Trần Minh Hợi2 TÓm tắT



tải về 415.28 Kb.
trang2/3
Chuyển đổi dữ liệu28.11.2017
Kích415.28 Kb.
#34721
1   2   3

2.3. Dẻ tùng sọc trắng (Amentotaxus argotaenia (Hance) Pilger):

- Đặc điểm hình thái: Cây gỗ lớn, tán trãi rộng, cao đến 35-40m, đường kính đến 1,0-1,2m; vỏ màu nâu xám, nứt mảnh; lá mọc đối chéo chữ thập nhưng do gốc vặn nên xếp thành 2 dãy, lá hình mác, đôi khi cong hình lưỡi liềm, dài 3-11cm, rộng 6-10mm, chót nhọn, màu trên xanh đậm, mặt dưới có 2 dải màu trắng bạc. Loài phân tính khác gốc, nón cái đơn độc, áo hạt khi chín màu đỏ, nón đực thành cặp hay chùm ở ngọn các cành nhỏ, hạt hình bầu dục hay trứng ngược.

- Phân bố tại khu BTTN Xuân Liên: đã phát hiện 14 số cá thể ở 3 tuyến điều tra thuộc tiểu khu 516, khu vực đỉnh Pù Gió (cá thể lớn nhất có D1.3 = 112cm, H­vn= 43m). Tuy nhiên theo ý kiến của ông Lê Văn Toàn (cán bộ kỹ thuật) có 1 cá thể loài này sinh trưởng tại khu vực Bản Đục (vùng đệm) nên cần tiếp tục điều tra phân bố của Dẻ tùng sọc trắng ở các năm tiếp theo để có sự đánh giá xác thực về khu vực phân bố của loài.

- Đặc điểm sinh thái: Dẻ tùng sọc trắng có phân bố hẹp, ở độ cao trên 1.300m, độ ẩm tương đối thấp (50- 70%). Thường mọc hỗn giao với nhiều loài cây lá rộng thuộc các họ Dẻ (Fagaceae) như chi Dẻ (Quercus), họ Côm (Elacocarpaceae) như Côm tầng (Elacocarpus dubius), họ Dầu (Dipterocarpaceae) như Sao mặt quỷ (Hopea mollissima) ....

- Khả năng tái sinh: Có 3/15 tuyến điều tra xuất hiện Dẻ tùng sọc trắng tái sinh t nhiên với 42 cá thể nhưng chỉ ở giai đoạn cây mạ, bắt gặp duy nhất 1 cây tái sinh có cấp chiều cao >1m. Triển vọng cây tái sinh thấp dẫn tới khó khăn cho công tác bảo tồn, phát triển loài này. Dẻ tùng sọc trắng tái sinh đi kèm với các loài cây lá rộng như loài Dẻ lá tre (Quercus bambusaefolia), Dẻ đá (Lithocarpus coatilus), Dẻ cau (Quercus fleuhy), Sồi (Lithocarpus dussandi), Sao mặt quỷ (Hopea mollissima), Re (Cinnamomum iners)...

Điều tra 48 ÔDB tái sinh quanh gốc cây mẹ (24 ô trong tán, 24 ô ngoài tán) có 50% tổng số ô điều tra trong tán và 58,3% ô ngoài tán cây mẹ xuất hiện 36 cá thể tái sinh; mật độ tái sinh bình quân quanh gốc cây mẹ đạt 4.583 cây/ha nhưng cây tái sinh tập trung chủ yếu ở giai đoạn cây mạ, chiều cao <50 cm chiếm 93,2% tổng số cây tái sinh điều tra được và có 6 cây chiều cao lớn hơn 50cm, chiếm 6,8% tổng số cây tái sinh, triển vọng tái sinh kém, không thể thay thế được thế hệ cây già cỗi trong khi đó Dẻ tùng sọc trắng tại khu vực nghiên cứu có tái sinh tự nhiên chồi và hạt tương đối tốt.



- Tính cạnh tranh của loài khác đối với loài Dẻ tùng sọc trắng: Dẻ tùng sọc trắng bị cạnh tranh không gian sống mạnh nhất là loài Dẻ cau (Quercus platycalyx); sau đó đến các loài theo thứ tự canh tranh giảm dần như: Dẻ (Quercus sp.), Re (Cinnamomum iners), Sồi (Quercus balansae), Sao mặt quỷ (Hopea mollissima), Sến (Madhuca pasquieri), Táu muối (Vatica diospyroides)...

2.4. Bách xanh (Calocedrus macrolepis (Kurz) Benth&Hook)

- Đặc điểm hình thái: cây gỗ nhỡ, thân thẳng, cao tới 20 - 25 m, đường kính tới 60 - 80cm; phân cành thấp, vỏ màu xám cho tới nâu đỏ, nhẵn khi non, ráp và nứt dọc khi cây già; lá dạng vảy, 1-3 mm (lớn hơn khi cây còn non) xếp thành 2 cặp, mỗi vảy của cặp bên trong (nhỏ hơn) dẹt, ép sát vào thân, các vảy của cặp bên ngoài (lớn hơn) có hình thuyền, thường có các dải lỗ khí phân biệt; nón cái đơn độc ở đỉnh, nâu đỏ khi chín, dài 1-2 cm, 4-6 vảy gỗ dẹt với mấu nhọn ở đỉnh, hạt có 2 cánh không đều nhau.

- Phân bố tại khu BTTN Xuân Liên: Bách xanh phân bố rất hẹp, mọc ở độ cao từ 1.376m đến từ 1.427m thuộc duy nhất khu vực Trại Keo. Điều tra chỉ phát hiện 8 cá thể Bách xanh, cá thể lớn nhất có D1.3 = 60cm, Hvn = 30m;

- Đặc điểm sinh thái: Bách xanh mọc 1 đám nhỏ trong rừng kín thường xanh, ẩm trên núi đất xen lẫn đá vôi. Cây lá kim mọc kèm là Pơ mu (Fokienia hodginsii), và các loài cây lá rộng thuộc các họ Dẻ (Fagaceae), Họ Re (Lauraceae), họ Dầu (Dipterocarpaceae), họ Ngọc lan (Magnoliaceae)... tầng thảm tươi gồm Dương xỉ (Cyathea contaminans), Sim (Rhodomyrtus tomentosa), Sặt (Arundiaria sat)...

- Khả năng tái sinh: Điều tra không phát hiện thấy tái sinh tự nhiên.

2.5. Kim giao núi đất (Nageia wallichiana (C.Presl) O.Kuntze)

- Đặc điểm hình thái: Cây gỗ nhỡ, thân thẳng, tán hình trụ; phân cành ngang, đầu cành rũ, cành non màu xanh. Lá dầy, hình trái xoan hay ngọn giáo hoặc trứng dài, đầu nhọn dần, đuôi nêm, dài 7- 17cm, rộng 1,6 - 4 cm, mọc gần đối hơi vặn ở cuống cùng với cành làm thành mặt phẳng, gân lá nhiều hình cung, song song theo chiều dài. Nhiều dãi khí khổng ở mặt dưới lá.

- Phân bố tại khu BTTN Xuân Liên: Kim giao núi đất phân bố rất hẹp, mới phát hiện duy nhất một cá thể ở đỉnh Pù Gió; toạ độ VN2000: 519233 - 2199980, độ cao 1.268m, chiều cao vút ngọn 9 m, đường kính 11cm.

- Đặc điểm sinh thái: Kim giao núi đất sinh trưởng ở khu vực có độ ẩm trung bình (60- 75%), nhiệt độ không khí 20- 300C, mọc hỗn giao với các loài cây lá rộng như Thị rừng (Diospyros sylvatica), Phân mã (Archidendron balansae). Cây bụi gồm Mua (Melastoma), Hèo (Calamus pseudoscutellaris); thảm tươi là các loài Cỏ ba cạnh, Quyết chạc ba phân nhánh (Tectaria brachiata).

-

Khả năng tái sinh:
không thấy có cây con của loài này tái sinh tự nhiên.


Каталог: fckeditor -> editor -> filemanager -> connectors
fckeditor -> LUẬt hình sự HÀ NỘI, 11/2015 LỜi nóI ĐẦU
fckeditor -> QuyếT ĐỊnh về việc phê duyệt Quy hoạch phát triển ngành y tế Quảng Bình thời kỳ 2011 2020
fckeditor -> BỘ B­u chíNH, viễn thông tcn tiêu chuẩn ngành tcn 68 254 : 2006 CÔng trình ngoạI VI viễn thông quy đỊnh kỹ thuậT
connectors -> BỘ TÀi chính số: 160
connectors -> PHỤ LỤC 1 danh mục các chưƠng trình kh&cn trọng đIỂm cấp nhà NƯỚc giai đOẠN 2011- 2015 ĐÃ ĐƯỢc bộ kh&cn phê duyệT
connectors -> Mẫu A1-Đxnv phiếU ĐỀ xuất nhiệm vụ khoa học và CÔng nghệ CẤp tỉnh phú YÊN 2017
connectors -> Cơ hội nghề nghiệp cho sinh viên ngành Xây dựng-Kiến trúc khi cộng đồng kinh tế asean hình thành

tải về 415.28 Kb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   2   3




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương