Ubnd tỉnh long an sở giáo dục và ĐÀo tạo sở TÀi chính sở NỘi vụ SỞ lao đỘng thưƠng binh và XÃ HỘI



tải về 245.06 Kb.
trang2/3
Chuyển đổi dữ liệu06.08.2016
Kích245.06 Kb.
#14355
1   2   3

- Các đối tượng thuộc diện được miễn, giảm học phí và hỗ trợ chi phí học tập theo qui định hướng dẫn này mà cùng một lúc hưởng nhiều chính sách hỗ trợ khác thì chỉ được hưởng một chế độ cao nhất.

- Học sinh, sinh viên thuộc diện được miễn, giảm học phí mà cùng một lúc học ở nhiều trường (hoặc nhiều khoa trong cùng một trường) thì chỉ được hưởng chế độ ưu đãi về miễn, giảm học phí tại một nơi duy nhất.

- Không áp dụng chế độ ưu đãi về miễn, giảm học phí đối với học sinh, sinh viên thuộc diện được miễn, giảm trong trường hợp đã hưởng chế độ này tại một cơ sở đào tạo, nay tiếp tục học thêm ở một cơ sở đào tạo khác cùng trình độ đào tạo.

- Hồ sơ xem xét cấp tiền miễn giảm học phí từ lần thứ 2 trở đi không cần làm lại nhiều lần một loại hồ sơ (Như bản sao chứng thực Sổ đăng ký hộ khẩu thường trú nếu gia đình đối tượng không thay đổi về nơi cư trú…).



III. NGUỒN KINH PHÍ VÀ CÔNG TÁC LẬP DỰ TOÁN, PHÂN BỔ VÀ QUYẾT TOÁN KINH PHÍ CHI TRẢ CẤP BÙ HỌC PHÍ VÀ HỖ TRỢ CHI PHÍ HỌC TẬP

1. Nguồn kinh phí

Nguồn kinh phí thực hiện chi trả chế độ cấp bù học phí và hỗ trợ chi phí học tập được cân đối trong dự toán chi sự nghiệp giáo dục đào tạo hàng năm của tỉnh, huyện, Thị xã, Thành phố.



2. Lập dự toán, phân bổ và quyết toán kinh phí chi trả cấp bù học phí và hỗ trợ chi phí học tập

a) Cấp bù học phí cho các cơ sở giáo dục mầm non, phổ thông, giáo dục nghề nghiệp và giáo dục đại học công lập có đối tượng được miễn, giảm học phí.

Cơ sở giáo dục mầm non, phổ thông, giáo dục nghề nghiệp và giáo dục đại học công lập căn cứ hồ sơ đề nghị miễn, giảm học phí của học sinh xét miễn, giảm học phí cho học sinh theo quy định; Căn cứ Quyết định số 22/2013/QĐ-UBND ngày 18/7/2013 của UBND tỉnh về ban hành mức thu học phí năm học 2013-2014 và số lượng đối tượng được miễn, giảm học phí để lập danh sách, xây dựng dự toán ngân sách và đề nghị cấp bù học phí (kèm theo các hồ sơ xác nhận đối tượng theo quy định) như sau:

- Đối với trường mầm non và trung học cơ sở: Gửi về Phòng Giáo dục và Đào tạo tổng hợp, thẩm định gửi Phòng Tài chính-Kế hoạch để làm căn cứ tổng hợp, thẩm định phân bổ dự toán kinh phí;

- Đối với trường trung học phổ thông, giáo dục nghề nghiệp và giáo dục đại học (Trừ dạy nghề) trực thuộc Sở Giáo dục và Đào tạo: Gửi về Sở Giáo dục và Đào tạo tổng hợp, thẩm định gửi Sở Tài chính để làm căn cứ tổng hợp, thẩm định và trình UBND tỉnh phân bổ dự toán kinh phí.

- Đối với các cơ sở dạy nghề thuộc Sở LĐTBXH: Gửi về Sở LĐTBXH tổng hợp, thẩm định gửi Sở Tài chính để làm căn cứ tổng hợp, thẩm định và trình UBND tỉnh phân bổ dự toán kinh phí.

- Đối với cơ sở giáo dục mầm non, phổ thông, giáo dục nghề nghiệp và giáo dục đại học công lập thuộc cơ quản chủ quản khác: Gửi về cơ quan chủ quản tổng hợp, thẩm định gửi Cơ quan Tài chính cùng cấp để làm căn cứ tổng hợp, thẩm định và phân bổ dự toán kinh phí.

b) Cấp bù học phí trực tiếp cho trẻ em học mẫu giáo và học sinh phổ thông ngoài công lập.



- Phòng Giáo dục và Đào tạo căn cứ mức thu học phí của các trường mầm non, trung học cơ sở công lập theo Quyết định số 22/2013/QĐ-UBND ngày 18/7/2013 của UBND tỉnh về ban hành mức thu học phí năm học 2013-2014 và số lượng đối tượng được miễn, giảm học phí đang học tại các trường mẫu giáo và trung học cơ sở ngoài công lập trên địa bàn để lập danh sách (kèm theo các hồ sơ xác nhận đối tượng theo quy định) tổng hợp, thẩm định và xây dựng dự toán kinh phí gửi Phòng Tài chính-Kế hoạch để làm căn cứ phân bổ dự toán kinh phí.

- Sở giáo dục và đào tạo căn cứ mức thu học phí của các trường trung học phổ thông công lập theo Quyết định số 22/2013/QĐ-UBND ngày 18/7/2013 của UBND tỉnh về ban hành mức thu học phí năm học 2013-2014 và số lượng đối tượng được miễn, giảm học phí đang học tại các trường trung học phổ thông ngoài công lập trên địa bàn để lập danh sách (kèm theo các hồ sơ xác nhận đối tượng theo quy định) tổng hợp, thẩm định và xây dựng dự toán kinh phí gửi Sở Tài chính để làm căn cứ phân bổ dự toán kinh phí.

c) Cấp trực tiếp tiền miễn, giảm học phí cho các đối tượng được miễn, giảm học phí học chính qui ở các cơ sở giáo dục nghề nghiệp và giáo dục đại học ngoài công lập.

Phòng LĐTBXH căn cứ mức trần học phí tương ứng với từng ngành, nghề đào tạo qui định của các cơ sở giáo dục nghề nghiệp và giáo dục đại học công lập, số lượng đối tượng được miễn, giảm học phí để lập danh sách tổng hợp, thẩm định và xây dựng dự toán kinh phí gửi Phòng Tài chính để làm căn cứ phân bổ kinh phí.

d) Hỗ trợ chi phí học tập trực tiếp cho trẻ em học mẫu giáo và học sinh phổ thông: Phòng Lao động - Thương binh và Xã hội căn cứ mức hỗ trợ chi phí học tập và số lượng đối tượng được hỗ trợ chi phí học tập để lập danh sách (kèm theo các hồ sơ xác nhận đối tượng theo quy định) tổng hợp, thẩm định và xây dựng dự toán kinh phí gửi Phòng Tài chính-Kế hoạch để làm căn cứ phân bổ kinh phí.

e) Chấp hành dự toán và quyết toán.

Việc chấp hành dự toán và quyết toán kinh phí chi trả cấp bù học phí và hỗ trợ chi phí học tập thực hiện theo quy định hiện hành của Luật Ngân sách Nhà nước, các văn bản hướng dẫn Luật và Mục lục ngân sách Nhà nước hiện hành.

f) Các chế độ về cấp bù học phí và hỗ trợ chi phí học tập: Chỉ áp dụng cho người học thuộc đối tượng được miễn, giảm học phí và hỗ trợ chi phí học tập trong thời gian đang theo học. Trường hợp trong quá trình học tập, người học thuộc đối tượng được miễn, giảm học phí và hỗ trợ chi phí học tập không có đơn đề nghị kèm theo đầy đủ các giấy tờ cần thiết theo quy định thì chỉ được cấp bù tiền miễn, giảm học phí và hỗ trợ chi phí học tập tính từ ngày cơ quan có thẩm quyền tại địa phương hoặc cơ sở giáo dục nghề nghiệp và giáo dục đại học công lập nhận được đầy đủ hồ sơ cho đến khi kết thúc khóa học.

Phần thứ II
CƠ CHẾ THU, QUẢN LÝ VÀ SỬ DỤNG HỌC PHÍ
NĂM HỌC 2013-2014


I. QUY ĐỊNH VỀ MỨC THU

Mức thu học phí theo Quyết định số 22/2013/QĐ-UBND ngày 18/7/2013 của UBND tỉnh về ban hành mức thu học phí năm học 2013-2014.

Đối với các cơ sở giáo dục mầm non, phổ thông, giáo dục nghề nghiệp và giáo dục đại học ngoài công lập mức thu học phí được thực hiện theo mức thỏa thuận giữa chủ cơ sở giáo dục mầm non, phổ thông, giáo dục nghề nghiệp và giáo dục đại học ngoài công lập với Hội cha mẹ học sinh hoặc gia đình học sinh, sinh viên trên cơ sở đảm bảo được việc thực hiện nhiệm vụ và trách nhiệm của cơ sở đối với học sinh, sinh viên và công khai mức thu học phí hàng năm theo quy định.

II. THU, QUẢN LÝ VÀ SỬ DỤNG HỌC PHÍ

1. Học phí được thu theo số tháng thực học, định kỳ thu từng học kỳ trong năm học. Đối với những học sinh, sinh viên có hoàn cảnh kinh tế gia đình khó khăn có thể thu theo tháng.

2. Thu và sử dụng học phí

a) Cơ sở giáo dục mầm non, phổ thông, giáo dục nghề nghiệp và giáo dục đại học công lập có trách nhiệm tổ chức thu học phí và nộp vào tài khoản tiền gửi tại Kho bạc Nhà nước. Khi thu phải cấp ngay biên lai cho từng học sinh. Biên lai thu học phí do Cục Thuế phát hành.

b) Cơ sở giáo dục mầm non, phổ thông, giáo dục nghề nghiệp và giáo dục đại học công lập được sử dụng toàn bộ học phí thu được và kinh phí do ngân sách nhà nước cấp để chi vào các hoạt động thường xuyên của đơn vị theo dự toán thu- chi ngân sách giao hàng năm, sau khi dành một phần nguồn thu học phí để lại cho đơn vị sử dụng thực hiện điều chỉnh tiền lương tăng thêm, để lại làm lương cuối năm và còn dư thì chuyển sang năm sau tiếp tục sử dụng để thực hiện cải cách tiền lương theo quy định.

- Đối với các cơ sở giáo dục và đào tạo trực thuộc Phòng Giáo dục và Đào tạo, trực thuộc Sở Giáo dục và Đào tạo hoặc cơ sở giáo dục mầm non, phổ thông, giáo dục nghề nghiệp và giáo dục đại học công lập khác đang thực hiện quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm về thực hiện nhiệm vụ, tổ chức bộ máy, biên chế tài chính theo Nghị định số 43/2006/NĐ-CP ngày 25/4/2006 của Chính phủ thì nguồn học phí được sử dụng chi tiêu theo “Quy chế chi tiêu nội bộ của đơn vị” tại hướng dẫn của Thông tư số 71/2006/TT-BTC ngày 09/8/2006 của Bộ Tài Chính về việc hướng dẫn thực hiện Nghị định số 43/2006/NĐ-CP ngày 25/4/2006 của Chính phủ; Thông tư số 113/2007/TT-BTC ngày 24/9/2007 của Bộ Tài chính sửa đổi bổ sung Thông tư số 71/2006/TT-BTC ngày 9/8/2006 của Bộ Tài chính.

Ngoài các khoản chi lương, phụ cấp lương, các khoản đóng góp và hoạt động thường xuyên thì đơn vị được chi các khoản sau:

+ Chi tăng cường cơ sở vật chất trường học phục vụ giảng dạy học tập như: sửa chữa, cải tạo vật chất hiện có, mua sắm thiết bị phục vụ giảng dạy, học tập, thuê mướn cơ sở vật chất, đồ gỗ, sách báo thư viện, thiết bị phục vụ công tác chuyên môn;

+ Chi các hoạt động sự nghiệp giáo dục và đào tạo: Chi thù lao cho giáo viên mời dạy, thanh toán tiền dạy tăng giờ quy định theo Thông tư Liên tịch số 07/2013/TTLT-BGDĐT-BNV-BTC ngày 9/9/2008 của liên bộ GDĐT- Bộ Nội vụ - Bộ Tài chính về việc hướng dẫn thực hiện chế độ trả lương thêm giờ đối với nhà giáo trong các cơ sở giáo dục công lập; thanh toán các hoạt động giảng dạy, phục vụ giảng dạy, chi tổ chức các hoạt động chuyên đề, chi đào tạo bồi dưỡng nghiệp vụ chuyên môn cho cán bộ viên chức nhà trường, hội nghị, hội thảo, tổ chức thi tuyển sinh, thi tốt nghiệp, chi hoạt động phí, tổ chức các phong trào thi đua dạy và học, chi khen thưởng giáo viên và học sinh có thành tích xuất sắc trong các phong trào thi đua (bao gồm các khoản chi nghiệp vụ chuyên môn và các khoản chi thường xuyên thuộc nội dung chi hoạt động sự nghiệp giáo dục và đào tạo);

+ Chi cho hoạt động dạy thực hành nghề bao gồm mua vật tư thực hành, sửa chữa thiết bị hư hỏng, mua sắm bổ sung thiết bị dạy nghề, chi thù lao cho giáo viên dạy thực hành.

c) Đối với tiền thu của lớp tiểu học 2 buổi/ngày, tiểu học bán trú



- Dùng để chi thanh toán cho giáo viên trực tiếp làm công tác giảng dạy và được tính chi trả theo số tiết dạy thực tế của mỗi giáo viên, chi bồi dưỡng cho giáo viên chăm sóc trẻ trong thời gian nghỉ trưa tại trường và chi cho cấp dưỡng (đối với lớp bán trú); chi cho công tác quản lý, chỉ đạo việc tổ chức giảng dạy; thù lao cho nhân viên phục vụ kể cả nhân viên vệ sinh ở các lớp bán trú; chi hỗ trợ cho các hoạt động thường xuyên của trường, chi mua vật dụng vật tư phục vụ các lớp bán trú. Mức chi được thống nhất theo quy chế chi tiêu nội bộ của đơn vị trên cơ sở lấy thu bù chi và có dư để dự phòng.

- Chi bồi dưỡng cho những người tham gia vào việc tổ chức các lớp 2 buổi/ngày, lớp bán trú (cán bộ quản lý, chỉ đạo, người làm công tác quản lý thu, chi học phí). Tiền bồi dưỡng cho những người tham gia vào việc tổ chức các lớp học 2 buổi/ngày, lớp bán trú được tính chi trả theo buổi.

- Mua vật tư, dụng cụ phục vụ cho các lớp bán trú.

- Chi hỗ trợ cho các hoạt động thường xuyên của nhà trường: Điện, nước, văn phòng phẩm, thông tin liên lạc, ấn phẩm, biên lai, mua dụng cụ, …

Hiệu trưởng các trường có tổ chức lớp học 2 buổi/ngày, lớp bán trú chịu trách nhiệm lập dự toán thu, chi học phí ở lớp 2 buổi/ngày, lớp bán trú; xây dựng định mức chi theo nội dung quy định trên. Mức chi được xây dựng phải đưa vào Quy chế chi tiêu nội bộ của đơn vị trên cơ sở lấy thu bù chi và có dư để dự phòng. Quy chế chi tiêu nội bộ của đơn vị do Hiệu trưởng và Công đoàn nhà trường xây dựng trên cơ sở thông qua Hội nghị cán bộ công chức của trường gửi Phòng Giáo dục và Đào tạo phê duyệt để làm căn cứ thực hiện trong năm học, đồng thời gửi kho bạc Nhà nước nơi đơn vị mở tài khoản giao dịch làm căn cứ kiểm soát chi.

d) Đối với các cơ sở giáo dục mầm non, phổ thông, giáo dục nghề nghiệp và giáo dục đại học ngoài công lập chủ cơ sở được tự chủ về tài chính, chủ động bố trí sử dụng học phí cho các hoạt động của cơ sở theo quy định hiện hành.

3. Toàn bộ số học phí thu được phải nộp vào tài khoản tiền gửi tại Kho bạc Nhà nước

a) Đối với các cơ sở giáo dục trực thuộc Phòng Giáo dục và Đào tạo đã giao quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm về thực hiện nhiệm vụ, tổ chức bộ máy, biên chế tài chính theo Nghị định số 43/2006/NĐ-CP ngày 25/4/2006 của Chính phủ, các cơ sở giáo dục và đào tạo trực thuộc Sở Giáo dục và Đào tạo và các cơ sở giáo dục mầm non, phổ thông, giáo dục nghề nghiệp và giáo dục đại học công lập khác: Nộp 100% số thu học phí vào tài khoản tiền gửi của đơn vị tại Kho bạc Nhà nước nơi đơn vị đăng ký giao dịch.

b) Hàng năm, quí cùng với việc lập dự toán thu, chi từ nguồn Ngân sách Nhà nước cấp, các các cơ sở giáo dục mầm non, phổ thông, giáo dục nghề nghiệp và giáo dục đại học công lập lập dự toán thu qũy học phí báo cáo cơ quan quản lý cấp trên trực tiếp phê duyệt tổng hợp gửi cơ quan tài chính đồng cấp thẩm định và chuyển Kho bạc Nhà nước làm căn cứ cấp phát và kiểm soát chi.

Hàng quí, năm các cơ sở giáo dục trực thuộc Phòng Giáo dục và Đào tạo, Sở Giáo dục và Đào tạo và các cơ sở giáo dục mầm non, phổ thông, giáo dục nghề nghiệp và giáo dục đại học công lập khác quyết toán thu, chi quỹ học phí gửi cáo cơ quan quản lý cấp trên trực tiếp tổng hợp và chuyển cơ quan tài chính làm thủ tục ghi thu, ghi chi ngân sách theo đúng quy định.

c) Công tác kế toán và quyết toán: Các cơ sở giáo dục mầm non, phổ thông, giáo dục nghề nghiệp và giáo dục đại học công lập thực hiện công tác kế toán theo quy định tại Luật Kế toán ngày 17/6/2003; Nghị định 128/2004/NĐ-CP ngày 31/5/2004 của Chính phủ quy định chi tiềt và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Kế toán áp dụng trong lĩnh vực kế toán nhà nước;
Luật Ngân sách Nhà nước ngày 16/12/2002 và các văn bản hướng dẫn Luật;
Quyết định số 19/2006/QĐ-BTC ngày 30/3/2006 của Bộ Tài chính về việc ban hành chế độ kế toán hiện hành của Nhà nước; Thông tư số 185/2010/TT-BTC ngày 15/11/2010 của Bộ tài chính hướng dẫn sửa đổi, bổ sung chế độ kế toán hành chính sự nghiệp theo Quyết định số 19/2006/QĐ-BTC ngày 30/3/2006 của Bộ Tài chính.

Ngoài khoản thu học phí, các cơ sở giáo dục mầm non, phổ thông, giáo dục nghề nghiệp và giáo dục đại học công lập còn được thu lệ phí đăng ký dự thi theo quy định (nếu có).

Các cơ sở giáo dục mầm non, phổ thông, giáo dục nghề nghiệp và giáo dục đại học công lập thực hiện công khai mức thu học phí từng năm theo quy định của Thông tư số 09/2009/TT-BGDĐT ngày 07 tháng 5 năm 2009 của Bộ Giáo dục và Đào tạo về ban hành Quy chế thực hiện công khai đối với cơ sở giáo dục của hệ thống giáo dục quốc dân, cụ thể như sau: Cơ sở giáo dục mầm non được quy định tại điểm a, b khoản 2 Điều 5; Cơ sở giáo dục phổ thông được quy định tại điểm a, b khoản 2 Điều 7; Cơ sở giáo dục nghề nghiệp và giáo dục đại học được quy định tại điểm a, b khoản 3 Điều 13. Người đứng đầu các cơ sở giáo dục trong tỉnh chịu trách nhiệm theo dõi, kiểm tra, quản lý, sử dụng nguồn thu học phí và không được tự đặt ra mức thu và thu thêm bất kỳ một khoản thu nào khác.

Phần thứ III
TỔ CHỨC THỰC HIỆN


1. UBND các huyện, thị xã, thành phố Chỉ đạo phòng, ban có liên quan tổ chức triển khai thực hiện có hiệu quả việc miễn, giảm học phí, hỗ trợ chi phí học tập và cơ chế thu, sử dụng học phí năm học 2013-2014 theo Nghị định số 49/2010/NĐ-CP ngày 14/5/2010 của Chính phủ, Thông tư liên tịch số 29/2010/TTLT-BGDĐT-BTC-BLĐTBXH ngày 15/11/2010 về hướng dẫn thực hiện Nghị định số 49/2010/NĐ-CP, Nghị định số 74/2013/NĐ-CP ngày 15/7/2013 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 49/2010/NĐ-CP của Chính phủ và Quyết định số 05/2011/QĐ-UBND ngày 24/02/2011 của UBND tỉnh ban hành quy định về một số chính sách Dân số-Kế hoạch hoá gia đình giai đoạn 2011-2015 trên địa bàn tỉnh Long An;

2. UBND xã, phường, thị trấn

- Tuyên truyền, phổ biến đến nhân dân về chính sách miễn, giảm học phí, hỗ trợ chi phí học tập theo Nghị định số 49//2010/NĐ-CP ngày 14/5/2010 và Nghị định số 74/2013/NĐ-CP ngày 15/7/2013 của Chính phủ, Quyết định số 05/2011/QĐ-UBND ngày 24/02/2011 của UBND tỉnh ban hành quy định về một số chính sách Dân số-Kế hoạch hoá gia đình giai đoạn 2011-2015 trên địa bàn tỉnh Long An;

- Cấp giấy xác nhận cho các đối tượng theo qui định trong hướng dẫn:

- Tổ chức chi trả tiền hỗ trợ chi phí học tập cho gia đình trẻ em học mẫu giáo và học sinh phổ thông theo quy định.

3. Các cơ sở giáo dục mầm non, phổ thông, giáo dục nghề nghiệp và giáo dục đại học công lập

Cơ sở giáo dục mầm non, phổ thông, giáo dục nghề nghiệp và giáo dục đại học công lập có trách nhiệm thông báo, hướng dẫn phụ huynh học sinh lập thủ tục hồ sơ miễn giảm học phí và hỗ trợ chi phí học tập cho trẻ em học mẫu giáo và học sinh, sinh viên theo đúng qui định.



4. Các cơ sở giáo dục mầm non, phổ thông, giáo dục nghề nghiệp và giáo dục đại học ngoài công lập

Cơ sở giáo dục mầm non, phổ thông, giáo dục nghề nghiệp và giáo dục đại học ngoài công lập có trách nhiệm thông báo, hướng dẫn cho phụ huynh và học sinh, sinh viên biết về các chế độ miễn giảm học phí và hỗ trợ chi phí học tập.



Xác nhận đơn và các giấy tờ khác có liên quan để phụ huynh và học sinh, sinh viên về địa phương được hưởng chế độ miễn giảm học phí và hỗ trợ chi phí học tập cho trẻ em học mẫu giáo và học sinh, sinh viên theo đúng qui định.

5. Phòng Giáo dục và Đào tạo

- Chịu trách nhiệm tổng hợp, thẩm định dự toán gửi Phòng Tài chính-Kế hoạch; tổ chức thực hiện việc miễm, giảm học phí cho trẻ em học mẫu giáo, học sinh trung học cơ sở công lập và thực hiện chi trả cấp bù học phí cho cha mẹ (hoặc người giám hộ) trẻ em học mẫu giáo, học sinh trung học cơ sở ngoài công lập theo đúng quy định; tổng hợp báo cáo về Sở Giáo dục và Đào tạo.

- Chỉ đạo các trường theo phân quản lý có trách nhiệm thông báo và hướng dẫn phụ huynh học sinh lập thủ tục hồ sơ cho việc miễn, giảm học phí, hổ trợ chi phí học tập.

6. Phòng Tài chính - Kế hoạch Chịu trách nhiệm tổng hợp, thẩm định dự toán kinh phí cấp bù học phí, miễn, giảm học phí và hỗ trợ chi phí học tập và phân bổ dự toán kinh phí trên về các đơn vị sử dụng; tổng hợp quyết toán và báo cáo về Sở Tài chính theo qui định.

7. Phòng Nội vụ Phối hợp với Phòng LĐTBXH trong việc thực hiện miễn học phí cho học sinh, sinh viên hệ cử tuyển theo yêu cầu của Sở Nội vụ.

8. Phòng LĐTBXH chịu trách nhiệm lập dự toán kinh phí gửi Phòng Tài chính-Kế hoạch; tổ chức thực hiện chi trả cấp bù học phí cho cha mẹ học sinh, sinh viên có con đang học tại các cơ sở giáo dục nghề nghiệp và giáo dục đại học ngoài công lập; hướng dẫn thủ tục, hồ sơ và lập các thủ tục về tiền hỗ trợ chi phí học tập cho trẻ em học mẫu giáo và học sinh phổ thông đúng quy định; tổng hợp báo cáo về Sở LĐTBXH.

9. Sở Giáo dục và Đào tạo

- Chịu trách nhiệm lập dự toán kinh phí gửi Sở Tài chính; quản lý, tổ chức thực hiện chi trả cấp bù học phí cho cha mẹ (hoặc người giám hộ) học sinh trung học phổ thông.

- Chỉ đạo Phòng Giáo dục và Đào tạo, các cơ sở giáo dục mầm non, phổ thông, cơ sở giáo dục nghề nghiệp trực thuộc và giáo dục đại học công lập, phổ biến đến học sinh, phụ huynh học sinh việc miễn, giảm học phí, hỗ trợ chi phí học tập và hướng dẫn thủ tục hồ sơ cho học sinh; thực hiện việc miễn, giảm học phí cho học sinh theo đúng quy định.

- Phối hợp với các ngành chức năng liên quan kiểm tra và tổng hợp báo cáo việc tổ chức thực hiện từng năm học về UBND tỉnh.

10. Sở Tài chính

- Phối hợp với Sở Giáo dục và Đào tạo, Sở Nội vụ, Sở LĐTBXH tổng hợp kinh phí chi trả cấp bù học phí và hỗ trợ chi phí học tập của tỉnh gửi Bộ Tài chính và thẩm định, phân bổ dự toán kinh phí theo qui định hiện hành.

- Phối hợp với các ngành chức năng liên quan tổ chức kiểm tra việc sử dụng kinh phí cấp bù học phí, miễn, giảm học phí và hỗ trợ chi phí học tập, tổng hợp báo cáo chung về UBND tỉnh.

11. Sở Nội vụ

Phổ biến đến học sinh, sinh viên và hướng dẫn thực hiện việc miễn học phí cho học sinh, sinh viên hệ cử tuyển theo đúng qui định.



12. Sở Lao động - Thương binh và Xã hội

- Chỉ đạo các cơ sở dạy nghề thuộc Sở quản lý thực hiện nghiêm túc chính sách miễn, giảm học phí đối với học sinh, sinh viên học nghề. Phổ biến đến học sinh, sinh viên việc miễn, giảm học phí; hướng dẫn thủ tục hồ sơ cho học sinh, sinh viên; thực hiện miễn, giảm học phí theo đúng qui định.

- Chỉ đạo Phòng LĐTBXH các huyện, thị xã, thành phố thực hiện chi trả cấp bù học phí cho học sinh, sinh viên và hỗ trợ chi phí học tập cho trẻ em học mẫu giáo và học sinh phổ thông đúng theo quy định.

- Phối hợp với các ngành chức năng liên quan tổ chức kiểm tra việc thực

hiện cấp trực tiếp tiền hỗ trợ miễn, giảm học phí và hỗ trợ chi phí học tập ở cơ sở, tổng hợp báo cáo về UBND tỉnh.

13. Các sở, ngành và đoàn thể tỉnh: Chỉ đạo các cơ sở giáo dục mầm non, phổ thông, giáo dục nghề nghiệp và giáo dục đại học trực thuộc thực hiện nghiêm túc chính sách miễn, giảm học phí và hỗ trợ chi phí học tập. Phổ biến đến học sinh, sinh viên việc miễn, giảm học phí; hướng dẫn thủ tục hồ sơ cho học sinh, sinh viên và thực hiện miễn, giảm học phí và hỗ trợ chi phí học tập theo qui định

Hướng dẫn này áp dụng cho năm học 2013 - 2014.

Trong quá trình thực hiện, nếu có vướng mắc đề nghị phản ánh kịp thời bằng văn bản gửi về Sở Giáo dục và Đào tạo, Sở Tài chính, Sở Nội vụ hoặc Sở LĐTBXH để liên Sở xem xét giải quyết./.



SỞ TÀI CHÍNH

KT.GIÁM ĐỐC

PHÓ GIÁM ĐỐC

(Võ Công Khán )


SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
GIÁM ĐỐC


(Trần Hoàng Nhân)

SỞ NỘI VỤ

GIÁM ĐỐC


(Trịnh Việt Hồng)

SỞ LAO ĐỘNG - THƯƠNG BINH

VÀ XÃ HỘI
KT.GIÁM ĐỐC


PHÓ GIÁM ĐỐC
(Hoa Thanh Niên)


Nơi nhận:
- TT.TU, TT.HĐND tỉnh “báo cáo”;

- UBND tỉnh “báo cáo”;

- TT.UBMTTQVN tỉnh;

- Các sở, ban ngành, đoàn thể tỉnh;

- Các Sở: GDĐT,TC, NV, LĐTBXH;

- UBND các huyện, TP, TX;

- KBNN tỉnh, huyện, TP, TX;

- Các cơ sở dạy nghề;

- Phòng GD-ĐT huyện, TP, TX;

- Các trường, trung tâm, đơn vị trực thuộc sở GDĐT;

- Phòng TC-KH huyện, TP, TX;

- Phòng Nội vụ huyện, TP, TX;

- Phòng LĐTB-XH huyện, TP, TX;

- Lưu VT: các Sở GDĐT,TC,NV, LĐTBXH.


PHỤ LỤC 1

CÁC XÃ CÓ ĐIỀU KIỆN KINH TẾ XÃ HỘI KHÓ NHĂN VÀ

ĐẶC BIỆT KHÓ KHĂN TỈNH LONG AN
Tổng cộng: 19 xã của 7 huyện, thị xã

Stt



HUYỆN

Stt



HUYỆN

I

Xã bãi ngang ven biển

1

Phước Vĩnh Đông

Cần Giuộc










II

Xã đặc biệt khó khăn

2

Bình Thạnh

Mộc Hóa

11

Thuận Bình

Thạnh Hóa

12

Tân Hiệp

3

Bình Hòa Tây

13

Tuyên Bình

Vĩnh Hưng

4

Thạnh Trị

Thị xã Kiến Tường

14

Thái Bình Trung

5

Bình Tân

15

Thái Trị

6

Mỹ Quý Đông

Đức Huệ

16

Hưng Điền A

7

Mỹ Quý Tây

8

Mỹ Thạnh Tây

17

Hưng Hà

Tân Hưng

9

Bình Hòa Hưng

18

Hưng Điền

10

Mỹ Bình

19

Hưng Điền B


Каталог: data -> news -> 2013
2013 -> BỘ lao đỘng thưƠng binh và XÃ HỘI
2013 -> Trung tâm công tác xã HỘi thanh niên tp tp. Hồ Chí Minh, ngày 13 tháng 11 năm 2013 danh sách tình nguyện viêN
2013 -> BÁo cáo hoạt động Đội và phong trào thiếu nhi tháng 3/2013
2013 -> LỊch làm việc của ban thưỜng vụ thành đOÀN
2013 -> Số: 162/tm-đTN
2013 -> Của Bộ trưởng Bộ Nội vụ về việc ban hành quy định tiêu chuẩn cụ thể đối với cán bộ, công chức ở xã, phường, thị trấn
2013 -> TIẾng mõ nam lâN
2013 -> THÔng báo về việc triển khai thực hiện các nội dung trong
2013 -> THÔng báo huy động lực lượng tham gia Hội trại truyền thống “Tiếng mõ Nam Lân” năm 2013
2013 -> TỰ HỌc tự RÉn tháng 10 Câu So sánh cương lĩnh cách mạng đầu tiên của Đảng và luận cương chính trị tháng 10/1930? Nêu nguyên nhân sự khác nhau?

tải về 245.06 Kb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   2   3




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương