Tình hình kinh tế Indonesia năm 2010 và dự báo kinh tế năm 2011



tải về 46.79 Kb.
Chuyển đổi dữ liệu13.10.2017
Kích46.79 Kb.
#33558
Tình hình kinh tế Indonesia năm 2010 và dự báo kinh tế năm 2011

     Năm 2010 kinh tế Indonesia tiếp tục tăng trưởng ổn định. Chỉ tiêu tăng trưởng kinh tế 6% đề ra cho năm 2010 đã thực hiện được, trong đó Quý I tăng trưởng đạt 5,8%, Quý II tăng trưởng 6,2%, Quý III và Quý IV tăng trưởng 5,9%. Chi ngân sách cả năm đạt 1.098.800 tỷ Rp ( 122 tỷ USD), mức thâm hụt ngân sách được điều chỉnh từ 2,1% xuống 1,5%.



TỔNG QUAN TÌNH HÌNH KINH TẾ INDONESIA NĂM 2010 VÀ DỰ BÁO KINH TẾ NĂM 2011

         Năm 2010 kinh tế Indonesia tiếp tục tăng trưởng ổn định. Chỉ tiêu tăng trưởng kinh tế 6% đề ra cho năm 2010 đã thực hiện được, trong đó Quý I tăng trưởng đạt 5,8%, Quý II tăng trưởng 6,2%, Quý III và Quý IV tăng trưởng 5,9%. Chi ngân sách cả năm đạt 1.098.800 tỷ Rp ( 122 tỷ USD), mức thâm hụt ngân sách được điều chỉnh từ 2,1% xuống 1,5%. Kim ngạch xuất khẩu năm 2010 ước đạt 18% GDP. Giá dầu thô Indonesia (ICP) ước thực hiện trung bình cả năm là 80 USD/thùng, sản lượng bình quân 959.000 thùng/ngày. Tiêu dùng nội địa chiếm 5,9% GDP, chi tiêu công chiếm 14,7% GDP, đầu tư chiếm 9% GDP. 

          Bộ điều phối Kinh tế nhận định với đà tăng trưởng đầu tư như hiện nay và nhu cầu tiêu dùng trong nước ngày càng tăng, năm 2011 Indonesia có khả năng đạt tăng trưởng cao.Chính phủ đề nghị Quốc hội nâng các chỉ tiêu kinh tế vỹ mô dự kiến cho năm 2011, cụ thể: Nâng chỉ tiêu tăng GDP lên 6,3-6,4%, tỷ giá đồng nội tệ 9.400-9.100 Rp/ 1 USD, thu từ thuế chiếm 12,00 % GDP, khống chế lạm phát  ở mức 5,3% - 5,6%, lãi suất tiền gửi ngân hàng kỳ hạn 3 tháng dao động từ 6,2-6,5%; giá dầu thô Indonesia khoảng 75-90 USD thùng, sản lượng khai thác dự kiến 967.000 thùng/ngày. Chỉ tiêu thâm hụt ngân sách dự kiến 115.000 tỷ Rp chiếm 1,7% GDP.

  *Tài chính tiền tệ, :

      6 tháng cuối năm giá cả hàng hóa và dịch vụ tăng mạnh hơn giai đoạn 6 tháng đầu năm do có tháng lễ Ramadan và Tết Idul Fitri, tuy nhiên lạm phát vẫn được khống chế ở mức 5-6%.  Dự trữ ngoại tệ đến cuối năm 2010 đạt trên 100 tỷ USD. Theo ước tính của Ngân hàng Trung ương (BI) thì dự trữ ngoại tệ đủ phục vụ yêu cầu nhập khẩu trong 6 tháng đầu năm 2011 và trả nợ công do Chính phủ vay. Trước sức ép của lạm phát trong 6 tháng cuối năm, BI quyết định tăng quỹ ưu tiên dự phòng từ 5,0 % lên 8,0 %, đồng thời quyết định vẫn giữ nguyên mức lãi suất 6,5 % để giữ ổn định nền kinh tế.

       Theo ước tính của Bộ Tài chính, tổng GDP hiện tại khoảng 780 tỷ USD. Thu thuế xuất nhập khẩu cả năm 2010 đạt 81.830 tỷ Rp, chỉ tiêu thu thuế năm 2011 dự kiến 93,5 tỷ USD, tương đương 12% GDP.

   * Đầu tư:

       Theo số liệu của Ủy ban quốc gia Kế hoạch & Đầu tư ( BKPM), thu hút đầu tư năm 2010 ước thực hiện 180.000 tỷ Rp ( 20 tỷ USD ), tăng gần 20.000 tỷ Rp so với chỉ tiêu đề ra. Dự kiến nhu cầu đầu tư cơ sở hạ tầng từ nay đến 2014 cần  khoảng 1.429.000 tỷ Rp ( 160 tỷ USD). Trong đó chính quyền Trung ương đáp ứng 47%, các địa phương chịu 28%, phần còn lại 25% huy động từ các nguồn khác.

       Bộ Biển và nghề cá cho biết, sắp đến Chính phủ  sẽ có chính sách khuyến khích tư nhân đầu tư xây các nhà máy chế biến thủy hải sản ở Maluku, nơi đang được đánh giá là kho thủy sản của Indonesia. Các nhà đầu tư sẽ được hưởng chính sách hỗ trợ về phương tiện, cơ sở hạ tầng cũng như được tạo thuận lợi về thủ tục giấy tờ từ chính quyền địa phương. Maluku có trữ lượng hải sản khoảng 1,4 triệu tấn, gồm khoảng 980.100 tấn cá biển cạn, 295.500 tấn cá biển sâu, 47.700 tấn san hô, 44.000 tấn tôm, 800 tấn tôm hùm và 10.570 tấn mực ống.

       Theo kế hoạch, Công ty Impex Co của Nhật Bản sẽ khởi công dự án mỏ khí gaz (LNG) Abadi Block ngoài khơi vùng biển Đông  Timor thuộc lãnh hải Indonesia vào năm 2011. Vốn đầu tư khoảng 15 tỷ USD, trữ lượng ước tính 10.000 tỷ cubic feet. Abadi Blok là dự án lớn thứ nhì của Indonesia, gần Blok Tangguh ở Papua. Mục tiêu đến 2016 đạt sản lượng từ 800 đến 900 cubic feet / ngày. Indonesia kỳ vọng khi mỏ này đi vào hoạt động sẽ khắc phục tình hình thiếu khí đốt và tăng sản lượng xuất khẩu.

   CÁC CHÍNH SÁCH, GIẢI PHÁP CỦA CHÍNH PHỦ INDONESIA

  * VỀ HẠN CHẾ NHẬP KHẨU:

        Theo số liệu của Tổng cục Thống kê Trung ương ( BPS), Indonesia nhập siêu 2,11 tỷ USD trong  thương mại song phương với Trung Quốc. Thâm hụt trong thương mại với Thái Lan là 202,6 triệu USD và với Singapore là 738,1 triệu USD. Người tiêu dùng Indonesia đang phụ thuộc nhiều vào các mặt hàng nhập khẩu từ những thị trường này, nhất là đồ điện tử từ Trung Quốc, giống cây trồng và các sản phẩm nông nghiệp từ Thái Lan.

        Bộ Thương mại cho biết, trong thời gian đến sẽ tăng cường phối hợp với cảnh sát và Hải quan Indonesia để kiểm tra các luồng hàng nhập khẩu. Theo Quy định số 22/M-DAG/PER/5/2010  ban hành ngày 21/5/2010 của Bộ Thương mại Indonesia, hàng nhập khẩu  phải được kiểm tra và dán nhãn bằng tiếng  Bahasha Indonesia trước khi bán ở thị trường nội địa. Bộ Thương mại xem đây là một trong những biện pháp bảo vệ người tiêu dùng trong nước theo luật số 08/1999 về bảo vệ người tiêu dùng. Các mặt hàng buộc phải thực hiện quy định này gồm: Đồ điện tử gia dụng và phụ kiện, các mặt hàng truyền  tin và viễn thông, vật liệu xây dựng, phụ tùng ô tô xe máy, cáp điện, hàng giày dép, bít tất, đồ bằng da, công tắc, đồ chơi và nhiều loại phụ tùng khác.

         Từ quý IV /2010, Bộ biển và nghề cá tăng cường thực hiện Quyết định số 17/2010 về kiểm tra thủy sản nhập khẩu nhằm bảo vệ người tiêu dùng Indonesia. Cơ quan kiểm dịch (BKI) được đặt tại sân bay quốc tế Soekarno Hatta, Cơ quan kiểm tra an toàn chất lượng thuộc Tổng Cục kiểm soát Tài nguyên biển và thủy sản (PSKDP) đặt tại Cảng Muara Baru. Hai cơ quan này được giao tổ chức thực hiện quyết định nêu trên và cấp GCN để nhập khẩu.

     * VỀ CHIẾN LƯỢC THỊ TRƯỜNG XUẤT KHẨU:

        Bộ Thương mại Indonesia nhận định xuất khẩu của Indonesia có khả năng tăng bình quân khoảng 13%/năm cùng với việc tăng nhu cầu ở các nước Châu Á. Xuất khẩu phi dầu khí trong năm 2010 đạt  bình quân trên 10 tỷ USD/ tháng. Trong điều kiện xuất khẩu vào thị trường Mỹ và EU ngày càng gặp nhiều rào cản do chính sách tăng cường bảo hộ hàng nội địa ở các thị trường này, chính phủ Indonesia khuyến khích các doanh nghiệp đẩy mạnh xuất khẩu sang các thị trường phi truyền thống, kể cả Belarusia, các nước thuộc Liên xô cũ và các nước Mỹ la tinh nhằm giảm sự phụ thuộc vào thị trường Hoa kỳ và EU.  

      * VỀ TRỢ GIÁ NHIÊN LIỆU:

       Bộ Năng lượng & Tài nguyên khoáng sản ( ESDM) và Ủy ban VII  của Quốc hội đã thông qua quyết định tăng hạn ngạch nhiên liệu được trợ giá từ 36,5 triệu kilo lít lên 38 triệu kilo lít kể từ tháng 10/2010. Quyết định này dựa trên thực tế đồng Rp tăng giá và giá dầu thô giao dịch chưa vượt con số dự kiến của Chính phủ. Tổng dự chi ngân sách điều chỉnh cho trợ giá nhiên liệu năm 2010 là 89.900 tỷ Rp ( khoảng 9,96 tỷ USD), gồm cả nhiên liệu sinh học và khí gaz. Bộ Tài chính cho biết, chính phủ  phải chi 1.900 tỷ Rp cho mỗi triệu Kilo lít nhiên liệu trợ giá tăng thêm.

    * VỀ TRỢ GIÁ ĐIỆN:

        Giá điện được điều chỉnh tăng 10% kể từ 01/7/2010 đã tác động trực tiếp đến hầu hết các ngành, lĩnh vực kinh tế. Các khách sạn, nhà hàng và các loại hình dịch vụ khác phải điều chỉnh tăng giá. Theo số liệu của Bộ Năng lượng, trợ cấp điện năm 2010 đã  lên đến 55.100 tỷ Rp. Tuy nhiên ngân sách dành cho ngành điện vẫn còn  thiếu  4.800 tỷ Rp, việc tăng giá điện chỉ để bù đắp một phần thiếu hụt ngân sách.Nhu cầu điện Indonesia tăng bình quân 7%/năm.Trong số 40,57 triệu  khách hàng tiêu thụ điện từ công ty điện lực quốc gia ( PLN), có đến 1,8 triệu là các cao ốc thương mại và trên 48 nghìn nhà sản xuất. Để sản xuất 1 KW điện, PLN cần 1,400 Rp, trong khi đó mức thuế đặt ra đối với các nhà sản xuất quy mô lớn là 529 Rp / kilowatt- giờ, 615 Rp/ kilowatt- giờ đối với những nhà sản xuất quy mô vừa và 811 Rp/ kilowatt- giờ đối với những tòa cao ốc thương mại quy mô lớn.Hiện tại các ngành sản xuất phải trả 1.5 lần cao hơn so với mức thuế bình thường cho 1 giờ sử dụng nếu tiêu thụ cao hơn 50% so với mức trung bình trước đây.

          Bộ Công nghiệp cho biết mặc dù việc tăng giá thuế điện cơ bản ( TDL) trung bình 10% được dự kiến sẽ tác động chung đến sản xuất công nghiệp khoảng 0.37%. Nhưng đối với một số ngành như sản xuất xi măng, nước đá, kim loại, đồ gốm sứ v.v... ảnh hưởng của việc tăng TDL có thể trên 5%. Tuy nhiên dự kiến tăng trưởng sản xuất công nghiệp cả năm 2010 vẫn giữ ở mức 4.5 -5%. WB có kế hoạch hỗ trợ 225 triệu USD nhằm tăng sản lượng điện ở Java và Sumatra thông qua dự án hợp tác với công ty điện lực nhà nước PLN.

      TÌNH HÌNH VÀ CHÍNH SÁCH MỘT SỐ NGÀNH, MẶT HÀNG CHỦ YẾU

     *GẠO:

        Theo số liệu của Tổng cục Thống kê Trung ương (BPS), sản lượng thóc khô của Indonesia năm 2010 khoảng 65,151 triệu tấn, tăng 1,17% so với năm 2009. Giai đoạn 2008-2010, sản lượng gạo nước này tăng bình quân 4,5% /năm. Năm 2008  thừa khoảng 2,36 triệu tấn, năm 2009 thừa 3,89 triệu tấn, năm 2010 thừa khoảng 4.32 triệu tấn. Tuy nhiên, từ đầu năm đến nay xuất hiện tình hình sâu bệnh, nạn chuột phá lúa và mưa kéo dài trên diện rộng. Khoảng 105.375 hecta lúa bị ảnh hưởng nặng, trong đó 4.161 hecta bị mất trắng. Mặc dù vậy, nông dân vẫn thắc mắc việc Chính phủ cho nhập khẩu gạo. Theo giải thích của Bộ Nông nghiệp, do lượng gạo dự trữ ở BULOG chỉ đạt 1,2 triệu tấn trong khi lượng gạo dự trữ bắt buộc ít nhất là 1,5 triệu tấn nhằm đảm bảo thực hiện mục tiêu An ninh lương thực quốc gia.

       3 yếu tố làm cho giá gạo thu mua cao hơn giá quy định (HPP) của chính phủ: (1). Sản lượng dự kiến tăng tối đa 1,17%, thấp hơn tỷ lệ tăng dân số (1,35%); (2). Tỷ lệ người tiêu dùng gạo chất lượng cao có xu hướng ngày càng tăng, nhu cầu dùng gạo cũng đa dạng hơn trước;(3). Tâm lý dự trữ lương thực trong dân, họ lo sẽ bị mất mùa do tác động của tình trạng biến đổi khí hậu.

      Chính phủ nước này cho phép BULOG cải tiến chính sách thu mua theo hướng đa dạng hóa. Ngoài việc mua dự trữ gạo chất lượng thấp theo giá HPP để trợ cấp cho dân nghèo, Bulog còn được giao nhiệm vụ thu mua gạo hạng trung trở lên. Đồng thời triển khai kế hoạch nhập khẩu của Chính phủ để chủ động tham gia bình ổn thị trường lương thực trong nước.

        Theo nhận định của các chuyên gia kinh tế, một trong những bất cập hiện nay của nền kinh tế Indonesia là tình trạng phụ thuộc vào nhập khẩu các sản phẩm nông nghiệp, trong khi đây là quốc gia đông dân và có nhiều tiềm năng nông sản. Hiện tại, lúa mỳ nhập khẩu 100%, hành khô nhập khẩu 90%, sữa nhập khẩu 70%, thịt bò nhập khẩu 36%, đậu nành nhập khẩu 65%, đường nhập khẩu 40%, đậu phộng nhập khẩu 15%, bắp nhập khẩu 15%, muối nhập khẩu 70%. Một nghịch lý là có đến 60% số người nhận trợ cấp gạo là nông dân. Do đó Chính phủ quyết định sẽ tiếp tục ưu tiên chương trình kiến thiết nông thôn và hỗ trợ tăng thu nhập đời sống nông dân. Các chương trình mục tiêu được đề ra gồm: Phát triển lương thực đủ dùng; tăng giá trị và tăng tính cạnh tranh của hàng xuất khẩu; tăng cường điều tra cơ bản, điều chỉnh chính sách, xây dựng cơ chế hợp lý nhằm tạo điều kiện thúc đẩy sản xuất  nông nghiệp trong thời gian tới.

        Thực hiện chính sách đa dạng hóa tiêu dùng lương thực, Bộ nông nghiệp triển khai kế hoạch phân phối giống bắp lai đến nông dân thuộc Bắc Sumatra, Nam Sulawesi, Lampung, Tây Java, Đông Java và Đông Nusa Tengara. Ước tính diện tích trồng trên 633.000 hecta, dự kiến bổ sung khoảng 3 triệu tấn lương thực trong năm 2011 và các năm kế tiếp.

 *ĐƯỜNG ĂN:

        Do thời tiết thất thường nên sản lượng đường năm nay chỉ đạt khoảng 2,2-2,5 triệu tấn, trong khi năm ngoái đạt 2,9 triệu tấn. Theo số liệu của Hiệp hội Thực phẩm và đồ uống, nhu cầu đường cho sản xuất thực phẩm và đồ uống năm nay  lên đến khoảng 5 triệu tấn, trong đó đường tinh khoảng 600.000 tấn. Tổng lượng đường nhập khẩu năm 2010 cộng với đường dự trữ từ trước đạt 4,3 triệu tấn, như vậy sẽ thiếu khoảng 700.000 tấn đường cần phải nhập khẩu tiếp.

        Chính phủ quyết định cho phép nhập khẩu 450.000 tấn đường trắng bắt đầu từ tháng 01/01/2011 đến tháng 4/2011 và phân bổ cụ thể như sau: Công ty PT.PN IX ( Persero) nhập 70.000 tấn; PT.PN X ( Persero) nhập 90.000 Tấn; PT.PN XI ( Persero) nhập 90.000 tấn; PT.Rajawali Indonesia (RNI) nhập 50.000 tấn; công ty PT.Perusahaan Perdagangan Indonesia (PPI) Persero nhập 90.000 tấn và Perum BULOG nhập 60.000 tấn. 

       Bộ Thương mại cho biết, Bộ này sẽ xem xét việc cho phép nhập khoảng 150.000 tấn đường nguyên liệu theo yêu cầu cho các nhà máy đường trong nước.



 *CÁC MẶT HÀNG GIÀY DÉP:

         Hiệp hội giày Indonesia (Aprisindo) đề ra mục tiêu sản xuất  năm nay 300 triệu đôi, tăng 250 triệu đôi so với năm 2009, doanh thu ngoại tệ ước đạt 2 tỷ USD.

        Hiện tại, Indonesia xếp thứ ba trên thế giới về sản xuất giày sau Trung Quốc và Việt Nam. BKPM  hy vọng sản xuất giày ở Indonesia sẽ tăng trong thời gian tới do một số công ty giày ở Trung quốc có xu hướng di dời và tái đầu tư ở Indonesia. Đầu tư vào ngành giày trong năm 2010 ước đạt 2 tỷ USD, tăng 11 % so với năm trước, giá trị xuất khẩu giày đạt trên 400 triệu USD. Theo BKPM, xu hướng tái di dời các xưởng sản xuất giày là cơ hội tốt cho giày Indonesia tăng xuất khẩu vào thị trường Trung Quốc, một thị trường có sức mua khá mạnh. Mục tiêu đặt ra cho ngành giày Indonesia trong 5 năm tới là xuất khẩu đạt mức 2.4 tỷ USD. Trong đó thị trường nhập khẩu chính là Châu Âu ( 30%), Mỹ( 20%), Nhật Bản và các nước khác ở Châu Á .

*HÀNG THỦ CÔNG MỸ NGHỆ:

  Chủ tịch Hiệp hội hàng thủ công mỹ nghệ Indonesia, Ông Ambar Tjahono cho biết, Xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ và mây tre vào thị trường EU có xu hướng giảm do việc duy trì đồng Rp liên tục mạnh lên so với đồng USD, trong khi đồng USD lên giá so với đồng EURO. Hiện tại, một số cơ sở sản xuất thủ công  phải đóng cửa, tình trạng nghỉ việc đang xảy ra ở một số nơi như Jerapa ( 70.000 người), Cirebon (40.000 ), Yogyakarta (20.000).

       9 quốc gia Nam Á được giải thưởng năm nay của UNESCO về hàng thủ công mỹ nghệ, gồm: Bangladesh, Indonesia, Malaysia, Myanmar, Lào, thái lan, Cambodia, Việt Nam và Timor- Leste. Mẫu các sản phẩm đoạt giải của 9 nước này được trưng bày tại Tòa nhà JKM SMESCO ở Jakarta, gồm các mặt hàng dệt may, cao su tự nhiên, gỗ, gốm sứ, sắt thép.

*THỦY SẢN:    Liên đoàn nghề cá  công bố lượng tiêu thụ nội địa các mặt hàng thủy sản ít nhất là 9 triệu tấn /năm.Gồm 6 triệu tấn tiêu dùng và 3 triệu tấn làm nguyên liệu để chế biến. Mức tối thiểu là 30,17 kg/người/năm.

 *THÉP: Tổng công suất các nhà máy sản xuất thép nội địa Indonesia hiện tại khoảng 4-5 triệu tấn /năm, trong đó nhiều chủng loại chưa sản xuất được trong nước. Indonesia phải nhập khẩu 8-9 triệu tấn thép các loại/ năm trong khi nhu cầu sử dụng thép cho các năm đến dự kiến  tăng 5-10% / năm. Hiện tại hầu hết các mặt hàng thép dùng cho sản xuất ô tô và đóng tàu hiện tại phải nhập khẩu

.    *Ô TÔ, XE MÁY VÀ PHỤ TÙNG:   Theo số liệu của Hiệp hội ô tô xe máy ( GAIKINDO), số lượng ô tô bán ra năm nay ước đạt mức kỷ lục 700.000 chiếc. Năm 2008 là năm đạt cao nhất cao nhất trong các năm qua cũng chỉ đạt 600.000 chiếc.

*DẦU MÕ VÀ KHÍ GAZ TỰ NHIÊN:  Bà Evita Lewogo, Vụ trưởng Vụ dầu khí Bộ Mõ và năng lượng cho biết, Chính phủ đặt mục tiêu nâng sản lượng khai thác dầu khí đến năm 2014 đạt trên 1 triệu thùng/ngày. Trong dự thảo Ngân sách năm 2011, mục tiêu sản lượng khai thác  năm 2011 là 970.000 thùng/ngày .

                                                                                                                                                                               Thương vụ Việt Nam tại Indonesia



                                                                                        
Каталог: uploads -> attach
attach -> Kính gửi Qu‎ý doanh nghiệp
attach -> Tri thức 001. Thống kê y tế II. Phân tích số liệu định lượng : Tham khảo môn Xử lý và phân tích số liệu / Đại học y tế công cộng
attach -> TRƯỜng đẠi học tôN ĐỨc thắng phòng đIỆn toáN & thông tin tư liệu danh mục sách mới tháng 06/2013
attach -> TÀi liệu cơ BẢn về BÊ-nanh và quan hệ VỚi việt nam I. Khái quát
attach -> Quy hoạch phổ TẦn số VÔ tuyếN ĐIỆn quốc gia
attach -> Danh sách các công ty Sri Lanka đang có nhu cầu xuất nhập khẩu các loại hàng hóa
attach -> TÊn công ty nhu cầU ĐỊa chỉ liên hệ
attach -> Nonlinear systems / Hassan K. Khalil
attach -> Thông tư 202/2014/tt-btc
attach -> PHỤ LỤc quy định thành phần hồ sơ thực hiện chế độ chính sách theo Quyết định 250/QĐ-ttg của Thủ tướng Chính phủ

tải về 46.79 Kb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương