Ubnd tỉnh long an sở giáo dục và ĐÀo tạo sở TÀi chính sở NỘi vụ SỞ lao đỘng thưƠng binh và XÃ HỘI



tải về 245.06 Kb.
trang1/3
Chuyển đổi dữ liệu06.08.2016
Kích245.06 Kb.
#14355
  1   2   3


UBND TỈNH LONG AN

SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO - SỞ TÀI CHÍNH - SỞ NỘI VỤ - SỞ LAO ĐỘNG - THƯƠNG BINH VÀ XÃ HỘI

––––––––––––



CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

–––––––––––––––––––––––



Số: 2023/HDLS-GDĐT-TC-NV-LĐTBXH

Long An, ngày 25 tháng 10 năm 2013



HƯỚNG DẪN LIÊN SỞ

Về việc miễn, giảm học phí, hỗ trợ chi phí học tập và cơ chế thu,

sử dụng học phí năm học 2013-2014

–––––––––––

Căn cứ Nghị định số 49/2010/NĐ-CP ngày 14/5/2010 của Chính phủ quy định về miễn, giảm học phí, hỗ trợ chi phí học tập và cơ chế thu, sử dụng học phí đối với cơ sở giáo dục thuộc hệ thống giáo dục quốc dân từ năm học 2010-2011 đến năm học 2014-2015 và Thông tư liên tịch số 29/2010/TTLT-BGDĐT-BTC-BLĐTBXH ngày 15/11/2010 của Liên Bộ Giáo dục và Đào tạo, Bộ Tài chính và Bộ Lao động -Thương binh và Xã hội hướng dẫn thực hiện một số điều của Nghị định số 49/2010/NĐ-CP ngày 14/5/2010 của Chính phủ;

Căn cứ Nghị định số 74/2013/NĐ-CP ngày 15/7/2013 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 49/2010/NĐ-CP ngày 14/5/2010 của Chính phủ;

Căn cứ Quyết định số 22/2013/QĐ-UBND ngày 18/7/2013 của UBND tỉnh về ban hành mức thu học phí năm học 2013-2014 đối với giáo dục mầm non, phổ thông và các trường trung cấp, cao đẳng công lập trên địa bàn tỉnh Long An;

Căn cứ Quyết định số 05/2011/QĐ-UBND ngày 24/02/2011 của UBND tỉnh ban hành quy định về một số chính sách Dân số-Kế hoạch hoá gia đình giai đoạn 2011-2015 trên địa bàn tỉnh Long An,

Liên Sở: Giáo dục và Đào tạo, Tài chính, Nội vụ, Lao động - Thương binh và Xã hội hướng dẫn thực hiện như sau:

Phần thứ I
MIỄN GIẢM HỌC PHÍ, HỖ TRỢ CHI PHÍ HỌC TẬP


I. ĐỐI TƯỢNG

1. Đối tượng không phải đóng học phí

Đối tượng không phải đóng học phí tại các cơ sở giáo dục công lập bao gồm: Học sinh tiểu học (trừ các lớp học bán trú, tiểu học 2 buổi/ngày); học sinh, sinh viên sư phạm, người theo học các khóa đào tạo nghiệp vụ sư phạm để đạt chuẩn nghề nghiệp.



2. Đối tượng được miễn học phí

a) Người có công với cách mạng và thân nhân của người có công với cách mạng theo Pháp lệnh Ưu đãi người có công với cách mạng số 26/2005/PL-UBTVQH11 ngày 29/6/2005 và Pháp lệnh số 04/2012/UBTVQH13 ngày 16/7/2012 sửa đổi, bổ sung một số điều của Pháp lệnh ưu đãi người có công với cách mạng.

b) Trẻ em học mẫu giáo và học sinh, sinh viên mồ côi cả cha lẫn mẹ không nơi nương tựa hoặc bị tàn tật, khuyết tật có khó khăn về kinh tế (gồm hộ nghèo và hộ cận nghèo theo chuẩn của tỉnh, hộ gia đình gặp khó khăn về tài chính do tai nạn, bệnh tật, thiên tai, hỏa hoạn, dịch bệnh… trong thời gian theo học do UBND cấp xã xác nhận).

c) Trẻ em bị bỏ rơi, mất nguồn nuôi dưỡng; trẻ em mồ côi cha hoặc mẹ nhưng người còn lại là mẹ hoặc cha mất tích theo quy định tại Điều 78 của Bộ luật Dân sự hoặc không đủ năng lực, khả năng để nuôi dưỡng theo quy định của pháp luật; trẻ em có cha và mẹ hoặc cha hoặc mẹ đang trong thời gian chấp hành hình phạt tù tại trại giam, không còn người nuôi dưỡng.

Người chưa thành niên từ đủ 16 đến dưới 18 tuổi nhưng đang đi học văn hóa, học nghề, có hoàn cảnh như trẻ em nêu ở điểm này.

d) Trẻ em học mẫu giáo và học sinh phổ thông có cha mẹ thuộc diện hộ nghèo theo theo chuẩn của tỉnh.

e) Trẻ em học mẫu giáo và học sinh phổ thông là con của hạ sĩ quan và binh sĩ, chiến sĩ đang phục vụ có thời hạn trong lực lượng vũ trang nhân dân: theo quy định tại khoản 1 Điều 5 Thông tư liên tịch số 04/2009/TTLT-BCA- BTC ngày 14/4/2009 của Liên Bộ Công an và Bộ Tài chính hướng dẫn thực hiện Nghị định số 54/2008/NĐ-CP ngày 24/4/2008 của Chính phủ quy định chế độ, chính sách đối với thân nhân hạ sĩ quan chiến sỹ đang phục vụ có thời hạn trong Công an nhân dân và điểm 1.1 mục 1 phần II Thông tư liên tịch số 181/2007/TTLT-BQP-BTC ngày 04/12/2007 của Liên Bộ Quốc phòng và Bộ Tài chính hướng dẫn thực hiện Nghị định số 106/2007/NĐ-CP ngày 22/6/2007 của Chính phủ về chế độ, chính sách đối với gia đình hạ sĩ quan và binh sĩ tại ngũ.

f) Học sinh, sinh viên hệ cử tuyển được Sở Nội vụ ký hợp đồng đào tạo đang theo học tại các trường (Phụ lục 7).

g) Học sinh trường phổ thông dân tộc nội trú, trường dự bị đại học, khoa dự bị đại học.

h) Học sinh, sinh viên tại các cơ sở giáo dục nghề nghiệp và giáo dục đại học (Phụ lục 2) là người dân tộc thiểu số thuộc hộ nghèo và hộ cận nghèo theo theo chuẩn của tỉnh.

i) Sinh viên học chuyên ngành Mác - Lê nin và Tư tưởng Hồ Chí Minh.

k) Học sinh, sinh viên, học viên các chuyên ngành Lao, Phong, Tâm thần, Pháp y và giải phẫu bệnh.

l) Học sinh, sinh viên người dân tộc thiểu số rất ít người, ở vùng có điều kiện kinh tế - xã hội khó khăn và đặc biệt khó khăn (Phụ lục 1).

3. Đối tượng được giảm học phí

a) Các đối tượng được giảm 70% học phí gồm:

Học sinh, sinh viên các chuyên ngành nhã nhạc cung đình, chèo, tuồng, cải

lương, múa, xiếc; một số nghề học nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm đối với dạy nghề (Danh mục các nghề học do Bộ LĐTBXH quy định).

b) Các đối tượng được giảm 50% học phí gồm:

- Trẻ em học mẫu giáo và học sinh, sinh viên là con cán bộ, công nhân, viên chức mà cha hoặc mẹ bị tai nạn lao động hoặc mắc bệnh nghề nghiệp được hưởng trợ cấp thường xuyên;

- Trẻ em học mẫu giáo và học sinh phổ thông có cha mẹ thuộc hộ cận nghèo theo theo chuẩn của tỉnh;

- Học sinh tốt nghiệp trung học cơ sở đi học nghề và trung cấp chuyên nghiệp;

- Học sinh là con của các cặp vợ chồng được Sở Y tế (Chi cục Dân số và Kế hoạch hóa gia đình) cấp giấy chứng nhận đăng ký thôi đẻ hẳn.

4. Đối tượng được hỗ trợ chi phí học tập

a) Trẻ em học mẫu giáo và học sinh phổ thông mồ côi cả cha lẫn mẹ không nơi nương tựa hoặc bị tàn tật, khuyết tật có khó khăn về kinh tế (gồm hộ nghèo và hộ cận nghèo theo chuẩn của tỉnh, hộ gia đình gặp khó khăn về tài chính do tai nạn, bệnh tật, thiên tai, hỏa hoạn, dịch bệnh trong thời gian theo học do địa phương xác nhận).

b) Trẻ em học mẫu giáo và học sinh phổ thông có cha mẹ thuộc diện hộ nghèo theo chuẩn của tỉnh.

5. Đối tượng không đóng học phí có thời hạn

Trẻ em học mẫu giáo và học sinh, sinh viên thuộc vùng bị thiên tai lớn xảy ra; các trường hợp đột xuất và trường hợp cá biệt mà gia đình hoặc bản thân học sinh, sinh viên có đơn do UBND cấp xã xác nhận và được UBND tỉnh quyết định miễn học phí có thời hạn.



Ghi chú: Học sinh phổ thông thuộc các đối tượng nêu trên bao gồm cả số học sinh hệ giáo dục thường xuyên ở các trường trung học phổ thông, các Trung tâm giáo dục thường xuyên, Trung tâm kỹ thuật tổng hợp hướng nghiệp, Trung tâm Giáo dục thường xuyên và kỹ thuật tổng hợp hướng nghiệp, Trường Thể dục thể thao tỉnh (trừ đối tượng học là cán bộ công nhân viên chức, người lao động có hưởng lương).

II. THỰC HIỆN MIỄN, GIẢM HỌC PHÍ VÀ HỖ TRỢ CHI PHÍ HỌC TẬP

1. Thực hiện cấp bù học phí trực tiếp cho các cơ sở giáo dục mầm non, phổ thông, giáo dục nghề nghiệp và giáo dục đại học công lập có đối tượng thuộc diện được miễn, giảm học phí

a) Trình tự, thủ tục và hồ sơ

Trong vòng 30 ngày kể từ ngày bắt đầu năm học, cha mẹ (hoặc người giám hộ) của trẻ em học mẫu giáo, học sinh, sinh viên có đơn đề nghị miễn, giảm học phí (Mẫu số 1) gửi cơ sở giáo dục mầm non, phổ thông, giáo dục nghề nghiệp và giáo dục đại học công lập kèm theo bản sao chứng thực một trong các giấy tờ tương ứng cho từng đối tượng sau:

- Giấy xác nhận là người có công với cách mạng và thân nhân của người có công với cách mạng do cơ quan, đơn vị quản lý đối tượng xác nhận theo phân cấp quy định.

- Quyết định về việc trợ cấp xã hội của Chủ tịch UBND cấp huyện đối với trẻ em học mẫu giáo và học sinh, sinh viên mồ côi cả cha lẫn mẹ không nơi nương tựa (riêng học sinh, sinh viên không còn hưởng trợ cấp xã hội thì có xác nhận của UBND cấp xã).

- Thẻ xác nhận Người khuyết tật, Giấy xác nhận của Bệnh viện cấp huyện hoặc của Hội đồng xét duyệt cấp xã đối với trẻ em học mẫu giáo và học sinh, sinh viên bị tàn tật, khuyết tật và giấy xác nhận có khó khăn về kinh tế của UBND cấp xã.



- Giấy xác nhận của UBND cấp xã đối với trẻ em bị bỏ rơi, mất nguồn nuôi dưỡng; trẻ em mồ côi cha hoặc mẹ nhưng người còn lại là mẹ hoặc cha mất tích theo quy định tại Điều 78 của Bộ luật Dân sự hoặc không đủ năng lực, khả năng để nuôi dưỡng theo quy định của pháp luật; trẻ em có cha và mẹ hoặc cha hoặc mẹ đang trong thời gian chấp hành hình phạt tù tại trại giam, không còn người nuôi dưỡng.

+ Người chưa thành niên từ đủ 16 đến dưới 18 tuổi nhưng đang đi học văn hóa, học nghề có hoàn cảnh như trẻ em nêu ở điểm này.



- Sổ hộ nghèo hoặc giấy xác nhận hộ cận nghèo của UBND cấp xã theo chuẩn tỉnh đối với trẻ em học mẫu giáo và học sinh phổ thông có cha mẹ thuộc hộ nghèo hoặc hộ cận nghèo và đối với học sinh, sinh viên tại các cơ sở giáo dục nghề nghiệp và giáo dục đại học là người dân tộc thiểu số.

- Sổ đăng ký hộ khẩu thường trú của hộ gia đình đối tượng học sinh, sinh viên tại các cơ sở giáo dục nghề nghiệp và giáo dục đại học là người dân tộc thiểu số rất ít người, ở vùng có điều kiện kinh tế - xã hội khó khăn và đặc biệt khó khăn.



- Giấy chứng nhận đối tượng được hưởng chế độ miễn học phí của trẻ em học mẫu giáo và học sinh phổ thông là con đẻ, con nuôi hợp pháp của hạ sĩ quan và binh sĩ, chiến sĩ tại ngũ trong lực lượng vũ trang nhân dân do Đơn vị cấp trung đoàn và tương đương trở lên cấp cho hạ sĩ quan và binh sĩ, chiến sĩ;

- Sổ hưởng trợ cấp hàng tháng của tổ chức bảo hiểm xã hội cấp do cha hoặc mẹ của trẻ em học mẫu giáo, học sinh, sinh viên bị tai nạn lao động hoặc mắc bệnh nghề nghiệp đang hưởng trợ cấp thường xuyên (riêng học sinh, sinh viên không còn hưởng trợ cấp xã hội thì có xác nhận của UBND cấp xã).



- Giấy chứng nhận đăng ký thôi đẻ hẳn do Sở Y tế (Chi cục Dân số - Kế hoạch hóa gia đình) cấp.

b) Phương thức chi trả

Kinh phí thực hiện chính sách cấp bù học phí cho cơ sở giáo dục mầm non, phổ thông, giáo dục nghề nghiệp và giáo dục đại học công lập được cân đối trong dự toán kinh phí được giao hàng năm phân bổ cho cơ sở này. Việc phân bổ dự toán kinh phí thực hiện chính sách cấp bù học phí cho cơ sở giáo dục mầm non, phổ thông, giáo dục nghề nghiệp và giáo dục đại học công lập được thực hiện cùng thời điểm phân bổ dự toán ngân sách nhà nước hàng năm tại địa phương, trong đó khi giao dự toán cho các cơ sở giáo dục mầm non và phổ thông công lập phải ghi rõ dự toán kinh phí thực hiện chính sách cấp bù học phí cho người học thuộc đối tượng được miễn, giảm học phí (số lượng người) đang theo học tại cơ sở giáo dục mầm non, phổ thông, giáo dục nghề nghiệp và giáo dục đại học công lập.

Khi rút dự toán kinh phí cấp bù tiền miễn, giảm học phí cơ sở giáo dục mầm non, phổ thông, giáo dục nghề nghiệp và giáo dục đại học công lập gửi Kho bạc nhà nước nơi đơn vị giao dịch bảng tổng hợp đề nghị cấp bù tiền miễn, giảm học phí (gồm các nội dung: Họ tên người học thuộc diện được miễn, giảm học phí hiện đang theo học tại trường; mức thu học phí của trường; mức học phí miễn, giảm và tổng nhu cầu kinh phí đề nghị cấp bù) kèm theo đầy đủ các hồ sơ về việc xác nhận đối tượng thuộc diện được miễn, giảm học phí theo quy định.

Nguồn kinh phí do ngân sách nhà nước cấp bù tiền miễn, giảm học phí cho cơ sở giáo dục mầm non, phổ thông, giáo dục nghề nghiệp và giáo dục đại học công lập có đối tượng được miễn, giảm học phí được hạch toán vào tài khoản thu học phí và được sử dụng theo quy định hiện hành về chế độ tự chủ tài chính của đơn vị sự nghiệp công lập.

c) Thời điểm được hưởng: Theo số tháng thực học kể từ ngày 01/9/2013.



2. Cấp bù học phí trực tiếp cho trẻ em học mẫu giáo, học sinh phổ thông ngoài công lập như sau:

Mức cấp bù tiền miễn, giảm học phí cho trẻ em học mẫu giáo, học sinh phổ thông ngoài công lập được tính theo mức của nhà nước qui định hiện hành đối với cơ sở giáo dục công lập trong vùng (không được vượt mức quy định tại NĐ 49/2010/NĐ-CP ngày 14/5/2010 của Thủ tướng Chính phủ).

a) Trình tự, thủ tục và hồ sơ

Trong vòng 30 ngày kể từ ngày bắt đầu năm học, cha mẹ (hoặc người giám hộ) trẻ em học mẫu giáo, học sinh phổ thông ngoài công lập phải làm đơn có xác nhận của nhà trường (Mẫu số 2) kèm theo bản sao chứng thực một trong các giấy tờ tương ứng cho từng đối tượng như điểm a khoản 1 mục II phần I của hướng dẫn này gửi về:



- Phòng Giáo dục và Đào tạo đối với trẻ em học mẫu giáo, học sinh học trung học cơ sở;

- Sở Giáo dục và Đào tạo cấp trực tiếp đối với học sinh học trung học phổ thông.

Cơ sở giáo dục ngoài công lập nơi trẻ em học mẫu giáo, học sinh phổ thông đang học có trách nhiệm xác nhận vào đơn đề nghị cấp bù học phí cho trẻ em học mẫu giáo, học sinh phổ thông trong vòng 30 ngày kể từ khi bắt đầu học kỳ mới.

b) Phương thức chi trả

- Phòng Giáo dục và Đào tạo chịu trách nhiệm quản lý, tổ chức thực hiện

chi trả cấp bù học phí trực tiếp bằng tiền mặt cho cha mẹ (hoặc người giám hộ) trẻ em học mẫu giáo, học sinh trung học cơ sở ngoài công lập.



- Sở Giáo dục và Đào tạo chịu trách nhiệm quản lý, tổ chức thực hiện chi trả cấp bù học phí trực tiếp bằng tiền mặt cho cha mẹ (hoặc người giám hộ) học sinh trung học phổ thông ngoài công lập.

Chậm nhất trong vòng 15 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được đầy đủ hồ sơ đề nghị cấp bù học phí miễn, giảm theo quy định, Phòng Giáo dục và Đào tạo hoặc Sở Giáo dục và Đào tạo có trách nhiệm thanh toán, chi trả tiền cấp bù học phí miễn, giảm cho gia đình người học theo quy định (Trường hợp hồ sơ không hợp lệ Phòng Giáo dục và Đào tạo hoặc Sở Giáo dục và Đào tạo có trách nhiệm thông báo cho gia đình người học biết trong vòng 7 ngày kể từ khi nhận được đầy đủ hồ sơ).



- Việc chi trả cấp bù học phí được cấp đủ trong 9 tháng/năm học và thực hiện 2 lần trong năm (Phụ lục 6): Lần 1 chi trả đủ 4 tháng vào tháng 9 hoặc tháng 10; Lần 2 chi trả đủ 5 tháng vào tháng 3 hoặc tháng 4.

- Trường hợp cha mẹ (hoặc người giám hộ) trẻ em học mẫu giáo và học sinh phổ thông chưa nhận tiền cấp bù học phí theo thời hạn quy định thì được truy lĩnh trong kỳ chi trả tiếp theo.

c) Thời điểm được hưởng: Theo số tháng thực học kể từ ngày 01/9/2013.



3. Cấp trực tiếp tiền hỗ trợ miễn, giảm học phí cho các đối tượng được miễn, giảm học phí học chính quy ở các cơ sở giáo dục nghề nghiệp và giáo dục đại học ngoài công lập:

a) Trình tự, thủ tục và hồ sơ



- Trong vòng 30 ngày kể từ ngày bắt đầu học kỳ, học sinh, sinh viên phải làm đơn đề nghị cấp tiền hỗ trợ miễn, giảm học phí (Mẫu số 3) có xác nhận của các cơ sở giáo dục nghề nghiệp và giáo dục đại học ngoài công lập gửi Phòng Lao động - Thương binh và Xã hội (LĐTBXH) cấp huyện kèm theo bản sao chứng thực một trong các giấy tờ tương ứng cho từng đối tượng sau:

- Giấy xác nhận là người có công với cách mạng và thân nhân của người có công với cách mạng do cơ quan, đơn vị quản lý đối tượng xác nhận theo phân cấp quy định.

- Quyết định về việc trợ cấp xã hội của Chủ tịch UBND cấp huyện đối với học sinh, sinh viên mồ côi cả cha lẫn mẹ không nơi nương tựa (riêng học sinh, sinh viên không còn hưởng trợ cấp xã hội thì có xác nhận của UBND cấp xã);

- Thẻ xác nhận Người khuyết tật, Giấy xác nhận của Bệnh viện cấp huyện hoặc của Hội đồng xét duyệt cấp xã đối với học sinh, sinh viên bị tàn tật, khuyết tật và Giấy xác nhận có khó khăn về kinh tế của UBND cấp xã;



- Giấy xác nhận của UBND cấp xã đối với người chưa thành niên từ đủ 16 đến dưới 18 tuổi nhưng đang học nghề có hoàn cảnh như trẻ em bị bỏ rơi, mất nguồn nuôi dưỡng; trẻ em mồ côi cha hoặc mẹ nhưng người còn lại là mẹ hoặc cha mất tích theo quy định tại Điều 78 của Bộ luật Dân sự hoặc không đủ năng lực, khả năng để nuôi dưỡng theo quy định của pháp luật; trẻ em có cha và mẹ hoặc cha hoặc mẹ đang trong thời gian chấp hành hình phạt tù tại trại giam, không còn người nuôi dưỡng;

- Biên lai thu học phí của trường (bản photo) đối với học sinh, sinh viên cử tuyển (Trường hợp các Trường đại học có sự thống nhất với Sở Nội vụ về việc học phí của học sinh, sinh viên cử tuyển do Sở Nội vụ chi trả theo hợp đồng thì không thực hiện theo hướng dẫn này).



- Sổ hộ nghèo hoặc giấy xác nhận hộ cận nghèo của UBND cấp xã theo chuẩn tỉnh đối với học sinh, sinh viên tại các cơ sở giáo dục nghề nghiệp và giáo dục đại học là người dân tộc thiểu số.

- Sổ đăng ký hộ khẩu thường trú của hộ gia đình đối tượng học sinh, sinh viên là người dân tộc thiểu số rất ít người, ở vùng có điều kiện kinh tế - xã hội khó khăn và đặc biệt khó khăn.

- Sổ hưởng trợ cấp hàng tháng của tổ chức bảo hiểm xã hội cấp do cha hoặc mẹ của học sinh, sinh viên bị tai nạn lao động hoặc mắc bệnh nghề nghiệp đang hưởng trợ cấp thường xuyên (riêng học sinh, sinh viên không còn hưởng trợ cấp xã hội thì có xác nhận của UBND cấp xã).

+ Giấy xác của cơ sở giáo dục nghề nghiệp và giáo dục đại học ngoài công lập, cấp cho học sinh, sinh viên học các chuyên ngành nhã nhạc cung đình, chèo, tuồng, cải lương, múa, xiếc; một số nghề học nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm đối với dạy nghề;

+ Giấy xác nhận của cơ sở giáo dục nghề nghiệp và giáo dục đại học ngoài công lập cấp cho đối tượng là học sinh tốt nghiệp trung học cơ sở đi học nghề và trung cấp chuyên nghiệp (kèm theo bản photo bằng tốt nghiệp trung học cơ sở);

- Các cơ sở giáo dục nghề nghiệp và giáo dục đại học ngoài công lập có trách nhiệm xác nhận cho học sinh, sinh viên học chính quy thuộc đối tượng miễn, giảm học phí vào đơn đề nghị cấp tiền miễn, giảm học phí (Mẫu số 3) trong vòng 30 ngày sau khi kết thúc học kỳ đối với học sinh, sinh viên đang học (đối với những học sinh, sinh viên mới nhập học thì thực hiện xác nhận trong vòng 07 ngày kể từ khi nhập học) để học sinh, sinh viên nộp về Phòng LĐTBXH để làm căn cứ chi trả tiền hỗ trợ miễn, giảm học phí.

b) Phương thức chi trả



- Phòng LĐTBXH chịu trách nhiệm quản lý, tổ chức thực hiện chi trả cấp bù học phí trực tiếp bằng tiền mặt cho cha mẹ học sinh, sinh viên (Hoặc người được ủy quyền theo giấy xác nhận của UBND cấp xã) có con đang học tại các cơ sở giáo dục nghề nghiệp và giáo dục đại học ngoài công lập.

- Phòng LĐTBXH nhận được kinh phí chi trả thì chậm nhất trong vòng 30 ngày làm việc kể từ ngày nhận được đầy đủ hồ sơ đề nghị cấp bù học phí miễn, giảm; Phòng LĐTBXH có trách nhiệm thanh toán, chi trả tiền cấp bù học phí miễn, giảm cho gia đình người học theo quy định (Trường hợp hồ sơ không hợp lệ Phòng LĐTBXH có trách nhiệm thông báo cho gia đình người học biết trong vòng 7 ngày kể từ khi nhận được đầy đủ hồ sơ (Phụ lục 3)).

- Tiền hỗ trợ miễn, giảm học phí được cấp như sau:

+ Đối với học sinh, sinh viên học chính quy tại các cơ sở giáo dục nghề nghiệp và giáo dục đại học ngoài công lập được chi trả đủ 10 tháng/năm học và thực hiện 2 lần trong năm (mức chi trả căn cứ mức thu học phí của các trường ngoài công lập nhưng không vượt quá mức trần qui định tại khoản 1, 2, 3 Điều 12 Nghị định số 49/2010/NĐ-CP ngày 14/5/2010 của Chính phủ): Lần 1 chi trả 5 tháng vào tháng 9 đến tháng 11 (Phụ lục 4 hoặc 5); Lần 2 chi trả 5 tháng vào tháng 3 đến tháng 5 (Phụ lục 4 hoặc 5).

+ Đối với học sinh, sinh viên học nghề thường xuyên và các khóa đào tạo ngắn hạn: Hỗ trợ tối đa theo mức học phí đối với cao đẳng nghề công lập quy định tại Nghị định 49 và cấp theo số tháng thực học.

Trường hợp gia đình học sinh, sinh viên chưa nhận tiền hỗ trợ miễn, giảm học phí theo thời hạn quy định thì được truy lĩnh trong kỳ chi trả tiếp theo.

Trường hợp học sinh, sinh viên bị kỷ luật ngừng học hoặc buộc thôi học thì cơ sở giáo dục nghề nghiệp và giáo dục đại học ngoài công lập nơi học sinh, sinh viên đang học gửi thông báo để Phòng LĐTBXH dừng thực hiện chi trả. Sau khi kết thúc kỷ luật học sinh, sinh viên được nhập học lại theo xác nhận của cơ sở giáo dục nghề nghiệp và giáo dục đại học ngoài công lập thì Phòng LĐTBXH tiếp tục thực hiện chi trả (Việc xác nhận đối tượng, thời gian học là trách nhiệm của thủ trưởng các cơ sở giáo dục nghề nghiệp và giáo dục đại học ngoài công lập, Phòng LĐTBXH căn cứ vào đơn đã xác nhận thực hiện).

c) Thời điểm được hưởng: Theo số tháng thực học kể từ ngày 01/9/2013.



4. Hỗ trợ trực tiếp chi phí học tập cho trẻ em học mẫu giáo và học sinh phổ thông

a) Trình tự, thủ tục và hồ sơ

Trong vòng 30 ngày kể từ khi bắt đầu năm học, cha mẹ (hoặc người giám hộ) trẻ em học mẫu giáo và học sinh phổ thông có đơn đề nghị hỗ trợ chi phí học tập (Mẫu số 4) gửi về Phòng LĐTBXH (Gửi trực tiếp hoặc thông qua đại diện cơ sở giáo dục, UBND cấp xã) kèm theo bản sao chứng thực một trong các giấy tờ tương ứng như:

- Quyết định về việc trợ cấp xã hội của Chủ tịch UBND cấp huyện đối với trẻ em học mẫu giáo và học sinh phổ thông mồ côi cả cha lẫn mẹ không nơi nương tựa (riêng học sinh, sinh viên không còn hưởng trợ cấp xã hội thì có xác nhận của UBND cấp xã);

- Thẻ xác nhận Người khuyết tật, giấy xác nhận của Bệnh viện cấp huyện hoặc của Hội đồng xét duyệt cấp xã đối với trẻ em học mẫu giáo và học sinh phổ thông bị tàn tật, khuyết tật và giấy xác nhận có khó khăn về kinh tế của UBND cấp xã;



- Sổ hộ nghèo hoặc giấy xác nhận hộ cận nghèo của UBND cấp xã (theo chuẩn của tỉnh);

b) Phương thức chi trả



- Phòng LĐTBXH chịu trách nhiệm quản lý, quyết toán kinh phí hỗ trợ chi phí học tập và ủy quyền UBND cấp xã tổ chức chi trả tiền hỗ trợ chi phí học tập cho gia đình người học.

- Phòng LĐTBXH nhận được kinh phí chi trả thì chậm nhất trong vòng 30 ngày làm việc kể từ ngày nhận được đầy đủ hồ sơ đề nghị hỗ trợ chi phí học tập, Phòng LĐTBXH có trách nhiệm chuyển tiền hỗ trợ chi phí học tập và kèm theo danh sách cụ thể số lượng đối tượng được hỗ trợ chi phí học tập để UBND cấp xã hoặc các trường (nơi có người học thuộc đối tượng được hỗ trợ chi phí học tập) thực hiện chi trả tiền cho gia đình người học (danh sách học sinh được hỗ trợ phải được thông báo công khai tại địa phương).

- Việc chi trả kinh phí hỗ trợ chi phí học tập được cấp đủ 9 tháng/năm học, thực và hiện 2 lần trong năm: Lần 1 chi trả đủ 4 tháng vào tháng 10 đến tháng 11; Lần 2 chi trả đủ 5 tháng vào tháng 3 đến tháng 4.

Trường hợp cha mẹ (hoặc người giám hộ) trẻ em học mẫu giáo và học sinh chưa nhận tiền hỗ trợ chi phí học tập theo thời hạn quy định thì được truy lĩnh trong kỳ chi trả tiếp theo. Trẻ em học mẫu giáo và học sinh phổ thông học ở khác địa bàn xã, huyện thì về địa phương giải quyết.

c) Thời điểm được hưởng: Theo số tháng thực học kể từ ngày 01/9/2013.

d) Mức hưởng: 70.000 đồng/ học sinh/ tháng để mua sách, vở và đồ dùng học tập khác… thời gian hưởng theo thời gian học thực tế và không quá 9 tháng/năm học.



5. Đối tượng không đóng học phí có thời hạn: Những trường hợp đột xuất khi có thiên tai lớn xảy ra hay trường hợp cá biệt, gia đình hoặc bản thân học sinh, sinh viên có khó khăn đột xuất được UBND cấp xã xác nhận; Trên cơ sở đề nghị của UBND cấp huyện, Sở LĐTBXH sẽ chủ trì, phối hợp với Sở Tài chính, Sở Giáo dục và Đào tạo xem xét trình UBND tỉnh ra quyết định miễn, giảm học phí cho các đối tượng học sinh, sinh viên theo từng vùng, mức độ thiệt hại và trong thời hạn nhất định.

6. Các vấn đề lưu ý trong việc thực hiện miễn, giảm học phí và hỗ trợ chi phí học tập

Каталог: data -> news -> 2013
2013 -> BỘ lao đỘng thưƠng binh và XÃ HỘI
2013 -> Trung tâm công tác xã HỘi thanh niên tp tp. Hồ Chí Minh, ngày 13 tháng 11 năm 2013 danh sách tình nguyện viêN
2013 -> BÁo cáo hoạt động Đội và phong trào thiếu nhi tháng 3/2013
2013 -> LỊch làm việc của ban thưỜng vụ thành đOÀN
2013 -> Số: 162/tm-đTN
2013 -> Của Bộ trưởng Bộ Nội vụ về việc ban hành quy định tiêu chuẩn cụ thể đối với cán bộ, công chức ở xã, phường, thị trấn
2013 -> TIẾng mõ nam lâN
2013 -> THÔng báo về việc triển khai thực hiện các nội dung trong
2013 -> THÔng báo huy động lực lượng tham gia Hội trại truyền thống “Tiếng mõ Nam Lân” năm 2013
2013 -> TỰ HỌc tự RÉn tháng 10 Câu So sánh cương lĩnh cách mạng đầu tiên của Đảng và luận cương chính trị tháng 10/1930? Nêu nguyên nhân sự khác nhau?

tải về 245.06 Kb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
  1   2   3




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương