TỈnh uỷ LÀo cai số 288 QĐ/tu đẢng cộng sản việt nam



tải về 289.95 Kb.
trang1/3
Chuyển đổi dữ liệu13.08.2016
Kích289.95 Kb.
#17492
  1   2   3


TỈNH UỶ LÀO CAI

*

Số 288 - QĐ/TU






ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM

Lào Cai, ngày 15 tháng 11 năm 2011

QUYẾT ĐỊNH


về việc phê duyệt Đề án “Phát triển thương mại - dịch vụ

và hội nhập kinh tế quốc tế tỉnh Lào Cai, giai đoạn 2011-2015”

---------

- Căn cứ Điều lệ Đảng;

- Căn cứ Quy chế làm việc của Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh Lào Cai khoá XIV;

- Thực hiện Nghị quyết của Hội nghị Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh lần thứ sáu, về việc phê duyệt, ban hành và triển khai thực hiện 7 chương trình, 27 đề án trọng tâm, giai đoạn 2011 – 2015;

BAN THƯỜNG VỤ TỈNH ỦY QUYẾT ĐỊNH

Điều 1. Phê duyệt Đề án Phát triển thương mại - dịch vụ và hội nhập kinh tế quốc tế tỉnh Lào Cai, giai đoạn 2011-2015(có Đề án chi tiết kèm theo) với các nội dung chủ yếu sau đây:

I. MỤC TIÊU PHÁT TRIỂN

1. Mục tiêu tổng quát

Phát triển thương mại, dịch vụ, du lịch trở thành ngành kinh tế mũi nhọn trên cơ sở phát huy lợi thế vị trí “cầu nối” của Lào Cai trên tuyến hành lang kinh tế Côn Minh - Hà Nội - Hải Phòng. Tăng cường hội nhập kinh tế quốc tế, duy trì và đẩy mạnh giao lưu hợp tác, liên kết về kinh tế, thương mại với các địa phương trong và ngoài nước để thu hút nguồn lực đầu tư cho phát triển kinh tế - xã hội.



2. Mục tiêu cụ thể

1- Phấn đấu đến năm 2015: Tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ xã hội đạt 12.750 tỷ đồng; tốc độ tăng trưởng bình quân 5 năm 2011-2015 đạt 22,6%. Giá trị thực hiện ngành thương mại - dịch vụ đạt 6.482 tỷ đồng, tốc độ tăng trưởng bình quân đạt 22,5%/năm. Tỷ trọng dịch vụ trong GDP của tỉnh chiếm 34,1%.

2- Kim ngạch xuất, nhập khẩu qua địa bàn tỉnh đạt 1.780 triệu USD. Tốc độ tăng trưởng bình quân đạt 22,3%/năm. Trong đó, kim ngạch xuất khẩu đạt trên 900 triệu USD, tốc độ tăng trưởng bình quân đạt 25,1%/năm. Kim ngạch xuất, nhập khẩu của tỉnh đạt trên 135 triệu USD, tốc độ tăng trưởng bình quân đạt 10%/năm.

II. NHIỆM VỤ

1- Hoàn chỉnh hạ tầng Khu kinh tế cửa khẩu Lào Cai. Mở rộng quy hoạch và đầu tư hạ tầng kỹ thuật Khu thương mại - công nghiệp Kim Thành. Tập trung nghiên cứu và xây dựng dự án Khu hợp tác kinh tế biên giới Lào Cai (Việt Nam) - Hà Khẩu (Trung Quốc). Lập quy hoạch chi tiết, xác định nhu cầu đầu tư toàn bộ hệ thống cửa khẩu biên giới và đầu tư hạ tầng kỹ thuật 02 cửa khẩu phụ Bản Vược (Bát Xát) và Lồ Cô Chin (Pha Long, Mường Khương).

2- Trong giai đoạn 2011-2015, đầu tư phát triển hạ tầng thương mại, dịch vụ đồng bộ, thống nhất với Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh, phù hợp với đặc thù và quy mô phát triển dân số của từng địa phương, từng khu vực đô thị. Trong đó, tập trung cải tạo, nâng cấp hệ thống chợ, cửa hàng, trung tâm thương mại, siêu thị ở đô thị và nông thôn. Hình thành hoạt động thương mại điện tử trên địa bàn tỉnh. Thực hiện lộ trình hội nhập quốc tế trong lĩnh vực lưu thông, phân phối trong nước.

Quy hoạch, giành quỹ đất để các thành phần kinh tế đầu tư phát triển hệ thống hạ tầng thương mại, dịch vụ: cửa hàng bán lẻ, các khu phố chuyên doanh như: tuyến phố ẩm thực, tuyến phố bán hàng lưu niệm; dịch vụ vui chơi giải trí...

3- Tăng cường công tác kiểm tra, kiểm soát thị trường, chống hàng cấm, buôn lậu, vận chuyển hàng hóa trái phép qua biên giới; chống hàng giả, hàng kém chất lượng, hàng quá hạn sử dụng gắn với công tác bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng; phòng, chống dịch bệnh và kiểm soát vệ sinh, an toàn thực phẩm.

Triển khai hợp tác trong công tác quản lý thị trường với các tỉnh lân cận, các tỉnh biên giới và các tỉnh trong tuyến hàng lang kinh tế về trao đổi, tiếp nhận thông tin, kiểm tra, phát hiện, xử lý các hành vi kinh doanh trái phép, buôn lậu, gian lận thương mại.

4- Phát triển và đa dạng hóa các loại hình dịch vụ: vận tải, xuất – nhập khẩu, ngân hàng, tài chính, bảo hiểm, bưu chính, viễn thông, khoa học – công nghệ, giáo dục – đào tạo, y tế, văn hóa, thể dục – thể thao, vui chơi giải trí, ăn uống theo hướng chất lượng, văn minh, hiện đại. Chú trọng phát triển các dịch vụ tư vấn pháp luật nhằm hỗ trợ, tư vấn pháp luật cho người dân và doanh nghiệp.

III. GIẢI PHÁP THỰC HIỆN

1- Về quy hoạch: Xây dựng Quy hoạch tổng thể phát triển thương mại, dịch vụ tỉnh Lào Cai, giai đoạn 2011 - 2020, tầm nhìn đến năm 2030 và các quy hoạch chi tiết chuyên ngành thương mại phù hợp với Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh.

2- Về cơ chế, chính sách: Có chính sách chuyển đổi mô hình quản lý và khuyến khích đầu tư phát triển chợ.

3- Về thị trường: Chú trọng phát triển thị trường nội địa. Củng cố và phát triển thị trường Tây Nam - Trung Quốc và các nước ASEAN. Tăng cường hợp tác thương mại song phương, đa phương. Tham gia các chương trình xúc tiến thương mại quốc gia, tổ chức các hội nghị trao đổi, gặp mặt doanh nghiệp; hỗ trợ các doanh nghiệp xây dựng thương hiệu, tìm kiếm mở rộng thị trường.

4- Về vốn đầu tư: Đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính trong đầu tư; tăng cường hiệu quả quản lý các nguồn vốn đầu tư; khai thác có hiệu quả cơ sở vật chất kỹ thuật hiện có của ngành thương mại.

- Tăng cường thu hút nguồn vốn tín dụng phát triển, vốn liên doanh trong và ngoài nước, vốn đầu tư của các doanh nghiệp và vốn trong dân để đầu tư các dự án. Tích cực đôn đốc đẩy nhanh tiến độ xây dựng các dự án, nhất là các dự án tại Khu thương mại - công nghiệp Kim Thành, các khu, cụm công nghiệp, hạ tầng Khu kinh tế cửa khẩu Lào Cai.



5- Về khoa học công nghệ: Thúc đẩy và hỗ trợ việc áp dụng kỹ thuật quản lý kinh doanh, phân phối hiện đại trong các doanh nghiệp thương mại, dịch vụ trên địa bàn. Từng bước thiết lập mạng lưới thanh toán bằng thẻ điện tử.

6- Phát triển nguồn nhân lực: Tăng cường đào tạo nguồn nhân lực trong lĩnh vực thương mại, dịch vụ; từng bước nâng cao chất lựợng, tính chuyên nghiệp và chuẩn hóa đội ngũ lao động ngành thương mại, dịch vụ, đáp ứng được yêu cầu của hội nhập khu vực và quốc tế.

IV. TỔ CHỨC THỰC HIỆN

1- Ban cán sự đảng UBND tỉnh chỉ đạo:

- Sở Công Thương - cơ quan chủ trì, phối hợp với các sở, ban, ngành, huyện, thành phố và các cơ quan, đơn vị liên quan triển khai thực hiện các nội dung của Đề án. Chủ trì tham mưu lập các quy hoạch, cơ chế, chính sách phát triển thương mại - dịch vụ của tỉnh Lào Cai.

Chủ trì, phối hợp với các cơ quan, sở, ban, ngành, đơn vị liên quan hướng dẫn, theo dõi, đôn đốc, kiểm tra, giám sát việc thực hiện Đề án; định kỳ 06 tháng, hằng năm và 5 năm, báo cáo kết quả thực hiện Đề án với Tỉnh uỷ, Ban Cán sự đảng UBND tỉnh.



- Sở Kế hoạch và Đầu tư cân đối, bố trí kế hoạch vốn đầu tư hỗ trợ từ ngân sách nhà nước; nghiên cứu đề xuất những cơ chế, chính sách thu hút đầu tư nước ngoài và khuyến khích đầu tư từ khu vực dân doanh;

- Sở Tài chính phối hợp với các sở, ngành liên quan bố trí kinh phí cho các hoạt động xúc tiến đầu tư và hỗ trợ cho các doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh của tỉnh, bảo đảm ổn định thị trường và khuyến khích, hỗ trợ phát triển các sản phẩm chủ lực của tỉnh.

- Sở Tài nguyên và Môi trường điều chỉnh, bổ sung quy hoạch sử dụng đất của tỉnh để bố trí quỹ đất cho phát triển kết cấu hạ tầng thương mại - dịch vụ.

- Trung tâm Xúc tiến đầu tư, thương mại và du lịch tăng cường quảng bá, xúc tiến đầu tư, thương mại và du lịch tỉnh Lào Cai, giai đoạn 2011 - 2015.

- Các sở, ban, ngành có liên quan căn cứ chức năng, nhiệm vụ, chủ động xây dựng kế hoạch triển khai các nội dung liên quan, bảo đảm thực hiện có hiệu quả Đề án.

2- Các huyện uỷ, thành uỷ chỉ đạo UBND các huyện, thành phố triển khai thực hiện Đề án này phù hợp với thực tiễn địa phương mình; phối hợp với ngành Công Thương thực hiện tốt công tác quy hoạch, kế hoạch phát triển và quản lý hoạt động thương mại - dịch vụ tại địa phương.

Điều 2. Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày ký ban hành.

Điều 3. Các huyện, thành ủy, đảng ủy, các ban cán sự đảng, đảng đoàn trực thuộc; Văn phòng Tỉnh uỷ và các ban tham mưu Tỉnh uỷ; các sở, ban, ngành, đoàn thể tỉnh; các cơ quan liên quan có trách nhiệm tổ chức thực hiện Quyết định này, bảo đảm hiệu quả./.

Nơi nhận:

- Như điều 3 (T/hiện);

- TT.TU, HĐND, UBND tỉnh;

- Các đ/c Tỉnh ủy viên;

- Các huyện, thành ủy, đảng ủy trực thuộc;

- Các BCS, đảng đoàn trực thuộc;

- Các sở, ban, ngành, đoàn thể tỉnh;

- Lãnh đạo Văn phòng Tỉnh uỷ

- Chuyên viên TH, NC;

- Lưu VT-VPTU.






T/M BAN THƯỜNG VỤ

PHÓ BÍ THƯ




Đã ký


Nguyễn Văn Vịnh




TỈNH UỶ LÀO CAI

*

ĐỀ ÁN 08






ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM

Lào Cai, ngày 15 tháng 11 năm 2011


ĐỀ ÁN

Phát triển thương mại - dịch vụ và hội nhập kinh tế quốc tế tỉnh Lào Cai, giai đoạn 2011-2015 ”

_____________

(Ban hành kèm theo Quyết định số 288 - QĐ/TU, ngày 15/11/2011 của Tỉnh uỷ Lào Cai, về việc phê duyệt Đề án Phát triển thương mại - dịch vụ và hội nhập kinh tế quốc tế tỉnh Lào Cai, giai đoạn 2011-2015 )

PHẦN THỨ NHẤT



ĐÁNH GIÁ TÌNH HÌNH THỰC HIỆN ĐỀ ÁN PHÁT TRIỂN THƯƠNG MẠI, DỊCH VỤ VÀ ĐỀ ÁN MỞ RỘNG KINH TẾ ĐỐI NGOẠI, HỘI NHẬP KINH TẾ QUỐC TẾ TỈNH LÀO CAI, GIAI ĐOẠN 2006-2010

I. KẾT QUẢ THỰC HIỆN

Trong những năm qua, hoạt động thương mại - dịch vụ trên địa bàn tỉnh Lào Cai có sự phát triển nhanh cả về số lượng, chất lượng; kinh tế đối ngoại và hội nhập kinh tế quốc tế đạt được nhiều thành tựu, góp phần quan trọng, đóng góp vào sự tăng trưởng kinh tế, phát triển xã hội địa phương; mở rộng giao lưu hợp tác quốc tế. Kết quả đạt được thể hiện ở các nội dung sau:



1. Phát triển thương mại, dịch vụ

1.1. Thương mại nội địa

Tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng năm 2010 đạt 5.625 tỷ đồng, vượt 87,5% so với mục tiêu Đề án; tốc độ tăng trưởng bình quân giai đoạn 2006 -2010 đạt 30%/năm, vượt 2 lần mục tiêu.

- Về hệ thống chợ: toàn tỉnh đã có 71 chợ; trong đó đã đầu tư xây mới, cải tạo, nâng cấp, sửa chữa 18 chợ, đạt 62 % mục tiêu Đề án với tổng số vốn đầu tư là 54,132 tỷ đồng, bằng 28,9 % mục tiêu vốn của Đề án đến năm 2010. Trong cả giai đoạn đã có 01 công trình là chợ Nguyễn Du của Công ty Cổ phần Đầu tư và Phát triển Tiến Thành đầu tư với hình thức B.O.T, đánh dấu bước thực hiện chủ trương xã hội hoá đầu tư xây dựng chợ trên địa bàn tỉnh.

- Siêu thị: Toàn tỉnh hiện có 11 siêu thị, trong đó, giai đoạn 2006-2010, đã có 05 siêu thị mới được đầu tư và đi vào hoạt động, đạt 100% mục tiêu Đề án với tổng mức đầu tư trên 40 tỷ đồng.

- Trung tâm thương mại và cơ sở hạ tầng thương mại khác: Hiện nay tại Lào Cai mới có 01 Trung tâm thương mại của Công ty Biti’s tại Khu cửa khẩu quốc tế Lào Cai đang hoàn thiện đưa vào sử dụng và 01 Trung tâm tổ chức Hội chợ - triển lãm. Trong cả giai đoạn, các doanh nghiệp đã đầu tư xây dựng 47 cửa hàng bán lẻ xăng dầu, 01 tổng kho dự trữ xăng dầu, 110 cửa hàng kinh doanh khí đốt, 88 cửa hàng, điểm bán lẻ hàng chính sách, vật tư nông nghiệp, dược phẩm và hơn 15.000 hộ kinh doanh thương mại, dịch vụ trên toàn tỉnh.

1.2. Xuất, nhập khẩu

Kim ngạch xuất, nhập khẩu qua cửa khẩu trong giai đoạn qua tăng trưởng không đều. Năm 2007 đạt cao nhất là 955 triệu USD và tới năm 2010 đạt 822 triệu USD, bằng 82% so với mục tiêu Đề án. Tốc độ tăng trưởng bình quân cả giai đoạn đạt 18,5%/năm, bằng 92,5% so với mục tiêu; kim ngạch xuất, nhập khẩu của tỉnh đạt 87,3 triệu USD, vượt 25% so với mục tiêu (Trong đó, xuất khẩu đạt 62,9 triệu USD, vượt 2,5 lần mục tiêu), bình quân tăng trưởng cả giai đoạn đạt 27%/năm, vượt 81% so với mục tiêu. Hoạt động xuất, nhập khẩu qua các cửa khẩu phụ có mức tăng cao, đáp ứng cho nhu cầu nguyên, nhiên, vật liệu phục vụ sản xuất trong nước và xuất khẩu nông sản. Trao đổi cư dân biên giới đã góp phần tiêu thụ nông sản phẩm, cung cấp vật tư nguyên liệu, công cụ nhỏ, dụng cụ gia đình… thúc đẩy quá trình sản xuất và cải thiện đời sống đồng bào khu vực biên giới.



1.3. Dịch vụ

Giá trị thực hiện ngành thương mại - dịch vụ năm 2010 đạt 3.300 tỷ đồng, gần gấp 3 lần so với năm 2005, tăng 40% so với mục tiêu Đề án. Các loại hình dịch vụ phát triển khá nhanh về số lượng và chất lượng, góp phần nâng cao tỷ trọng thương mại - dịch vụ trong cơ cấu kinh tế của tỉnh.



- Dịch vụ vận tải:

+ Vận tải đường bộ: Toàn tỉnh có 3.717 phương tiện vận tải hàng hóa và hành khách. Năm 2010, doanh thu đạt 249,3 tỷ đồng, tăng 3,2 lần so với năm 2006; tổng khối lượng hàng hóa luân chuyển đường bộ đạt trên 35 triệu Tấn.Km, tăng 2,1 lần so với năm 2006; khối lượng hành khách luân chuyển đạt trên 4,5 triệu người, tăng 1,5 lần so với năm 2006. Chất lượng dịch vụ vận tải công cộng được cải thiện với sự tham gia của 06 hãng xe khách chất lượng cao liên tỉnh, 07 hãng taxi, vận tải contenner, vận chuyển đa phương tiện, vận tải quá cảnh và đặc biệt bắt đầu hình thành tuyến xe buýt trong thành phố Lào Cai.

+ Vận tải đường sắt: Do tuyến đường sắt đã xuống cấp và quá tải, nên khối lượng hàng hóa vận chuyển đường sắt năm 2009 chỉ đạt trên 1,26 triệu tấn, bằng 48,6% so với năm 2006; khối lượng hành khách vận chuyển đạt trên 763 ngàn người, tăng 5,1% so với năm 2006. Vận chuyển hành khách bằng đường sắt đã được nhiều đơn vị, doanh nghiệp ngoài ngành đường sắt tham gia, góp phần nâng cao chất lượng dịch vụ.

- Dịch vụ ngân hàng: Trên địa bàn có 9 chi nhánh ngân hàng hoạt động với 82 đầu mối giao dịch với khách hàng. Tổng nguồn vốn huy động đến hết năm 2009 đạt 7.126,6 tỷ đồng, tăng 223,8 % so với năm 2006, bình quân tăng 56 %/năm.

- Dịch vụ tài chính: Đến nay trên địa bàn tỉnh Lào Cai có 12 cơ sở kinh doanh bảo hiểm trên các lĩnh vực nhân thọ và phi nhân thọ. Trong đó có 2 đơn vị bảo hiểm 100% vốn nước ngoài, 2 công ty thuộc tỉnh, 2 chi nhánh công ty trong nước, còn lại chủ yếu là văn phòng đại diện của các đơn vị... Đã hình thành các đại lý nhận lệnh chứng khoán và sàn giao dịch chứng khoán.

- Dịch vụ bưu chính - viễn thông: Là nhóm dịch vụ có tốc độ tăng trưởng nhanh nhất. Toàn tỉnh Lào Cai hiện có 8 doanh nghiệp cung cấp mạng điện thoại cố định và di động với 594.632 thuê bao, tăng gần 5 lần so với năm 2006. Hoạt động bưu chính đã được xã hội hóa có sự cạnh tranh giữa các doanh nghiệp là động lực góp phần làm giảm giá và cải thiện đáng kể chất lượng dịch vụ. Tuy nhiên, việc phát triển viễn thông quá nhanh dẫn đến tình trạng cạnh tranh không lành mạnh, khó kiểm soát được (có khoảng 40% số điện thoại di động không đăng ký), chất lượng dịch vụ tại một số nơi chưa đạt được chỉ tiêu chất lượng đã công bố gây khó khăn cho công tác quản lý.

- Các dịch vụ khác: Đã có 03 chi nhánh của doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ giám định hàng hoá xuất nhập khẩu và 01 trung tâm kiểm nghiệm chất lượng hàng hóa tỉnh Lào Cai.

1.4. Xúc tiến thương mại và đầu tư

Hoạt động xúc tiến thương mại và đầu tư được quan tâm với việc thành lập Trung tâm Xúc tiến đầu tư, thương mại và du lịch của tỉnh; đã đưa vào sử dụng Trung tâm Tổ chức hội chợ triển lãm của tỉnh. Hằng năm tổ chức từ 8 - 10 hội chợ, tiếp nhận gần 1.000 chương trình khuyến mại, đặc biệt là phối hợp với tỉnh Vân Nam luân phiên tổ chức Hội chợ thương mại biên giới với quy mô và chất lượng ngày càng cao; xây dựng và khai thác sàn giao dịch điện tử. Hằng năm còn tổ chức tốt các hoạt động thông tin tuyên truyền quảng bá, hội nghị, hội thảo, đoàn ra đoàn vào xúc tiến đầu tư.



1.5. Quản lý thị trường

Trong 5 năm qua, tổ chức, bộ máy của Chi cục Quản lý thị trường (QLTT) không ngừng được củng cố, kiện toàn. Về biên chế, trong giai đoạn đã tăng từ 56 lên 80 chỉ tiêu. Đồng thời, đã hình thành thêm 01 phòng chuyên môn là Phòng Pháp chế và 4 đội quản lý thị trường; nâng tổng số phòng chuyên môn là 03 phòng và 09 đội QLTT. Trong 5 năm, lực lượng QLTT đã kiểm tra 10.142 lượt vụ; xử lý vi phạm 1.368 vụ; giá trị xử lý đạt 8,321 tỷ đồng. Lực lượng QLTT đã làm tốt công tác phòng, chống buôn lậu, hàng giả và gian lận thương mại, góp phần bình ổn thị trường, bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng. Đặc biệt đã tăng cường công tác kiểm tra, kiểm soát tại các cửa khẩu phụ, lối mở, lối mòn, chợ biên giới, vùng sâu vùng xa; trong đó, chú trọng các mặt hàng ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe người tiêu dùng và cây con giống, vật tư phân bón, thuốc bảo vệ thực vật... phục vụ sản xuất nông nghiệp góp phần nâng cao đời sống và đẩy mạnh sản xuất.



1.6. Kinh tế đối ngoại và hội nhập kinh tế quốc tế

Quan hệ đối ngoại của tỉnh không ngừng được mở rộng và phát triển, giao lưu, hợp tác với các vùng, lãnh thổ, các tổ chức quốc tế ngày càng tăng lên, trở thành đối tác tin cậy của các nhà tài trợ. Khu kinh tế cửa khẩu được đầu tư khang trang và hiện đại, đáp ứng yêu cầu đẩy mạnh xuất, nhập khẩu hàng hóa, phát triển du lịch, giao lưu kinh tế - xã hội giữa hai tỉnh Lào Cai và Vân Nam - Trung Quốc. Quan hệ hợp tác với các tỉnh, thành trong nước được củng cố và mở rộng, đặc biệt là với các tỉnh, thành phố trên tuyến Hành lang kinh tế Côn Minh - Lào Cai - Hà Nội - Hải Phòng.

Về hạ tầng, đã đầu tư xây dựng 04 khu kinh tế trọng điểm, bao gồm: Khu cửa khẩu quốc tế, Khu thương mại - công nghiệp Kim Thành, Khu công nghiệp Đông Phố Mới và Bắc Duyên Hải; di chuyển toàn bộ các cơ quan hành chính, sự nghiệp về phía sau, dành không gian phát triển kinh tế cửa khẩu. Hoàn chỉnh đường giao thông nối cửa khẩu với Ga đường sắt Lào Cai, xây dựng cảng cạn nội địa ICD Phố Mới, khu kiểm hóa hải quan; phối hợp với Hà Khẩu (Trung Quốc) sắp xếp lại các loại phương tiện vận tải bảo đảm cho hoạt động của cửa khẩu quốc tế ngày càng an toàn, văn minh và hiện đại. Cải tạo, nâng cấp tuyến Quốc lộ 70 nâng cao năng lực vận tải. Nghiên cứu xây dựng Đề án hợp tác kinh tế Lào Cai - Hồng Hà, lấy Khu thương mại - công nghiệp Kim Thành (Việt Nam) và Khu khai phát Bắc Sơn (Trung Quốc) làm hạt nhân.

Trong cả giai đoạn, tại Khu thương mại - công nghiệp Kim Thành đã cấp Giấy chứng nhận đầu tư cho 17 dự án với tổng số vốn là 1.469 tỷ đồng.



II. TỒN TẠI, HẠN CHẾ

- Hệ thống hạ tầng thương mại đã được quan tâm đầu tư chưa đạt mục tiêu Đề án (trung tâm thương mại đạt 50%; chợ 62%; cửa hàng xăng dầu đạt 64%; cửa hàng thương nghiệp đạt 42,8%). Một số chợ hoạt động kém hiệu quả (20 chợ); đa số siêu thị không đạt tiêu chuẩn xếp hạng.

- Kim ngạch xuất, nhập khẩu tăng trưởng không ổn định, trong đó tăng cao vào năm 2007 và giảm nhanh vào năm 2008 và tới năm 2010 kim ngạch XNK chỉ đạt 82% mục tiêu Đề án. Mặt hàng xuất khẩu vẫn chủ yếu là nguyên liệu thô, giá trị gia tăng thấp. Kim ngạch nhập khẩu lớn gấp trên 4 lần kim ngạch xuất khẩu, chưa hình thành sản phẩm xuất khẩu chủ lực của tỉnh.

- Các loại hình dịch vụ tương đối phát triển, nhưng chất lượng phục vụ chưa cao, dịch vụ giám định hàng hóa xuất, nhập khẩu đã hình thành, song phần lớn chưa thực hiện giám định được tại chỗ nên chưa rút ngắn thời gian hoàn thành thủ tục ảnh hưởng tới cơ hội kinh doanh. Dịch vụ thu đổi ngoại tệ tại thị trường tự do còn chiếm tỷ trọng lớn, khó kiểm soát. Vận chuyển du khách du qua đường sắt, giá cước cao tăng giảm bất thường….

- Hoạt động xúc tiến thương mại và đầu tư chưa mang tính chuyên nghiệp cao, hiệu quả khai thác Sàn giao dịch thương mại điện tử của tỉnh còn thấp.

- Sự phối hợp giữa lực lượng quản lí thị trường và các ngành chức năng, các huyện, thành phố đôi khi chưa chặt chẽ dẫn đến việc phát hiện, xử lí một số vụ việc vi phạm còn chậm. Lực lượng quản lý thị trường chưa phủ khắp toàn tỉnh và hoạt động kiểm tra, kiểm soát chưa vươn tới lĩnh vực phức tạp như quản lý cạnh tranh, bán hàng đa cấp, thương mại điện tử, vi phạm sở hữu trí tuệ... Tình trạng lợi dụng chính sách trong buôn bán biên mậu để buôn lậu, gian lận thương mại còn xảy ra. Việc đầu tư hoàn thiện hạ tầng Khu kinh tế cửa khẩu, các cửa khẩu còn chậm so với tiến độ.

- Nguồn nhân lực chất lượng cao trong lĩnh vực thương mại, dịch vụ kinh doanh thương mại quốc tế, thương mại điện tử, nhân viên quản trị và kinh doanh siêu thị, trung tâm thương mại…của tỉnh còn thiếu và yếu.

III. NGUYÊN NHÂN

1. Nguyên nhân của kết quả

- 7 Chương trình công tác trọng tâm với 29 đề án, nghị quyết chuyên đề của Tỉnh ủy sát hợp với thực tiễn của tỉnh; tỉnh đã có nhiều cơ chế, chính sách tăng cường thu hút đầu tư, thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội địa phương, đặc biệt trong lĩnh vực thương mại, dịch vụ.

- Đảng bộ tỉnh đã sớm xác định thương mại dịch vụ, du lịch là ngành kinh tế mũi nhọn để tập trung lãnh đạo, chỉ đạo phát triển kinh tế cửa khẩu, du lịch, khai thác có hiệu quả tiềm năng, thế mạnh của địa phương..

- Nhận thức của các cấp ủy, chính quyền và người dân về phát triển thương mại, dịch vụ ngày càng sâu sắc; môi trường đầu tư thông thoáng, thủ tục hành chính gọn nhẹ.



2. Nguyên nhân của tồn tại, hạn chế

- Tình hình thiên tai, dịch bệnh xảy ra liên tiếp, nghiêm trọng; cuộc khủng hoảng tài chính - kinh tế thế giới, lạm phát trong những năm qua đã có tác động tiêu cực đến phát triển thương mại, dịch vụ.

- Một số mục tiêu của Đề án đặt ra chưa dự báo hết khả năng thực hiện như: kim ngạch xuất, nhập khẩu; số lượng công trình hạ tầng thương mại dự kiến đầu tư. Cơ chế, chính sách về phát triển kinh tế cửa khẩu chưa hoàn thiện, đồng bộ, phải điều chỉnh, bổ sung nhiều lần.

- Hệ thống cơ sở hạ tầng kinh tế như giao thông, thương mại, dịch vụ, kinh tế cửa khẩu còn hạn chế, chậm được đầu tư.

- Việc phát triển các loại hình dịch vụ hỗ trợ xuất, nhập khẩu chưa được quan tâm đầu tư đúng mức.

- Công tác tổ chức các hoạt động xúc tiến còn chồng chéo, đội ngũ cán bộ làm công tác xúc tiến còn hạn chế về ngoại ngữ, kỹ năng chuyên môn.

- Trụ sở làm việc, phương tiện chuyên dùng của lực lượng quản lý thị trường còn chưa thiếu thốn; năng lực chuyên môn của cán bộ, công chức còn hạn chế, nhất là lĩnh vực phức tạp như hàng giả, sở hữu trí tuệ.

- Việc đào tạo và thu hút nguồn nhân lực trong lĩnh vực thương mại, dịch vụ chưa đáp ứng yêu cầu.

- Doanh nghiệp kinh doanh thương mại trên địa bàn đa số là doanh nghiệp nhỏ, khả năng tài chính hạn hẹp, trình độ chuyên môn của cán bộ quản lý và nhân viên còn hạn chế, chưa tiếp cận được các hình thức kinh doanh hiện đại.

- Sản xuất hàng hóa chậm phát triển, đặc biệt là hàng tiêu dùng, cơ cấu mặt hàng sản xuất ra đơn điệu, giá trị gia tăng thấp; dân số và thu nhập dân cư thấp…làm giảm khả năng cung ứng nguồn hàng và sức mua trên thị trường.

PHẦN THỨ HAI

MỤC TIÊU, NHIỆM VỤ VÀ GIẢI PHÁP CHỦ YẾU CỦA ĐỀ ÁN,

GIAI ĐOẠN 2011-2015

I. DỰ BÁO TÌNH HÌNH

1. Thuận lợi

- Toàn cầu hóa kinh tế và hội nhập quốc tế tiếp tục là xu hướng chủ đạo; dự báo kinh tế thế giới và Việt Nam từng bước phục hồi và tăng trưởng sau tác động của cuộc khủng hoảng kinh tế - tài chính toàn cầu.

- Kinh tế - xã hội của tỉnh đang đà phát triển khá toàn diện trên mọi lĩnh vực, vị thế của tỉnh ngày càng được nâng lên, môi trường đầu tư tương đối hấp dẫn; cơ chế, chính sách ưu đãi tại Khu kinh tế cửa khẩu Lào Cai đang được triển khai có hiệu quả; tỉnh luôn được sự quan tâm đầu tư nguồn lực của Trung ương.

- Vai trò, vị trí của Lào Cai được quy hoạch và xác định trong chủ trương, định hướng phát triển của Trung ương trên tuyến hành lang kinh tế Côn Minh - Hà Nội - Hải Phòng, là "cầu nối" giữa các nước ASEAN với thị trường Vân Nam và miền Tây Nam - Trung Quốc.

- Hệ thống giao thông có đủ loại hình: đường sắt, đường bộ, đường thủy, cơ sở hạ tầng: kho bãi, cửa khẩu, khu thương mại - công nghiệp… đang được hoàn thiện, nguồn hàng phong phú tạo thuận lợi cho giao thương qua cửa khẩu.


Каталог: Uploads
Uploads -> -
Uploads -> 1. Most doctors and nurses have to work on a once or twice a week at the hospital
Uploads -> Kính gửi Qu‎ý doanh nghiệp
Uploads -> VIỆn chăn nuôi trịnh hồng sơn khả NĂng sản xuất và giá trị giống của dòng lợN ĐỰc vcn03 luậN Án tiến sĩ NÔng nghiệp hà NỘI 2014
Uploads -> Như mọi quốc gia trên thế giới, bhxh việt Nam trong những năm qua được xem là một trong những chính sách rất lớn của Nhà nước, luôn được sự quan tâm và chỉ đạo kịp thời của Đảng và Nhà nước
Uploads -> Tác giả phạm hồng thái bài giảng ngôn ngữ LẬp trình c/C++
Uploads -> BỘ TÀi nguyên và MÔi trưỜng
Uploads -> TRƯỜng đẠi học ngân hàng tp. Hcm markerting cơ BẢn lớP: mk001-1-111-T01
Uploads -> TIÊu chuẩn quốc gia tcvn 8108 : 2009 iso 11285 : 2004
Uploads -> ĐỀ thi học sinh giỏi tỉnh hải dưƠng môn Toán lớp 9 (2003 2004) (Thời gian : 150 phút) Bài 1

tải về 289.95 Kb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
  1   2   3




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương