Trần Đình Bình**, Nguyễn Thị Kim Chi



tải về 241.57 Kb.
Chuyển đổi dữ liệu02.09.2016
Kích241.57 Kb.
#30982




NGHIÊN CỨU PHÂN BỐ VÀ TÍNH KHÁNG THUỐC CỦA VI KHUẨN TỤ CẦU PHÂN LẬP TẠI BỆNH VIÊN TRUNG ƯƠNG HUẾ NĂM 2012

Trần Đình Bình**, Nguyễn Thị Kim Chi*, Nguyễn Thị Nam Liên*,

Mai Văn Tuấn*, Sylvain Godreuil***

*Khoa Vi sinh, Bệnh viện Trung ương Huế

**Bộ môn Vi sinh, Trường Đại học Y Dược Huế

***Khoa Vi sinh, CHU Arnaud de Villeneuve, Montpellier, Cộng hòa Pháp
TÓM TẮT

Mục tiêu: Đánh giá vai trò gây bệnh của Staphylococci và phân bố của chúng cũng như tính kháng thuốc kháng sinh.

Đối tượng và phương pháp: 348 chủng vi khuẩn Staphylococci được phân lập tại Bệnh viện Huế được khảo sát tính chất kháng thuốc kháng sinh.

Kết quả: Số chủng Staphylococcus aureus phân lập được ở nam giới (58,4%) nhiều hơn nữ giới (41,6%). Số chủng Staphylococcus coagulase âm tính phân lập được ở nam giới (66,7%) gấp đôi ở nữ giới (33,3%). Các chủng Staphylococci phân lập được nhiều nhất là ở các Khoa Ngoại (33,0%), nhưng các chủng Staphylococcus coagulase âm tính phân lập được thì các chủng MRCNS ở các khoa Gây mê hồi sức và các khoa Nội cao hơn. Các chủng Staphylococci phân lập được nhiều nhất là từ bệnh phẩm mủ (61,5%). Các chủng vi khuẩn MRSA, sự đề kháng với các kháng sinh đều cao hơn nhiều so với MSSA. Các chủng vi khuẩn MRCNS đề kháng cao với các kháng sinh hơn nhiều so với MSCNS.

Kết luận: khả năng và mức độ gây bệnh của Tụ cầu (Staphylococci) đều rất lớn, đồng thời mức độ và tính chất kháng thuốc kháng sinh của các chủng S.aureusStaphylococcus coagulase âm tính cũng khá tương đồng với nhau.
I. ĐẶT VẤN ĐỀ

Tụ cầu (Staphylococci) được tìm thấy khắp nơi và có thể phân lập từ không khí, bụi, thực phẩm, cơ thể người và động vật. Staphylococci thường hiện diện như một phần khuẩn chí ở người, có thể gây nên nhiều bệnh lý khác nhau từ đơn giản nhất như nhiễm khuẩn da, đến phức tạp hơn như viêm nội tâm mạc, nhiễm khuẩn huyết, áp-xe não và viêm tủy xương …1, [2], 11.

Khả năng gây bệnh của tụ cầu là do vi khuẩn phát triển và lan tràn rộng rãi trong mô cũng như tạo thành nhiều độc tố và enzym. Đồng thời với việc sử dụng rộng rãi ngày càng nhiều loại kháng sinh trong lâm sàng, mức độ kháng thuốc của Staphylococci ngày càng trở nên trầm trọng [2], [11].

Staphylococcus. aureus xâm nhập cơ thể qua da (gốc chân lông, chỗ bị thương) và niêm mạc, không gây nên một chứng bệnh nhất định nhưng thường làm phát sinh nhiều loại nhiễm khuẩn khác nhau. Staphylococcus coagulase âm tính (CNS: Coagulase negative Staphylococcus) thường gây nhiễm khuẩn cơ hội, mặc dù chiếm tỉ lệ không nhiều. Chỉ riệng sự suy giảm miễn dịch của cơ thể tự nó không đủ là yếu tố nguy cơ, nhưng với sự hiện diện của những thiết bị y tế, đưa đến mối đe dọa lớn nhất về nhiễm khuẩn do CNS. Vì thế, CNS trở nên là tác nhân quan trọng giai đoạn hiện nay [3], [11]. Vai trò của CNS trong nhiễm khuẩn bệnh viện gia tăng trong hơn 3 thập kỷ gần đây. [11].

Thực tế ngày càng nhiều các nhiễm khuẩn bệnh viện gây ra do Tụ cầu, các nhiễm khuẩn này xảy ra ở mọi lứa tuổi, nhiều khoa phòng và đơn vị điều trị. Vì thế chúng tôi nghiên cứu đề tài này nhằm đánh giá vai trò gây bệnh của Staphylococci và phân bố của chúng cũng như tính kháng thuốc kháng sinh.



II. ĐỐI TƯỢNG - PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

1. Đối tượng nghiên cứu

Các chủng vi khuẩn Staphylococci được phân lập tại khoa Vi sinh, Bệnh viện Trung Ương Huế và Bệnh viện Trường Đại học Y Dược Huế năm 2012.



2. Phương pháp nghiên cứu

2.1. Vật liệu nghiên cứu

- Hóa chất, sinh phẩm: Các loại môi trường nuôi cấy và thực hiện kháng sinh đồ, thuốc nhuộm Gram, huyết tương thỏ, nước muối sinh lý vô khuẩn, các loại đĩa kháng sinh ... để thực hiện kháng sinh đồ.



- Thiết bị, dụng cụ: Tủ ấm 350C và 370C, tủ lạnh 2-80C, tủ đông -200C, máy ly tâm, tủ an toàn sinh học. Các loại dụng cụ như đèn cồn, kẹp đĩa kháng sinh, thước đo đường kính vòng ức chế, khuyên cấy, tăm bông vô khuẩn...

2.1. Các kỹ thuật sử dụng trong nghiên cứu

- Nuôi cấy Staphylococci

Các bệnh phẩm được cấy trên các môi trường đặc, lỏng tùy theo yêu cầu kỹ thuật của từng loại mẫu nghiệm. Sử dụng các môi trường nuôi cấy sau: Thạch máu, Thạch dinh dưỡng, Canh thang BHI, Thạch nghiêng Chapman…Sau khi cấy bệnh phẩm, tất cả được cho vào tủ ấm 370C, hôm sau tiếp tục khảo sát kết quả.

- Phân lập và định danh Staphylococci:

Khi có khuẩn lạc nghi ngờ (màu sắc trên Chapman, tan máu  trên thạch máu…), làm phiến phết nhuộm Gram kiểm tra hình thái. Sau đó tiến hành phân lập và định danh theo quy trình.

- Xác định độ nhạy cảm của vi khuẩn với các kháng sinh theo phương pháp khuếch tán trên thạch Kirby-Bauer. Đọc kết quả kháng sinh đồ dựa theo tiêu chuẩn của CLSI (2011) đối với S. aureusStaphylococcus coagulase âm tính để xác định mức độ là nhạy cảm (S), trung gian (I) hoặc đề kháng (R) [6].

- Phát hiện Staphylococci kháng Methicillin bằng sử dụng đĩa Cefoxitin [6]:

Đọc kết quả: Đối với S. aureus: ≤ 21 mm = mecA dương tính; ≥ 22 mm = mecA âm tính. Đối với Staphylococcus coagulase âm tính: ≤ 24 mm = mecA dương tính; ≥ 25 mm = mecA âm tính 6.

2.3. Xử lý số liệu: Bằng phần mềm thống kê EPI-INFO 2002.

KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

1. Tổng số Staphylococci phân lập: 348 chủng.

Bảng 1. Số chủng Staphylococci phân lập được



Chủng vi khuẩn

n

%

S. aureus (SA)

267

76,7

Staphylococcus coagulase âm tính (CNS)

81

23,3

Cộng

348

100,0

- S. aureus (SA)

- Staphylococcus coagulase âm tính (Coagulase negative Staphylococcus: CNS)



2. Tỷ lệ phân lập Staphylococci theo giới tính:

Bảng 2. Tỷ lệ Staphylococcus aureus theo giới tính



Giới tính

Staphylococcus aureus

Tổng cộng

Staphylococcus coagulase âm tính

Tổng cộng

MRSA

MSSA

MRCNS

MSCNS

n

%

n

%

n

%

n

%

n

%

n

%

Nam

105

64,0

51

49,5

156

58,4

36

67,9

18

64,3

54

66,7

Nữ

59

36,0

52

50,5

111

41,6

17

32,1

10

35,7

27

33,3

Tổng cộng

164

61,4

103

38,6

267

76,7

53

65,4

28

34,6

81

23,3

MRSA: Methicillin resistance S. Aureus, MSSA: Methicillin sensitivity S. aureus

MRCNS: Methicillin resistance coagulase negative Staphylococcus

MSCNS: Methicillin sensitivity coagulase negative Staphylococcus

Số chủng Staphylococcus aureus phân lập được ở nam giới (58,4%) nhiều hơn nữ giới (41,6%). Tỷ lệ phân lập MSSA cân bằng ở hai giới, nhưng tỷ lệ phân lập MRSA ở nam giới (64,0%) cao gần gấp đôi nữ giới (36,0%). Sự khác biệt về phân bố này có ý nghĩa thống kê (p <0,05).

Số chủng Staphylococcus coagulase âm tính phân lập được ở nam giới (66,7%) gấp đôi ở nữ giới (33,3%). Tỷ lệ phân lập MSCNS và MRCNS ở nam giới cao đều cao hơn ở nữ giới, sự khác biệt này có ý nghĩa thống kê (p < 0,05).

3. Tỷ lệ phân lập Staphylococcus theo tuổi:

Bảng 3. Tỷ lệ Staphylococci theo tuổi



Nhóm tuổi

Staphylococcus aureus

Staphylococcus coagulase âm tính

Tổng cộng

MRSA

MSSA

MRCNS

MSCNS

< 10

51

31,1

31

30,1

8

15,1

1

3,6

91

26,1

10 đến < 20

10

6,1

8

7,8

4

7,5

1

3,6

23

6,6

20 đến < 30

29

17,7

11

10,7

10

18,9

6

21,4

56

16,1

30 đến < 40

14

8,5

13

12,6

5

9,5

4

14,3

36

10,3

40 đến < 50

20

12,2

12

11,6

7

13,2

4

14,3

43

12,4

50 đến < 60

15

9,2

13

12,6

7

13,2

7

25,0

32

9,2

 60

25

15,2

15

14,6

12

22,6

5

17,9

57

16,4

Tổng cộng

164

100,0

103

100,0

53

100,0

28

100,0

348

100,0

Tỷ lệ phân lập các Staphylococci cao nhất ở trẻ em dưới 10 tuổi (tỷ lệ 26,1%), tiếp đến là nhóm 60 tuổi trở lên (16,4%) và nhóm 20 đến 30 tuổi (16,1%).

Tỷ lệ phân lập các chủng MRSA cao nhất ở trẻ em dưới 10 tuổi (chiếm tỷ lệ 31,1%), tiếp đến là nhóm 20 đến 30 tuổi (17,7%) và nhóm 60 tuổi trở lên (15,2%). Tỷ lệ phân lập các chủng MSSA cũng phân bố tương tự.

Tỷ lệ phân lập các chủng MRCNS cao nhất ở lứa tuổi 60 trở lên (22,6%) và nhóm từ 20 đến 30 tuổi (18,9%). Các chủng MSCNS phân bố cao nhất ở nhóm tuổi 50 đến 60 (25,0%) rồi mới đến nhóm 20 đến 30 tuổi (21,4%).

4. Tỷ lệ phân lập Staphylococci theo khoa, phòng:

Bảng 4. Tỷ lệ phân lập Staphylococci theo khoa, phòng



Khoa

MRSA

MSSA

MRCNS

MSCNS

Cộng

n

%

n

%

n

%

n

%

n

%

Các khoa Ngoại

49

64,5

27

35,5

20

51,3

19

48,7

115

33,0

Các khoa GMHS

31

88,6

4

11,4

10

90,9

1

9,1

46

13,2

Các khoa Nội

13

43,3

17

56,7

10

90,9

1

9,1

41

11,8

Tai Mũi Họng

18

57,3

14

42,7

1

50,0

1

50,0

34

9,8

Trung tâm Nhi khoa

17

58,6

12

41,4

1

100

0

0

30

8,6

Khám bệnh

15

68,2

7

31,8

0

0

0

0

22

6,3

Da liễu

5

45,5

6

54,5

2

40,0

3

60,0

16

4,6

Cấp cứu hồi sức

3

42,9

4

57,1

3

75,0

1

25,0

11

3,2

Phụ sản

2

40,0

3

60,0

2

66,7

1

33,3

8

2,3

Răng Hàm Mặt

1

16,7

5

83,3

0

0

0

0

6

1,7

Các khoa khác

10

71,4

4

28,6

4

80,0

1

20,0

19

5,5

Tổng cộng

164

103

53

28

348

100,0

Các chủng Staphylococci phân lập được nhiều nhất là ở các Khoa Ngoại (33,0%). Với các chủng S. aureus, tỷ lệ MRSA/MSSA ở các khoa Ngoại cũng cao hơn các khoa khác (trừ các khoa Gây mê hồi sức, khoa Da liễu). Sự khác biệt về phân bố này có ‎ nghĩa thống kê (p<0,05). Ở các khoa Gây mê hồi sức, tỷ lệ MRSA chiếm ưu thế so với MSSA, sự khác biệt này có ‎ nghĩa thống kê (p< 0,05). Riêng với khoa Răng Hàm Mặt, 5/6 chủng S. aureus đều nhạy cảm với Methicillin, chiếm tỷ lệ 83,3% (p< 0,05).

Với các chủng Staphylococcus coagulase âm tính phân lập được, các chủng MRCNS ở các khoa Gây mê hồi sức và các khoa Nội cao hơn các khoa khác, sự khác biệt này có ‎ nghĩa thống kê (p< 0,05).



5. Tỷ lệ phân lập Staphylococci theo mẫu bệnh phẩm:

Bảng 5. Tỷ lệ phân lập Staphylococci theo mẫu bệnh phẩm



Bệnh phẩm

MRSA

MSSA

MRCNS

MSCNS

Cộng

n

%

n

%

n

%

n

%

n

%

Mủ

89

60,5

58

39,5

45

67,2

22

32,8

214

61,5

Đàm

26

81,3

6

18,7

0

0,0

0

0,0

32

9,2

Dịch mũi

22

66,7

11

33,3

0

0,0

0

0,0

33

9,5

Máu

10

40,0

15

60,0

1

100,0

0

0,0

26

7,5

Dịch tai

7

50,0

7

50,0

0

0,0

0

0,0

14

4,0

Các loại dịch khác

6

75,0

2

25,0

1

16,7

5

83,3

14

4,0

Catheter

1

100,0

0

0,0

6

100,0

0

0,0

7

2,0

Nước tiểu

2

66,7

1

33,3

0

0,0

0

0,0

3

0,9

Dịch màng phổi

1

50,0

1

50,0

0

0,0

1

100,0

3

0,9

Dịch âm đạo

0

0,0

2

100,0

0

0,0

0

0,0

2

0,6

Tổng cộng

164

103

53

28

348

100,0

Các chủng Staphylococci phân lập được nhiều nhất là từ bệnh phẩm mủ (61,5%). Tuy nhiên với loại bệnh phẩm đàm, tỷ lệ S. aureus phân lập đề kháng Methicillin cao hơn so với các loại bệnh phẩm khác (81,3%).

Các chủng Staphylococcus coagulase âm tính phân lập được ở bệnh phẩm từ mẫu catheter đều kháng với Methicillin (100,0%).


6. Mức độ đề kháng kháng sinh của Staphylococci

Bảng 6. Mức độ đề kháng kháng sinh của Staphylococci



Kháng sinh

MRSA

MSSA

p

MRCNS

MSCNS

p

n

% R

n

% R

n

% R

n

% R

Vancomycin

164

0,0

103

0,0




53

0,0

28

0,0




Cefoxitin

164

100,0

103

0,0




53

100,0

28

0,0




Gentamycin

151

45,1

95

31,6




53

66,1

28

14,3

<0,05

Amikacin

160

38,1

98

16,3

<0,05

52

48,1

28

10,7

<0,05

Tetracyclin

161

65,2

99

16,2

<0,05

52

23,1

28

25,0




Trimethoprim-sulfamethoxazole

159

22,1

99

2,1

<0,05

53

54,7

28

25,0




Chloramphenicol

155

38,7

99

19,2

<0,05

53

41,5

28

17,6




Ciprofloxacin

161

44,1

102

36,3




51

66,7

28

14,3

<0,05

Clindamycin

151

85,4

93

47,3

<0,05

51

49,0

27

37,1




Erythromycin

163

88,3

96

57,3

<0,05

52

94,2

28

50,0




Với các chủng vi khuẩn MRSA, sự đề kháng với các kháng sinh đều cao hơn nhiều so với MSSA. Đối với Amikacin, Tetracyclin, Trimethoprim-sulfamethoxazole, Chloramphenicol, Clindamycin và Erythromycin, sự đề kháng của 2 nhóm vi khuẩn khác biệt có ý‎ nghĩa thống kê (p< 0,05).

Các chủng vi khuẩn MRCNS đề kháng cao với các kháng sinh hơn nhiều so với MSCNS. Đối với Gentamicin, Amikacin, và Ciprofloxacin, sự đề kháng của 2 nhóm vi khuẩn này khác biệt có ý‎ nghĩa thống kê (p< 0,05).


IV. BÀN LUẬN

Trong 348 chủng Staphylococci chúng tôi phân lập được, có 267 chủng S. aureus (76,7%) và 81 chủng CNS (23,3%). Tỷ lệ MRSA/S. aureus là 61,4% và MRCNS/CNS là 65,4%. Phương pháp tầm soát Staphylococci kháng Methicillin chúng tôi sử dụng là khuếch tán trên thạch với các khoanh giấy Cefoxitin (30 μg).

Số chủng Staphylococcus aureus phân lập được ở nam giới (58,4%) nhiều hơn nữ giới (41,6%). Tỷ lệ phân lập MSSA cân bằng ở hai giới, nhưng tỷ lệ phân lập MRSA ở nam giới (64,0%) cao gần gấp đôi nữ giới (36,0%). Sự khác biệt về phân bố này có ý nghĩa thống kê (p <0,05). Theo Trần Đỗ Hùng (2013) ghi nhận tỷ lệ S. aureus ở nam là 50,6% và ở nữ là 49,4% [3]. Phạm Hùng Vân (2005) ghi nhận tỷ lệ MRSA là 47% [4]. Al-Baidani Abdul Rahman H. (2011) [5] và tác giả Orji I. (2012) [9] cũng ghi nhận không có sự khác biệt về tỷ lệ phận lập S. aureus theo giới. Với số lượng nghiên cứu rất lớn ở châu Âu, trong nghiên cứu 53.264 chủng S. aureus trong mẫu máu của 27 quốc gia châu Âu trong giai đoạn 1999-2002, đã ghi nhận MRSA thường gặp ở nam (21%) hơn nữ (18%) với p< 0,01 [7].

Số chủng Staphylococcus coagulase âm tính phân lập được ở nam giới (66,7%) gấp đôi ở nữ giới (33,3%). Tỷ lệ phân lập MSCNS và MRCNS ở nam giới cao đều cao hơn ở nữ giới, sự khác biệt này có ý nghĩa thống kê (p < 0,05). Tác giả Farajzadeh Sheikh Ahmad (2012) ghi nhận trong 134 chủng CNS phân lập được, có 57,5% chủng từ nam và 42,5% từ nữ [8].

Tỷ lệ phân lập các Staphylococci cao nhất ở trẻ em dưới 10 tuổi (tỷ lệ 26,1%), tiếp đến là nhóm 60 tuổi trở lên (16,4%) và nhóm 20 đến 30 tuổi (16,1%). Tỷ lệ phân lập các chủng MRSA cao nhất ở trẻ em dưới 10 tuổi (chiếm tỷ lệ 31,1%), tiếp đến là nhóm 20 đến 30 tuổi (17,7%) và nhóm 60 tuổi trở lên (15,2%). Tỷ lệ phân lập các chủng MSSA cũng phân bố tương tự.

Tỷ lệ phân lập các chủng MRCNS cao nhất ở lứa tuổi 60 trở lên (22,6%) và nhóm từ 20 đến 30 tuổi (18,9%). Các chủng MSCNS phân bố cao nhất ở nhóm tuổi 50 đến 60 (25,0%) rồi mới đến nhóm 20 đến 30 tuổi (21,4%). Nghiên cứu của Trần Đỗ Hùng (2013) ghi nhận tỷ lệ S. aureus phân lập ở nhóm từ 61 tuổi trở lên là cao nhất (34 %), tiếp đến là nhóm tuổi từ 41 đến 60 (31,7%) [3].

Al-Baidani Abdul Rahman H. (2011) cho rằng tỷ lệ S. aureus gặp nhiều ở nhóm tuổi dưới 30 (53,5%) [5]. Trong nghiên cứu các chủng S. aureus trong mẫu máu của 27 quốc gia châu Âu, đã ghi nhận tuổi của bệnh nhân bị nhiễm khuẩn huyết do MRSA thường lớn tuổi hơn so với nhiễm do MSSA [7]. Theo tác giả Piette A., các loại nhiễm khuẩn do CNS thường gặp là nhiễm khuẩn huyết (chiếm khoảng 30% các nhiễm khuẩn bệnh viện), nhiễm khuẩn liên quan đến catheter, viêm nội nhãn, nhiễm khuẩn vết mổ… [11]. Đây là những bệnh l‎ý thường gặp ở người lớn tuổi hơn so với trẻ em, do vậy CNS thường phân lập được ở nhóm tuổi này nhiều hơn.

Các chủng Staphylococci phân lập được nhiều nhất là ở các Khoa Ngoại (33,0%). Với các chủng S. aureus, tỷ lệ MRSA/MSSA ở các khoa Ngoại cũng cao hơn các khoa khác (trừ các khoa Gây mê hồi sức, khoa Da liễu). Sự khác biệt về phân bố này có ‎ nghĩa thống kê (p<0,05). Ở các khoa Gây mê hồi sức, tỷ lệ MRSA chiếm ưu thế so với MSSA, sự khác biệt này có ‎ nghĩa thống kê (p< 0,05).

Với các chủng Staphylococcus coagulase âm tính phân lập được, các chủng MRCNS ở các khoa Gây mê hồi sức và các khoa Nội cao hơn các khoa khác, sự khác biệt này có ‎ nghĩa thống kê (p< 0,05).

Các chủng Staphylococci phân lập được nhiều nhất là từ bệnh phẩm mủ (61,5%). Tuy nhiên với loại bệnh phẩm đàm, tỷ lệ S. aureus phân lập đề kháng Methicillin cao hơn so với các loại bệnh phẩm khác (81,3%). Kết quả của chúng tôi phù hợp với một số nghiên cứu trong nước như tại Bệnh viện Nhi Đồng 2,TPHCM, phần lớn S. aureus được phân lập từ mủ (61/256 chủng, tỷ lệ 23,8 %) [2]. Tại Bệnh viện đa khoa Trung ương Cần Thơ, các tác giả ghi nhận đã phân lập S. aureus nhiễu nhất từ mẫu bệnh phẩm mủ (174/312 chủng, tỷ lệ: 55,8%), tiếp đến là đàm (87/312 chủng, tỷ lệ: 27,9%) [3]. Phạm Hùng Vân (2005) cũng ghi nhận 73% số chủng S. aureus phân lập được từ mủ, 13% từ mẫu đàm, 10% từ máu và 4% từ nước tiểu…[4].

Các chủng Staphylococcus coagulase âm tính phân lập được ở bệnh phẩm từ mẫu catheter đều kháng với Methicillin (100,0%). Nhiều nghiên cứu đã ghi nhận tỷ lệ cao CNS phân lập từ máu. Ở Bệnh viện Nhi Đồng 2, phần lớn CNS được phân lập từ máu (94/119 chủng, tỷ lệ gần 79%) [2]. Với nghiên cứu tại 5 bệnh viện ở Pakistan của tác giả Perveen Irum (2013), tỷ lệ MRCNS phân lập nhiều nhất từ mủ (19/46 chủng MRCNS, tỷ lệ 41,3%) và nước tiểu (16/46 chủng MRCNS, tỷ lệ 34,8%) [10].

Với các chủng vi khuẩn MRSA, sự đề kháng với các kháng sinh đều cao hơn nhiều so với MSSA. Đối với Amikacin, Tetracyclin, Trimethoprim-sulfamethoxazole, Chloramphenicol, Clindamycin và Erythromycin, sự đề kháng của 2 nhóm vi khuẩn khác biệt có ý‎ nghĩa thống kê (p< 0,05). Tỷ lệ kháng Trimethoprim-sulfamethoxazole (n=223) của S. aureus ở bệnh viện Cần Thơ là 27,6 % [3]. Tỷ lệ S. aureus kháng Erythromycin ở bệnh viện Nhi Đồng 2 (TPHCM) (2006) là 68,8% [2], tỷ lệ kháng của S. aureus ở bệnh viện Cần Thơ với Erythromycin (n=46) là 80,4%, kháng Clindamycin (n=69) là 76% [3], tác giả Phạm Hùng Vân (2005) ghi nhận tỷ lệ kháng Erythromycin của 235 chủng S. aureus là 63% [4]. Nghiên cứu của Perveen Irum (2013) cũng có kết quả tương tự với MRSA kháng Erythromycin là 85,8%, kháng Co-trimoxazole là 86,5% [10]. Trong số 348 chủng, chưa phát hiện trường hợp nào của S. aureus đề kháng Vancomycin. Các nghiên cứu khác trong nước đều ghi nhận tỷ lệ kháng Vancomycin của S. aureus còn ở mức thấp: từ tỷ lệ 0% ở Bệnh viện Trung ương Cần Thơ [3], nghiên cứu đa trung tâm của tác giả Phạm Hùng Vân [4], cho đến tỷ lệ 1,2% của bệnh viện Nhi Đồng 2 (TPHCM) [2].

Các chủng vi khuẩn MRCNS đề kháng cao với các kháng sinh hơn nhiều so với MSCNS. Đối với Gentamicin, Amikacin, và Ciprofloxacin, sự đề kháng của 2 nhóm vi khuẩn này khác biệt có ý‎ nghĩa thống kê (p< 0,05). Nhiều nghiên cứu đã cho thấy tỷ lệ kháng Erythormycin, Clindamycin rất cao như ở bệnh viện Nhi Đồng 2 (TPHCM) (2006) tỷ lệ CNS kháng Erythromycin là 73,6%, tỷ lệ kháng Vancomycin là 2,2%, tỷ lệ MRCNS là 43% [2]. Tác giả Perveen Irum (2013) với 46 chủng MRCNS ở Pakistan, tỷ lệ kháng Vancomycin là 0%, kháng Erythromycin là 78,3%, Cotrimoxazole là 73,9% [10]. Ngược lại, tác giả Farajzadeh Sheikh Ahmad (2012) thực hiện kháng sinh đồ trên 134 chủng CNS đã ghi nhận tỷ lệ kháng Vancomycin là 20,1%, kháng Methicillin là 94% [8].

Như vậy, khả năng và mức độ gây bệnh của Tụ cầu (Staphylococci) đều rất lớn, đồng thời mức độ và tính chất kháng thuốc kháng sinh của các chủng S.aureusStaphylococcus coagulase âm tính cũng khá tương đồng với nhau. Điều này cảnh báo cho các thầy thuốc cả trong chẩn đoán vi sinh vật vi khuẩn Staphylococci và cả trong điều trị các nhiễm khuẩn do chúng gây ra.



V. KẾT LUẬN

Số chủng Staphylococcus aureus phân lập được ở nam giới (58,4%) nhiều hơn nữ giới (41,6%). Số chủng Staphylococcus coagulase âm tính phân lập được ở nam giới (66,7%) gấp đôi ở nữ giới (33,3%).

Tỷ lệ phân lập các Staphylococci cao nhất ở trẻ em dưới 10 tuổi (tỷ lệ 26,1%), tiếp đến là nhóm 60 tuổi trở lên (16,4%) và nhóm 20 đến 30 tuổi (16,1%).

Các chủng Staphylococci phân lập được nhiều nhất là ở các Khoa Ngoại (33,0%), nhưng các chủng Staphylococcus coagulase âm tính phân lập được, các chủng MRCNS ở các khoa Gây mê hồi sức và các khoa Nội cao hơn. Các chủng Staphylococci phân lập được nhiều nhất là từ bệnh phẩm mủ (61,5%). Các chủng vi khuẩn MRSA, sự đề kháng với các kháng sinh đều cao hơn nhiều so với MSSA. Các chủng vi khuẩn MRCNS đề kháng cao với các kháng sinh hơn nhiều so với MSCNS.



TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Bộ Y tế (2009). Báo cáo sử dụng kháng sinh và kháng kháng sinh tại 15 bệnh viện Việt Nam năm 2008-2009, Dự án Hợp tác toàn cầu về kháng kháng sinh GARP Việt Nam và Đơn vị Nghiên cứu Lâm sàng ĐH Oxford.

2. Phạm Đình Hòa, Trần Ngọc Anh (2006), “Khảo sát vi khuẩn gây bệnh và sự nhạy cảm kháng sinh tại bệnh viện Nhi Đồng 2 năm 2004”, Y học TP. Hồ Chí Minh, Tập 10, Phụ bản số 2, tr. 113-118.

3. Trần Đỗ Hùng, Trần Thái Ngọc (2013).Nghiên cứu sự đề kháng kháng sinh và sinh men -lactamase phổ rộng của S. aureus được phân lập từ những bệnh phẩm tại bệnh viện đa khoa trung ương Cần Thơ, Y học thực hành (869), Số 5, tr. 75-79.

4. Phạm Hùng Vân, Phạm Thái Bình (2005). Tình hình đề kháng kháng sinh của vi khuẩn Staphylococcus aureus - Kết quả nghiên cứu đa trung tâm thưc hiện trên 235 chủng vi khuẩn, Y Học Thực Hành ISSN 0866-7241, số 513, tr. 244-248.

5. Al-Baidani Abdul Rahman H., Wagih A. El-Shouny, Taha M. Shawa (2011). Antibiotic susceptibility pattern of methicillin-resistant Staphylococcus aureus in three hospitals at Hodeidah city, Yemen, Global Journal of Pharmacology, Vol. 5 (2), p. 106-111.

6. Clinical and Laboratory Standards Institute (CLSI) (2011) Performance Standards for Antimicrobial Susceptibility Testing; Twenty-Second Informational Supplement, M 100-S21,Vol. 31, No. 1.

7. European Centre for Disease Prevention and Control (2012), “Antimicrobial resistance surveillance in Europe 2011”, Surveillance Report, p. 55-58.

8. Farajzadeh Sheikh Ahmad, Manijeh Mehdinejad (2012), “Identification and determination of coagulase-negative Staphylococci species and antimicrobial susceptibility pattern of isolates from clinical specimens”, African Journal of Microbiology Research, Vol. 6(8), p. 1669-1674.

9. Orji I., Nworie A., Eze U. A., Agberotimi I. O. (2012), “The prevalence and antimicrobial susceptibility profile of methicillin-resistant Staphylococcus aureus isolates from clinical specimens in a tertiary hospital, south east Nigeria”, Continental J. Pharmaceutical Sciences, Vol. 6 (1), p. 23-29.



10. Perveen Irum, Abdul Majid, Sobia Knawal (2013), “Prevalence and antimicrobial susceptibility pattern of Methicillin-resistant Staphylococcus aureus and coagulase-negative Staphylococci in Rawalpindi, Pakistan”, British Journal of Medicine & Medical Research, Vol. 3(1), p. 198-209.

11. Piette A., G. Verschraegen (2008), “Role of coagulase negative staphylococci in human disease”, Veterinary Microbiology, Vol. 134, p. 1-30.
Каталог: UploadFiles -> TinTuc -> 2014
2014 -> QUẢn lý nuôi trồng thủy sản dựa vào cộng đỒNG
2014 -> Nghị định số 60/2003/NĐ-cp ngày 6/6/2003 quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành Luật Ngân sách Nhà nước
2014 -> ĐƠn vị CẤp trên cộng hoà XÃ HỘi chủ nghĩa việt nam
2014 -> THỦ TƯỚng chính phủ Số: 1072
2014 -> Ủy ban nhân dân tỉnh thừa thiên huế
2014 -> VÀ ĐỊnh hưỚng đẾn năM 2020 I. ĐÁnh giá KẾt quả thực hiện qui hoạch giáo dục và ĐÀo tạo giai đOẠN 2008 2013
2014 -> Các cơ quan: Văn phòng HĐnd và ubnd, Tư pháp, Tài chính- kế hoạch, Công thương, Nông nghiệp và ptnt, Tài nguyên và Môi trường, Văn phòng Đăng ký quyền sử dụng đất
2014 -> ĐÁnh giá TÌnh trạng chăm sóc sức khoẻ CÁc bà MẸ trưỚc và sau sinh tại các xã miền núi huyện phong đIỀn ths. Bs. Nguyễn Mậu Duyên. Ths. Bs. Nguyễn Nhật Nam
2014 -> BỘ giáo dục và ĐÀo tạo cộng hòa xã HỘi chủ nghĩa việt nam độc lập Tự do Hạnh phúc
2014 -> TỈnh thừa thiên huế

tải về 241.57 Kb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương