ta xây dựng trong ta tính người, và giữ gìn cho nhân tính ấy sống trong ta. Sau khi Bụt cống hiến cho cuộc đời Năm Giới, đã có rất nhiều bản sao, dịch, cố tìm ngôn ngữ có thể soi sáng lòng người trong các bối cảnh không gian và thời gian thay đổi. Thầy Thích Nhất Hạnh có viết một bản Giới rất đặc sắc, sẽ mang lại cho chúng ta và cho thế giới cuối thế kỷ 20 đầy cam go này những luồng sinh khí mới. Tư duy của Thầy Nhất Hạnh đã được thử lửa -- chiến tranh trong và ngoài Việt Nam, sự tàn phá và tái thiết của các thôn làng, các hoàn cảnh sống ở phương Đông và phương Tây. Và đây là Năm Giới của đạo Bụt, đã vươn lên qua bao nhiêu thử thách cực kỳ khắt khe.

Chúng ta, những người từng học hỏi trực tiếp hay gián tiếp qua sách vở với Thầy Nhất Hạnh, nên tự xem mình cũng là tác giả của tập sách này. Thầy của chúng ta đã học khi chúng ta trăn trở tìm cách sống theo Năm Giới. Một số trong chúng ta đã cân nhắc cách dùng từ trong Giới Bản hệt như những luật sư (nhất là việc bàn cãi về Giới thứ Ba, từng được viết là ‘Không quan hệ tình dục nếu không cưới nhau.’); một số khác lại chống đối ngay chính ý niệm phải theo luật lệ. Qua sự hiểu biết đầy chánh niệm về những lối sống hiện đại, phức tạp của người Mỹ, qua sự giao tiếp – ‘tương tức’ -- với chúng ta, Thầy đã viết đi viết lại Năm Giới cho đến khi chúng có được hình thức chặt chẽ như hiện tại. (Trong phần bàn thảo về Giới thứ Ba, Thầy đã giúp chúng ta phân biệt giữa ‘hôn nhân’ và ‘cam kết’, điều sau có tính bền vững hơn.) Mỗi Giới có hai phần: ‘Con nguyện (làm) ...’ và ‘Con nguyện không (làm) ...’ Đi xa hơn những điều mình sẽ không làm, chúng ta khẳng định những hành động tích cực. Các hành giả và tác giả của Giới Bản này -- cựu binh chiến tranh và cựu binh hoà bình, nam và nữ, công dân của nhiều quốc gia, người có khuynh hướng luyến ái dị tính hay đồng tính – qua ngôn ngữ và hành động của mình, đều đang góp phần tạo dựng một cộng đồng thế giới đầy nhân ái.

Thầy gọi Năm Giới là Năm Giới Mầu Nhiệm. Mầu nhiệm vì Năm Giới này đã sống suốt hơn 2500 qua, qua những cuộc hủy diệt và tàn phá. Mầu nhiệm vì Năm Giới này là một bản đồ hữu ích, khả thi và một phương án có giá trị cho cuộc sống chúng ta trong thế giới thực. Năm Giới dạy ta tác động lên thế giới ấy với những thể cách hợp tình, hợp lý và đúng đắn -- hoàn toàn không phải là một phép lạ không tưởng. Mầu nhiệm vì Năm Giới có khả năng bảo vệ chúng ta, chỉ cho chúng ta cách sống một đời sống an lạc, một đời sống thú vị, đầy tính khám phá, khoáng đạt và sâu sắc, cũng như chỉ cho chúng ta cách chung sống với mọi người, với cỏ cây, cầm thú, toàn thể Địa Cầu và vũ trụ. Mầu nhiệm vì một khi hành trì Giới chúng ta chắc chắn trở nên nhân hậu hơn, biểu hiện được nhiều từ bi hơn.

Trong trận bão lửa dọc suốt các ngọn đồi từ Oakland đến Berkeley năm 1991, tôi đứng giữa lòng đường mình ở, những ngôi nhà hai bên đường đều bốc cháy. Tôi đã bị tước đi cửa nhà, chòm xóm, quyển sách viết dở dang, và cha tôi, đã ra đi trước đó ba tuần. Bỗng nhiên, tôi thấy tất cả những gì mình sống và nghĩ xưa nay chẳng qua chỉ là một sự rỗng không, chất chứa bằng những tư tưởng, tinh thần, và lịch sử. Đứng giữa đám tàn tích còn đang cháy dở, tôi mừng rằng mình có biết đến Giới. Mặc dù tôi giữ các nguyên tắc ấy chưa được hoàn hảo, nhưng với nội ước muốn giữ Giới thôi, tôi cũng đã tạo được những điều phúc thiện vô hình không thể nào hủy hoại. Có một thực tại bao trùm, thẩm thấu qua ngôn ngữ và sự vật, tồn tại cả ngay khi vắng bóng những thứ này. Năm Giới mầu nhiệm đề ra những phương hướng rõ ràng, giản dị để tìm về đời sống đó. Trong đổ nát điêu tàn, tôi có những sơ đồ để làm lại căn nhà.

---o0o---


DỰNG LẠI CĂN NHÀ



Maxine Hong Kingston

Để viết lại Năm Giới, chúng ta phải trăn trở với chúng và gìn giữ chúng; ta xây dựng trong ta tính người, và giữ gìn cho nhân tính ấy sống trong ta. Sau khi Bụt cống hiến cho cuộc đời Năm Giới, đã có rất nhiều bản sao, dịch, cố tìm ngôn ngữ có thể soi sáng lòng người trong các bối cảnh không gian và thời gian thay đổi. Thầy Thích Nhất Hạnh có viết một bản Giới rất đặc sắc, sẽ mang lại cho chúng ta và cho thế giới cuối thế kỷ 20 đầy cam go này những luồng sinh khí mới. Tư duy của Thầy Nhất Hạnh đã được thử lửa -- chiến tranh trong và ngoài Việt Nam, sự tàn phá và tái thiết của các thôn làng, các hoàn cảnh sống ở phương Đông và phương Tây. Và đây là Năm Giới của đạo Bụt, đã vươn lên qua bao nhiêu thử thách cực kỳ khắt khe.

Chúng ta, những người từng học hỏi trực tiếp hay gián tiếp qua sách vở với Thầy Nhất Hạnh, nên tự xem mình cũng là tác giả của tập sách này. Thầy của chúng ta đã học khi chúng ta trăn trở tìm cách sống theo Năm Giới. Một số trong chúng ta đã cân nhắc cách dùng từ trong Giới Bản hệt như những luật sư (nhất là việc bàn cãi về Giới thứ Ba, từng được viết là ‘Không quan hệ tình dục nếu không cưới nhau.’); một số khác lại chống đối ngay chính ý niệm phải theo luật lệ. Qua sự hiểu biết đầy chánh niệm về những lối sống hiện đại, phức tạp của người Mỹ, qua sự giao tiếp – ‘tương tức’ -- với chúng ta, Thầy đã viết đi viết lại Năm Giới cho đến khi chúng có được hình thức chặt chẽ như hiện tại. (Trong phần bàn thảo về Giới thứ Ba, Thầy đã giúp chúng ta phân biệt giữa ‘hôn nhân’ và ‘cam kết’, điều sau có tính bền vững hơn.) Mỗi Giới có hai phần: ‘Con nguyện (làm) ...’ và ‘Con nguyện không (làm) ...’ Đi xa hơn những điều mình sẽ không làm, chúng ta khẳng định những hành động tích cực. Các hành giả và tác giả của Giới Bản này -- cựu binh chiến tranh và cựu binh hoà bình, nam và nữ, công dân của nhiều quốc gia, người có khuynh hướng luyến ái dị tính hay đồng tính – qua ngôn ngữ và hành động của mình, đều đang góp phần tạo dựng một cộng đồng thế giới đầy nhân ái.

Thầy gọi Năm Giới là Năm Giới Mầu Nhiệm. Mầu nhiệm vì Năm Giới này đã sống suốt hơn 2500 qua, qua những cuộc hủy diệt và tàn phá. Mầu nhiệm vì Năm Giới này là một bản đồ hữu ích, khả thi và một phương án có giá trị cho cuộc sống chúng ta trong thế giới thực. Năm Giới dạy ta tác động lên thế giới ấy với những thể cách hợp tình, hợp lý và đúng đắn -- hoàn toàn không phải là một phép lạ không tưởng. Mầu nhiệm vì Năm Giới có khả năng bảo vệ chúng ta, chỉ cho chúng ta cách sống một đời sống an lạc, một đời sống thú vị, đầy tính khám phá, khoáng đạt và sâu sắc, cũng như chỉ cho chúng ta cách chung sống với mọi người, với cỏ cây, cầm thú, toàn thể Địa Cầu và vũ trụ. Mầu nhiệm vì một khi hành trì Giới chúng ta chắc chắn trở nên nhân hậu hơn, biểu hiện được nhiều từ bi hơn.

Trong trận bão lửa dọc suốt các ngọn đồi từ Oakland đến Berkeley năm 1991, tôi đứng giữa lòng đường mình ở, những ngôi nhà hai bên đường đều bốc cháy. Tôi đã bị tước đi cửa nhà, chòm xóm, quyển sách viết dở dang, và cha tôi, đã ra đi trước đó ba tuần. Bỗng nhiên, tôi thấy tất cả những gì mình sống và nghĩ xưa nay chẳng qua chỉ là một sự rỗng không, chất chứa bằng những tư tưởng, tinh thần, và lịch sử. Đứng giữa đám tàn tích còn đang cháy dở, tôi mừng rằng mình có biết đến Giới. Mặc dù tôi giữ các nguyên tắc ấy chưa được hoàn hảo, nhưng với nội ước muốn giữ Giới thôi, tôi cũng đã tạo được những điều phúc thiện vô hình không thể nào hủy hoại. Có một thực tại bao trùm, thẩm thấu qua ngôn ngữ và sự vật, tồn tại cả ngay khi vắng bóng những thứ này. Năm Giới mầu nhiệm đề ra những phương hướng rõ ràng, giản dị để tìm về đời sống đó. Trong đổ nát điêu tàn, tôi có những sơ đồ để làm lại căn nhà.

---o0o---


NĂM GIỚI VÀ SỰ THAY ĐỔI XÃ HỘI



Patricia Marx Ellsberg

Sau khi tham dự hai khoá tu với Thầy Thích Nhất Hạnh, tôi thấy mình ‘bị chinh phục’ bởi Thầy Nhất Hạnh, Sư Cô Chân Không, cộng đồng tu học và cách sống nói chung. Đến lúc phát nguyện thọ trì Năm Giới, tôi lại thấy như mình đang làm một cam kết hệ trọng và sâu sắc hệt như khi cam kết với hôn nhân.

Tôi không nghi ngờ gì tác động lớn lao và sâu rộng mà Giới có thể mang lại cho cuộc đời mình nếu tôi chịu để tâm trì Giới. Song, trong các khóa tu, một vấn đề thường quay đi trở lại trong tôi là liệu sự tu trì Năm Giới của cá nhân tôi có thực sự giúp thay đổi xã hội hay không. Đứng trước khối bạo động và bất công lớn lao trên thế giới, thì việc giữ Giới của một cá nhân tôi liệu có ảnh hưởng được gì, và thậm chí nếu hết thảy mấy ngàn nguời được Thầy cảm hoá hết lòng sống với những điều Thầy dạy đi nữa, thì liệu sẽ ảnh hưởng được gì? Làm sao việc ấy lại có thể dẫn đến những thay đổi căn bản cần thiết của xã hội.

Tôi thấy mình không được thoải mái cho lắm với điều tôi đã hiểu như là tiền đề cơ bản của khóa tu: nếu có đủ cá nhân thay đổi, xã hội sẽ thay đổi. Như chỗ tôi hiểu, xã hội không đơn giản chỉ là sự kết hợp của những cá nhân. Xã hội cũng được định hình bởi các cơ cấu xã hội và sự tập trung quyền lực và của cải. Có những quyền lợi được bảo đảm một cách bất di bất dịch, khuynh đảo quyền lực, và lèo lái để duy trì, trục lợi từ chính sự bất công và chủ nghĩa quân phiệt. Những thế lực này cần phải được thách thức và chuyển đổi trước khi có thể có được hoà bình và công lý đích thực.

Nhìn lại một thoáng, tôi đã thấy được rằng bao nhiêu chính sách của nước tôi và của các quốc gia khác đều dựa trên sự bất chấp trắng trợn các điều khoản trong Năm Giới. Trên thực tế, phần lớn những xấu xa ác hại trên đời đều đến từ sự vi phạm các điều khoảng trong Năm Giới một cách có hệ thống – với sự đồng tình của xã hội – từ phía các chính phủ, tập đoàn kinh tài, và các dạng tổ chức khác. Chúng ta hãy thử thẩm định tư cách của xã hội mình đang sống bằng thước đo của Năm Giới.

Giới thứ nhất. Hãy nghĩ đến Cuộc Giết Chóc ở vùng Vịnh (1991) liên hệ đến Giới này, và sự tô son điểm phấn cho việc tàn sát hơn phần tư triệu người, trong đó có rất nhiều thường dân. Chúng ta sống trong một nền kinh tế chiến tranh được duy trì bằng liên minh quân sự - kỹ nghệ rộng rãi và hàng tỉ đô-la tiền buôn bán vũ khí. Chính sách vũ-khí nguyên tử của chúng ta căn cứ trên sự đe doạ tàn sát hàng loạt, chính sách ngoại giao của chúng ta dựa trên cơ sở của bạo lực có tổ chức. Nền kinh tế của chúng ta tùy thuộc vào sự hủy hoại hàng loạt môi trường sinh sống.

Giới thứ nhì. Người Mỹ chúng ta chiếm 6% dân số thế giới, tiêu thụ 40% tài nguyên thế giới. Nhiều nguồn tài nguyên ùa về nước Mỹ từ các quốc gia cai trị bởi những chế độ độc tài do chúng ta đặt lên, ủng hộ và điều khiển. Bù lại, họ lập ra những điều khoản buôn bán thuận lợi cho Mỹ, trong khi bóc lột và khủng bố chính nhân dân mình với sự yểm trợ ngầm của chính phủ Hoa Kỳ chúng ta. Đó khác nào ăn cắp giữa ban ngày, đâu phải là “trao đổi.” Phần lớn sức mạnh quân sự của chúng ta được dùng để điều khiển những cái đúng ra không thuộc về mình.

Giới thứ ba. Hãy nghĩ đến năng lượng và tài nguyên mà xã hội chúng ta dành cho việc kích thích nhục dục vắng bóng tình thương yêu và sự cam kết gắn bó -- qua các hình thức quảng cáo, sách báo và hình ảnh khiêu dâm, và văn hóa bình dân nói chung.

Giới thứ tư. Các chính phủ và chính trị gia nói dối. Hệ thống bảo mật tồn tại để giữ bí mật đối với kẻ thù thì ít, mà để ngăn không cho quần chúng biết sự thật thì nhiều. Chính phủ chúng ta thường xuyên dùng đến vũ lực thay vì dùng các phương tiện hòa bình để giải quyết tranh chấp, trong khi tuyên bố những điều ngược lại, như trong trường hợp với Panama, Libya, Nicaragua, Grenađa và Iraq.

Giới thứ năm. Chúng ta dồn dập bị tấn công bởi các quảng cáo cho rượu, thuốc lá, ca-fê-in, dược phẩm. Độc hại hơn nữa, chính phủ chúng ta, qua bộ máy gián điệp ngầm, đã bí mật nhưng cũng sâu đậm dính dấp đến việc khuyến khích những kẻ đầu cơ buôn bán ma-túy, như đã rõ ràng trong vụ bê bối dính dấp với Iran và nhóm Phản Động ở Nicaragua.[4]  

Trong khóa tu ấy, bỗng có lúc tôi nhận ra được con đường mà Năm Giới có thể ứng dụng phù hợp nhất trên phương diện xã hội. Chúng ta phải xem Giới như những nguyên tắc ứng xử dành cho các quốc gia, tổ chức, tập đoàn, cũng như cho những cá nhân. Chấm dứt việc có hai tiêu chuẩn trái nghịch trong đạo đức công và đạo đức tư là điều chúng ta nhất thiết phải làm. Chúng ta phải đòi hỏi đất nước ta những gì ta đòi hỏi ở chính mình.

Những ai trong chúng ta đang được sống trong một cơ chế dân chủ phải có bổn phận làm sao để đưa đất nước tiến lên, cùng với cuộc đời mình, đi về hướng trì Giới. Chúng ta phải tự mình và cùng nhau hành động ngăn chính phủ mà mình cử ra, không cho họ ủng hộ việc khủng bố và giết người hàng loạt, ăn cắp, nói dối, tiếp tay những kẻ buôn ma túy, và cưỡng bức trái đất. Trên thực tế, sự tồn tại của chúng ta, về lâu về dài, đều tùy thuộc vào điều ấy.

Cũng vậy, càng hoàn thiện trong việc giữ Giới bao nhiêu, ta càng có sức mạnh bấy nhiêu trong việc hành động để thay đổi xã hội. Thật vậy, công tác chính trị là phần nối dài của đời sống cá nhân.

Trong tinh thần của Năm Giới được diễn đạt lại bằng ngôn ngữ tích cực, ta hãy hình dung một thế Giới trong đó những cá nhân và tổ chức đều hành động với từ bi, các chính phủ cũng như người dân của họ đều có chánh niệm, vun đắp một môi trường lành mạnh, và thật sự bảo vệ sự sống của con người, cỏ cây và cầm thú. Hãy tưởng tượng một ngày kia khi tài nguyên của trái đất được chuyển hướng, xa rời sự giết hại để nhắm về hướng tô bồi cho sự sống. 

Giá như các chính sách của Tổng Thống Hoa Kỳ thuận theo những nguyên tắc của Đạo Bụt, người Mỹ nguyện trung thành với Năm Giới cùng với lá quốc kỳ, và chúng ta làm lễ kỷ niệm Ngày Tương Liên Tương Đới song song với Ngày Bốn tháng Bảy (Lễ Độc Lập) thì mọi việc sẽ như thế nào? Từ những ý nghĩ này, nở trong tôi một nụ cười của Bụt. 

[4] Iran-Contra Affair 1983-1988: Mỹ (thời tổng thống Regan), vi phạm công ước quốc tế, lén lút bán vũ khí cho Iran đánh Iraq và dùng tiền lời bán vũ khí để tiếp tay cho nhóm Phản Cách Mạng chống chính phủ Sandinista của Nicaragua. Mỹ bị Nicaragua kiện trước toà án quốc tế, trong đó lại đổ bể thêm việc chính phủ Mỹ dính dấp tới đường dây ma túy để tài trợ cho nhóm Phản Cách Mạng ở Nicaragua. Mỹ bị toà án quốc tế xử thua và phạt tiền bồi thường, Mỹ không chịu đền bồi, việc lại đưa ra Liên Hiệp Quốc và Mỹ đã được Israel (Do Thái, được Mỹ tài trợ 4 tỉ mỗi năm) binh vực cho không phải phạt tiền. [Chú thích của người nhuận.]

---o0o---


NHỮNG CÂU HỎI THƯỜNG GẶP VỂ NĂM GIỚI 



Sư cô Chân Không

Đây là một số giải đáp chúng tôi đã đề nghị với những vị mến mộ những tiêu chuẩn rất đẹp, rất lành và rất sâu sắc của Năm Giới,  nhưng ngần ngại chưa dám thọ.



Câu hỏi 1:

Tôi thấy năm giới là phương pháp giúp mình tự rèn luyện mình  thật hay. Tuy nhiên tôi được dạy dỗ rằng người tiến bộ thì không nên tin vị thần nào cả dù là Trời hay là Phật vì đó chỉ là sản phẩm tưởng tượng của con người. Vì thế, tôi không tin vào đạo nào và cũng không tin vào vị thần linh nào.  Tôi chủ trương duy vật nhưng tôi muốn rèn luyện mình thành một người tốt của gia đình và của xã hội. Tôi nhận năm giới này được  không ? 

Đáp: Bạn không tin vào vị Trời hay vị Phật nào nhưng bạn cũng muốn rèn luyện mình thành một người tốt cho mình, cho gia đình mình và cho xã hội. Bạn muốn hành xử đúng mức, đúng những tiêu chuẩn thật đẹp, thật lành và thật sâu sắc. Bạn muốn sống cho cao thượng. Nhận năm giới sẽ giúp bạn sống mỗi ngày mỗi gần sự chân thật, sự tốt lành, sự đẹp đẽ (Chân Thiện Mỹ). Vậy là đủ, đâu cần tin Trời Phật gì? Có thể bạn là đảng viên một đảng nào đó và không tin Trời Phật, bạn theo chủ nghĩa duy vật, nhưng  bạn đã nghe nói đến những bậc đàn anh, những bậc cha chú, sống rất xứng đáng, đã là những tấm gương cho đời, và họ là những người đảng viên. Vậy thì năm giới này là tiêu chuẩn sát thực tế nhất trong đời sống hàng ngày để cho bạn đi về hướng của toàn thật, toàn lành và toàn đẹp đó, nhất là khi mà các hình ảnh đẹp của các bậc cha anh đó chỉ là những ý niệm thôi, bạn chưa chứng kiến bằng mắt mình những cái hay đó một cách cụ thể. Vì thế những ý niệm Chân Thiện Mỹ đó ngày càng mờ nhạt trong đời sống quá bận rộn của bạn. Nếu không có những tiêu chuẩn chỉ đạo cần đọc, tụng (tự nhắc nhở mình) và quán chiếu thường xuyên mỗi tuần hay mỗi hai tuần chung với bạn bè thì bạn có thể tuột dốc từ từ mà chính bạn cũng không hay.

Câu hỏi 2 : 

Thú thật tôi chưa thấy phép tu tập nào hướng dẫn mình trở nên người lành và người tốt cụ thể bằng năm giới quý báu này, nhưng cha mẹ tôi theo đạo Thiên Chúa và bên nhà vợ tôi thì theo đạo Tin Lành. Chúng tôi đều tin có Thượng Đế, vậy nếu giữ năm giới thì có phản bội Thượng Đế hay không ? 

Đáp: Một cái cây không có rễ thì không thể sống nổi, bạn không thể phát triển tốt về mặt tâm linh nếu bạn không có gốc rễ. Bạn không nên bỏ đạo gốc của mình. Hãy lấy sự thực tập chánh niệm làm nền tảng. Chánh niệm là dừng lại, nhìn kỹ, nhìn sâu, hiểu cho thấu với lòng từ bi. Với Năm Giới như những nguyên tắc chỉ đạo, và bằng chánh niệm bạn có thể nhìn sâu vào truyền thống gốc của bạn và khám phá ra những châu báu trong đó. Biết đâu bạn lại chẳng nhìn ra, ngay trong truyền thống mình, những giá trị chỉ đạo mà bạn có thể mang ra chia sẻ cùng những người theo và cả những người không theo đạo của bạn. Trong  khi chờ đợi tìm ra trong đạo gốc của bạn những cách dạy tương đương, bạn nên đem năm tiêu  chuẩn hành trì chánh niệm này về để thực tập và đọc tụng thường xuyên mỗi hai tuần, để giúp bạn mỗi ngày có thể sống gần với những gì thật đẹp (Mỹ), thật lành (Thiện) và thật thâm sâu (Chân). Nếu bạn cho rằng Thượng Đế là Chân Thiện Mỹ thì hành trì năm gìới để sống theo Chân Thiện Mỹ tức là bạn sẽ cảm thấy Thượng Đế đang có mặt trong bạn trong từng phút giây chánh niệm. 

Câu hỏi 3: 

Tôi là Phật tử nhưng lúc tôi thọ Năm Giới, giới tướng không được rõ ràng như cách Sư Ông Thích Nhất Hạnh trình bày. Tôi có thể thọ lại không? Làm như vậy có phản thầy bổn sư của tôi không ?

Đáp: Nên thọ lại thưa bạn. Đây là cách rất hữu hiệu, bạn có thể đem năm giới này về thực tập một cách rõ ràng và sâu sắc hơn. Năm Giới là của Bụt dạy. Bổn sư của bạn vẫn là vị thầy gốc. Trình bày Giới theo cách mới chỉ nhằm giúp ta thực tập tốt lời dạy của Đức Thế Tôn trong bối cảnh của thời đại chúng ta. Bổn sư của bạn sẽ hài lòng khi bạn làm mới lại giới thể của Đức Thế Tôn. Như vậy đức Thế Tôn Thích Ca Mâu Ni vẫn luôn luôn là vị thầy đầu tiên của bạn. Ngoài thầy bổn sư đưa ta vào đạo, chúng ta còn có thể có thêm nhiều vị thầy khác để học hỏi và làm tăng trưởng đời sống tâm linh của mình. Nhận giới lại trước một tăng thân đông đảo cùng thọ giới với bạn, là làm mới lại Năm Giới mà thầy bổn sư bạn đã trao không phải là hành động phản phúc mà là có hiếu. Vì khi thầy bổn sư trao giới cho mình, thầy chỉ muốn mình trở nên người tốt, giữ giới cho giỏi chứ đâu có muốn mình là của riêng của thầy. Nhưng mà từ đó tới nay mình cứ trồi sụt hoài về việc tu tập. Bây giờ có cách trình bày giới rất rõ ràng, lại được buộc phải nương tựa và tu tập với một số bạn cùng tu để bàn bạc và tìm cách áp dụng từng giới vào đời sống khó khăn hằng ngày, điều này khiến bạn giữ giới giỏi, thầy bổn sư của chắc chắn bạn sẽ rất vui. Thọ năm giới theo lời chỉ dạy của Sư Ông Nhất Hạnh bạn phải thêm một điều kiện mới nữa là phải đọc tụng và bàn bạc thêm về từng giới với các bạn cùng tu mỗi tháng hai lần. Nếu không đọc tụng và pháp đàm trong vòng ba tháng thì buổi truyền giới xem như bị hủy bỏ. Thọ năm giới lại và đọc tụng thường xuyên sẽ giúp bạn được nhắc nhở, và nếu quán chiếu thường xuyên thêm, hành trì thường xuyên thêm, bạn sẽ làm đẹp thêm cuộc đời. Bạn chỉ cần  ghi rõ  tên quy y với vị thầy đầu tiên và tên thầy bổn sư để bạn không quên gốc rễ và vẫn là đệ tử của thầy bổn sư mình  là đủ. Trong trường hợp bạn muốn vừa giữ gốc rễ làm đệ tử thầy bổn sư mà cũng vừa là đệ tử của Sư Ông Làng Mai thì mình xin thêm chữ  TÂM trước tên thầy bổn sư mình cho để nhớ cả hai thầy. Ví dụ mình tên Diệu Phúc của bổn sư cho, thì quy quy y với Sư Ông sẽ có tên Tâm Diệu Phúc. Sư Ông là Trừng Quang Thích Nhất Hạnh . Trừng là thế hệ thứ 42  Dòng Thiền Lâm Tế và  thế hệ thứ 8 Phái Liễu Quán. Mình bắt đấu chữ Tâm là thế hệ thứ 43 dòng thiền Lâm Tế và thế hệ thứ 9 Phái Liểu Quán là một trong những nhánh Việt Nam của Dòng Lâm Tế.

Câu hỏi 4: 

Tôi muốn thọ trì Năm Giới, nhưng tại sao lại cần thọ Tam Quy tức là Ba Sự Quay Về Nương Tựa  Phật, Pháp và Tăng? 

Đáp: Không có niềm tin vững chắc vào ba điều rất quý báu và căn bản là Phật, Pháp và Tăng (Tam Bảo), ta khó có thể thực tập Năm Giới được. Quy y Phật cũng có nghĩa là ‘‘Tự quy y Phật” có nghĩa là ta tin tưởng vững chắc vào khả năng giác ngộ của chính mình, khả năng chuyển hóa được những khó khăn và giải thoát được mọi khổ đau cho chính mình, tin rằng ta sẽ trở thành một nguồn suối an lạc cho mình và cho muôn loài. “Tự quy y Phật”, nói theo ngôn ngữ  bình thường của Sư  Ông Làng Mai là: ‘Về nương tựa Bụt trong con’.  Bụt trong ta nghĩa là tiềm năng giác ngộ trong ta. Ta biết rằng Bụt Thích Ca Mâu Ni là Bổn sư, là Thầy gốc, bậc thầy rất sáng suốt và có lòng từ lớn, có thể dẫn dắt chúng ta vượt thoát những khó khăn trong cuộc đời. Ngài không phải là Thượng Đế để ban phước và tự quyết định cuộc đời của ta. Nương Bụt trong ta là có niềm tin vững chãi rằng nếu ta luyện cho ta mỗi ngày thì từ từ ta sẽ trở thành nguồn suối an lạc cho ta và mọi người xung quanh, ta sẽ trở thành một đức Phật.

‘Con về nương tựa Pháp’ có nghĩa là ta tin tưởng vào phương pháp mà  Bụt Thích Ca Mâu Ni truyền trao lại từ kinh nghiệm của chính Ngài. Ngài đã làm được và đã thành công được trong sự chuyển hóa chính mình và trở nên sáng suốt giác ngộ hoàn toàn thì chúng ta cũng sẽ làm được để thoát khỏi tình trạng bế tắc của mình và của xã hội.



‘Con về nương tựa Tăng’ có nghĩa là ta tin tưởng vào sự trợ giúp lẫn nhau của các bạn cùng tu, để cùng tiến thêm trên con đường chuyển hóa những tập khí yếu kém trong thân tâm ta, tin tưởng vào tuệ giác cộng đồng của những người cùng nguyện đi trên con đường giải thoát những khổ đau như mình. Chúng ta cần có sự nâng đỡ và trao đổi kinh nghiệm tu tập với các bạn cùng tu để cái thấy của chúng ta ngày càng gần với thực tại và cách hành xử chúng ta ngày càng trở nên hài hòa hơn.  Nương tựa nơi  tập thể cùng tu tập chung, ta mới hy vọng có tuệ giác chung khá lớn, biết cách chuyển đổi những tình trạng bế tắc của gia đình, của xã hội và của đất nước mình cũng như của toàn cầu. Không có đức tin nơi ba sự nương tựa quý báu đó thì khó mà hành trì tốt Năm Giới.

Câu hỏi 5: 

Tôi muốn thọ một, hai, ba, hoặc bốn giới thôi có được không?

Đáp: Bạn có thể chỉ nhận một giới thôi cũng được. Huống chi là thêm hai, ba hay bốn giới nữa?! Ngay chỉ thực tập một giới cho sâu sắc, bạn cũng sẽ nhận ra rằng mình cũng đang giữ gìn bốn giới kia dù bạn không chính thức phát nguyện thọ trì. Năm Giới gắn liền mật thiết với nhau. Ví dụ bạn hay mau miệng, nói năng không chánh niệm nên thường làm thiên hạ bực mình và có khi giận ghét bạn mà bạn không sửa đổi được. Bạn quyết tâm giữ giới thứ tư, tập thói quen mới là  dừng lại trước khi nói . Quán chiếu thêm về những nhận xét của mình về người nào đó và tự hỏi trước: Mình thấy như thế có đủ rõ và đủ sâu vấn đề chưa? Nói như vậy thì có đủ khéo không? Có làm tổn thương người đó không? Có giúp người đó sửa đổi không? Hay chỉ khiến người kia lại giận thêm và làm ngược lại? Nhờ nhìn sâu bạn sẽ nhận ra là may quá, lúc ấy bạn đã không nói lời phê bình khá nặng, khá tổn thương với người kia. Bạn sẽ nhìn sâu để tìm cách nói lời dễ thương hơn nhưng cũng chuyên chở ý mong muốn xây dựng cho người kia sửa đổi. Mục đích là để người kia sửa đổi chứ đâu phải để nói cho hả dạ rồi người kia giận luôn và chẳng thèm sửa đổi chi hết. Một lời nói không có nhìn sâu có thể làm tan nát trái tim người kia và giết niềm hy vọng của người ta và làm cho người đó mặc cảm suốt đời. Làm như thế là phạm giới thứ tư mà cũng phạm luôn giới thứ nhất là giết chết niềm tự tin nơi người. Ví dụ như bữa đó đứa con khờ khạo của bạn đem học bạ về nhà với điểm học quá tệ. Nhận thấy nó học tệ quá, bạn bực quá chừng, bạn có thể vọt miệng nói không có chánh niệm là: Mày  thật là tồi, học hành gì mà không đáng xách giày cho con của bác X cũng bằng tuổi mày. Đã có một cậu con trai 14 tuổi  nhảy xuống sông tự tử vì bố mẹ cứ so bì sức học của cháu với những người con trai của các bạn bè của bố mẹ. Thế là nhờ giữ giới thứ tư - nói năng có chánh niệm, và với lòng từ bi lắng nghe nỗi khổ của con để hiểu cháu giúp cháu vượt khó khăn mà học tốt hơn - mà bạn giữ luôn giới thứ nhất, nghĩa là không làm cho cháu tủi thân mà tự tử chết. Bạn cũng đã giữ luôn giới thứ hai là để thêm thì giờ, hiến tặng thêm thì giờ cho con, ngồi lắng nghe những khó khăn của con.

Câu hỏi 6: 

Có phải nếu thọ giới thứ nhất thì phải ăn chay trường hay không?

Đáp: Không hẳn. Người nhận giới có thể tập bớt ăn thịt cá từ từ. Bụt khuyên ta nên thực tập chánh niệm mỗi khi ăn hoặc uống. Có nghĩa là khi sắp ăn hay uống ta nhìn sâu hơn cái món mà ta sắp ăn, sắp uống đó, để thấy nó từ đâu tới và nếu ta đưa vào trong bụng thì hậu quả như thế nào? Nếu thực tập như vậy, ta có thể sẽ thấy mình bắt đầu hơi ngài ngại, không còn hăng hái cắt cổ vịt làm tiết canh nữa, không còn muốn cắt cổ gà đãi bạn khi có khách tới nhà, không còn muốn đứng nhìn cô bán cá đập đầu cá nữa. Cứ nhớ đến con cá giãy giụa tuyệt vọng khi mới bị đập đầu hay con gà con vịt ứa nước mắt  bị khứa cổ hay chặt đầu để mình có món ăn hôm nay thì lòng thương đã khiến ta bớt thèm những món ăn kia rồi. Nhất là khi ta có dịp đi thăm một lò sát sinh thú vật để bán ra cho ta ăn thì ta khó mà  nuốt trôi những món thịt cá ta ưa thích nữa. Quan trọng là ý thức về những gì mình đang tiêu thụ. Bụt không bắt buộc bạn ăn chay đâu, chính lòng thương của bạn khuyên bạn giảm ăn từ từ những thức ăn không được từ bi ấy. Tôi từng gặp những người vì lý do sức khỏe không ăn chay trường được nhưng lại tôn trọng sự sống hơn rất nhiều người ăn chay. Một số người ăn chay có thái độ rất cực đoan, và không dễ thương với những ai không bỏ được cá thịt. Tôi thấy thoải mái với một người ăn thịt cá mà lòng rất hiền từ hơn một người ăn chay cực đoan, đầy tự phụ. Mình ăn chay vì mình thương con cá, con gà, con heo, con bò, v.v... Chúng cũng chảy nước mắt, đau khổ và căm hận khi bị người giết, nên mình không ăn chứ mình không có gì để tự hào. Mình ngại ăn chúng vào vì  e rằng niềm căm hận của chúng sẽ thấm vào mình và khiến mình nóng nảy dễ giận và dễ bực như chúng vậy thôi. Chúng tôi ăn chay mà vẫn ăn được canh chua cá (tàu hũ mới, chắc và thơm) có giá, cà chua, ngò gai và rau om thơm lừng mà không cần phải giết cá. Nước canh nêm vừa miệng, rau om thơm, cọng giá vừa chín tới rất dòn, miếng đậu hũ mềm chắc và thơm chấm vào nước xì dầu có trái ớt đỏ. Ngon vô cùng và thanh khiết vô cùng vì nhìn sâu vào tô canh không thấy con cá lóc giãy giụa tuyệt vọng vì bị đập đầu. Món cá kho tiêu cũng có thể làm bằng phù chúc hay đậu hũ cuốn rong biển, gói chặt, hấp trước rồi để nguội,  sau đó xắt khứa và đem kho tiêu. Vừa ngon vừa thanh khiết vì đượm lòng từ bi (không phải bắt một con cá phải chết). Trong các món chay này ta cũng thấy được tình thương của người nấu canh chua hay kho tiêu món thanh khiết đó để nuôi dưỡng lòng từ bi của ta. Ta có thể ăn chay một ngày trong tuần, rồi từ từ hai hay, ba ngày.  Nhưng ăn chay hay hay thịt cá ta đều tập nhìn sâu, gọi là ăn trong chánh niệm, để tâm mình vào món ăn, nhìn sâu để thấy chúng từ đâu tới, miếng tàu hũ hay miếng cá, miếng thịt đó tới từ đâu. Nhìn như thế tình thương chúng ta sẽ tăng trưởng và ta sẽ thích thức ăn chay hơn và không còn ngon miệng khi ăn  thịt cá nữa.

Câu hỏi 7: 

Bạn bè tôi, kể cả bản thân tôi đều có hai, ba người bồ cùng một lúc. Sư Cô khuyên tôi giữ giới thứ ba như thế nào? (Câu hỏi này của một người Đức)

Đáp: Giả sử như cùng một lúc bạn làm đến hai ba việc: vừa dùng cơm, vừa xem tivi, vừa chuyện trò với bạn bè, thì chắc chắn bạn chẳng làm việc nào một cách sâu sắc cả. Bạn không thật sự nếm và tận hưởng được hương vị của mỗi miếng ăn đã được người thương làm cho mình. Bạn không chuyên chú được vào chương trình truyền hình, và cũng sẽ không thể lắng nghe những gì bạn mình đang nói một cách chăm chú. Có hai hoặc ba  người bồ một lần lại còn khó khăn hơn. Hãy xét lại chuyện này cho sâu. Sẽ chẳng có một mối liên hệ nào sâu đậm cả! Một liên hệ nông nổi cạn cợt, không có cam kết lâu dài thì sẽ không thể nào dẫn đến hạnh phúc hay bình an thực sự được. Sự ăn nằm trở nên phàm tục và  nhàm chán. Trong khi theo Thầy tôi, Thiền Sư Thích Nhất Hạnh, đi hướng dẫn hàng trăm khóa tu cho người Âu Châu, Úc Châu, Mỹ châu và Á châu, chúng tôi đã từng được hàng ngàn những bạn Tây phương vì quá khổ đau xin tham vấn riêng. Trong những câu chuyện của họ, tôi học được rằng từ ngày có thuốc ngừa thai, sự ăn nằm của nam nữ không sợ hậu quả nguy hại nữa thì sự trao đổi thân xác trở nên quá nhàm chán, phàm tục. Người ta nhàm chán nhau và thay đổi người tình, thay chồng đổi vợ quá dễ dàng. Ông cha ta ngày trước cần bàn bạc thật sâu xa để đi đến hôn nhân rồi mới trao thân cho nhau, thật là cẩn trọng là vì nghĩ đến việc tiếp nối gia phong, có con có cháu để nối dõi. Ngày nay có nhiều người sống đến bốn mươi, năm mươi tuổi, đã ngủ với hàng chục người rồi (bên nam cũng như bên nữ) mà khi nghĩ tới chuyện lập gia đình thì vẫn không sẵn sàng, vẫn do dự, sợ hãi. Họ thấy cuộc đời  phàm tục quá, nhàm chán quá và luôn tự hỏi: mình sống để làm gì? Nếu mà có con thì còn ghê hơn nữa vì mình còn chưa biết làm gì với sự sống của mình mà? Có con thì sẽ đưa chúng đi về đâu? Rồi ý nghĩ tự tử cứ lảng vảng trong đầu họ. Đó là hậu quả của cuộc sống quá phàm tục, không có  chánh niệm, không biết nhìn sâu để trân quý mỗi sự kiện mầu nhiệm của sự sống.  

Có một cô bác sĩ người Đức 36 tuổi, quá ê chề sự sống buông thả, ăn uống, khiêu vũ thâu đêm..., cô cũng đã từng ăn nằm với rất nhiều người bồ, có người thì ba tháng, có người được tám tháng và cũng có người kéo dài được hai năm,  rồi cũng  giận hờn, chê trách, rã tan. Sau khi được dự 21 ngày tu chánh niệm ở Làng Mai cô đã quyết định thọ năm giới quý báu và nhất là giới không ăn nằm với người mà mình chưa chắc là sẽ sống suốt đời với nhau. Sau hai năm xa Làng Mai, khi gặp lại tôi, cô đã vui mừng báo tin là cô sắp lấy chồng, vì cuối cùng cô đã tìm ra được người yêu lý tưởng của mình. Từ ngày rời Làng Mai, cô ấy quyết tâm nói năng trong chánh niệm, đi đứng trong chánh niệm, ăn uống  trong chánh niệm và làm việc trong chánh niệm, thong thả, thảnh thơi và trân quý từng việc nhỏ nhặt của sự sống. Cô hành xử như vậy với tất cả những người bạn trai hay bạn gái của cô. Nếp sống của cô đã trở nên thật sâu sắc và giàu có với những người chung quanh. Cô có vài bạn trai cô đều đi chơi, đều chia sẻ nếp sống sâu sắc của mình, có khi cô cũng chịu đi núi chơi vào ngày cuối tuần, và cũng có khi tới gia đình anh này ở chơi năm ba ngày, nhưng không bao giờ chịu trao thân cho anh ấy. Cho đến khi một trong ba anh chàng theo cô đã tỏ ra hết sức trân quý những giá trị tâm linh sâu sắc của cô thì cái tình giữa hai người càng ngày càng sâu đậm. Hai người mới quyết định cưới nhau, không cưới thì chịu không nổi. Và cái đêm tân hôn - cô ấy nói - em tin chắc là sự trao thân của chúng em sẽ vô cùng sâu sắc và hạnh phúc.



Câu hỏi 8:

Ở trường, các bạn cùng tuổi với cháu đều có sinh hoạt sinh lý. Tại sao cháu lại không nên có? Nếu cháu không làm như họ, các bạn cháu sẽ nghĩ là cháu không bình thường. Có khi thầy cô giáo lại còn phát thuốc hay dụng cụ ngừa thai cho mình nữa! (Câu hỏi này của một thiếu nữ người Anh)

Đáp: Việc kết hợp thân thể là một việc làm sâu sắc dành cho sự hòa điệu của hai tâm hồn và cho việc bảo tồn nòi giống. Hành xử một cách hời hợt sẽ gây tổn thương cho thân và tâm ta. Khi tâm mình chưa sẵn sàng cho hành động sâu xa đó, cảm thọ, tri giác và sự cảm thông của ta đối với ngưòi kia sẽ không đủ sâu, và việc làm này sẽ làm tăng nguy cơ hủy hoại tình bạn. Cháu có thể cho rằng chuyện sinh lý cũng giống như những chuyện làm để tiêu khiển cho vui khác, tuy nhiên, rất nhiều người trẻ đã thú nhận với tôi rằng sau này họ mới biết đó là một quan niệm sai lầm. Kết hợp thân thể là chuyện đi vào chiều sâu của tâm  hơn những hành động khác. Sự tổn thương do việc phối hợp thể xác một cách hời hợt, thiếu trách nhiệm, thiếu sự tôn trọng mình và tôn trọng nhau có thể sẽ rất sâu, và vết thương có thể bao nhiêu năm vẫn chưa lành được. Việc ngừa thai không dính dáng gì đến những vết thương tâm lý này hết. Nhiều thiếu niên cho biết họ chẳng còn niềm vui sống, và chẳng còn thiết sống nữa sau khi phải nhận một vết thương tâm lý từ một quan hệ dục tình mà họ chưa sẵn sàng. Thông thường ta chỉ thổ lộ những chuyện sâu kín của mình cho những người mình thật tin và thật quý. Với thân thể mình cũng vậy, cũng có những vùng sâu kín mà ta chỉ có thể chia sẻ với người mà ta thật tình trân quý, mà ta nghĩ rằng chỉ có người này ta mới tin cậy và ta sẽ mãi mãi chia ngọt sẻ bùi suốt trọn đời. Con trai cũng như con gái, ta không nên chung đụng với người mình không định gắn bó lâu dài để tránh những vết thương khó lành và tránh hiện tượng nhàm chán như đã nói trên.

Đức Thích Ca đã nói trong kinh Hộ Trì Sáu Căn rằng thân là đại dương sâu với những đợt sóng ngầm với những loài thủy quái, ta phải luôn luôn hộ trì thân tâm để không bị chìm trong biển xúc mênh mông. (xúc là sự xúc chạm của thân thể)Vì vậy các bạn trẻ muốn không bị kẹt vào những trường hợp mà bị người kia ép chuyện trao thân khi ta chưa sẵn sàng (hoặc là chính ta quá cũng bồng bột trong một lúc chưa suy nghĩ chín chắn) thì đừng bao giờ đi chơi riêng với anh chàng (hay cô nàng) những chỗ vắng người để tránh có những vết thương khó lành và tránh những trường hợp nhẫn tâm khó xử như phải đi nạo thai xảy ra. Các bạn nên ngừa bệnh hơn là trị bệnh.



Câu hỏi 9: 

Nạo thai có hậu quả như thế nào?

Đáp: Nếu bạn giữ Năm Giới, đọc tụng thường xuyên với bạn bè và pháp đàm với nhóm bạn cùng tu tập thì chuyện này sẽ không xảy ra. Suốt đời Sư Ông Nhất Hạnh chỉ đi khuyên người ta giữ giới để không giết người, giết sinh vật, dù là giết người với lý do chính đáng như đi ra trận cứu nước. Sư Ông mong người có trí, có thể tìm ra những giải pháp hòa giải để có thể tránh có chiến tranh mà vẫn hòa giải được một cách thỏa đáng. Như thế thì dĩ nhiên Sư Ông hoàn toàn không đồng ý chuyện nạo thai. Thế nhưng khi các linh mục như Daniel Berrigan rất thân với Sư Ông mời Sư Ông ký vào bản tuyên ngôn chống việc nạo thai thì Sư Ông không ký tên vào tuyên ngôn đó. Sư Ông không muốn với cái văn kiện đó, các ông linh mục truyền giáo quá khích, ở các trại tị nạn, sẽ dùng để cấm đoán và lên án việc nạo thai của nhiều thiếu nữ bị hải tặc hãm hiếp. Khi mới mười ba mười bốn tuổi mà phải bị linh mục bắt giữ chiếc thai nhi của hải tặc thì làm sao cô bé có thể sống nổi với những cơn ác mộng hằng đêm, khi thai nhi cựa quậy trong bụng. Chúng tôi đã đi thăm các trại tị nạn và các bệnh viện ở Thái Lan, nơi có các thiếu nữ bị mang thai vì bị hãm hiếp. Chúng tôi nói với các em: Trong cái thai nhi này phân nửa là của hải tặc nhưng phân nửa và rất nhiều phần là của em vì em mang thai nhi, em nuôi nó ăn bằng thân và bằng tâm, suy tư cho nó, và nói chuyện với nó. Nếu em có đủ sức mạnh tinh thần để nghĩ rằng tên hải tặc kia khi mới ra đời có thể đã là một đứa con mà cha không nhìn, mẹ thì ấu trĩ, không biết nuôi, hoặc không có tiền để nuôi nấng và cho nó học hành. Nó đói cũng không ai cho cơm ăn, nó bị bắt làm lụng cực nhọc và lúc nào cũng sẵn sàng bị bóc lột sức lao động và đánh đập. Suốt cả đời người hải tặc kia có thể chưa được ai thương và vì thế chưa từng biết thương là gì. Cho nên, khi lớn lên người đó chỉ có thể hành xử như cách mà cuộc đời đã dành cho họ. Thương được như vậy em sẽ có can đảm giữ thai nhi và quyết tâm cho nó ra đời trong tình mẹ và em sẽ làm cha luôn. Nếu em chưa sẵn sàng và có lòng từ như trên và hoàn cảnh cũng không cho phép thì em có thể nói với cháu (thai nhi trong bụng) là: Mẹ chưa sẵn sàng nuôi con khôn lớn, vậy thì mẹ nuôi con chín tháng rồi mẹ sẽ cho con vào một gia đình mà không có con để họ đủ điều kiện nuôi nấng và chăm sóc con nhé. Hoặc là con ráng chờ vài năm, mẹ lớn lên, lập gia đình đàng hoàng, có cha có mẹ đầy đủ, mẹ sẽ đón con trở lại trong bụng mẹ nhé. Như thế thì việc phá thai vì hải tặc hãm hiếp, cô bé thuyền nhân sẽ không bị mặc cảm tội lỗi. Với những người thiếu nữ hời hợt, lỡ bồng bột, quên uống ngừa thai và mang thai thì chúng tôi cũng thành công bằng cách đến nhà để khuyên cả đại gia đình chấp nhận thai nhi và cả nhà cùng có trách nhiệm nuôi cháu khi cháu được sinh ra với bà mẹ nhỏ. Chúng tôi đã thành công với rất nhiều trường hợp. Có trường hợp cô C mang thai với một người không đứng đắn, rồi hai người chia tay. Vì gia đình cô C là một gia đình nhân hậu, nghe lời tôi nên đã quyết tâm giữ thai nhi. Sau đó cô C lấy được một người chồng rất hiểu biết, hiểu cô C và hiểu hoàn cảnh của cô, đã hoàn toàn chấp nhận con của cô C là con của mình. Nhiều bạn gái Tây phương, vì không sống theo Năm Giới nên ăn nằm không giữ gìn, vì vậy cứ vài năm lại đi nạo thai (vì luật pháp cho phép mà!).  Nhưng sau khi những cô ấy  có gia đình thì rất khổ, nhất là khi tuổi đã lớn,  những ray rứt về việc nạo thai trong quá khứ làm họ rất khổ, họ bị mất ngủ và bị bệnh trầm cảm nặng. Vì vậy đây là tiếng chuông chánh niệm, tha thiết nhắc nhở các bạn trẻ nên giữ gìn giới thứ ba - không ăn nằm khi chưa có cam kết dài lâu, chưa cưới hỏi đàng hoàng -  rất kỹ để đừng dẫn đến phạm giới thứ nhất là nạo thai - nhất là các quý ông, xin quý vị có chánh niệm hành động ăn nằm của mình. Chánh niệm là có ý thức việc mình sắp làm trong phút giây hiện tại, đồng thời cũng thấy được nguyên nhâu và hậu quả của hành động  đó.

Câu hỏi 10: 

Tôi có thể thọ giới thứ năm mà vẫn lâu lâu, trong bữa ăn,  uống một hai ly rượu  được không?

Đáp: Thầy chúng tôi, Thiền Sư Nhất Hạnh khuyên nếu bỏ hẳn được rượu thì tốt. Nếu bạn thấy vẫn còn phải uống thì khoan nhận giới thứ năm và khi uống thì hãy uống trong chánh niệm. Hãy nhìn kỹ vào tình trạng tim, gan của bạn, và quán chiếu thực trạng nhân loại đang phí phạm bao nhiêu thóc gạo và trái cây để sản xuất rượu, thay vì dùng để nuôi sống những người thiếu ăn và chết đói trên thế giới. Quán chiếu như vậy mình sẽ thấy  lòng từ bi của mình bị soi mòn một chút mỗi khi uống rượu, và ta sẽ bớt uống rượu từ từ. Nếu bạn chưa sẵn sàng để dứt hẳn rượu thì hãy thọ bốn giới đầu và tập uống trong chánh niệm cho tới khi có thể bỏ hẳn được. Thầy chúng tôi khuyên những người thọ giới thứ năm nên hoàn toàn không uống rượu, dù chỉ một ly bia hay một ly rượu vang trong tuần. Các nhà lãnh đạo Pháp khuyến cáo dân họ qua những lời kêu gọi được đăng khắp các  đường phố  rằng một ly thì chưa chi, nhưng ba ly thì nguy tổn ơi chào mi. Nhưng nếu không có ly rượu đầu thì làm sao có thể có ly thứ hai, thứ ba? Khi người ta say mèm thì người ta ngã lăn ra ngủ. Nhưng thường những thảm kịch thầm lặng trong gia đình xảy ra khi ông bố, ông chú  hay một người lớn uống đến ly thứ hai. Không say nhưng người đó không còn tỉnh táo nữa. Bố có thể đánh mẹ, đập con khi ngà ngà say mà không phải là  say hẳn. Khi cả nhà đi vắng, sau khi uống xong ly rượu thứ hai, ngà ngà say, ông chú, ông dượng, ông cậu hay người anh cả, có thể sờ mó và có thể lạm dụng tình dục một cô bé bảy tám tuổi hay mười tuổi còn quá ngây thơ đang ở nhà với mình. Điều này không chỉ xảy ra ở xã hội Tây phương. Nhiều thảm kịch thầm lặng đã xảy ra trong những gia đình Việt nam từ ngàn xưa rồi và chúng tôi đã từng được nghe các đương sự vừa khóc vừa kể lại sự việc xảy ra năm mươi năm về trước cho vị ấy.  Vốn là một cô bé mới tám tuổi hay mười một tuổi, sợ hãi không dám cho mẹ biết, cô bé đã khổ đau, hoang mang, mất niềm tin và đổ lì hỗn láo với những người lớn. Năm nay cô bé ngày xưa ấy đã 58 tuổi.  Cuộc đời bà vì những vết thương ấy đã chịu biết bao là  đổ vỡ.

Dù bạn là người rất điều độ, và khi mọi sự trong đời bạn xảy ra thật bình thường, có thể bạn chỉ uống một hoặc hai ly bia khi gặp bạn bè và khi có khách sang mới uống rượu vang. Nhưng trong những giây phút tuyệt vọng, bạn có thể uống tới năm, sáu hay bảy ly cho khuây nỗi muộn phiền. Điều này có thể dẫn đến nghiện ngập. Một bà cụ khả ái trong một khóa tu bên Anh đã hỏi vì sao bà phải bỏ uống hai ly rượu vang mỗi cuối tuẩn với con cháu bà vì bà không hề say sưa bao giờ? Tôi đã trình bày với bà rằng: Bà là người uống rượu có điều độ, nhưng bà có chắc là con và các cháu bà đều được như bà không? Nếu trong một đôi lần tuyệt vọng, họ uống tăng nhiều ly từ từ, rồi trở nên nghiện ngập, tàn hoại thân tâm, đánh con đập vợ thì ai là người chịu trách nhiệm? Há không phải là bà cũng có can dự phần nào trong tiến trình này? Nay nếu bà giữ giới thứ năm thì bà có thể làm gương cho các thế hệ con cháu mai sau. Bà giữ giới với tư cách một vị Bồ Tát làm gương cho con cháu chứ không phải vì đó là điều bà bị bắt  buộc phải làm. Thế là ngày truyền giới không ai ngờ là bà đã dõng dạc nhận giới thứ năm. 



Có một bà trưởng nhóm Tín Hữu Tin Lành ở Canton de Vaud, Thụy Sĩ đã quá thích Năm Giới và muốn thọ hết năm giới vào dịp Sư Ông truyền giới vào tuần tới. Nhưng điều mà bà lo ngại là nhà bà có hầm rượu vang rất xưa và rất ngon. Con trai, con dâu  và cháu nội bà đều tới nhà bà vào ngày Chủ nhật để ăn trưa chung và cùng uống rượu chung vui mỗi cuối tuần. Nếu bà giữ giới và không uống rượu thì chắc con cháu bà sẽ không thèm tới nữa, và như vậy thì tuổi già của bà sẽ buồn lắm. Nghe bà nói thế nên tôi đề nghị bà chỉ giữ bốn giới đầu thôi. Nhưng bà nhất quyết không chịu, bà bảo rằng: Tôi lãnh đạo tinh thần nhóm tín hữu Ky Tô của toàn tỉnh này mà chỉ giữ giới nửa vời thì không xứng đáng! Nghe thế tôi - tức là Sư Cô Chân Không -  bèn nói: ‘Bà biết không, ở Pháp, vùng mà Làng Mai chúng tôi ở được bao quanh bởi những ruộng nho để làm những loại rượu vang nổi tiếng thế giới, nào là rượu Bordeaux này, rượu Bergerac, rượu Montbazillac v..v.., nhưng  con số thống kê về những người bị chết vì bệnh gan và bệnh đứng tim trong tỉnh này  rất lớn, lớn nhất nước Pháp đó bà ạ’. Nghe thế bà bỗng giật mình  thốt lên: ‘Ôi đúng rồi, chồng tôi chết vì bệnh đứng tim, con trai tôi cũng được bác sĩ cho biết là gan và tim của cậu rất yếu! Thôi, tôi đã quyết định rồi. Nhất định tôi phải bỏ hầm rượu thôi để giữ gìn sức khỏe cho gia đình tôi!’ 

Câu hỏi 11: 

Nếu phạm giới, tôi phải thú tội với ai?

Đáp: Sám hối với Đức Bụt nơi chính bạn. Cách thực tập hay nhất là mỗi hai tuần ta tổ chức tụng giới với một tăng thân, dù chỉ có hai người. Nếu bạn ở một mình thì tụng năm giới với một bình hoa và một nén trầm trên một chiếc bàn sạch sẽ bày biện như một bàn thờ Bụt. Đọc xong một giới bạn lại quán chiếu  xem trong hai tuần qua vì đã không tu tập chánh niệm giỏi nên đã có vi phạm, đã có hành xử, đã không xứng đáng với lời hứa mà mình đã long trọng quyết định khi thọ trì năm giới trước thầy và các bạn không? Nếu được một vài người bạn cùng đọc tụng năm giới (dù các bạn này chưa chính thức thọ giới nhưng họ có khen những tiêu chuẩn Chân Thiện Mỹ của năm giới này), thì sau khi tụng xong năm giới ta nên bỏ thêm mười hay mười lăm phút để bàn bạc thêm với các bạn về từng giới áp dụng trong đời sống hằng ngày. Bạn có thể chia sẻ với họ những thành công cũng như những thất bại của mình. Thường xuyên tụng giới với tăng thân mới giúp sự tu tập của chúng ta được rõ rệt và có tiến bộ. Trong phần tụng giới, sau mỗi giới được đọc, có câu hỏi: ‘trong hai tuần qua, quí vị có cố gắng học hỏi và hành trì giới ấy hay không?’ Nếu có phạm thì bạn có thể thầm tự trả lời: ‘Tôi rất ý thức rằng mình đã không có chánh niệm và đã phạm giới này. Từ giờ phút này, tôi sẽ cố gắng để làm giỏi hơn.’ Đừng mặc cảm tội lỗi. Tập khí của bạn vẫn còn dày. Sự kiện bạn nhận biết những lề thói tiêu cực sẽ làm tập khí ấy giảm đi trong mỗi lần tụng giới, và chẳng bao lâu chúng sẽ được chuyển hóa.

Câu hỏi 12:

Khi chăm nom vườn tược tôi thường hay thấy là cần phải diệt một số  sinh vật tai hại đang phá hoại khu vườn - sâu, bọ và các loài chuột đất cắn chết rễ cây rau cải. Như vậy có đi ngược lại Giới Thứ Nhất hay không? Và tôi cũng không biết phải xử lý thế nào với sự lan tràn quấy phá của kiến, gián, và những  sinh vật tai hại khác trong nhà. Một người Phật tử có tu tập thì xử lý các vấn đề này ra sao?

Đáp: Ngay cả khi đun một ấm nước, ta cũng phải ý thức rằng trong tiến trình này có rất nhiều vi sinh vật đang bị giết. Cố gắng của mình là đi về hướng trân quý sự sống càng nhiều càng tốt, là bớt giết hại càng nhiều càng tốt, cho nên ta phải tìm nhiều cách để ít gây tổn hại nhất cho mọi loài mà thôi chứ không thể nào ta có thể bảo vệ sinh mạng của mọi loài được 100% cả. Để thuốc trừ sên, trừ chuột đất thì dễ rồi nhưng lòng từ bi của ta tổn thương quá khi thấy chúng chết. Ta nên hỏi ý các bạn cùng tu, sẽ có nhiều bạn chỉ cách. Ví dụ, trong việc làm vườn, chúng ta học cách trồng bên cạnh những rau trái, hoa quả của mình những loại rau khắc kỵ các loài sâu, bọ. Có khi ta rắc tro quanh những cây xà lách con thì sên, ốc sẽ không đến gần được để ăn xà lách của ta. Chúng ta  tránh dùng những loại thuốc trừ sâu độc hại, và nếu được thì dùng những loại thuốc hữu cơ không gây chết chóc. Cũng vậy, chúng ta cố ngăn kiến và gián bằng những phương tiện vô hại như tránh để thức ăn ở những nơi chúng có thể bò tới. Và đối đế lắm, nếu thấy bắt buộc phải giết những sinh vật này, thì quan trọng nhất là phải ăn nói ngọt ngào, mời chúng đi chơi chỗ khác, và nói rằng ngày hôm sau ta sẽ phải  xịt thuốc. Đó là trường hợp của các vị phải chăm sóc làng Mai những năm đầu khi phòng ngủ của thiền sinh chỉ là những chuồng bò được rửa sạch vách và đóng ván làm sàn phòng. Mùa hè trên vách cũ có rất nhiều con vật li ti tên là con tháng tám (aoutas). Những con này bám vào da thịt các cháu bé về Làng và làm thành những mụt đỏ sưng to bằng đầu ngón tay trên da non mịn màng của các cháu. Thấy rất tội nghiệp. Vì thương các cháu bị con tháng tám tấn công nên các sư cô chăm sóc Làng Mai phải năn nỉ các chú Aoutas đi di cư sớm một chút, trước khi Làng mở cửa. Các sư cô đem chổi quét rất kỹ các ngõ ngách, vừa quét vừa khuyên các chú tháng tám hãy di cư mau mau, vì thế nào các sư cô cũng phải đem thuốc về xịt trên vách đá để khi các cháu về Làng không còn bị cắn sưng tay sưng mặt như khi các sư cô không xịt thuốc. Sau khi xịt thuốc trên vách đá và đóng kín cửa lại vài giờ thì vách sẽ sạch các con tháng tám. Nhờ có khuyên các chú tháng tám đi di cư nên  lòng từ bi của các sư cô cũng đỡ bị tổn thương. Bất hại  không bao giờ có thể tuyệt đối. Nhưng chúng ta có thể tiếp tục làm hết sức mình để hạn chế mức độ tổn hại đến chỗ tối đa và làm tăng trưởng lòng trân quý, tôn trọng đối với sự sống của muôn loài, trong đó có con người, cỏ cây, cầm thú và đất đá, được nhiều chừng nào hay chừng ấy mà thôi. 

Câu hỏi 13: 

Tôi đâu cần phải giữ giới thứ hai là không trộm cắp vì sống trong xã hội ngày nay, nếu tôi trộm cắp tôi sẽ vào tù. Đây là giới chung của người đời đâu cần phải tu chánh niệm mới giữ ?

Đáp : Chánh niệm là nhìn sâu hơn những gì xảy ra trong giây phút hiện tại trong từng hành động mình làm, thấy rõ gốc rễ của hành động đó và hậu quả của hành động. Hành động trộm cắp, nhìn phần thô bên trên thì đó là trộm cắp, móc túi thiên hạ. Nhưng nhìn sâu thì ta thấy những người phạm giới trộm cắp này nhan nhản trên xã hội chúng ta ngày nay và không ai bị bắt cả. Làm việc trong sở ta thấy thiên hạ xài thừa thãi, phí phạm giấy văn phòng. Người xài phí văn phòng phẩm của sở cũng là phạm giới thứ hai. Văn phòng phẩm là để xài vừa đúng những gì cần xài, nếu ta phí phạm giấy văn phòng, phí phạm tất cả những gì của sở làm cung cấp cho nhân viên, thậm chí ta còn đem một ít về nhà, đó là phạm giới thứ hai. Khi đem giấy, đem một ít bút mực văn phòng phẩm về nhà, bạn có xin phép ông chủ không?

 Bạn đang sống trong cư xá sinh viên hoặc trả tiền phòng hàng tháng, bạn có thể tha hồ mở điện trong phòng làm việc trong phòng ngủ của bạn. Nhưng bạn có biết rằng bạn đang phạm giới thứ hai (trộm cắp), nếu bạn đi ra khỏi phòng và trong phòng không còn ai  mà bạn không tắt đèn hay không? Dù Bộ Giáo Dục trả tiền điện nước cho cư xá sinh viên, bạn vẫn phạm giới ăn cắp điện của nhân loại như thường! Vì để có điện, người ta phải làm đập ngăn nước và đã làm rối loạn sinh môi của biết bao loài sinh vật quanh vùng để ngăn nước, tạo áp suất nước biến thành điện. Vì ta cần điện nên phải làm đập nước để sản xuất điện .

Có những nước sản xuất điện bằng nguyên tử lực thì phải xây dựng những nhà máy nguyên tử. Nhà máy nguyên tử như nhà máy nguyên tử ở Chernobyl chẳng hạn, khi  bị nứt đã thất thoát những chất rất độc (radio actif) có thể gây ra nhiều bệnh cực kỳ nguy hiểm cho tánh mạng bao nhiêu người sống ở những thành phố vùng lân cận. Những nhà máy như vầy cũng còn những nguy hiểm khác, như là chưa giải quyết được những chất phế thải nguyên tử của những nhà máy nguyên tử này. Các chính phủ chủ trương làm nhà máy nguyên tử như vậy vẫn chưa tìm được cách giải quyết cho ổn thỏa những chất phế thải nguyên tử kia. Trong khi các chất rác hữu cơ chỉ cần vài tháng là đã biến thành đất trở lại thì trái đất phải cần hai triệu năm mới biến được những chất phế thải nguyên tử ra thành phân. Các chính phủ có nhà máy nguyên tử lâu nay vẫn im lặng lén bỏ chất phế thải nguyên tử vào những sa mạc hay những nước nghèo ở Nam Mỹ bằng cách chôn sơ sơ trên những vùng rừng núi. Khi khám phá ra như vậy, quần chúng quanh vùng đã  biểu tình đả đảo việc làm thiếu trách nhiệm đó. Ta phí phạm điện vô trách nhiệm như vậy là ta đang ăn cắp sự trường tồn của quả địa cầu mà con cháu ta sẽ sống.

Còn một ví dụ khá quan trọng về việc phạm giới thứ hai - giới trộm cắp, đó là vấn đề tham nhũng. Một nhân viên hay một viên chức, trên nguyên tắc là phải làm việc hết lòng để phụng sự đồng bào, phụng sự dận tộc, giữ gìn tài nguyên quốc gia, bảo vệ và giúp đỡ những người trẻ bị sa vào nạn xì ke ma túy. Nhưng giờ đây, tuy pháp luật cấm đoán mà ma túy vẫn lan tràn khắp nơi là vì sao? Tài nguyên quốc gia cứ bị thất thoát trầm trọng, như trường hợp mà ai cũng biết, đó là có những tàu lớn của người nước ngoài chở đầy gỗ quý đốn trên rừng nước ta (Việt Nam) để bán cho những tài phiệt Nhật với giá rất rẻ. Nghe thật đau lòng. Từ một miếng giấy tạm vắng đến những giấy tạm trú của người dân, người dân nghèo muốn được cung cấp dễ dàng để đi xa làm ăn, có được bao nhiêu  nhân viên cộng lực đã giữ giới thứ hai để cung cấp nhanh cho đồng bào? Phần đông người dân  vẫn phải giúp nhân viên công lực phạm giới thứ hai bằng cách biết rõ vấn đề ‘đầu tiên’ (là tiền đâu !) thì mới có được tấm giấy tạm vắng và tạm trú. Muốn đi thăm con cháu ở nước ngoài cũng phải biết vấn đề giúp thiên hạ phạm giới thứ hai thì mới có thể đi nhanh được! Riêng giấy tạm vắng tạm trú cho người tu thì thật là nhiêu khê, nhất định phải có  vấn đề ‘đầu tiên’ thì mới đi nhanh được! Đó là chưa kể nếu đi nước ngoài bằng hộ chiếu của người tu thì còn trăm ngàn khó khăn. Làm bất cứ việc gì mà nếu có vấn đề ‘đầu tiên’ thì mới  nhanh được. Vì vậy nếu mọi người đều giữ giới thứ hai thì đất nước sẽ đẹp biết bao!



Câu hỏi 14: 

Tôi nhớ rằng Giới thứ 5 Bụt chỉ cấm uống rượu mà sao bây giờ giới thứ năm lại có không được xem những chương trình truyền hình bạo động, những phim ảnh đồi trụy, đọc những sách báo dâm loạn v..v.. là sao ? Sư Ông Nhất Hạnh có đi xa lời Bụt dạy quá hay không ?

Đáp : Ngày xưa, khi dạy năm giới lần đầu cho cha mẹ thầy Yasa Bụt căn dặn giới thứ năm là không uống chất làm mình say. Khi mình say thì mất sáng suốt và hay làm những việc mà khi tỉnh dậy mình sẽ rất hối hận. Vì thế Bụt dặn không nên uống rượu.  Nhưng trong kinh Tứ Thực Bụt dặn dò kỹ hơn là mình phải  chánh niệm khi cho vào người những thức ăn  của thân và những thức ăn của tâm. Thực phẩm của Thân qua đường Miệng là những gì mình ăn và uống. Thực phẩm của Tâm qua đường mắt, mũi, tai, lưỡi, thân và ý. Vì thân và tâm không rời nhau nên ăn thực phẩm của thân không chánh niệm như dùng rượu thì tâm cũng say và đẩy mình làm bậy. Nếu mình không chánh niệm khi cho vào tâm những thực phẩm độc hại cho tâm thì tâm cũng đẩy mình hành động rất sai quấy bằng cái thân mình. Thức ăn độc hại đi qua  đường mắt (xem sách báo phim truyện dâm loạn, bạo động dữ dằn) qua đường tai (nghe nói lời thô tháo, tục tiểu sàm sỡ..), qua đường mũi (ngửi những mùi thơm say đắm khó quên), qua đường lưỡi (thèm những thức ăn ngon miệng những không nhìn sâu kết quả của thức ăn ấy gây độc hại cho phổi,  tim gan v..v), qua đường thân (thèm khát mhững xúc chạm say lòng..) và qua đường ý ( có cái thấy sai lầm, tưởng tượng bậy bạ..)  mà không có cái lưới chánh niệm lọc qua thì thân và tâm đều say, sẽ đẩy đưa vào đường sai quấy. Lưới chánh niệm là tập DỪNG LẠI và NHÌN  CHO KỸ, CHO SÂU HẬU QUẢ của hành động đó với tất cả  sáng suốt và lòng từ bi.

Tôi xin kể cho các bạn một câu chuyện thật về một người tên James - một người cực kỳ đau khổ vì lớn lên trong một môi trường mà không ai biết đến năm giới và không ai giữ giới. Hồi năm tuổi, khi chú bé James xin mẹ cho đi xuống lầu để đạp xe đi chơi. Chú bé bị mẹ đánh và xô chú lăn lông lốc xuống 40 nấc cầu thang cùng với chiếc xe đạp của mình, chỉ vì mẹ đang ngà ngà say rượu. Một bữa khác, chú bé bị đánh đến sưng bầm mắt trái. Khi tới trường, thầy giáo hỏi tại sao mắt sưng thì anh kể lại sự thật. Thầy giáo gọi điện về nhà nhưng mẹ anh chối phăng và nói sở dĩ anh bị sưng mặt là vì chơi xe đạp bị té mà thôi. ‘Thế mà thầy giáo lại tin mẹ tôi, và tôi bị phạt về tội nói dối. Tôi càng tìm cách  nói lên sự thật thì họ lại càng  phạt tôi nặng!’ – James nói. Đã 42 tuổi rồi mà James vẫn mếu máo như một đứa trẻ năm tuổi khi kể lại những chuyện này. Anh nhớ lại là những trận đánh đập của mẹ khi anh còn bé thường chỉ diễn ra sau mỗi lần bà uống rượu say. Sau đó mẹ anh gửi anh về ở với bà ngoại, một người nghiện rượu và cần sa. Khi lên chín tuổi, bà ngoại anh mỗi khi lên cơn say lại sinh ra tật sờ mó dương vật của anh. Nếu anh sợ hãi đẩy ra thì bị bà đánh. James chạy trốn về với mẹ thì mẹ cũng lại say sưa và làm những việc tồi tệ khác. Rốt cuộc anh đã dành dụm đủ tiền để đi xe đò từ một tiểu bang Miền Nam Hoa Kỳ sang Canada để về với bố. Khi anh gọi điện báo cho ông cho biết anh đã đến thành phố của ông bằng xe đò rồi và chú bé muốn về ở với ông, cha anh ra tận bến xe, thay vì chở anh về nhà, ông đã giải thích với anh là bà vợ mới của ông không thể chấp nhận anh được và rốt cuộc thì ông đã mua vé xe đò để gửi anh trở về lại với mẹ. Khi anh mười bảy tuổi, bố anh khuyến khích anh nên tòng quân vào quân đội sớm và nên tình nguyện sang Việt Nam. Trước khi chia tay, bố anh vỗ vào lưng anh nói: ‘Quân đội sẽ rèn luyện con thành người trưởng thành, con ạ.’ James lại khóc tiếp. 

Một buổi trưa ở làng Mai, James kể, anh đã ngập tràn trong tuyệt vọng khi ngắm nhìn các em trai, em gái Việt Nam tươi cười trong Làng. Các gương mặt này khiến anh liên tưởng đến những người con trai con gái nằm co quắp hay trợn trừng mắt căm hờn nhìn anh, sau khi anh đã nã súng từ trực thăng để giết họ . Sau mấy ngày đêm nã đạn từ trên trực thăng xuống, anh bước ra khỏi máy bay và bàng hoàng phát hiện những xác người chồng chất lên nhau như những khúc cây, nằm hàng hàng lớp lớp đến vài trăm mét. ‘Làm sao tôi có thể mang sự sống trở lại cho những thân thể này?’ James đã ôm mặt khóc hu hu. Các bạn anh cố an ủi anh rằng: ‘Chiến tranh là vậy đó, James à. Cậu chẳng thể làm gì khác được đâu.’ James có thể nói cho các bạn biết, qua cuộc đời mình, mầm mống chiến tranh đã bắt đầu ra sao từ sự xô xát trong cuộc ly dị của cha mẹ anh, và từ sự nghiện rượu và lạm dụng tình dục của họ.

Câu hỏi 15: 

Tại sao thiên hạ thắc mắc những chuyện nhỏ nhặt như sợ giết gián, giết kiến thì phạm giới. Tôi muốn mời các bạn vào thăm bệnh viện Từ Dũ để chứng kiến bao nhiêu chiếc thai bị nạo. Như vậy thì những người nhờ bác sĩ nạo thai có phạm giới thứ nhất không?

Đáp : Như tôi đã trả lời qua câu hỏi thứ 9. Mỗi trường hợp mỗi khác, không nên quơ đũa cả nắm và lên án chung tất cả những người nạo thai. Những người nạo thai ở bệnh viện Từ Dũ không phải là nạn nhân của hải tặc trên biển nhưng có thể cũng là nạn nhân của người có quyền hãm hiếp, mà vì cô quá nhỏ, quá dại nên không dám la lối và cưỡng lại. Có thể cô bị  người dượng, hay kế phụ, hay ông chủ sở làm dọa dẫm, dụ dỗ, phục rượu rồi hãm hiếp. Một số những cô bé mới lớn rất dại dột và sợ hãi. Khi bị hãm hiếp cô rất khổ đau nhưng không dám cưỡng lại mà cũng không dám nói với ai, dù là với mẹ. Có khi cô là nhân viên mà chỗ làm việc có lương lớn, đủ để nuôi một gia đình mẹ già, em bệnh v.v... cô rất căm hờn trong lòng, cô rất uất ức, nhưng vì sợ mất việc làm nên cô không có cách gì để cưỡng lại. Có những cặp vợ chồng lương thiện nhưng vì quá nghèo, con đã quá đông và không thể nuôi nổi thêm một cháu nữa, đành phải làm như vậy. Dĩ nhiên nạo thai sẽ làm tan nát tâm hồn của người phụ nữ đương sự. Cho nên xin những người chồng, những thanh niên thanh nữ đang yêu nhau nên nhớ NGỪA bệnh hơn là TRỊ bệnh. Xin các quý ông giữ chánh niệm, nuôi dưỡng lòng từ bi, để đừng trở thành tác giả của những thảm kịch, buộc người kia phải nạo thai. Nếu hai người yêu nhau mà chưa sẵn sàng lập gia đình và có con, thì tại sao cả anh và cả chị lại hấp tấp, hời hợt, thiếu cảnh giác, sống bất cần, để rồi người thiếu nữ phải gánh chịu việc giết bỏ mầm sống tình yêu của hai người (trong khi ngày nay có nhiều biện pháp ngừa thai)? Hành động nạo thai có hậu quả tâm lý rất sâu cho người phụ nữ, các em có biết điều đó không?  Nhiều thiếu nữ sau đó đã chon con đường tự tử, và nhiều thiếu phụ đã bốn mươi, năm mươi tuổi vẫn còn khổ đau vì chuyện phá thai ngày xưa.

Tôi đã từng cùng với quý thầy và  quý sư cô Làng Mai làm phụ tá cho Thầy tôi, Thiền sư Nhất Hạnh huớng dẫn nhiều khóa tu cho người Việt và người Tây phương từ năm 1983. Tôi luôn khuyến khích người ta thổ lộ với Thầy chúng tôi những khó khăn của họ để Thầy có thể giúp họ chuyển hóa những nỗi đau thâm sâu nhất. Nhưng Thầy đâu có thể tiếp tất cả mọi người được, cho nên Thầy đã bắt chúng tôi, những người học trò lâu năm của Thầy, ngồi nghe nỗi khổ niềm đau của từng người và để chia sẻ với họ. Chuyện của James là một trong hàng chục câu chuyện tương tự của những cựu chiến binh cũng như của những người khác. Ban đầu chúng tôi cứ tưởng là đây là vấn đề của người Mỹ, nhưng sau này, trong khi phụ tá Thầy chúng tôi tại các khóa tu ở Anh, Đức, Hòa Lan, Thụy Sĩ, Ý, Pháp, Tây Ban Nha, Nga, Ba Lan, Úc, Nhật, Đại Hàn v.v... và nhiều khóa tu cho đồng  bào Việt Nam, chúng tôi đã nghe những thảm kịch não lòng tương tự. Và kinh hãi hơn là có nhiều phụ nữ Việt Nam, lớn lên ở đất nước Việt Nam, cũng có những bi kịch thầm lặng ghê gớm vì người cậu, người chú, người dượng v.v... không giữ giới thứ ba  là không tà dâm. Và phần đông những thảm kịch xảy ra khi ông chú hay ông dượng uống đến ly bia thứ ba. Có biết bao đau khổ trên đời đã đến từ chuyện người ta uống rượu quá nhiều, từ chuyện thiếu trách nhiệm trong việc quan hệ tình dục, từ chuyện nói dối hay gây đau khổ từ lời nói thiếu chánh niệm, hoặc loan truyền những tin mà mình không biết chắc là có thật. Có biết bao trẻ em được nuôi lớn bởi những kẻ rượu chè, trong một môi trường mà thiên hạ mở miệng ra là chỉ nói những chuyện tục tĩu, dâm dục, chia nhau xem những phim ảnh dâm loạn. Những kẻ hãm hiếp trẻ em vì chính họ cũng đã là nạn nhân của thế hệ người lớn đi trước họ khi họ còn thơ ấu. Tôi thấy ra rằng những người đánh đập vợ hay con mình thường  là  những người đã từng bị cha mẹ hay anh chị đánh đập. Họ là nạn nhân của những người lớn thuộc thế hệ trước không giữ Năm Giới quý báu. Họ không biết rằng nếu áp dụng những phương pháp thực tiễn như điều Bụt dạy và chuyên tâm rèn luyện thì từ từ mình có thể chuyển hóa những tập khí xấu để trở thành một người sáng suốt, tươi mát, thanh bạch, biết lắng nghe để hiểu và nhìn kỹ để thương, và không còn là hung thần của con cháu mình và những người chung quanh nữa. Và những người con, nạn nhân của những thế  hệ trước vì biết không tu, không có chánh niệm nên đã để tập khí xấu do cha ông  trao truyền, tiếp tục làm khổ đời con, đời cháu mình. Luân hồi những tập khí khổ đau này từ thế hệ này sang thế hệ khác cho đến mãi mãi về sau.

Nẻo thoát cho khổ đau là tham dự vào một tập thể vui tươi và đang cố gắng thực tập đi về hướng chân, thiện, mỹ. Những người trong nhóm phải thành khẩn nhìn vào những điểm yếu của mình, cười với chúng, tự chế tác ra những cách nhắc nhở mình biết dừng lại, nhìn kỹ và chuyển hóa những tập khí không đẹp không lành đó.

Xã hội chúng ta sau hơn 30 năm thanh bình, đời sống kinh tế ngày thêm dễ dãi, con người quên phần phấn đấu rèn luyện tâm linh nên dễ bị thói hư, thiếu đạo đức kéo đi. Nếu để cho cơn khát khao tiền bạc, danh vọng, ích kỷ đẩy đưa đến những hành động tàn bạo thì chúng ta đánh mất từ từ gia tài văn hóa tâm linh thiêng liêng mà tổ tiên đã để lại từ mấy ngàn năm. Nếp sống thanh bạch, hy sinh, mến yêu sống đời liêm khiết, cao thượng, biết lo cho hạnh phúc  ấm no của mọi người, mọi nhà mà không chỉ lo riêng cho mình, ngày càng thưa bớt đi. Chúng ta cần  phải phục hồi lại gia tài tâm linh của ông cha ta để lại. Năm Giới tiêu biểu cho một lối đi sáng đẹp đưa tới sự tỉnh thức, trân quý những mực thước rành rọt để phục hồi gia tài tâm linh ấy. Cho dù không bị hành hạ khi còn nhỏ, hay không có vấn đề với nạn rượu chè nghiện ngập, giao du vô tránh nhiệm v.v... chúng ta cũng có thể giúp rất nhiều người qua việc thọ nhận và hành trì Năm Giới. Chúng ta có thể làm gương, và hướng dẫn mọi người đi về  nẻo an lạc.



Để hành trì Năm Giới những điểm sau đây cần được ghi:

- Chánh niệm là nền tảng của tất cả các giới. Ta sẽ không cần giữ một giới nào nếu ta giữ được chánh niệm hai mươi bốn giờ trong ngày – nghĩa là tập dừng lại từng hành động, lời nói và tư duy, nhìn kỹ và nhìn sâu với sự sáng suốt và lòng từ bi. Nhưng vì chưa làm được vậy, ta cần phải thực tập Năm Giới là những nguyên tắc chỉ đạo tương đương.

- Giới tướng của Năm Giới được Sư Ông Nhất Hạnh trình bày trong sách này là nằm trong tinh thần của giới do Bụt Thích Ca đề ra, được cập nhật hóa để đáp ứng những nhu yếu và khó khăn của con người trong thời đại ngày nay.

- Không ai có thể giữ giới một cách hoàn toàn. Ngay chính Bụt cũng không thể làm điều ấy. Khi luộc rau, ta đã giết các vi sinh vật trong nước, hay khi dùng thuốc kháng sinh, ta cũng giết các loài vi khuẩn trong ruột. Nếu chúng ta sống một cách chánh niệm, đi về hướng bất bạo động một cách nhẹ nhàng là đã đủ tốt rồi.

- Hướng của Năm Giới là hướng Chân,Thiện, Mỹ. Để chuyển hóa tâm thức cộng đồng đến chỗ Chân, Thiện, Mỹ, chúng ta tiến về hướng đó, giống như đi về hướng mặt trời. Ta không thể leo lên mặt trời, và cũng không cần làm vậy. Đi về hướng đó là đủ rồi.

- Trong khi gắng hết sức mình để đi về hướng đó, biết rằng không mấy ai có thể sống theo được mức cao nhất của mình, chúng ta cần có một nhóm những người bạn để có thể cùng nhau thực tập đều đặn và chia sẻ các kinh nghiệm khi hành trì theo Năm Giới. Khi gặp phải khó khăn, Sư Ông Nhất Hạnh khuyên ta cần nên thực tập với tăng thân và thường xuyên cùng nhau tụng giới để nhắc nhở, sách tấn nhau, và tìm những nẻo thoát cho các tình trạng bế tắc của gia đình và xã hội. Đó là lý do tại sao Sư Ông nói buổi lễ truyền Giới sẽ vô hiệu hóa nếu giới tử không tụng giới ít nhất là ba tháng một lần với tăng thân mình.

Như Patricia Marx Ellsberg chỉ ra trong bài viết của bà, tình trạng thế giới hôm nay đầy hoang mang và bạo động, để cho tương lai còn có mặt, không chỉ các cá nhân, mà các quốc gia đều cần phải trì giới với tư cách toàn dân cùng giữ giới thì mới mong sớm lành mạnh hóa cho xã hội mình.

---o0o---




tải về 1.3 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   2   3   4   5   6




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương