ĐỀ BÀi tiểu luậN: ĐÁnh giá trong giáo dục câu 1: Nêu khái niệm và vai trò của các loại hình đánh giá trong giáo dục. Câu 2



tải về 93.26 Kb.
trang5/7
Chuyển đổi dữ liệu05.05.2023
Kích93.26 Kb.
#54637
1   2   3   4   5   6   7
NVSP

Đặc điểm của đánh giá quá trình:

  • Việc đề ra mục tiêu ngắn hạn (nếu có thể thì kết hợp với người học) được thực sự hiểu rõ vả có kèm theo hướng dẫn phù họp;

  • Các nhiệm vụ được đề ra nhằm mục đích mở rộng, nâng cao hoạt động học tập;

  • Việc chấm điểm /cung cấp thông tin phản hồi chỉ ra các nội dung cần chỉnh sửa, đồng thời đưa ra lời khuyên cho hành động tiếp theo (ngay trước mắt) thông qua đối thoại thường xuyên;

  • Đánh giá quá trình nhấn mạnh đến tự đánh giá mửc độ đáp ứng các tiêu chí của bài học và phương hướng cải thiện để đáp ứng tốt hơn nữa.

Cách thức đánh giá quá trình:

  • Cách thức tìm hiểu nhu cầu của người học, thông qua những phiếu hỏi, bảng kiểm, trả lời nhanh những câu hỏi mở, động não.

  • Cách khích lệ tự định hướng, như tự suy ngẫm, tự đánh giá, thông tin phản hồi của bạn bè vả học tập hợp tác;

  • Cách giám sát sự tiến bộ, như dự giờ, nhật kí học tập, kế hoạch học tập, sổ theo dõi học tập;

  • Cách kiểm tra sự hiểu biết, như hồ sơ học tập, phiếu kiểm tra, phiếu quan sát, chuyên san, phỏng vấn, và chất vấn

Coi đánh giá tổng kết như một phương tiện để đánh giá, tại một thời điểm cụ nhất định, việc học của học sinh liên quan đến các tiêu chuẩn về nội dung. Mặc dù thông tin thu thập từ loại đánh giá này là quan trọng, nó thể chỉ hỗ trợ việc đánh giá những khía cạnh nhất định của quá trình học tập. Bởi vì xuất hiện sau sự giảng dạy nhiều tuần, nhiều tháng hoặc một năm một lần, các đánh giá tổng kết là công cụ giúp định lượng mức độ hiệu quả của chương trình, các mục tiêu cải tiến trong trường học, điều chỉnh chương trình, hoặc sự sắp xếp học sinh trong các chương trình chuyên biệt. Đánh giá tổng kết xảy ra trong suốt quá trình học để cung cấp thông tin ở cấp lớp và điều chỉnh việc dạy cũng như can thiệp trong suốt tiến trình học. Việc này lại cần đánh giá quá trình mới hoàn thành được.

  1. ĐÁNH GIÁ QUÁ TRÌNH

Đánh giá tổng kết được xác định một cách định kì vào một thời điểm cụ thể về những gì học sinh biết và không biết. Nhiều đánh giá tổng kết chỉ kết hợp với các bài kiểm tra chuẩn tuy nhiên, chúng cũng được sử dụng và là một phần quan trọng trong chương trình học của trường. Đánh giá tổng kết ở trường hoặc lớp học là một biện pháp để báo cáo, thường được sử dụng như là một phần của quá trình chấm điểm.
Đánh giá tổng kết hay còn gọi là đánh giá kết quả là đánh giá có tính tổng hợp, bao quát, nhằm cung cấp thông tin về sự tinh thông/thành thạo của học sinh ở các mặt nội dung kiến thức, kĩ năng và thái độ sau khi kết thúc một khoá/lớp học hoặc một môn học/học phần.
Đánh giá tổng kết thường được thực hiện vào cuối một khoá/lớp học (khi kết thúc một khoá/lớp học) hoặc cuối kì (khi kết thúc một học trình, một môn học hay một học kì, một dự án...). Mục tiêu chính của đánh giá tổng kết là xác định mức độ đạt thành tích của học sinh, nhưng không quan tâm đến việc thành tích đó đã đạt được ra sao và kết quả đánh giá này được sử dụng để công nhận người học đã hoặc không hoàn thành khoá/lớp học.
Đây là cơ sở để phân loại, lựa chọn học sinh, phân phối học sinh vào các chương trình kiểm tra thích hợp, được lên lớp hay thi lại, cấp chứng chỉ, văn bằng tốt nghiệp cho học sinh và đưa ra những nhận xét tổng hợp về toàn bộ quá trình học tập của học sinh... Tuy nhiên, nó không thể góp phần vào việc cải thiện kết quả học tập của học sinh trong giai đoạn học tập được đánh giá. Tất nhiên nó vẫn có thể góp phần vào việc cung cấp thông tin làm cơ sở cho việc cải tiến giai đoạn học tập này trong tương lai, cho những lớp học sinh kế tiếp.
Mặt khác, cơ sở của sự đánh giá quá trình là sự tham gia của học sinh. Nếu học sinh không được tham gia vào tiến trình đánh giá, việc đánh giá quá trình không được thực hành hoặc hoàn thành với sự hiệu quả của nó. Học sinh cần được tham gia với tư cách người đánh giá quá trình học của bản thân cũng như là nguồn tư liệu đối với các học sinh khác. Có nhiều chiến thuật giáo viên có thể thực hiện để học sinh tham gia. Thực tế, nghiên cứu cho thấy sự tham gia và đóng góp sản phẩm của học sinh làm gia tăng động lực học tập. Điều này không có nghĩa là giáo viên không tham gia. Trái lại, giáo viên không thể thiếu trong việc xác định mục tiêu học tập, thiết lập các tiêu chuẩn rõ ràng cho sự thành công và thiết kế các nhiệm vụ đánh giá cung cấp bằng chứng cho quá trình học tập của học sinh.
Một trong những thành phần chính mà học sinh tham gia trong việc đánh giá quá trình học tập của bản thân đó là cung cấp phản hồi trong khi học. Thực tế, nghiên cứu cho thấy phản hồi là chiến thuật giảng dạy tuyệt vời nhất để thúc đẩy học sinh học tập. Phản hồi giúp học sinh biết họ đã làm tốt ở những phần nào, liên hệ đến việc học trên lớp và đưa ra những chỉ dẫn riêng về cách để đạt được bước tiếp theo trong quá trình học tập. Nói cách khác, phản hồi không phải là một điểm số, một hình dán hoặc một lời khen “Tốt lắm”. Một phần đáng chú ý trong nghiên cứu chỉ ra rằng những phản hồi có hạn như vậy không dẫn đến sự cải thiện quá trình học tập của học sinh.

  1. ĐÁNH GIÁ THEO CHUẨN

Đánh giá dựa theo chuẩn là so sánh thành tích của các đối tượng cùng được đánh giá với nhau. Đó là hình thức đánh giá đưa ra những nhận xét về mức độ cao hay thấp trong năng lực của cá nhân so với những người khác cùng làm bài thi. Đây là hình thức đánh giá kết hợp với đường cong 'phân bố chuẩn', trong đó giả định rằng một số ít sẽ làm bải rất tốt và một số it sẽ rất kém, số còn lại sẽ nằm ở khoảng giữa, thường được đánh giá là trung bình.
Có hai hình thức so sánh trong đánh giá dựa theo chuẩn: 1) So sánh thành tích của cá nhân này với cá nhân khác trong nhóm mẫu khảo sát, ví dụ so sánh kết quả các thí sinh cùng tham gia tuyển sinh vào một trường đại học hoặc cao đẳng; 2) So sánh thành tích cá nhân ừong tương quan với nhóm đại diện, vỉ dụ so sánh kết quả của một học sinh với điểm trung bình của nhóm mẫu đại diện (chuẩn tương đối).
Vì vậy, đánh giá dựa theo chuẩn có hai đặc trưng: (1) Công cụ đánh giá là bộ test đã chuẩn hoá (hoặc có tính chuẩn) - có khả nàng suy rộng cho tổng thể; 2) Bộ test càng phân biệt một cách rõ ràng giữa những học sinh với các năng lực khác nhau thì kết quả so sánh càng chính xác.
Khác với hình thức đánh giá theo tiêu chí, đánh giá theo chuẩn tạo nên một sự căng thẳng nhất định trong mối quan hệ giữa các học sinh với nhau. Các em bắt đầu xem nhau là đối thủ cạnh tranh và tình bạn thường bị mất đi. Điều này sẽ làm hạn chế tính hợp tác trong học tập của các em.
Đánh giá theo chuẩn: thường là những câu hỏi trắc nghiệm khách quan và có đáp án trả lời ngắn gọn. Vì thế, nó khó cỏ thể đánh giá được các năng lực của học sinh chẳng hạn như:
- Kĩ năng phân tích và diễn giải thông tin về các nguyên nhân của sự vật hiện tượng;
- Kĩ năng thực hiện và báo cáo về một thực nghiệm khoa học, hay một dự án về môi trường;
- Kĩ năng viết một bài báo nghiên cứu;
- Kĩ năng thảo luận...
Nhiều cuộc thi đầu vào (để vào được các trường phổ thông hoặc đại học danh tiếng) cỏ tính chất tham chiếu chuẩn, cho phép một tỉ trọng cố định người học được công nhận đỗ vào trường, thay vì thể hiện một mức độ khả năng rõ ràng). Điểu này đồng nghĩa với việc các tiêu chuẩn/chuẩn có thể khác giữa năm này với năm khác, tuỳ thuộc vào chất lượng của đợt tuyển sinh; trong khi đó việc đánh giá theo tiêu chí (criterion-reíerenced assessment) không khác nhau giữa các năm (trừ phi chính các tiêu chí này được thay đổi).

  1. ĐÁNH GIÁ TIÊU CHÍ

Người học được đánh giá dựa trên các tiêu chí đã được xác định rõ ràng về thành tích đạt được so với chuẩn đầu ra hay mục tiêu đã đề ra, thay vì được xếp hạng trên cơ sở kết quả thu được của những học sinh thuộc mẫu khảo sát. Khi đánh giá theo tiêu chí, chất lượng thành tích không phụ thuộc vào mức độ cao thấp về năng lực của những người khác, mà phụ thuộc vào mức độ cao thấp của chính người được đánh giá so với các tiêu chí cụ thể.
Trong đánh giá dựa trên tiêu chí, hoạt động học tập của học sinh được so sánh với mục tiêu học tập cố định, ở đỏ xác định rõ ràng những gì học sinh cần biết, cẩn hiểu và có thể làm. Các tiêu chí (dựa theo mục tiêu hoặc chuẩn) là cơ sở đánh giá thành công và tiến bộ trong học tập của học sinh. các tiêu chí xác định rõ các yêu cầu cơ bản hay sản phẩm cần đạt được trong quá trình học tập.
Bộ công cụ dùng để đánh giá dựa trên tiêu chí chính là bài test hoặc thang đo mô tả chi tiết từng mức độ... được thiết kế dựa theo các mức độ đáp ứng tiêu chí. Thông thường, nhưng không phải luôn luôn, đánh giá theo tiêu chỉ được áp dụng để xác lập một mức độ hiểu biết, kĩ năng hoặc năng lực của một cá nhân (liệu người này có thể làm được điều gì đó hay không).

  1. THỰC TRẠNG ĐỔI MỚI ĐÁNH GIÁ TRONG GIÁO DỤC HIỆN NAY VÀ ĐỀ XUẤT ĐỂ NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG DẠY HỌC THÔNG QUA HOẠT ĐỘNG KIỂM TRA ĐÁNH GIÁ TẠI NƠI CÁC ĐANG CÔNG TÁC

  1. THỰC TRẠNG

Việc kiểm tra đánh giá kiến thức và kĩ năng của học sinh có vai trò rất quan trọng, vừa giữ vai trò là động lực thúc đẩy quá trình dạy học, lại vừa có vai trò giúp người thầy điều chỉnh phương pháp giảng dạy cho phù hợp. Hơn nữa, việc kiểm tra đánh giá giúp học sinh thay đổi phương pháp học tập để phù hợp với hình thức, phương pháp kiểm tra nhằm đạt kết quả cao. Giáo dục phổ thông đang từng bước thay đổi chương trình và phương pháp dạy học để đáp ứng với nhu cầu của thời kì mới. Tuy nhiên, theo tôi việc kiểm tra đánh giá vẫn còn chủ quan, thiếu chính xác nên việc đánh giá chất lượng đào tạo chưa thực sự hiệu quả, dẫn đến có nhiều vấn đề bất cập trong việc tuyển sinh ở bậc đại học, cao đẳng và sử dụng nguồn nhân lực cho xã hội trong tương lai. Với những lí do trên cho thấy rằng việc thay đổi một hệ thống chương trình và phương pháp dạy học mà không thay đổi hệ thống kiểm tra đánh giá thì cũng không thể đạt được mục đích mong muốn. Để nâng cao chất lượng đào tạo ở các trường phổ thông, cùng với việc đổi mới, hoàn thiện chương trình, nội dung giảng dạy, đổi mới phương pháp dạy học thì cần phải đổi mới hình thức và phương pháp kiểm tra đánh giá kết quả học tập của học sinh.

tải về 93.26 Kb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   2   3   4   5   6   7




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương