Thaäp giaù vaø LÖÔÛi göÔm linh Muïc traàn tam tæNH



tải về 343.47 Kb.
trang1/4
Chuyển đổi dữ liệu10.05.2018
Kích343.47 Kb.
#37972
  1   2   3   4


THAÄP GIAÙ vaø LÖÔÛI GÖÔM

Linh Muïc TRAÀN TAM TÆNH

NHÀ XUẤT BẢN TRẺ - 1978



Lời nói đầu

Giữa thế kỷ XIX, nhà Nguyễn phong kiến đã buộc lòng phải kiên quyết đối phó với một bộ phận dân chúng theo đạo Thiên Chúa. Do phương phức truyền đạo cứng rắn, do sự gắn bó khắng khít giữa những người truyền đạo và thực dân Pháp xâm lược, đã để lại những trang sử cay đắng cho giáo hội Thiên Chúa và cho cả dân tộc.

Tòa thánh Vatican đã quyết định phong Thánh cho 117 vị Chân phước Tử đạo tại Việt Nam từ năm 1745 đến 1862. Quyết định này đã được tiếp nhận với nhiều phản ứng khác nhau trong giáo hội. Đây là vấn đề tế nhị và phức tạp có liên quan đến khối Đoàn kết dân tộc đã được chăm chút vun bón trong cả quá trình lịch sử đấu tranh cách mạng.

Xuất bản tập “Thập giá và lưỡi gươm” Nhà xuất bản Trẻ chỉ mong cung cấp cho bạn đọc một số dữ kiện, một số tư liệu lịch sử do linh mục Trần Tam Tỉnh, Viện sĩ viện hàn lâm Hoàng Gia Canada, Giáo sư Đại học Laval tỉnh Quebec (Canada) một người hết lòng trung thành với giáo hội Công giáo Việt Nam viết. Từ cơ sở thực tiễn đó chúng ta có điều kiện để nhận thức rõ vấn đề.

“Thập giá và lưỡi gươm” phản ánh những vấn đề của giáo hội Công giáo từ thế kỷ 18 đến nay, nói rõ thái độ của vua chúa Việt Nam trong việc cấm đạo và giết đạo, truyền thống sống phúc âm trong lòng dân tộc của người Việt Nam Công giáo phản ánh cả cái ánh sáng và bóng tối của giáo hội trong các thế kỷ qua. Chúng tôi tin rằng tập sách này sẽ đáp ứng phần nào yêu cầu của thanh niên lương cũng như giáo cùng nhau xây dựng khối đoàn kết dân tộc.



NHÀ XUẤT BẢN TRẺ



DẪN NHẬP

Ngày 30 tháng 4 năm 1975 lúc gần trưa, tiếng sung đã im, lần đầu tiên từ ba mươi năm nay, trên toàn cõi đất nước Việt Nam. Từ bốn phía, lực lượng Cách mạng tiến về hướng trung tâm Sài Gòn trước những cặp mắt kinh hoàng của người này, hay giữa những tràng pháo tay hoan hô của những người khác. Chuông của một số chùa trang trọng ngân vang, hòa tiếng với những lời reo vui của một bộ phận dân chúng.

Nhưng chuông các nhà thờ thì im lặng. Từ bốn tháng nay, phần đông người công giáo miền Nam sống trong lo âu sợ hãi. Bước tiến như vũ bão của quân đội Cách mạng càng tăng thêm những lời đồn đoán về một “cuộc tắm máu”, lời đồn đoán được nuôi dưỡng ngày này qua ngày khác bởi các luận điệu tuyên truyền rùm beng, ở quốc nội cũng giống như ở nước ngoài.

Ngày 7 tháng giêng năm 1975, Mặt trận Giải phóng đã giải phóng tỉnh Phước Long. Hãng thông tấn Fides của Vatican đưa tin về vụ đó như sau: “Trong cuộc tấn công Phước Long, một số đông dân chúng, đã tìm chỗ núp trong Nhà thờ xứ. Nhưng nhà thờ xứ trở thành mục tiêu chủ yếu của các trọng pháo Cộng sản nã đạn vào và nhiều người đã chết, kể cả 4 linh mục là các Cha Cảnh, Toàn, Lâm, Nhã. Cha Đại đã bị Cộng sản bắt”. Cách đưa tin thời sự kiểu đó ngầm hiểu rằng lực lượng cộng sản lo đánh phá tôn giáo hơn là giải phóng đất nước.

Báo L’Observatore Romano và Đài tiếng nói Vatican loan tin rằng có nhiều linh mục đã bị giết và có cả những Giám mục, như Đức Cha Nguyễn Huy Mai, giám mục Buôn Mê Thuột và Đức Cha Nguyễn Văn Hòa giám mục chỉ định địa phận Nha Trang, có lẽ đã bị bắt hoặc đã bị cộng sản giết chết. Và để nhấn mạnh nguy cơ cộng sản, giáo sư Alesandrini, phát ngôn nhân của Tòa thánh, đã viết trong tờ L’Observatore Della Domenica rằng “ chế độ Hà Nội là xấu xa nhất thế giới”. Đức Phalo VI, trong cuộc tiếp kiến ngày 26 tháng 3 năm 1975, nói đến “cơn hấp hối kéo dài không thể tả xiết, trong nước mắt và máu” của nhân dân Viêt Nam, và ngày 2 tháng 4 ngài cầu xin cho dân công giáo nước này được “lòng can đảm của các tông đồ đầu tiên, để làm chứng cho đức tin của họ và cho lòng bác ái của họ trong những điều kiện khó khăn”.

Nhưng kiểu nhìn theo con mắt tận thế đó, cũng như các mưu đồ của Washington đều chẳng thể nào cứu được chế độ Sài Gòn. Trước cảnh tan rã của quân đội Thiệu, lực lượng Cách mạng đã giải phóng một cách nhanh chóng và ít tổn thất, các vùng cao nguyên, các tỉnh vùng ven biển, đồng bằng song Cửu Long, và sau cùng, qua 55 ngày chiến dịch giải phóng Sài Gòn thủ đô ngụy.

Chiến thắng của Mặt trận Giải phóng và công cuộc giải phóng miền Nam Việt Nam khỏi sự thống trị của Mỹ, phải chăng đánh dấu sự chấm dứt tự do tôn giáo đối với cách suy nghĩ của phần đông người công giáo.

Đoán biết trước sự thất bại hầu như chắc chắng của quân đội Nam Việt, những người đã làm giàu nhờ chiến tranh đều bỏ chạy mang theo hàng triệu đôla chiếm được nhờ tham nhũng và những phương thế bất chính. Bị lôi cuốn vào làn song di tản đó, nhiều người công giáo đã lên những chiếc thuyền mỏng manh, hy vọng khi ra khơi thì tàu gặp được tàu của Mỹ vớt họ và chở họ tới các nước có đạo, để họ bảo vệ được đức tin. Cơn hoảng hốt đó là hậu quả của những tiếng đồn “ cộng sản sẽ giết hết người công giáo gốc di cư 1954” hoặc “ trong các vùng giải phóng, nhiều linh mục đã bị tàn sát, các nữ tu bị hãm hiếp, các nhà thờ bị triệt hạ”.

Song khác với 1954, hàng giáo phẩm lần này đã không tổ chức cho di tản. Các giám mục đều nhất quyết ở lại, dầu có phải dọn mình chịu chết vì đạo như họ vẫn nghĩ. Gần ngày giải phóng cố đô Huế, Tổng giám mục Nguyễn Kim Điền đã viết cho Giám mục Mercier là bạn thân rằng, Đức Cha thấy bổn phận mình là phải tiếp tục tại vị, để Giáo hội có mặt và Tin mừng vẫn được loan báo, nếu có vì thế mà “phải vào tù, chịu đau khổ bắt bớ không phải bằng lời giảng mà nhiều người rất thèm khát”. Phần riêng mình, Đức Tổng giám mục Sài Gòn Nguyễn Văn Bình nhắc nhở giáo dân rằng “ không bao giờ Giáo hội ủng hộ việc di tản người công giáo ra nước ngoài”. Tiếp đến, Đức Cha khuyên các linh mục và tu sĩ đừng để bị lôi cuốn vào hoang mang, nhưng phải chứng tỏ sự can đảm và tinh thần hy sinh cho tới cả trường hợp phải tử vì đạo: “Chúng ta phải sẵn sàng trong một tinh thần hoàn toàn tin cậy vào Chúa. Chúng ta hãy nhớ lại lời Chúa: “ Kẻ chăn tốt dâng mạng sống mình vì đàn chiên (Yn 10, 11) và gương lành của Người: “Đức Kitô đã ban sự sống của Người cho chúng ta, chúng ta phải dâng mạng sống mình vì anh em” (Yn 3,1).

Khi đọc những dòng trên, người ta có thể hiểu được bầu không khí sợ hãi và lo âu trong đồng bào công giáo. Dầu có những lời kêu gọi kể trên, hơn 100 Linh mục và 250 tu sĩ nam nữ người Việt đã ra đi.

Trong bầu không khí như thế, những người công giáo từng gắn bó với nguồn hy vọng của nhân dân – linh mục có, giáo dân có – họ đã phải chiến đấu với hai lần khó khăn. Một đàng họ tìm mọi cách nhằm thuyết phục đồng bào và đồng đạo đang bị lôi kéo hàng ngàn đi di tản rằng phải từ bỏ cuộc chạy trốn điên dại, ngõ cụt không lối thoát đó, và hãy trở về nhà mình đang ở. Trong các xóm nghèo của Sài Gòn, họ đã thành công ngăn chặn được sự bỏ chạy và cơn hốt hoảng, nhờ các hoạt động trấn an hiệu quả của họ.

Đồng thời, họ phải lên tiếng tố cáo thái độ của một vài chức sắc Giáo hội đang liều mình liên lụy đến độ “mất cả sự tự do cần thiết cho sứ mạng Ngôn sứ của mình”. Giữa những bối cảnh bất an của Sài Gòn tháng 4, họ muốn giúp cho Giáo hội đi vào một cuộc đổi thay, không phải theo họ nghĩ tàn mạt, mà là hữu ích. Thái độ của họ trong qúa khứ đã chuẩn bị họ làm công tác này: trong những tháng cuối thời chế độ Thiệu, mặc dầu có những cuộc đàn áp dã man hơn, họ vẫn tiếp tục cố gắng nhiều hơn trong cuộc chiến đấu chống sự có mặt của Mỹ, chống độc tài và ủng hộ việc hòa giải và độc lập hoàn toàn của đất nước. Làm như thế, họ đã góp phần vào việc giải phóng Sài Gòn không có đổ máu.

Tại thành phố từ nay được gọi bằng tên cụ Hồ Chí Minh, cũng như trên khắp các tỉnh miền Nam Việt Nam được giải phóng, thái độ cởi mở và hòa giải của Mặt trận Giải phóng đều được thừa nhận bởi cả những kẻ thù địch triệt để nhất. Cuộc tắm máu đã không hề xảy ra. Không có đàn áp; không có xâm phạm quyền tự do tín ngưỡng.

Bây giờ người ta mới tự hỏi: Giáo hội ở miền Nam có chấp nhận cách phân tích tình hình như thế và thay đổi thái độ với chế độ mới chăng? Giáo hội có thể sang trang được không?

Đã có một số câu trả lời cho những thắc mắc đó.

Sáu ngày sau khi Huế được giải phóng, trong một bức thư đề ngày 1 tháng 4 năm 1975 Đức Cha Nguyễn Kim Đền, Tổng giám mục Huế gởi cho giáo dân của Ngài như sau: “Giữa quang cảnh vui mừng hoan hỉ này, đã đến lúc chúng ta phải sẵn sàng cộng tác với hết thảy mọi người thiện chí để xây dựng lại quê hương đã từng chịu đau thương tang tóc biết bao rồi, và việc này ở dưới sự lãnh đạo của Mặt trận Giải phóng, hầu đem lại cho đồng bào sự tự do, sự phồn vinh và hạnh phúc. Hơn bao giờ hết, bây giờ là lúc phải củng cố sự đoàn kết dân tộc, tình yêu thương nhau và phục vụ đồng bào, giúp đỡ và cứu trợ, chia sẻ với đồng bào cơm ăn và áo mặc”.

Ngày 9 tháng 4, Đức Tổng giám mục lại công bố: “ Trên trần gian này, chẳng có sự sống con người, và đối với loài người thì không có gì qúi giá hơn độc lập và tự do.. Sống trong độc lập là một điều có thật tại đây, cố đô Huế. Còn về tự do, Mặt trận Dân tộc Giải phóng miền Nam Việt Nam đã long trọng đảm bảo với toàn thể đồng bào, sự tự do trong đó có sự tự do lương tâm của các tôn giáo. Chính vì vậy mà người công giáo Việt Nam háo hức đóng góp phần tích cực của mình. Và cùng nhau, cùng toàn dân, dưới sự lãnh đạo của Mặt trận Giải phóng, chúng ta sẽ xây dựng một xã hội đầy yêu thương, một xã hội tự do, dân chủ, thịnh vượng; ở đó chúng ta được an tâm chu toàn bổn phận mình đối với Tổ quốc và đối với Thiên Chúa”.

Ít hôm sau ngày giải phóng Sài Gòn, Tổng Gám Mục thành phố này cũng đã kêu gọi toàn thể người công giáo miền Nam hãy “chu toàn mọi nhiệm vụ công dân của mình một cách nghiêm túc, dưới sự lãnh đạo của chính phủ Cách mạng lâm thời. Đây là sự vui mừng của toàn thể nhân dân ta và theo niềm tin Kitô giáo, đây cũng là ân huệ của Chúa. Với toàn thể đồng bào, chúng ta vui mừng chào đón hòa bình và độc lập”.

Bên ngoài, tại Vatican cũng như ở các miền công giáo, người ta không nói cùng một giọng như thế. Ngày 11 tháng 5, trong báo L’Observatore della Domenica, giáo sư Alesandrini đã viết về chính sách hòa giải của Mặt trận giải phóng như sau: “ Sự hòa giải chân thành, đích thực và thành khẩn là thời điểm duy nhất để có thể có hòa bình; sự hòa giải thật không tự nó đến ngay từ sự im lìm bi thảm của các sự vật, từ sự vắng chiến tranh hay là tình thế bắt buộc, nhưng nó phải được xây dựng và xây dựng lại trong các cõi lòng đã từng tan nát, bị chà đạp”.

Tại sao có thái độ đó từ phía tờ L’Observatore della Domenica? Tại sao có những lập trường bề ngoài xem ra mâu thuẩn nhau đối với một nước Việt Nam đã được giải phóng?

Giáo hội công giáo sẽ ra thế nào trong một nước Việt Nam độc lập và thống nhất? Muốn hiểu bối cảnh hiện nay của Giáo hội công giáo Việt Nam, cần đọc lại lịch sử giáo hội này từ ngày bắt đầu truyền bá Tin mừng vào thế kỷ 16. Cần hiểu biết tất cả quá khứ của Giáo hội, phải khám phá tất cả những gì nó liên lụy với di sản thuộc địa. Phải lấy trí và lòng rất thanh thản mà xem lại sự chuyển biến của Giáo hội, xuyên qua dòng lịch sử của đất nước Việt Nam.

Tập sách này, được viết ra do một trong những người con trung thành của Giáo hội Việt Nam không có một tham vọng nào khác ngoài việc trình bày sự thật lịch sử.

Linh Mục TRẦN TAM TỈNH

Roma, ngày 19-5-1975.



Chương I

HƯƠNG LIỆU VÀ LINH HỒN

1. HƯƠNG LIỆU VÀ ĐẠI BÁC

Năm 1492, Kristôp Côlông (Christophe Colom) khám phá ra những vùng đất mới mà ông nghĩ là Ấn Độ. Một nữa thế kỷ trước đó, thương thuyền Bồ Đào Nha cũng đã chạy dọc theo bờ biển phía Tây Châu Phi. Ít năm sau, năm 1497, Vaxcô đơ Gama người Bồ Đào Nha đã phát hiện đúng con đường sang Ấn Độ.

Ngày 4 tháng 5 – 1493, qua sắc chỉ “Inter caetera”(“Giữa những điều khá”), Giáo hoàng Alech-xăng thứ 6 giao quyền chinh phục các vùng đất kể trên mà các dân phương Tây chưa từng biết, cho các triều đình nước Tây Ban Nha và Bồ Đào Nha. Tây Ban Nha có quyền đi chiếm tất cả các đất đai gặp được ở một trăm dặm kể từ quần đảo Axo (Axores), còn Bồ Đào Nha, tất cả các nước nằm ở mạn Đông đường ranh đó (quần đảo Axo nằm ở mạn giữa cắt đôi Đại Tây Dương).

Tuy nhiên, quyền lợi của Bồ Đào Nha đã được phân định rõ ràng trong sắc chỉ “Giáo hoàng Rôma” (Romanus Pontifex) do Đức Nicôla V ra ngày 8 tháng Giêng năm 1454. Theo quyền lực Chúa ban và quyền của Tòa thánh, Đức Giáo hoàng ban cho triều đình Lisbông (Bồ Đào Nha) “toàn quyền tự do xâm lăng, chinh phục, chiến đấu, đánh giặc và khuất phục tất cả các quân Xarađanh (Sarrasins tức người Ả Rập), các dân ngoại đạo và các kẻ thù khác của Giáo hội, gặp bất cứ nơi nào: được toàn quyền chiếm cứ tất cả các vương quốc, lãnh địa, vương hầu, đất đô hộ và tài sản của chúng; toàn quyền chiếm đoạt tất cả của nổi và của chìm của chúng và bắt tất cả chúng nó làm nô lệ vĩnh viễn”.

Khi ban quyền cho người Bồ Đào Nha được chiếm đoạt mọi thứ lợi lộc kể trên, Giáo hoàng đồng thời muốn mở mang nước Chúa sang các miền xa xôi. Và để nhà vua Bồ Đào Nha yên tâm hơn, Giáo hoàng ra lệnh cấm không một ai khác được phép đặt chân đến các vùng đất ấy nếu không có phép nhà vua, dành cho nhà vua độc quyền buôn bán và ra vạ tuyệt thông tức khắc cho bất kỳ ai dám hành động ngược lại.

Nước Tây Ban Nha, sau khi được Giáo hoàng chúc lành, đã tung ra một đoàn chiến thuyền hùng hậu và đạo quân kỵ binh hung tợn, lên đường đánh chiếm châu Mỹ, và chỉ sau một thời gian ngắn đã lập nên một đế quốc bao la. Về phía mình, người Bồ Đào Nha cũng thâu được những kết quả lừng danh ngay bước đầu. Ngày 17 tháng 2 năm 1511, Anphông Danbuyket (Alphonse ở Albuquerque) chiếm thành Goa, một đô thị thuộc loại quan trọng nhất của Ấn Độ, nổi tiếng là nơi bọn lái buôn hương liệu và ngựa Thổ Nhĩ Kỳ hay đổ tới, và thiết lập thành kinh đô của tất cả cơ sở Bồ Đào Nha tại miền Ấn Độ dương. Năm sau đó, Ông chiếm Malắcca, thị trấn của tất cả các hải đảo vùng Nam cực, thị trường lớn buôn bán ma túy, hương liệu, và các sản phẩm ngoại lai. Nữa thế kỷ sau, cờ nước Bồ Đào Nha bay phất phới trên Ma cao, ngay bên hông Trung quốc cho phép họ buôn bán với các hải khẩu Trung quốc và Nhật Bản.

Thời ấy, người ta tin rằng có sự phù trợ của Chúa che chở nhóm Kitô hữu tí hon đó trong cuộc mạo hiểm chinh phục thế giới. Chính từ Goa và Macao, những nhà truyền giáo đầu tiên đã tìm tới Việt Nam. Lúc đầu chỉ là các tuyên uý của các thuyền buôn, lợi dụng thời gian bốc hàng, họ lên bộ, tìm cách đưa một vài người nghèo theo đạo, nhờ bọn thông dịch làm trung gian, chẳng hạn hỏi họ “có muốn vào trong lòng người Bồ Đào Nha chăng” hoặc sau này là “ trong lòng người Bồ Đào Nha” chăng (1). Những người đồng ý đều được rửa tội cách giản đơn, nhưng lúc nào cũng được các “ Thầy phương Tây” ban tặng ít qùa. Sau những kết qủa sơ khởi đó, nhiều linh mục dòng Tên đã đến và trú ngụ tại Việt Nam.

Hồi thế kỷ XVI và XVII, Việt Nam là một nước, triều đại nhà Lê. Nhà vua đang ngự trên ngai nhưng không có thực quyền cai trị. Mọi quyền hành nằm trong tay các chúa, chúa Trịnh ngoài Bắc, chúa Nguyễn trong Nam, cả hai cai trị dân nhân danh nhà vua. Việc các chúa tranh hùng tranh bá là có lợi cho hoạt động của các nhà truyền giáo. Cả hai chúa Trịnh và Nguyễn đều cần vũ khí hiện đại, súng đại bác và đạn pháo do các tàu buôn Bồ Đào Nha chở tới. Họ cho các nhà truyền giáo được phép trồng cả cây thập giá lên trước các hải cảng, bởi vì, theo người Kitô giáo, thập giá “ từ xưa là một thứ cờ mà người Bồ Đào Nha cung kính, nên ở cảng nào thấy cờ thập giá là họ sẵn sàng chở tới các loại hàng tốt nhất”. Nhưng do tình hình sự việc như vậy mà việc truyền giáo cũng chịu cảnh thăng trầm theo nhịp độ tàu bè lui tới. Hễ đại bác tới thì các thừa sai được tự do giảng đạo và các giáo hữu được tự do hành đạo; nhưng nếu vì lý do gì mà các tàu thuyền Bồ Đào Nha không cập bến đúng hẹn, thì nhà cầm quyền dọa trục xuất các thừa sai và cấm dân theo đạo “ Tây dương”.

Đừng kể trường hợp ngoại lệ, các thừa sai hồi đó thường ra sức làm cho các giáo hữu sống theo kiểu Bồ Đào Nha. Tại Ấn Độ, giáo dân buộc phải bỏ y phục xứ mình mà ăn mặc như người Bồ Đào Nha; tại Trung quốc, những ai trở lại đạo đều phải cắt tóc ngắn, bởi tóc dài bị coi là không hợp với đạo mới; khắp nơi tại Ấn Độ cũng như tại Việt Nam, những người chịu rửa tội phải bỏ tên “ ngoại đạo” của mình để nhận tên “ có đạo”. Dầu các thừa sai tỏ ra bình dân và nhiều khi đáng kể là người uyên bác, đạo mới cũng chỉ kiếm thêm dăm người theo từ đám dân chúng nghèo khổ và phụ nữ. Theo các nhà truyền giáo ghi nhận trong các “ tâm thư” hoặc các bản báo cáo chính thức, thì số người chịu phép rửa rất cao. Chẳng hạn giáo sĩ Alexăng đờ Rốt (Alexandre De Rhodes) cả quyết rằng năm 1642 một mình ông đã rửa tội được 6,000 người lương theo đạo; nên năm 1646, nhân dịp linh mục Cabơran (Cabral), dòng Tên sang thăm, có 24,000 người lương chịu rửa tội. Năm 1658 Cha Riva (Rivas) đi thăm tỉnh Quảng Bình, đã rửa tội 700 người lớn. Năm 1665, Cha Hanh-cơ (Hainques) một mình cũng rửa tội 4,440 tân tòng.

Đứng trước sự phát triển tín đồ như thế, Giáo sĩ Alexăng Đờ Rốt đã trình về Rôma năm 1650 một báo cáo dài về sự tiến triển của việc truyền giáo tại Việt Nam và đề xuất một phương án tách việc truyền giáo tại Việt Nam ra khỏi quyền hành Bồ Đào Nha. Vì từ trước tới thời điểm này, các nhà truyền giáo thuộc bất kỳ quốc tịch nào, đều phải đi qua Lixbôn học tiếng Bồ Đào Nha và tuyên thệ phục quyền vua Bồ, Rôma đã can thiệp đúng lúc.

Lực lượng Bồ Đào Nha bắt đầu suy giảm. Từ đầu thế kỷ XVII, người Hòa Lan, theo Tin Lành, chẳng quan tâm tới việc Giáo hoàng phạt vạ tuyệt thông, đã lên đường mạo hiểm sang Ấn độ dương và vùng biển Trung quốc chẳng mấy chốc đã bắt đầu cướp của vương quốc vạn an đó. Năm 1619 họ lên đảo Java, lập thành Batavin vượt xa Goa về sự giàu có thịnh vượng. Ngày 12 tháng Giêng năm 1641, họ chiếm Malắcca, phá vỡ thế độc quyền buôn bán hương liệu mà Lixbôn từng nắm giữ suốt một thế kỷ qua.

Rôma quay nhìn sang nước Pháp.

Năm 1659, hai giám mục Pháp được phái sang coi sóc địa phận truyền giáo tại Việt Nam. Đó là giám mục Pan-luy (Pallu) và giám mục Lame đờ la Mốt (Lambert de la Motte). Những điều Rôma căn dặn họ thật là khôn ngoan và đúng với Tin mừng: các giám mục khi coi sóc tín hữu phải căn cứ vào 4 điểm nền tảng sau: a) Đào tạo linh mục và giám mục người bản xứ; b) Tuân lệnh của Rôma; c) Không nhúng vào lãnh vực chính trị; d) Tôn trọng các nền văn minh và phong tục địa phương. “Các Ngài cẩn thận giữ mình, đừng ra sức bảo các dân tộc ấy từ bỏ nghi lễ, tập tục, phong cách của họ, miễn là điều đó không ngang nhiên ngược với đạo thánh và phong hóa tốt. Bởi vì có gì vô lý hơn là việc đưa nước Pháp, Tây Ban Nha, hay nước Ý, hay một phần đất nào của châu Âu vào nhà người dân Trung quốc? Đó không phải là cái các Ngài phải đem vào, hãy đem đức tin vào, mà đức tin thì không phủ nhận và cũng không gây tổn thương đến các nghi lễ và phong tục địa phương, miễn là nó không phải chuyện gì xấu xa, trái lại đức tin muốn các nghi lễ và phong tục đó được bảo tồn”. Cùng lúc, Rôma chỉ thị cho giám mục truyền giáo chỉ lo việc các linh hồn thôi và hãy quên đi những lợi ích riêng tư của chính nước họ.


tải về 343.47 Kb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
  1   2   3   4




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương