Trần Minh Hợi2 TÓm tắT



tải về 415.28 Kb.
trang1/3
Chuyển đổi dữ liệu28.11.2017
Kích415.28 Kb.
#34721
  1   2   3
KẾT QUẢ ĐIỀU TRA CÁC LOÀI THUỘC NGÀNH HẠT TRẦN (GYMNOSPERMAE)

TẠI KHU BẢO TỒN THIÊN NHIÊN XUÂN LIÊN, TỈNH THANH HÓA

Mai Văn Chuyên1, Trần Minh Hợi2

TÓM TẮT

Khu bảo tồn thiên nhiên (Khu BTTN) Xuân Liên thuộc huyện Thường Xuân, tỉnh Thanh Hóa. Đây là khu vực không chỉ chứa đựng giá trị đa dạng sinh học cao mà còn là rừng phòng hộ đầu nguồn xung yếu cho hồ thủy lợi - thủy điện Cửa Đạt nói riêng và vùng hạ lưu tỉnh Thanh Hóa nói chung. Các loài thuộc ngành Thông đóng vai trò rất quan trọng trong hệ sinh thái rừng của khu bảo tồn. Kết quả điều tra góp phần giúp công tác quản lý và bảo tồn lâu dài khu hệ thực vật ở đây. Nghiên cứu được thực hiện trong năm 2010, đã xác định được 7 loài Hạt trần thuộc 4 họ và đã mô tả được đặc điểm hình thái, sinh thái, phân bố, khả năng tái sinh tự nhiên của các loài Thông điều tra được trong toàn khu bảo tồn: Calocedrus macrolepis (Kurz) Benth&Hook, Fokienia hodginsii (Dunn) Henry et Thomas, Cunninghamia konishii Hayata, Dacrycarpus imbricatus (Blume) D. Laub, Nageia wallichiana (C.Presl) O.Kuntze, Podocarpus neriifolius D. Don, Amentotaxus argotaenia (Hance) Pilger; trong đó có 4 loài có tên trong sách đỏ Thế giới, 3 loài có tên trong sách đỏ Việt Nam năm 2007.

I. ĐẶT VẤN ĐỀ

Vùng Trường Sơn Bắc là một trong những khu vực có độ che phủ cao nhất của rừng tự nhiên trong toàn quốc. Thanh Hóa là tỉnh phía Bắc của vùng này với độ che phủ của rừng đạt 49,1%. Khu BTTN Xuân Liên được thành lập theo Quyết định số 3029/1999/QĐ-UB ngày 17/12/1999 của UBND Tỉnh Thanh Hoá, với diện tích 26.303,6 ha, là nơi chứa đựng đa dạng sinh học cao, nơi cư trú của rất nhiều loài động, thực vật quý hiếm và đặc hữu. Trong hệ thực vật các loài Hạt trần có nguồn gốc cổ xưa nhất, chúng có vai trò quan trọng để duy trì sự cân bằng trong hệ sinh thái rừng và là đối tượng rất nhạy cảm đối với tác động của con người cũng như những biến đổi của môi trường. Các loài Hạt trần ở khu BTTN Xuân Liên không chỉ có ý nghĩa về mặt khoa học mà còn có giá trị kinh tế, thẩm mỹ cao, tuy nhiên những nghiên cứu về các loài Hạt trần ở đây còn hạn chế, mặc dù đã có nhiều nỗ lực nhưng tập thể, cán bộ khu bảo tồn mới dừng lại ở việc điều tra, thống kê thành phần loài và bảo vệ nguyên vẹn, hạn chế sự thất thoát tài nguyên ra khỏi khu bảo tồn; chưa có thông tin đầy đủ về đặc điểm sinh thái, phân bố của các loài thuộc ngành Hạt trần dẫn đến quy hoạch thiếu hoặc sai vùng bảo tồn thích hợp cho sự tồn tại của chúng.



Năm 2010, chúng tôi đã tiến hành nhiều đợt điều tra, nghiên cứu tại khu BTTN Xuân Liên nhằm đánh giá đầy đủ nhất thông tin về các loài Hạt trần hiện có làm cơ sở cho việc xác lập các ưu tiên quản lý, bảo tồn. Báo cáo này chỉ giới thiệu một số kết quả chính của chương trình nghiên cứu; góp phn bo tn tài nguyên đa dng sinh hc ca tnh Thanh Hóa nói riêng và trên bình din quc gia, quc tế nói chung.

II. NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

1. Ni dung nghiên cu

- Đặc điểm thành phần loài thuộc ngành Hạt trần tại khu BTTN Xuân Liên

- Đặc điểm hình thái, phân bố, sinh thái, khả năng tái sinh tự nhiên và tính cạnh tranh của các loài đối với từng loài Hạt trần ở khu BTTN Xuân Liên.

2. Phương pháp nghiên cu

- Phương pháp kế thừa có chọn lọc từ các nguồn số liệu, tài liệu của các tác giả nghiên cứu trước đây.



-
1 Ths.Phó Trưởng phòng QLBVR - Chi cục Kiểm lâm Thanh Hóa

2 PGS.TS. Viện Sinh thái và Tài nguyên Sinh vật - Viện KH&CN Việt Nam
Ph
ương pháp thu thập, điều tra, khảo sát thực địa: điều tra thu thập số liệu theo tuyến (tuyến điều tra vạch sẵn trên bản đồ địa hình, chiều dài tuyến không giống nhau đảm bảo qua tất cả các trạng thái rừng, chúng tôi xác định 15 tuyến điều tra chính và 2 tuyến điều tra phụ với tổng chiều dài tuyến là 34,167 km); điều tra thu thập số liệu trong điều tra lâm học (thiết lập ô tiêu chuẩn điều tra cá thể tầng cây cao, cây cạnh tranh, ô dạng bản điều tra tái sinh, sử dụng định vị toàn cầu (GPS) để xác định độ cao phân bố của từng cá thể các loài Hạt trần).

- Phân loại, định tên theo các tài liệu chuyên môn: Cây lá kim Vit Nam của Philip Ian Thomas, Nguyễn Đức Tố Lưu; Cây c Vit Nam của Phạm Hoàng Hộ; Thông Việt Nam nghiên cứu hiện trạng bảo tồn 2004 của Nguyn Tiến Hip, Phan Kế Lc, Nguyễn Đức Tố Lưu, Philip Ian Thomas, Alios Farjon, Leonid Averyanov và Jacinto Regalado Jr; Thực vật rừng của Lê Mộng Chân và tham vấn, định loại trực tiếp của các chuyên gia GS.TS Nguyễn Nghĩa Thìn, PGS.TS Nguyễn Tiến Hiệp...

- Phương pháp tổng hợp và xử lý số liệu bằng phần mềm Excel; spss và sử dụng các cấp đánh giá của Sách đỏ Việt Nam, 2007 (Phần II-Thực vật), các tiêu chuẩn đánh giá của IUCN (2009), Nghị định 32/2006/NĐ-CP ngày 30/3/2006 của Chính phủ.

III. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

1. Thành phần loài thuộc ngành Thông tại khu BTTN Xuân Liên

Kết quả nghiên cứu, điều tra, xác định được 7 loài Thông thuộc 7 chi, 4 họ thực vật phân bố tại 4 tiểu khu (484, 489, 497, 516) thuộc 2 khu vực là Bản Vịn và Pù Gió. Họ Kim giao có số lượng loài nhiều nhất (3 loài), tiếp đến là họ Hoàng đàn (2 loài) và 2 họ Bụt mọc, Thông đỏ mỗi họ 1 loài, cụ thể:



TT

Tên phổ thông

Tên khoa học

Độ cao phân bố (m)

Hiện trạng bảo tồn

Quốc tế (IUCN, 2000)

Sách đỏ VN 2007

Nghị định 32/NĐ-CP

1. H Hoàng đàn

1.Cupressaceae













1

Pơ mu

Fokienia hodginsii (Dunn) A.Henry et Thomas.

903-1.505

Sp b tuyt chng A1c

EN

A1a,c,d


IIA

2

Bách xanh

Calocedrus macrolepis (Kurz) Benth&Hook

1.376 - 1.427

Sp b tuyt chng B1+2b

EN A1a,c,d, B1+2b,c

IIA

2. Họ Bụt mọc

2. Taxodiaceae













3

Sa mộc dầu

Cunninghamia konishii Hayata

1.008 - 1.467m

Sắp bị tuyệt chủng A1c

VU A1a,d,C1

IIA

3. H Kim giao

3. Podocarpaceae













4

Thông nàng

Dacrycarpus imbricatus (Blume) D. Laub

807-1.468

Ít liên quan

NE




5

Kim giao núi đất

Nageia wallichiana (C.Presl) O.Kuntze

1268

Ít liên quan

NE




6

Thông tre lá dài

Podocarpus neriifolius D. Don

805-1.468

Ít liên quan

NE




4. Họ Thông đỏ

4. Taxaceae













7

Dẻ tùng sọc trắng

Amentotaxus argotaenia (Hance) Pilger

1.351- 1.474

Sắp bị tuyệt chủng A1c

NE




Chú thích : Nguy cấp: EN ; Sẽ nguy cấp: VU ; Chưa đánh giá: NE

2. Đặc điểm hình thái, phân bố, sinh thái và khả năng tái sinh tự nhiên của các loài Hạt trần

2.1.Loài Pơ mu (Fokienia hodginsii (Dunn) A. Henry et Thomas.)

- Đặc điểm hình thái: Cây gỗ lớn, chiều cao 25-30m hoặc hơn, đường kính đạt tới 150-200 cm, thân thẳng, tán lá hình tháp. Cành mang lá dẹp, mặt trên lá có màu lục thẩm, mặt dưới màu xanh nhạt. Nón cái trưởng thành hình cầu, khi chín tách thành 5-8 đôi vảy, mỗi quả có 10-12 hạt, hạt có 2 cánh lệch.



- Phân bố tại khu BTTN Xuân Liên: Pơ mu (Fokienia hodginsii) bắt gặp từ độ cao 903 m trở lên, phổ biến ở độ cao trên 1.000 m ở sườn núi hoặc đỉnh dông, đường dông tại các tiểu khu 484, 489, 497 (Bản Vịn-Bát Mọt) và tiểu khu 516 (đỉnh Pù Gió, xã Vạn Xuân). Diện tích vùng phân bố 1.627,42 ha, chiếm 6,2% so với tổng diện tích khu bảo tồn, tập trung chủ yếu tại khu vực Bản Vịn

còn giữ nét nguyên sinh, còn lại tại khu vực Pù Gió diện tích 333,31 đã bị khai thác từ những năm thuộc thấp kỷ 90, chủ yếu còn lại là những cá thể Pơ mu tái sinh hoặc đường kính nhỏ dưới 25cm. Tổng trữ lượng Pơ mu toàn khu bảo tồn đạt 6.369,722 m3, trữ lượng bình quân 1 cây đạt 3,334m3.

- Đặc điểm sinh thái: Ở khu vực Pá Pằn, Hang Ong, Trại Keo, Huối Pà, Pơ mu (Fokienia hodginsii) sinh trưởng ở độ dốc thấp (80- 150) nhưng khu vực Pù Gió, Pù Nậm Mua thì độ dốc tương đối lớn (200 - 350); loại đất Feralit mùn có tầng thảm mục rất dày, Pơ mu chiếm tầng vượt tán của lâm phần, mọc hỗn giao với nhiều loài cây lá rộng thuộc các họ Dẻ (Fagaceae), Họ Re (Lauraceae), họ Dầu (Dipterocarpaceae), họ Ngọc lan (Magnoliaceae), họ Thầu dầu (Euphoribiaceae),...

- Khả năng tái sinh: Pơ mu có số lượng cây tái sinh tự nhiên tương đối tốt, có 57 cây tái sinh/15 tuyến điều tra nhưng chỉ có 6 cây có chiều cao > 1m, nguyên nhân khu vực Pơ mu phân bố có tầng thảm khô dày, có nơi dày đến 0,5m nên cây mạ phần lớn bị chết do không tiếp xúc được tầng đất phía dưới, vấn đề bảo tồn loài gặp nhiều khó khăn. Pơ mu tái sinh, đi kèm với các loài Dẻ lá tre (Quercus bambusaefolia), Dẻ cau (Quercus fleuhy), Sồi (Lithocarpus dussandi), Sao mặt quỷ (Hopea mollissima), Côm tầng (Elaeocarpus dubius)... phù hợp với tổ thành loài cây đi kèm trong tầng cây cao.

Pơ mu tái sinh cả trong và ngoài tán cây mẹ, mật độ tái sinh bình quân quanh gốc cây mẹ đạt 1.302 cây/ha. Có 11 ÔTC xut hin Pơ mu tái sinh/48 ô điu tra vi 25 cá thể (3 cá th 2 ô trong tán, chiếm 12% và 22 cá th 9 ô ngoài tán, chiếm 88%). Cá th tái sinh có sc sng không cao, triển vọng kém (s lượng cây tái sinh tp trung ch yếu là nhng cây mi qua giai đon cây m, kích thước <50 cm v chiu cao), không thấy Pơ mu tái sinh chi.

- Tính cạnh tranh của loài khác đối với loài Pơ mu: Loài cạnh tranh không gian dinh dưỡng, môi trường sống mạnh nhất với Pơ mu là loài Dẻ (Quercus sp.) với chỉ số cạnh tranh (CI) lớn nhất và bằng 2,326, sau đó đến chính nó (Pơ mu, CI=1,522), Sao mặt quỷ (CI=1,511), Lòng mang (CI=1,266)... riêng các loài Bời lời (Litsea sp), Chẹo lông (Engelhardtia spicata), Côm vòng (Elaeocarpus apiculatus), Dẻ gai (Castanopsis lecomtei) mức độ cạnh tranh không đáng kể.

2.2. Loài Sa mộc dầu (Cunninghamia konishii Hayata.):

- Đặc điểm hình thái: Cây gỗ lớn, tán hình tháp, thân thẳng, chiều cao tới 50m, đường kính tới 2,5m hoặc hơn. Vỏ màu đỏ nâu, nứt vảy mỏng; lá tập trung ở đỉnh, hình lưỡi mác, dài 2-3 cm, rộng 0,5 cm, mép lá hơi có răng cưa. Nón đực nhiều ở đầu cành, vảy màu xanh ở gốc. Nhị 3-4 bao phấn màu nâu vàng. Nón cái hình cầu hay hình trứng, màu nâu hơi đỏ, dài 2-2,5cm, rộng 1,3cm. Nón cái gồm nhiều lá noãn dạng vẩy, mỗi lá noãn có 3 hạt có cánh.

- Phân bố tại khu BTTN Xuân Liên: Phân bố hẹp, Sa mộc dầu mọc rải rác ở khu vực Bản Vịn (xã Bát Mọt), tập trung ở các khu vực Huối Pà, Trại Keo, Huối Cò, Hang Ong. Điểm phân bố thấp nhất ở độ cao 1.008m (Hang Ong), cao nhất là 1.467m (Trại Keo). Diện tích vùng phân bố 553,46 ha chiếm 2,1% tổng diện tích toàn khu bản tồn; phân bố chủ yếu tại tiểu khu 484, 489 (khu vực Huối Pà, Huối Cò), riêng tại tiểu khu 497 phân bố rãi rác với 7 cá thể bắt gặp trong quá trình điều tra. Trữ lượng Sa mộc dầu toàn khu bảo tồn đạt 4.191,08m3; cá thể lớn nhất đạt trữ lượng 77,892 m3 gỗ, cá thể nhỏ nhất là 0,760 m3 và trung bình một cá thể Sa mộc dầu trong khu vực nghiên cứu đạt tới trên 20m3. Tuy nhiên, những cây hiện còn chủ yếu là những cây đã và đang ở tuổi thành thục, thậm chí nhiều cây đang có hiện tượng chết tự nhiên hoặc hổng ruột, sinh trưởng kém.

- Đặc điểm sinh thái: Sa mộc dầu phân bố ở rừng kín thường xanh chủ yếu cây lá rộng á nhiệt đới núi thấp, mọc ở độ cao trên 1.000m, hỗn giao với Pơ mu (Fokienia hodginsii) và nhiều loài cây lá rộng thuộc các họ Dẻ (Fagaceae), Họ Re (Lauraceae), họ Dầu (Dipterocarpaceae), họ Ngọc lan (Magnoliaceae), họ Thầu dầu (Euphoribiaceae),... , loại đất Feralit mùn có tầng thảm mục rất dày, loài này chiếm tầng vượt tán của lâm phần.

- Khả năng tái sinh: Quá trình điều tra không phát hiện có Sa mộc dầu tái sinh tự nhiên tại tất cả các điểm phân bố, phù hợp với nhận định của các chuyên gia đó là Sa mộc dầu rất khó tái sinh ngoài tự nhiên.

- Tính cạnh tranh của loài khác đối với loài Sa mộc dầu: Giống như Pơ mu (Fokienia hodginsii), loài Dẻ (Quercus sp.) là loài cạnh tranh mạnh nhất đối với Sa mộc dầu (CI= 1,185), tiếp đến là loài Pơ mu (CI=0,712) và giảm dần đến loài Sồi phảng (CI=0,401), Trâm (CI=0,302), Cà ổi (CI=0,258)... riêng các loài như: Máu chó (Knema sp.), Cà phê rừng (Coffea liberica), Bứa (Garcinia oblongifolia), Chòi mòi (Antidesma ghasembilla), Dẻ lá tre (Quercus bambusaefolia) cạnh tranh không đáng kể.

Каталог: fckeditor -> editor -> filemanager -> connectors
fckeditor -> LUẬt hình sự HÀ NỘI, 11/2015 LỜi nóI ĐẦU
fckeditor -> QuyếT ĐỊnh về việc phê duyệt Quy hoạch phát triển ngành y tế Quảng Bình thời kỳ 2011 2020
fckeditor -> BỘ B­u chíNH, viễn thông tcn tiêu chuẩn ngành tcn 68 254 : 2006 CÔng trình ngoạI VI viễn thông quy đỊnh kỹ thuậT
connectors -> BỘ TÀi chính số: 160
connectors -> PHỤ LỤC 1 danh mục các chưƠng trình kh&cn trọng đIỂm cấp nhà NƯỚc giai đOẠN 2011- 2015 ĐÃ ĐƯỢc bộ kh&cn phê duyệT
connectors -> Mẫu A1-Đxnv phiếU ĐỀ xuất nhiệm vụ khoa học và CÔng nghệ CẤp tỉnh phú YÊN 2017
connectors -> Cơ hội nghề nghiệp cho sinh viên ngành Xây dựng-Kiến trúc khi cộng đồng kinh tế asean hình thành

tải về 415.28 Kb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
  1   2   3




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương