TIÊu chuẩn ngành tcn 68-198: 2001



tải về 351.93 Kb.
trang1/4
Chuyển đổi dữ liệu24.07.2016
Kích351.93 Kb.
#3662
  1   2   3   4
TIÊU CHUẨN NGÀNH

TCN 68-198:2001

THIẾT BỊ ĐẦU CUỐI HỆ THỐNG THÔNG TIN AN TOÀN VÀ CỨU NẠN HÀNG HẢI TOÀN CẦU - GMDSS

Global Maritime Distress and Safety System (GMDSS) Terminal Equipment

PHAO VÔ TUYẾN CHỈ VỊ TRÍ KHẨN CẤP HÀNG HẢI (EPIRB) HOẠT ĐỘNG Ở TẦN SỐ 406,025 MHZ

YÊU CẦU KỸ THUẬT

Maritime Emergency Position Indicating Radio Beacon (EPIRB) Operating on 406.025 MHz Technical Requirements
MỤC LỤC

* LỜI NÓI ĐẦU



1. Phạm vi

2. Định nghĩa và chữ viết tắt

2.1 Định nghĩa

2.2 Chữ viết tắt

3. Yêu cầu chung

3.1 Phạm vi

3.2 Điều kiện hoạt động

3.3 Dây buộc

3.4 Mầu sắc

3.5 Đèn hiệu

3.6 Các bộ phận điều khiển

3.7 Các chỉ báo

3.8 Chế độ tự thử

3.9 Nhãn

3.10 Các chỉ dẫn khai thác

3.11 Thiết bị dẫn đường

3.12 Các phụ kiện

3.13 Nguồn

3.13.1 Ắc-qui

3.13.2 Yêu cầu an toàn



4. Điều kiện đo kiểm

4.1 Yêu cầu chung

4.2 Kiểm tra chất lượng

4.3 Chuẩn bị EPIRB để đo kiểm

4.4 Trình tự đo kiểm

4.5 Nguồn đo kiểm

4.6 Vị trí đo kiểm

4.7 Thiết lập đo kiểm

4.8 Máy thu đo

4.9 Anten đo

4.10 Điều kiện đo kiểm bình thường

4.11 Điều kiện đo kiểm tới hạn

4.12 Thủ tục đo kiểm ở nhiệt độ tới hạn

4.13 Sai số đo

4.14 Đánh giá kết quả đo

5. Thử nghiệm môi trường

5.1 Yêu cầu chung

5.2 Thử nhiệt độ

5.3 Thử rung

5.4 Thử va chạm

5.5 Thử ăn mòn

5.6 Thử rơi vào nước

5.7 Thử sốc nhiệt

5.8 Thử ngâm nước

5.9 Thử tác động của dòng phun nước

5.10 Thử nổi

5.11 Thử bức xạ mặt trời

5.12 Thử tác dụng của dầu

6. Máy phát

6.1 Công suất đầu ra

6.2 Tần số đặc trưng

6.3 Độ ổn định tần số thời hạn ngắn

6.4 Độ ổn định tần số thời hạn trung bình

6.5 Građien nhiệt độ

6.6 Mặt nạ phổ RF

6.7 Độ lệch pha và sự mã hoá số liệu

6.8 Quá độ điều chế

6.9 Đối xứng điều chế



7. Dạng tín hiệu

7.1 Yêu cầu chung

7.2 Chu kỳ lặp lại

7.3 Tổng thời gian phát (Tt)

7.4 Phần mào đầu sóng mang (CW)

7.5 Tốc độ bit



8. Mã hoá EPIRB

8.1 Yêu cầu chung

8.2 Các trường bit hệ thống

8.2.1 Đồng bộ bit

8.2.2 Đồng bộ khung

8.3 Trường được bảo vệ

8.3.1 Yêu cầu chung

8.3.2 Cờ định dạng

8.3.3 Cờ giao thức

8.3.4 Số MID

8.3.5 Giao thức người sử dụng hàng hải

8.3.6 Giao thức người sử dụng đo kiểm

8.4 Trường sửa sai

8.5 Trường mã hoá khẩn cấp

8.6 Bản tin dài (tuỳ chọn)

9. Các yêu cầu kỹ thuật khác

9.1 Cường độ sáng hiệu dụng của đèn hiệu

9.2 Dung lượng ắc-qui

9.3 Thiết bị dẫn đường



10. Đo công suất phát xạ

10.1 Yêu cầu chung

10.2 Công suất phát xạ

10.3 Các đặc tính anten



11. Cơ cấu tự giải phóng

11.1 Yêu cầu chung

11.1.1 Các điều kiện hoạt động

11.1.2 Nhãn

11.1.3 Các chỉ dẫn khai thác

11.2 Tự động phóng EPIRB

11.2.1 Định nghĩa

11.2.2 Phương pháp đo

11.2.3 Yêu cầu

* TÀI LIỆU THAM KHẢO


LỜI NÓI ĐẦU

Tiêu chuẩn TCN 68 - 198: 2001 “Phao vô tuyến chỉ vị trí khẩn cấp Hàng hải (EPIRB) hoạt động ở tần số 406,025 MHz - Yêu cầu kỹ thuật” được xây dựng trên cơ sở chấp thuận áp dụng các yêu cầu kỹ thuật của tiêu chuẩn ETS 300 066 của Viện Tiêu chuẩn viễn thông châu Âu (ETSI).

Tiêu chuẩn TCN 68 - 198: 2001 do Viện Khoa học kỹ thuật Bưu điện biên soạn. Nhóm biên soạn do kỹ sư Nguyễn Minh Thoan chủ trì với sự tham gia tích cực của các kỹ sư Dương Quang Thạch, Phan Ngọc Quang, Nguyễn Anh Tuấn, Nguyễn Ngọc Tiến, Nguyễn Xuân Trụ, Vũ Hoàng Hiếu, Phạm Bảo Sơn, các cán bộ nghiên cứu của Phòng nghiên cứu kỹ thuật vô tuyến, Viện Khoa học kỹ thuật Bưu điện và một số cán bộ kỹ thuật khác trong Ngành.

Tiêu chuẩn TCN 68 - 198: 2001 do Vụ Khoa học Công nghệ - Hợp tác Quốc tế đề nghị và được Tổng cục Bưu điện ban hành kèm theo Quyết định số 1059/2001/QĐ-TCBĐ ngày 21 tháng 12 năm 2001.

Tiêu chuẩn TCN 68 - 198: 2001 được ban hành kèm theo bản dịch tiếng Anh tương đương không chính thức. Trong trường hợp có tranh chấp về cách hiểu do biên dịch, bản tiếng Việt được áp dụng./.
PHAO VÔ TUYẾN CHỈ VỊ TRÍ KHẨN CẤP HÀNG HẢI (EPIRB) HOẠT ĐỘNG Ở TẦN SỐ 406,025 MHZ

YÊU CẦU KỸ THUẬT

(Ban hành theo Quyết định số 1059/2001/QĐ-TCBĐ ngày 21 tháng 12 năm 2001 của Tổng cục trưởng Tổng cục Bưu điện)

1. Phạm vi

Tiêu chuẩn này quy định các yêu cầu tối thiểu về chất lượng và các đặc tính kỹ thuật cho các Phao vô tuyến chỉ vị trí khẩn cấp (EPIRB) qua vệ tinh khai thác trong hệ thống vệ tinh COSPAS-SARSAT để thông tin vô tuyến cho Hệ thống thông tin an toàn và cứu nạn hàng hải toàn cầu (GMDSS).

Tiêu chuẩn này phù hợp với các yêu cầu liên quan của Liên minh viễn thông quốc tế (ITU) và Tổ chức Hàng hải quốc tế (IMO).

Tiêu chuẩn này áp dụng cho các EPIRB hoạt động ở tần số 406,025 MHz và được trang bị một thiết bị dẫn đường 121,5 MHz công suất thấp.

Các EPIRB hoạt động trong khoảng nhiệt độ:

 -40oC đến +55oC (loại 1); hoặc

 -20oC đến +55oC (loại 2);

với một cơ cấu tự giải phóng tự do.

Tiêu chuẩn này làm cơ sở cho việc chứng nhận hợp chuẩn Phao vô tuyến chỉ vị trí khẩn cấp hàng hải (EPIRB) hoạt động ở tần số 406,025 MHz thuộc Hệ thống thông tin an toàn và cứu nạn hàng hải toàn cầu (GMDSS).

2. Định nghĩa và chữ viết tắt

2.1 Định nghĩa

 EPIRB vệ tinh

Trạm mặt đất thuộc nghiệp vụ thông tin lưu động qua vệ tinh, phát xạ của nó tạo thuận lợi cho các hoạt động tìm kiếm và cứu nạn.

 Cơ cấu tự giải phóng

Một cơ cấu cho phép EPIRB tự động giải phóng và nổi tự do.

 Thiết bị dẫn đường

Báo hiệu vô tuyến 121,5 MHz, chủ yếu cho dẫn đường bằng máy bay.

 Khối điều khiển từ xa

Khối cho phép kích hoạt EPIRB từ xa khi EPIRB được lắp trong cơ cấu tự giải phóng

 EPIRB loại 1: hoạt động trong dải nhiệt độ từ - 40oC đến +55oC.

 EPIRB loại 2: hoạt động trong dải nhiệt độ từ -20oC đến +55oC.

2.2 Chữ viết tắt

 BCH: Bose-Chaudhuri - Hocquenhem

 CW: Sóng mang

 ID: Nhận dạng

 LSB: Bit có trọng số thấp nhất

 MID: Số nhận dạng hàng hải

 MSB: Bit có trọng số cao nhất

 VSWR: Tỷ số điện áp sóng đứng

 EPIRB: Phao vô tuyến chỉ vị trí khẩn cấp

3. Yêu cầu chung



3.1 Phạm vi

Nhà sản xuất phải cam kết bằng văn bản với Cơ quan chứng nhận hợp chuẩn rằng đã tuân thủ hoàn toàn các yêu cầu trong mục 3 và phải cung cấp các tài liệu liên quan.



3.2 Điều kiện hoạt động

EPIRB phải được lắp trong cơ cấu tự giải phóng (mục 11) có tác dụng tự động giải phóng EPIRB khi bị chìm trong nước. Khi giải phóng như vậy EPIRB sẽ nổi lên bề mặt và bắt đầu phát tự động không cần bất kì sự điều khiển nào.

EPIRB phải có khả năng hoạt động khi nổi trên biển, trên boong tàu và trên xuồng cứu sinh.

Cấu trúc và phương pháp khai thác phải tránh thao tác vô ý ở mức cao nhưng vẫn phải đảm bảo thao tác đơn giản khi khẩn cấp.

EPIRB phải có khả năng tự giải phóng và khai thác bằng tay. Nếu EPIRB được tháo khỏi cơ cấu tự giải phóng, nó chỉ có thể được kích hoạt khi nổi trên mặt nước hoặc được kích hoạt bằng tay.

Thời gian từ lúc EPIRB được kích hoạt tự động hoặc bằng tay đến lúc tín hiệu cứu nạn được phát phải ít nhất là 47 giây và nhiều nhất là 5 phút. EPIRB phải là một khối tích hợp đơn gồm một nguồn sơ cấp và một anten bắt cố định. Không phần nào có thể tháo ra được nếu không dùng các dụng cụ. Phần cố định của bản tin cứu nạn phải được lưu giữ sao cho không bị ảnh hưởng khi mất toàn bộ nguồn cung cấp. Mọi kết nối ngoài không được cản trở đến việc giải phóng và kích hoạt EPIRB.



3.3 Dây buộc

EPIRB phải có một dây buộc để giữ thiết bị trong khi sử dụng. Dây phải có khả năng nổi trên biển và được sắp xếp để tránh bị mắc vào tàu khi nổi tự do.



3.4 Mầu sắc

EPIRB phải có mầu vàng chanh, riêng phần đai phải rộng ít nhất 25 mm quanh phần nhô trên mặt nước và làm bằng vật liệu phản quang.



3.5 Đèn hiệu

EPIRB phải được trang bị đèn hiệu đáp ứng các yêu cầu của mục 9.1.



3.6 Các bộ phận điều khiển

Các bộ phận điều khiển phải có kích thước vừa để thao tác được thuận tiện, đơn giản cả khi sử dụng găng tay của bộ đồ lặn.

Kích hoạt EPIRB bằng tay phải làm mất niêm phong và được thực hiện bằng hai thao tác độc lập. Niêm phong này phải không có khả năng tự được thay thế bởi người sử dụng. Niêm phong phải không bị mất khi sử dụng bộ phận thử.

Khi EPIRB lắp trong cơ cấu tự giải phóng, việc kích hoạt bằng tay phải yêu cầu hai thao tác độc lập. Các bộ phận kích hoạt bằng tay phải được bảo vệ đối với các thao tác vô ý.

Sau khi kích hoạt bằng tay hoặc tự động, có thể tắt EPIRB bằng tay .

3.7 Các chỉ báo

Đèn hiệu (mục 3.5) phải bắt đầu phát sáng trong khoảng 10 giây sau khi EPIRB được kích hoạt.

EPIRB phải có các chỉ báo bằng đèn hoặc loa để báo tín hiệu đang phát. Chỉ báo bằng đèn có thể kết hợp với đèn hiệu.

3.8 Chế độ tự thử

EPIRB phải có khả năng tự thử không cần sử dụng hệ thống vệ tinh, để xác định rằng nó hoạt động tốt. Ở điều kiện đầy tải tối thiểu những mục sau được thử:

- Điện áp ắc-qui đủ để thoả mãn yêu cầu nguồn điện cấp cho EPIRB;

- Tầng ra tần số vô tuyến 406 MHz hoạt động; và

- Khoá pha của mạch vòng khoá pha 406 MHz, nếu sử dụng.

Khi chế độ tự thử được kích hoạt, EPIRB phải phát burst đơn là burst truyền dẫn bình thường của nó, ngoại trừ mẫu đồng bộ khung phải là “011010000”. Việc hoàn thành tự thử phải được chỉ báo. Sau đó các bộ phận thử phải tự động ngừng hoạt động.



3.9 Nhãn

EPIRB phải có một hoặc nhiều nhãn chứa các thông tin sau (ít nhất bằng tiếng Anh):

- Kí hiệu kiểu, số sêri và chỉ dẫn của nhà sản xuất về kiểu ắc-qui sử dụng;

- Ngày cần thay thế ắc-qui;

- Chỉ dẫn đầy đủ để có thể kích hoạt, tắt bằng tay và tự thử;

- Cảnh báo rằng EPIRB chỉ sử dụng trong trường hợp khẩn cấp;

- Phần trống để ghi tên tàu, mã nhận dạng lưu động hàng hải MMSI và hô hiệu;

- Loại EPIRB ;

- Mã nhận dạng hệ 16 được lập trình trong EPIRB xác định bởi các bit 26 đến 85 của bản tin số;

- Khoảng cách an toàn tới thiết bị la bàn.



3.10 Các chỉ dẫn khai thác

Nhà sản xuất thiết bị phải cung cấp đầy đủ các chỉ dẫn và thông tin liên quan đến bảo quản, lắp đặt và khai thác EPIRB. Chỉ dẫn phải gồm các phần: khai thác phù hợp, hạn chế tự thử tới mức tối thiểu để vẫn đảm bảo sự tin cậy trong việc khai thác EPIRB, sự thay thế ắc-qui và tránh báo động sai.



3.11 Thiết bị dẫn đường

EPIRB phải được trang bị một thiết bị dẫn đường hoạt động ở tần số 121,5 MHz và thiết bị này phải thoả mãn các yêu cầu của mục 9.3.



3.12 Các phụ kiện

Khi các phụ kiện hoạt động, EPIRB vẫn phải thoả mãn toàn bộ các yêu cầu của tiêu chuẩn này.



3.13 Nguồn

3.13.1 Ắc-qui

Thời gian hoạt động của ắc-qui giới hạn bởi ngày hết hạn của nó phải ít nhất là 3 năm.

Ngày hết hạn của ắc-qui là ngày tính từ ngày sản xuất ắc-qui cộng với tối đa một nửa thời gian hoạt động có ích của ắc-qui. Ngày hết hạn phải được đánh dấu rõ ràng.

Thời gian hoạt động có ích của ắc-qui là một khoảng thời gian sau ngày sản xuất ắc-qui mà ắc-qui vẫn còn thoả mãn các yêu cầu cấp nguồn điện cho EPIRB.



3.13.2 Yêu cầu an toàn

Ắc-qui phải không thể nối với cực tính ngược.

Ắc-qui phải không thải các chất độc hại hoặc ăn mòn ra bên ngoài EPIRB.

4. Điều kiện đo kiểm



4.1 Yêu cầu chung

Các yêu cầu của tiêu chuẩn này phải được thoả mãn sau thời gian 15 phút khởi động.

Nhà sản xuất phải cung cấp đầy đủ thông tin để thiết lập, kiểm tra và vận hành thiết bị trong khi đo kiểm. Các phụ kiện và chỉ báo phải được vận hành trong khi đo kiểm.

4.2 Kiểm tra chất lượng

Trong tiêu chuẩn này “kiểm tra chất lượng” nghĩa là:

- Xác định tần số đặc trưng từ 4 lần đo tần số mang của tín hiệu không điều hế , ở các điều kiện đo kiểm tới hạn (mục 4.11 và 4.12) trong thời gian S1 (hình 5) của bốn lần phát liên tiếp như sau:

Tần số đặc trưng phải nằm giữa: 406,023 MHz và 406,027 MHz;

- Đo công suất đầu ra của EPIRB ở các điều kiện đo kiểm bình thường. Công suất đầu ra phải là: 37 dBm ± 2 dB;

- Đo công suất đầu ra của thiết bị dẫn đường 121,5 MHz ở các điều kiện đo kiểm bình thường. Công suất đầu ra phải là: 17 dBm ± 3 dB;

- Đo tần số mang của thiết bị dẫn đường 121,5 MHz ở các điều kiện đo kiểm bình thường. Tần số mang phải là: 121,5 MHz ± 3,5 kHz.

- Kiểm tra hoạt động của đèn hiệu.



4.3 Chuẩn bị EPIRB để đo kiểm

Khi đo kiểm, EPIRB phải được lập trình để phát các burst số liệu được mã hóa theo giao thức người sử dụng đo kiểm (mục 8.3.6). Thiết bị dẫn đường phải được chuẩn bị để phát khi đo kiểm. Tránh phát tín hiệu cứu nạn trên các tần số cứu nạn và an toàn bằng cách bù tần số hoặc mã hoá đo kiểm.

Nhà sản xuất phải cung cấp EPIRB có cổng anten có thể nối được với thiết bị đo kiểm bằng cáp đồng trục có tải kết cuối 50 W. Dây nối này phải không thấm nước và chịu được tất cả các điều kiện môi trường. Cổng anten có thể được nhà sản xuất chuẩn bị trước khi đo kiểm.

4.4 Trình tự đo kiểm

Các phép đo phải được thực hiện theo thứ tự như trong tiêu chuẩn này và có thể kết hợp với các phép đo như trình bày trong các đặc tả C/S T.001 [10], C/S T.007 [11] của COSPAS-SARSAT.

Tất cả các phép đo phải được thực hiện trên một khối duy nhất và được chuẩn bị theo mục 4.3.

4.5 Nguồn đo kiểm

Thiết bị phải sử dụng nguồn ắc-qui bên trong khi thực hiện các đo kiểm và kiểm tra chất lượng.



4.6 Vị trí đo kiểm

Vị trí đo kiểm phải là một vị trí không có các vật phản xạ như cây và các vật kim loại. Các vật phản xạ không được nằm trong phạm vi đường elip có kích thước như trong hình 1.





Hình 1: Vị trí đo kiểm mẫu

Địa hình bên ngoài vị trí đo phải bằng phẳng. Bất kỳ vật dẫn nào bên trong vùng elip phải có kích thước nhỏ hơn 7 cm. Chuẩn bị mặt sàn kim loại hoặc lưới dây để có thể bao phủ ít nhất vùng elip có trục lớn và trục nhỏ như trong hình 1. Tất cả các dây điện và cáp phải được đi dưới sàn. Cáp anten phải được kéo dài sau anten đo 1,5 m so với hai trục, dọc theo trục lớn trước khi đi xuống sàn.

Trong khi đo, không có người nào được đứng trong phạm vi 6 m tính từ EPIRB. Báo cáo đo kiểm phải trình bày chi tiết về môi trường đo kiểm.

Có thể bao quanh vị trí đo kiểm bằng các vật liệu như sợi thủy tinh, nhựa, gỗ hoặc vải.



4.7 Thiết lập đo kiểm

Thiết lập đo kiểm như trong hình 2.

EPIRB được đặt ở tư thế hoạt động như theo thiết kế và EPIRB được đặt trong một mặt hình tròn có khả năng quay 3600 trong mặt phẳng phương vị. Như chỉ trong hình 2, mặt xoay B phải có bán kính tối thiểu là 1,7 (125 cm) và được làm bằng vật liệu dẫn điện cao (đồng hoặc nhôm). Nó phải được đặt trên mặt phẳng A ở độ cao chuẩn X = 0,75 ± 0,10 m. Vạch nổi của EPIRB phải ngang mặt xoay B và anten của EPIRB được định vị ở giữa.



Hình 2: Thiết lập đo kiểm

4.8 Máy thu đo

Máy thu đo (có thể là máy đo cường độ trường hoặc máy phân tích phổ) được hiệu chỉnh như sau:

a) Nối thiết bị như trong hình 2. Lắp đặt EPIRB như trong mục 4.7.

b) Bật EPIRB phát bình thường. Đặt băng thông máy thu để đo công suất phát. Băng thông này được sử dụng trong quá trình đo anten. Điều chỉnh máy thu để có tín hiệu thu cực đại. Định vị anten đo trong mặt phẳng (đứng hoặc ngang) mà có tín hiệu thu được lớn nhất. Xoay anten EPIRB và xác định hướng có cường độ trường bức xạ trung bình. Ghi lại mức thu;

c) Ngắt anten đo và cấp nguồn RF chuẩn tới máy thu thông qua cáp anten đo. Điều chỉnh nguồn tín hiệu để có cùng mức thu như trong phần b);

d) Ngắt nguồn RF chuẩn từ cáp anten đo và đo đầu ra RF bằng máy đo công suất;

e) Nối lại nguồn RF chuẩn tới cáp anten đo và điều chỉnh hệ số khuếch đại của máy thu.

4.9 Anten đo

Trường bức xạ của anten EPIRB được dò tìm và đo bằng anten lưỡng cực. Anten lưỡng cực được đặt cách anten EPIRB 3 m và được lắp trên một cột đỡ thẳng đứng mà có thể thay đổi độ cao của anten đo từ 1,3 đến 4,3 m (nghĩa là từ 10 đến 15 độ so với mặt phẳng B được đặt ở độ cao chuẩn X = 0,75 m, hình 2). Anten đo phải được nâng lên ở góc ngẩng được tính theo công thức sau:

h = 3 tg và H = h + X

trong đó:

X là độ cao chuẩn (0,75 m);

h là độ cao của anten đo so với độ cao chuẩn X;

 là góc ngẩng so với mặt xoay B (ở độ cao chuẩn X);

H là độ cao của anten đo so với mặt sàn A.



Ghi chú: điểm giữa của anten lưỡng cực được sử dụng để xác định độ cao của nó

Khi anten đo được nâng theo phương thẳng đứng, khoảng cách (R) giữa anten EPIRB và anten đo tăng lên. Khoảng cách (R) là hàm của góc ngẩng () và được tính theo công thức sau:



Cần biết hệ số anten (AF) của anten đo ở 406 MHz.

Hệ số này thường được nhà sản xuất anten lưỡng cực cung cấp. Nó được sử dụng để chuyển đổi số đo điện áp cảm ứng thành cường độ trường điện từ.

Do giá trị của AF phụ thuộc vào hướng truyền sóng so với hướng của anten thu nên anten lưỡng cực phải luôn vuông góc với hướng truyền sóng (hình 3). Để giảm sai số trong khi đo, sử dụng hệ số hiệu chỉnh đồ thị phương hướng của anten đo (hình 4). Với anten lưỡng cực, hệ số hiệu chỉnh anten được tính như sau:



Trong đó:

AF là hệ số anten của anten đo ở 406 MHz;

 là góc ngẩng;

P là hệ số hiệu chỉnh của anten lưỡng cực.

Ghi chú: Hệ số hiệu chỉnh (P) bằng 1 khi anten đo vuông góc với hướng truyền sóng. Vì vậy, P bằng 1 khi anten đo phân cực ngang ở bất kỳ góc ngẩng nào. Hệ số hiệu chỉnh chỉ áp dụng với các phép đo phân cực đứng.



Hình 2: Anten đo vuông góc với phương truyền sóng



Hình 4: Anten đo không vuông góc với phương truyền sóng

4.10 Điều kiện đo kiểm bình thường

Điều kiện nhiệt độ và độ ẩm:

- Nhiệt độ: +15oC đến 35oC;

- Độ ẩm tương đối: 20% đến 75%.



4.11 Điều kiện đo kiểm tới hạn

Các phép đo được thực hiện theo thủ tục trong mục 4.12 tại các nhiệt độ tới hạn trên và dưới như sau:

- Với EPIRB loại 1: - 40oC và +55oC

- Với EPIRB loại 2: - 20oC và +55oC

Khi đo kiểm cơ cấu tự giải phóng ở nhiệt độ tới hạn, nhiệt độ tới hạn trên và dưới là -30oC và +65oC

4.12 Thủ tục đo kiểm ở nhiệt độ tới hạn

Thiết bị phải được tắt trong thời gian ổn định nhiệt độ.

Trước khi thực hiện các phép đo, thiết bị phải đạt được cân bằng nhiệt trong buồng đo và được bật trong thời gian 15 phút.

4.13 Sai số đo

Bảng 1: Sai số đo tuyệt đối


Thông số

Sai số cực đại

Chu kỳ lặp lại

± 0,01 s

Tổng thời gian phát

± 1,0 ms

Phần mào đầu sóng mang

± 1,0 ms

Tốc độ bit

± 0,6 bit/s

Tần số danh định

± 100 Hz

Độ ổn định tần số

<1x10-10

Công suất phát

± 0,5 dB

Mặt nạ phổ

± 2 dB

Thời gian quá độ sóng mang

± 0,5 ms

Thời gian quá độ điều chế

± 25 µs

Đối xứng điều chế

<0,01

Điều chế pha

± 0,04 rad

Nhiệt độ

± 2oC

Đo anten

± 3 dB

4.14 Đánh giá kết quả đo

- Giá trị đo so với các giới hạn tương ứng sẽ được sử dụng để quyết định thiết bị có thoả mãn các yêu cầu của tiêu chuẩn này hay không;

- Giá trị sai số đo của mỗi thông số phải được đưa vào trong báo cáo đo kiểm;

- Giá trị sai số đo ghi lại của mỗi phép đo phải bằng hoặc thấp hơn các giá trị cực đại trong bảng 1.

5. Thử nghiệm môi trường

5.1 Yêu cầu chung

Các thử nghiệm môi trường trong mục này được thực hiện trước các đo kiểm khác. EPIRB phải được lắp đặt trong cơ cấu tự giải phóng ở điều kiện hoạt động bình thường nhưng không được phát, trừ khi có chỉ định khác.



5.2 Thử nhiệt độ

5.2.1 Định nghĩa

Tính ổn định đối với các ảnh hưởng của nhiệt độ là khả năng của thiết bị duy trì chỉ tiêu điện và cơ xác định sau khi thử nhiệt độ.

Tốc độ tăng và giảm nhiệt độ của buồng đo tối đa là 1oC/phút.



5.2.2 Thử nung khô

5.2.2.1 Phương pháp đo

Thiết bị phải được đặt trong một buồng đo có nhiệt độ phòng bình thường. Sau đó tăng nhiệt độ và giữ ở 70oC (± 3oC) trong một khoảng thời gian từ 10 giờ đến 16 giờ.

Sau thời gian này, bộ phận điều khiển nhiệt độ trong thiết bị mới được bật và nhiệt độ buồng đo được giảm xuống +55oC (± 3oC). Quá trình giảm nhiệt độ phải hoàn thành trong 30 phút.

Sau đó EPIRB được bật và duy trì làm việc bình thường trong 2 giờ. Nhiệt độ của buồng đo phải được giữ ở +55oC (± 3oC) trong thời gian này. Thiết bị phải được kiểm tra chất lượng trong thời gian 30 phút cuối.

Cuối quá trình thử, buồng đo phải được giảm nhiệt độ trong thời gian không ít hơn 1 giờ. Thiết bị được đặt trong điều kiện nhiệt độ và độ ẩm phòng bình thường trong thời gian không ít hơn 3 giờ trước khi phép đo tiếp theo được thực hiện.

5.2.2.2 Yêu cầu

Các yêu cầu của kiểm tra chất lượng phải được thoả mãn.



5.2.3 Thử nung ẩm

5.2.3.1 Phương pháp đo

Thiết bị phải được đặt trong một buồng đo ở nhiệt độ phòng bình thường. Độ ẩm của phòng được giữ không đổi trong thời gian 3 giờ (± 0,5 giờ). Thiết bị được nung từ nhiệt độ phòng tới 40oC (± 3oC) và trong khoảng thời gian này phải duy trì độ ẩm tương đối ở 93 % (± 2 %).

Những điều kiện này phải được duy trì trong một khoảng thời gian từ 10 giờ đến 16 giờ.

30 phút sau, EPIRB được bật và duy trì làm việc trong 2 giờ.

Nhiệt độ và độ ẩm tương đối của buồng đo phải giữ ở 40oC (± 3oC) và 93 % (± 2 %) trong khoảng thời gian 2 giờ 30 phút. Thiết bị phải được kiểm tra chất lượng trong thời gian 30 phút cuối.

Cuối quá trình thử, buồng đo phải được giảm xuống nhiệt độ phòng bình thường trong thời gian không ít hơn 1 giờ. Thiết bị được đặt trong điều kiện nhiệt độ và độ ẩm phòng bình thường trong thời gian không ít hơn 3 giờ hoặc tới khi độ ẩm được phân tán đều trước khi thực hiện kiểm tra chất lượng tiếp theo.

5.2.3.2 Yêu cầu

Các yêu cầu của kiểm tra chất lượng phải được thỏa mãn.

5.2.4 Thử nhiệt độ thấp

5.2.4.1 Phương pháp đo

Thiết bị phải được đặt trong một buồng đo có nhiệt độ phòng bình thường. Sau đó giảm nhiệt độ và giữ ở -40oC (± 3oC) với EPIRB loại 1 và -30oC (± 3oC) với EPIRB loại 2 trong một khoảng thời gian từ 10 giờ đến 16 giờ.

Bộ phận điều khiển nhiệt độ của thiết bị được bật và phòng được chuyển tới nhiệt độ -20oC (± 3oC) (với thiết bị loại 2). Quá trình này phải hoàn thành trong 25 phút (± 5 phút).

Nhiệt độ của phòng phải được duy trì ở -20oC (± 3oC) trong thời gian 2 giờ. Thiết bị được kiểm tra chất lượng trong 30 phút cuối của quá trình thử nghiệm.

Cuối quá trình thử, buồng đo phải được giảm xuống nhiệt độ phòng bình thường trong thời gian không ít hơn 1 giờ. Thiết bị được đặt trong điều kiện nhiệt độ và độ ẩm phòng bình thường trong thời gian không ít hơn 3 giờ hoặc tới khi độ ẩm được phân tán đều trước khi thực hiện phép đo tiếp theo. Sau thử nghiệm thiết bị phải hoạt động bình thường.

5.2.4.2 Yêu cầu

Các yêu cầu của kiểm tra chất lượng phải được thoả mãn.



5.3 Thử rung

5.3.1 Định nghĩa

Tính ổn định đối với các ảnh hưởng của rung là khả năng của thiết bị duy trì chỉ tiêu điện và cơ không đổi sau khi thử rung.



5.3.2 Phương pháp đo

Thiết bị được gắn vào một bàn rung bởi các phương tiện hỗ trợ của nó. Thiết bị có thể được treo để bù trọng lượng mà bàn rung không chịu được.

Tránh các ảnh hưởng đến chỉ tiêu thiết bị do trường điện từ của khối rung.

Thiết bị phải chịu rung dạng sin theo phương thẳng đứng ở tất cả các tần số nằm giữa:

- 2 Hz (-0/+3 Hz) và 13,2 Hz với khoảng rung ± 1 mm ± 10 % (gia tốc tối đa 7 m/s2 ở 13,2 Hz); và

- 13,2 Hz và 100 Hz với gia tốc tối đa không đổi 7 m/s2.

Tốc độ quét tần số phải đủ thấp để cho phép phát hiện sự cộng hưởng trong các phần của thiết bị.

Dò tìm cộng hưởng phải được thực hiện trong khi thử rung. Nếu tìm thấy sự cộng hưởng ở bất kỳ phần nào, thiết bị phải được thử sự chịu rung ở tần số cộng hưởng đó với thời gian không ít hơn 2 giờ. Thử nghiệm phải được lặp lại với mức rung như trên ở hướng vuông góc tương hỗ trong mặt phẳng ngang.

Kiểm tra chất lượng của EPIRB và khối điều khiển từ xa (nếu trang bị) phải được thực hiện trong và sau khi thử rung. Cuối quá trình thử, thiết bị được xem xét các sai hỏng cơ khí.

5.3.3 Yêu cầu

EPIRB phải không phóng khỏi vị trí lắp ráp của nó và không tự động kích hoạt trong khi thử rung.

Các yêu cầu của kiểm tra chất lượng phải thoả mãn. Không có sai hỏng cơ khí nào có thể nhìn thấy bằng mắt thường.

5.4 Thử va chạm

5.4.1 Định nghĩa

Tính ổn định đối với ảnh hưởng của và chạm là khả năng của thiết bị duy trì chỉ tiêu điện và cơ xác định sau khi thử va chạm.



5.4.2 Phương pháp đo

EPIRB phải được lắp trong cơ cấu tự giải phóng của nó. Thử nghiệm được tiến hành với:

- Gia tốc đỉnh: 98 m/s2 ± 10 %;

- Độ rộng xung: 18 ms ± 20 %;

- Dạng sóng: Sóng hình sin nửa chu kỳ;

- Trục thử: Thẳng đứng;

- Số va chạm: 4000.

Cuối quá trình thử nghiệm, thiết bị phải được kiểm tra các sai hỏng cơ khí. Thực hiện tự thử EPIRB (mục 3.8).



5.4.3 Yêu cầu

EPIRB không được phóng khỏi vị trí của nó và phải không tự động kích hoạt trong quá trình thử.

Việc hoàn thành tự thử phải được chỉ báo.

Không có sai hỏng cơ khí nào có thể nhìn thấy bằng mắt thường.



5.5 Thử ăn mòn

Thử nghiệm có thể không cần nếu nhà sản xuất có khả năng cung cấp đầy đủ các thông tin về các thành phần, các chất và khả năng duy trì các chỉ tiêu điện và cơ xác định đối với các ảnh hưởng của sự ăn mòn.



5.5.1 Định nghĩa

Tính ổn định đối với ảnh hưởng của ăn mòn là khả năng của thiết bị duy trì chỉ tiêu điện và cơ xác định sau khi thực hiện thử nghiệm sau.



5.5.2 Phương pháp đo

Sử dụng thiết bị phun sương dung dịch muối có thành phần như trong bảng 2.



Bảng 2: Thành phần dung dịch muối

NaCl

26,5

g

± 10 %

MgCl2

2,5

g

± 10 %

MgSO4

3,3

g

± 10 %

CaCl2

1,1

g

± 10 %

KCl

0,73

g

± 10 %

Na2CO3

0,20

g

± 10 %

NaBr

0,28

g

± 10 %

Thêm nước cất để tạo thành 1 lít dung dịch

Каталог: uploads -> FileLargeTemp
FileLargeTemp -> Thiết bị ĐẦu cuối hệ thống thông tin an toàn và CỨu nạn hàng hải toàn cầu gmdss
FileLargeTemp -> TIÊu chuẩn việt nam tcvn 6303 : 1997
FileLargeTemp -> TIÊu chuẩn ngành tcn 68 135: 2001 chống sét bảo vệ CÁc công trình viễn thôNG
FileLargeTemp -> Tcn 68 132: 1998 CÁp thông tin kim loại dùng cho mạng đIỆn thoại nội hạt yêu cầu kỹ thuật multipair metallic telephone cables for local networks Technical requirement MỤc lụC
FileLargeTemp -> Technical standard
FileLargeTemp -> TIÊu chuẩn ngành 14tcn 195: 2006
FileLargeTemp -> TIÊu chuẩn ngành tcn 68 216: 2002
FileLargeTemp -> Tcn 68 217: 2002 thiết bị ĐẦu cuối kết nối vào mạng viễn thôNG
FileLargeTemp -> TIÊu chuẩn việt nam tcvn 1770: 1986

tải về 351.93 Kb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
  1   2   3   4




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương