TRÍch yếu luậN Án I. Tóm tắt mở đầu



tải về 46.55 Kb.
Chuyển đổi dữ liệu10.04.2018
Kích46.55 Kb.
#36891
TRÍCH YẾU LUẬN ÁN

I. Tóm tắt mở đầu

- Tên tác giả: Nguyễn Trường Hải

- Tên đề tài luận án: Nghiên cứu áp dụng quản lý rừng tự nhiên bền vững theo tiêu chuẩn FSC tại Chi nhánh Lâm trường Trường Sơn thuộc Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên Lâm Công Nghiệp Long Đại, tỉnh Quảng Bình.

- Chuyên ngành: Điều tra và quy hoạch rừng Mã số: 62 62 02 08

- Cở sở đào tạo: Trường Đại học Lâm nghiệp

II. Nội dung trích yếu

II.1. Mục đích, đối tượng nghiên

a) Mục đích nghiên cứu

Nghiên cứu nhằm mục đích xây dựng bản Kế hoạch quản lý rừng tự nhiên bền vững theo tiêu chuẩn quản lý rừng của FSC tại Chi nhánh Lâm trường Trường Sơn, tỉnh Quảng Bình.

b) Đối tượng nghiên cứu

Đối tượng nghiên cứu là diện tích rừng tự nhiên lá rộng thường xanh tại Chi nhánh Lâm trường Trường Sơn thuộc Công ty TNHH MTV LCN Long Đại, Quảng Bình.

II.2. Các phương pháp nghiên cứu

- Phương pháp kế thừa số liệu: Kế thừa có chọn lọc các số liệu có liên quan của các cá nhân, tổ chức trong nước hiện có tại khu vực nghiên cứu.

- Phương pháp điều tra rừng:

Phương pháp lập ô tiêu chuẩn: Mỗi ô tiêu chuẩn có diện tích là 2.000 m2, với kích thước là hình vuông có cạnh 100 m x 100 m, trong đó bao gồm 4 đơn vị tiểu ô mẫu (mỗi đơn vị tiểu ô mẫu có diện tích 500 m2) được thiết kế tại 4 gốc của hình vuông. Trong mỗi đơn vị tiểu ô mẫu được thiết kế 4 ô đo đếm (3 ô hình tròn và 01 ô hình chữ nhật) để đo đếm thu thập số liệu.

Phương pháp thu thập số liệu: Trên mỗi ô đo đếm tiến hành đo đếm toàn bộ số cây gỗ có D>8 cm, xác định tên cây, đo đếm các chỉ tiêu sinh trưởng về đường kính D1,3, chiều cao (Hdc), xác định cây tái sinh và ghi vào phiếu điều tra.

- Phương pháp xác định chức năng rừng và phân khu quản lý: Phân tích GIS, tổng hợp và phân tích trên cơ sở các kết quả về điều tra rừng, quy hoạch 3 loại rừng, đa dạng sinh học.

- Phương pháp xác định rừng có giá trị bảo tồn cao: theo phương pháp Hướng dẫn Bộ công cụ xác định rừng có giá trị bảo tồn cao của Quỹ quốc tế bảo vệ thiên nhiên - WWF Chương trình Việt Nam;

- Phương pháp xây dựng kế hoạch quản lý rừng: dựa trên cơ sở quy định của Thông tư số 38/2014/TT-BNNPTNT ngày 03/11/2014 của Bộ Nông nghiệp và PTNT hướng dẫn về xây dựng Phương án quản lý rừng bền vững và Nguyên tắc 7 của tiêu chuẩn FSC.

- Phương pháp xử lý số liệu nội nghiệp

Số liệu sau khi thu thập được tiến hành kiểm tra tính hợp lý và độ chính xác, những con số khả nghi đã được kiểm tra lại trên phiếu và điều chỉnh phù hợp sau đó được xử lý bằng phần mềm Exell.



II.3. Các kết quả chính, kết luận

a) Đánh giá hiện trạng tài nguyên rừng

Tầng cây cao có mật độ phân bố cây bình quân ở các trạng thái rừng rất giàu, rừng giàu và rừng trung bình là: 1.027cây/ha, 823cây/ha và 606cây/ha; Đã xác định tổng cộng 175 loài ở tầng cây cao, mức độ đa dạng loài lớn nhất xuất hiện ở rừng giàu (141 loài), tiếp đến là rừng rất giàu (107 loài) và mức độ đa dạng loài thấp nhất là ở rừng trung bình (46 loài); Tiết diện ngang bình quân của các trạng thái: rừng rất giàu 39,1 m2/ha; rừng giàu 30,2 m2/ha; rừng trung bình 18,1 m2/ha; Thể tích cây đứng của rừng rất giàu là 340,0 m3/ha, rừng giàu là 248,3 m3/ha, rừng trung bình là 132,0 m3/ha. Tái sinh tự nhiên bình quân ở các trạng thái rừng rất giàu, rừng giàu và rừng trung bình là: 3.564 cây/ha, 3.638 cây/ha và 3.600 cây/ha, đã xác định được tổng cộng có 88 loài ở tầng cây tái sinh, lớn nhất thuộc đối tượng rừng rất giàu (85 loài), tiếp đến là rừng giàu (82 loài), ít nhất là rừng trung bình (21 loài).

b) Xác định chức năng rừng và phân khu quản lý

Đề tài đã xác định được 13 chức năng cụ thể cho 3 nhóm chức năng chính là kinh tế, xã hội, sinh thái môi trường tại khu vực nghiên cứu và tích hợp thành 3 phân khu quản lý là khu sản xuất diện tích 12.281,10ha, khu sản xuất hạn chế diện tích 11,922,42ha và khu không sản xuất diện tích 7.919,02ha.



c) Xác định rừng có giá trị bảo tồn cao

Đề tài xác định và xây dựng được bản đồ phân bố 6 loại rừng có giá trị bảo tồn cao với tổng diện tích là 17.840,01ha tại khu vực nghiên cứu và đề xuất các biện pháp quản lý, bảo vệ, duy trì, phát triển các giá trị bảo tồn cao. Kết quả xác định phù hợp thực tế về phân bố tài nguyên, các quy định hiện hành và đảm bảo tuân thủ Nguyên tắc số 9 của bộ tiêu chuẩn FSC.



d) Xây dựng Kế hoạch quản lý rừng(KHQLR) tự nhiên bền vững

Đề tài đã xây dựng được bản KHQLR tự nhiên bền vững với chu kỳ 25 năm tương đương với luân kỳ khai thác chọn gỗ rừng tự nhiên, bám sát được các tiêu chí, nguyên tắc 7 của tiêu chuẩn FSC và bước đầu có được những dự báo về tăng trưởng rừng, hoàn cảnh rừng sau khai thác, hiệu quả kinh tế của việc thực hiện bản Kế hoạch quản lý rừng. Các nội dung chính của KHQLR được đề xuất bao gồm:



- Các hoạt động sản xuất kinh doanh

Phương thức khai thác chọn gỗ rừng tự nhiên thực hiện trên diện tích 7.373,0 ha rừng rất giàu với các yếu tố kỹ thuật gồm sản lượng khai thác là 9.917,0m3/năm, cường độ khai thác đạt 22,5%, trữ lượng khai thác bình quân của khu vực là 52,9 m3/ha, diện tích khai thác bình quân 294,9 ha/năm và luân kỳ khai thác là 25 năm;

Phương thức nuôi dưỡng rừng tự nhiên thực hiện trên diện tích 1.780,6 ha rừng trung bình với các yếu tố kỹ thuật gồm nhóm loài cây nuôi dưỡng chủ yếu như Nang (Alangium ridleyi King), Ngát (Gironniera subaequalis), Xoan đào (Prunus arborea),…. phương pháp chặt nuôi dưỡng là giữ nguyên mật độ của cây tầng cao, chỉ chặt điều chỉnh cấu trúc rừng kết hợp vệ sinh rừng, cường độ chặt nuôi dưỡng là 4,03% tương ứng với trữ lượng khai thác là 9.490,6m3;

Phương thức khoanh nuôi xúc tiến tái sinh tự nhiên và làm giàu rừng trên diện tích 1.066,3 ha thuộc trạng thái rừng chưa có trữ lượng thực hiện theo Quy phạm 14 - 92;

Quản lý bảo vệ, duy trì và phát triển vốn rừng thực hiện trên diện tích 10.892,88 ha của rừng giàu, biện pháp quản lý bảo vệ thực hiện theo Luật bảo vệ và phát triển rừng.

- Hoạt động hỗ trợ phát triển cộng đồng

Hoạt động hỗ trợ phát triển cộng đồng được đề xuất: Quy hoạch, bổ sung quỹ đất để cộng đồng quản lý, sử dụng; Bố trí, tạo công ăn việc làm; Hỗ trợ cây giống và cung cấp các dịch vụ tư vấn, nội dụng các hoạt động dựa trên cơ sở đánh giá nhu cầu của cộng đồng địa phương, phù hợp với điều kiện thực tế và đảm bảo kết hợp hài hòa giữa lợi ích của chủ rừng với cộng đồng địa phương.



- Hoạt động bảo vệ môi trường

Hoạt động quản lý bảo vệ môi trường được xây dựng lồng ghép thông qua các hoạt động quản lý rừng trồng, sử dụng hóa chất, quản lý chất thải, xây dựng cơ sở hạ tầng, bảo vệ các rừng có giá trị bảo tồn cao và đánh giá tác động môi trường trong quá trình tổ chức thực hiện Kế hoạch quản lý rừng. Nội dung đề xuất phù hợp thực tiễn sản xuất, quy định hiện hành và đảm bảo phù hợp với tiêu chuẩn FSC.



Hà Nội, ngày 10 tháng 01 năm 2017

Người hướng dẫn khoa học

Hướng dẫn 1 Hướng dẫn 2

GS. TS Trần Hữu Viên PGS.TS Nguyễn Trọng Bình

Nghiên cứu sinh
Nguyễn Trường Hải

DISSERTATION ABSTRACT

I. Background

- Author: Nguyen Truong Hai

- Thesis title: “Study application of sustainable natural forest management based on FSC standard at Truong Son State Forest Enterprise, a Branch of Long Dai Forestry and Industrial one Member Limited Company”

- Major: Forest Inventory and Planning Code: 62 62 02 08

- Training institute: Vietnam Forestry University

II. Contents

II.1. Purpose and object of the research

a) Purpose: The research aims to develop the Sustainable Natural Forest Management Plan according to FSC standard in Truong Son Forest Enterprise, Quang Binh province.

b) Object: The research focuses on evergreen leaved natural forest in Truong Son Forest Enterprise, Long Dai Forstry Industry Company Limited, Quang Binh province.

II.2. The research methods

- Inheritance: selective inheritance of relevant data collected from individuals and national organizations in the research area.

- Forests inventory:

Establishment of sample plots: Each sample plot is in square shape with the area of 2,000 m2, the dimension of 100 m x 100 m, which consists of 04 sample sub-plots (each sub-plot has the area of 500 m2) located in 04 angles of the square. Each sample sub-plot has 04 sampling plots (03 round plots and 01 rectangle plots) to measure and collect data.

Data collection: In each sampling plot, it will measure all timbers with D>8 cm, identify name of trees, measure growth indicators such as diameter (D1,3), height (Hdc), determine regenerated trees and record into the inventory form.

- Identification of forest function and management zone: analyze GIS, aggregate and analyze results of forest inventory, 3 forest type classification and biodiversity.

- Identification of high conservation value forest: apply the High Conservation Value Forest Toolkit – WWF;

- Developemnt of the Forest Management Plan: base on the Circular No. 38/2014/TT-BNNPTNT dated 03/11/2014 of MARD guiding the management plan for sustainable forest management and the Principle No.7 of FSC standard.

- Office study

After being collected, data will be checked in terms of reasonableness and accuracy. The suspicious data will be re-checked in the inventory form, correct and then process in Excel file.



II.3. Main findings, conclusion

a) Assessment on forest resources status

The average densities of the tall-tree layer in very rich, rich and medium forests are respectively 1,027 trees/ha, 823 trees/ha and 606 trees/ha; Total of 175 species are identified in the tall-tree layer; the highest level of species diversity is identified in rich forest (141 species), followed by very rich forest (107 species) and medium forest (46 species); the average cross-section of very rich forest, rich forest and medium forest are respectively 39.1 m2/ha, 30.2 m2/ha and 18.1 m2/ha; The volume of standing trees of very rich forest is 340 m3/ha, of rich forest is 248.3 m3/ha and of medium forest is 132 m3/ha.

The average natural regeneration in very rich forest, rich forest and medium forest are respectively: 3,564 trees/ha, 3,638 trees/ha and 3,600 trees/ha. Total of 188 species are identified in the regenerated tree layer of which the highest number is in very rich forest (85 species), followed by rich forest (82 species) and lastly medium forest (21 species).

b) Identification of forest function and management zone

The Dissertation identified 13 specific functions for 3 main function groups as economy, society and environmental ecology in the researched site, and integrated into 03 forest management zones, including the production zone with the area of 12,281.10 ha, the production zone with the area of 11.922.42 ha and the non-production zone with the area of 7,919.02 ha.



c) Identification of high conservation value forest

The Dissertation identified and developed the distribution map of 06 high conservation value forest types with the total area of 17,840.01 ha in the researched site, at the same time recommended methods for management, maintenance and development of high conservation values. The identification results are suitable to reality of forest resources distribution, current regulations and compliance with the Principle No.9 of the FSC standard set.



d) Development of the sustainable natural forest management plan

The Dissertation developed the Sustainable Forest Management Plan with the cycle of 25 years which is the same to a rotation of selective harvesting in natural forest, follows closely Principle No.7 of FSC standard and preliminarily forecast on forest growth and forest status after harvesting, economic efficiency of the Forest Management Plan implementation. The main contents of the proposed Sustainable Forest Management Plan include:



- Activities of production and business

The method of selective harvesting in natural forest is implemented in the area of 7,373 ha of very rich forest with the exploitation output of 9,917 m3/year, the exploitation intensity of 22.5%, the average exploitation volume of 52.9 m3/ha, the average exploitation area of 294.9 ha/year and the exploitation cycle of 25 years.

The method of natural forest nursing is implemented in the area of 1,780.6 ha of medium forest of which the nursed species groups are mainly Alangium ridleyi King, Gironniera subaequalis, Prunus arborea,…; the method of fostering cutting: no change the density of tall-tree layer, and cutting for adjusting forest structure in combination with forest cleaning; the intensity of fostering cutting is 4.03%, equivalent to the exploitation volume of 9,490,6 m3;

Method of zoning for natural regeneration and forest enrichment is implemented in the area of 1,066.3 ha in the non-productive forest according to the Norm 14-92;

Forest protection, maintenance and development is implemented in the area of 10,892.88 ha in rich forest in accordance with the Law on Forest Protection and Development.

- Activities for supporting community development

Proposed activities of community development support include: Planning and supplement of land fund managed and used by communities; job creation; provision of seedlings and consulting services for communities. Activities are identified based on assessment on local communities’ need and in line with actual production and business conditions of the Enterprise that make sure harmonization of forest owner’s benefits and local communities’



- Activities of environment management and protection

Activities of environment management and protection are incorporated with activities of plantation forest management, chemical use, waste management, infrastructure development, high conservation value forest protection and environmental impact assessment during implementation of the Forest Management Plan. Proposed contents of activities are in line with reality of production, current regulations and FSC standard.



Hanoi,10st Jan 2017

Supervisors

PhD Candiate


Supervisor 1

Supervisor 2








Prof. Dr. Tran Huu Vien

Assoc.Prof. Dr. Nguyen Trong Binh

Nguyen Truong Hai


tải về 46.55 Kb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương