ĐỀ BÀi tiểu luậN: ĐÁnh giá trong giáo dục câu 1: Nêu khái niệm và vai trò của các loại hình đánh giá trong giáo dục. Câu 2


Thực trạng công tác kiểm tra đánh giá



tải về 93.26 Kb.
trang6/7
Chuyển đổi dữ liệu05.05.2023
Kích93.26 Kb.
#54637
1   2   3   4   5   6   7
NVSP

Thực trạng công tác kiểm tra đánh giá:
Về hình thức kiểm tra, thi: Có nhiều hình thức đánh giá mà các giáo thường sử dụng để đánh giá kết quả học tập của học sinh. Hiện nay chủ yếu áp dụng các hình thức như: Tự luận và trắc nghiệm.
Các bài thi tự luận là hình thức đánh giá được dùng phổ biến nhất hiện nay. Câu hỏi tự luận cấu trúc yêu cầu học sinh phải tự viết câu trả lời trong một khoảng thời gian nhất định có thể từ 15 phút đến 45, 90 phút tương ứng với bài kiểm tra thường xuyên, giữa kì và cuối kì. Hình thức thi tự luận dễ sử dụng, thuận tiện trong cả ra đề, coi thi và chấm bài. Tuy nhiên hạn chế của hình thức này là nếu đề thi và đáp án không hay thì rất khó để đánh giá được khả năng giải quyết vấn đề của người học, không phân loại được học sinh, hình thức này cũng rất dễ làm cho học sinh học tủ, học lệch.
Các bài thi dùng câu hỏi trắc nghiệm khách quan chỉ yêu cầu học sinh chọn câu trả lời đúng trong 4 - 5 phương án chọn (hoặc một vài hình thức khác như điền khuyết, ghép đôi,…). Hình thức thi này có nhiều ưu điểm, cho phép khảo sát một cách toàn diện kiến thức của người học, tránh được học tủ, học lệch. Nhưng nếu bộ câu hỏi không đúng chất lượng, không có độ phân hóa thì cũng chỉ đơn thuần là kiểm tra trí nhớ, yêu cầu học sinh học thuộc lòng; hay khâu coi thi không nghiêm túc, học sinh chỉ sao chép thì hiệu quả kiểm tra đánh giá sẽ không cao.
Tất cả các hình thức và nội dung đề thi, kiểm tra trên đều nhằm mục đích kiểm tra mức độ ghi nhớ các sự kiện, thuật ngữ, khái niệm, các nguyên lí mà học sinh đã được học. Và cao hơn chút nữa là hiểu các tư liệu đã được học, có khả năng mô tả tóm tắt, diễn giảng, phân tích các thông tin thu nhận được.
Về thời lượng và thời gian: Một năm học có hai học kì, mỗi một học kì có từ 02 đến 04 điểm kiểm tra thường xuyên. Theo quy định mỗi học kì có 1 bài kiểm tra giữa kì và kết thúc học kì có một bài thi. Kết quả các bài kiểm tra thường xuyên tính điểm hệ số 1 và giữa kì tính hệ số 2, điểm kết thúc học kì tính hệ số 3. Thông thường học sinh chỉ dành thời gian học vào khoảng thời gian trước khi thi 2-3 tuần, việc tự học và tự nghiên cứu trong đại đa số học sinh rất hạn chế. Không những thế để đối phó với đề thi nhiều học còn học tủ, học lệch, nên việc đánh giá chưa được khách quan. 

  1. ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP

Trong lí luận dạy học có nêu: Kiểm tra đánh giá là công đoạn quyết định chất lượng của quá trình dạy học. Kiểm tra đánh giá giúp giáo viên biết được hiệu quả và chất lượng giảng dạy, điều chỉnh nội dung và phương pháp dạy học, giúp người học biết được chất lượng học tập, điều chỉnh phương pháp học, giúp cán bộ quản lí ra quyết định về kết quả học tập của học sinh, điều chỉnh chương trình và tổ chức dạy học. Điều đó cho thấy rõ việc đổi mới hình thức, phương pháp kiểm tra đánh giá trong trường phổ thông là cần thiết và cấp bách. Tuy nhiên để việc đổi mới kiểm tra đánh giá có hiệu quả cần phải tuân theo một số nguyên tắc cơ bản như:
- Cần thiết kiểm tra đánh giá theo mục tiêu dạy học của từng môn học, đồng thời phải kiểm tra đánh giá theo các bậc nhận thức, các bậc kĩ năng và các bậc của năng lực tư duy mà môn học dự kiến học sinh phải đạt được sau khi học xong.
- Cần áp dụng nhiều hình thức, phương pháp kiểm tra đánh giá khác nhau: Viết, vấn đáp, trắc nghiệm khách quan. Đặc biệt ở phổ thông cần quan tâm, từng bước và ưu tiên cho các hình thức mới: bài tập nghiên cứu, thuyết trình; dự án học tập (một chủ đề, một chuyên đề học tập) hoặc sản phẩm nghiên cứu khoa học; Sản phẩm thực hành, thí nghiệm, chế tạo (ví dụ như sản phẩm về khoa học - kĩ thuật, sản phẩm của chủ đề STEM…); tiểu luận môn học.
Vấn đề đang được chú trọng trong đổi mới kiểm tra đánh giá là các dự án học tập và cần thực hiện một cách có hiệu quả. Dự án học tập là những thiết kế có chủ đích để thu hút tư duy của học sinh xung quanh các kì vọng, nội dung và các kĩ năng mà học sinh cần biết. Khi lên kế hoạch thiết kế cho dự án học tập, câu hỏi cần đặt ra là: cần phát triển loại tư duy nào? Học sinh sẽ cần học về điều gì?
- Việc kiểm tra phải được tiến hành thường xuyên trong quá trình học tập. Kết quả kiểm tra đánh giá phải được sử dụng để đánh giá chất lượng giảng dạy, chất lượng học tập và chất lượng giáo dục (chương trình, nội dung, phương tiện và tổ chức dạy học).
Nước ta đã và đang đổi mới về mục đích, nội dung và phương pháp dạy học phổ thông, tuy nhiên các hình thức kiểm tra đánh giá hiện nay mới chỉ đánh giá được sự hiểu biết và vận dụng kiến thức, còn việc phân tích, tổng hợp, đánh giá, giải quyết một vấn đề thì còn rất hạn chế. Để bổ khuyết cho vấn đề này chúng tôi thấy cần phải kết hợp linh hoạt nhiều hình thức kiểm tra, tùy vào mục tiêu và nội dung của mỗi môn học, có thể sử dụng một loại hình kiểm tra chính, kết hợp sử dụng các loại hình khác hỗ trợ vào giữa học kì, cuối học kì, kết hợp các loại hình khác nhau với hệ số điểm cho mỗi loại hình trong tổng điểm đánh giá cả học kì, cả năm học.



tải về 93.26 Kb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   2   3   4   5   6   7




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương