Thaäp giaù vaø LÖÔÛi göÔm linh Muïc traàn tam tæNH


– NHỮNG VIỆC CHÚA LÀM QUA BÀN TAY CỦA NGƯỜI PHÁP



tải về 343.47 Kb.
trang2/4
Chuyển đổi dữ liệu10.05.2018
Kích343.47 Kb.
#37972
1   2   3   4

2 – NHỮNG VIỆC CHÚA LÀM QUA BÀN TAY CỦA NGƯỜI PHÁP.

Tiếc thay những lời khuyên nhủ đầy tinh thần Tin mừng và trong sáng như thế đã bị bỏ lơ quá sớm. Giám mục Pa-luy đã nhanh nhẹn quan hệ với công ty Ấn Độ mà nước Pháp mới thiết lập, nhằm cạnh tranh với công ty Đông Ấn với Hòa Lan. Ông trở thành nhà cố vấn và báo cáo viên của nó. Trong bản báo cáo gởi ngày 14 tháng 3 năm 1667 cho ban giám đốc công ty, ông đề xuất việc sử dụng biện pháp quân sự chống lại đối thủ: “ Tôi chắc rằng sắp tới đây phải rành rõi với bọn họ (người Hòa Lan), nhất là nếu ta muốn được nếm quế Xrilanka, hoặc đinh hương của Amboadơ (Amboise) hay đậu khấu của đảo Banđa”. Ông khuyến khích Công ty của nhà vua tiến hành thực hiện “ phương án vinh quang đưa dân mọi rợ trở lại đạo thánh và qua đó mà thánh hóa việc thương mại của mình, để vừa mở mang giáo hội vừa làm giàu cho nước Pháp”.

Nước Pháp cần mở một thương điểm tại Việt Nam, bởi vì có thể dựa vào các cố thừa sai: “Ngài có thể tin chắc rằng tại Ấn Độ Ngài sẽ gặp được nhiều người nhiệt tình cho công cuộc phát triển và mở mang của công ty cũng bằng con số các giám mục, giáo sĩ và tu sĩ, không những của nước Pháp mà cả các nước khác đang hoạt động cho sự phát triển đức tin.

Đứng trước sự ỳ ạch của Công ty, ngày 2 tháng Giêng năm 1672, Giám mục Pan-luy đã viết thư cho Côn-be (Colbert) Thanh tra tài chánh của Luy XIV rằng: “ Đức Cha Lămbe đơ la Mốt đã khéo sắp xếp các việc ở đây, nên Ngài đã được nhà vua ban phép qua trung gian hai vị giáo sĩ giả dạng lái buôn, để ở lại và cho xây cất một ngôi nhà… với hy vọng là Công ty sẽ có thể đến tiếp nhận một cơ sở, Ngài đã viết về việc ấy, đưa tin cho các ông tổng giám đốc, và đã gởi cho họ các bản lược trình và khả năng buôn bán tại đó”. Ngài năn nỉ ông Cônbe lòng đạo đức, “Công việc này chỉ có thể đem lại lợi ích rất lớn cho Công ty”. Đức Cha Pan-luy còn tính cả việc mở mang thương mại của Pháp sang tới biên thùy Trung quốc (thư viết cho Cônbe ngày 26-3-1681).

Không nên xét đoán cách cư xử như thế của các giám mục đầu tiên qua Việt Nam, bởi vì thời bấy giờ ở Pari cũng như tại Lixbon, lợi ích các linh hồn đều gắn liền với lợi lộc thương mại với Viễn Đông. Vì tìm cách hất cẳng Bồ Đào Nha và cạnh tranh với Hòa Lan, nước Pháp mau mắn cung cấp viện trợ cho Hội Thừa Sai Pari (MEP). Không kể những đóng góp của Hội Thánh Thể, của Hội Giáo Sĩ và của một số các bề đạo đức, “ Nhà Vua với mỗi vị giám mục một khoản bổng mãn đời 1000 đồng quan, sau này nâng lên tới 3000”. Công ty Ấn Độ (điều XIII ngày 16 tháng 2 năm 1669) bảo đảm tiếp nhận các giám mục “ cùng các vị thừa sai, đầy tớ và đoàn tùy tùng mà không đòi khoản tiền nào cho việc chở hành lý đem thoe, việc ăn uống dọc đường và sẵn sàng cho họ đổ bộ lên tại một hay nhiều điểm ở Bắc kỳ, Nam kỳ hay Trung quốc tùy ý họ”.

Dầu muốn dầu không, Giáo hội Việt Nam, ngay từ những bước sơ khai đã dính líu vào những chuyện trần thế này rồi, mà chẳng bao lâu đã ảnh hưởng tới việc truyền giáo. Bởi vì sắp sửa có những giám mục được cử làm sứ thần Vua nước Pháp bên cạnh các Hoàng đế châu Á. Tài năng được làm tông đồ Đức Kitô nơi họ coi như được đội triều thiên vinh hiển, nhất là tại triều đình Phanarai, vua nước Xiêm. Công việc sắp xếp về lễ tân phải mất hơn 3 tháng mới xong cho cuộc tiếp rước hai vị giám mục năm 1673. Vị thủ tướng nhấn mạnh các giám mục theo đúng nghi lễ triều đình, cởi dép đi chân không và sụp lạy sát đất. Các giám mục không chịu, bởi vì “ họ không được chấp nhận, họ được quyền miễn trừ khỏi những gì có thể phương hại đến danh dự tôn giáo, của nhân vị mình, cũng như vinh quang của nước Pháp mà hoàng đế lúc đó mới dành được những chiến thắng lẫy lừng vang dội đến tận cùng trái đất”.

Tại Việt Nam, mặc dầu có vụ tranh chấp công khai giữa dòng Tên Bồ Đào Nha, tay chân của Lixbon, và các giáo sĩ người Pháp, dầu có sự cạnh tranh giữa các thừa sai Pari và tu sĩ các hội dòng khác, việc truyền giáo đã thâu đạt được những bước tiến đáng kể. Tuy nhiên sự bành trướng của Kitô giáo lúc đó vấp phải nhiều điều khó khăn.

Thứ nhất, đạo Kitô giáo chống lại việc thờ cúng tổ tiên vốn là nền tảng của tín ngưởng dân gian. Người Việt Nam không có cùng một quan niệm về đạo như các dân tộc thuộc văn hóa Do thái – Kitô giáo. Ở đây không có quốc giáo, cũng chẳng có thứ tôn giáo với những điều tin lý minh bạch rõ ràng. Khổng giáo thì không phải là một tôn giáo chính danh. Trong học thuyết của Khổng tử được truyền đạt và giải thích bởi môn sinh của Ngài tại Trung quốc cũng như tại Việt Nam, đạo hay đường là một từ dị nghĩa: lúc thì chân lý tối cao lúc lại có nghĩa là qui luật điều khiển cả vũ trụ lúc lại biểu là đạo lý hướng dẫn cuộc sống con người ta. «Đạo không ở ngoài con người, Khổng tử viết; kẻ nào đặt ra một con đường ở bên ngoài con người, thì không thể làm nên một con người đích thực. Người lương thiện chỉ lo biến đổi con người, chỉ có thế thôi». Người ta dể hiểu tại sao đạo Khổng không có kinh, không có bí tích, không kêu cầu Thiên Chúa. Khái niệm Ông Trời rất mông lung. Nó không chỉ quyền uy tối cao hay là một vị thần đích thân. Thế nhưng dẫu chẳng người Việt Nam nào đi theo «tôn giáo» «Khổng tử», thiên hạ ai cũng là của đức Khổng, chẳng những người văn nho quen ngẩm nghĩ các văn bản cổ điển, hoặc học thuộc long để mong được làm quan, mà cả người nông dân cùng Sống theo luân thường của đức Khổng. Cả nhân dân đều thấm nhiểm nền nhân bản đó, trên cơ sở sự bao dung đối với tha nhân, lòng trung tín, biết cách luôn luôn giữ thái độ trung dung, sự can đảm chu toàn phận sự và chỉnh tề đúng với lễ nghi.

Mỗi người dân Việt cũng là phật tử cũng như họ thờ đức Khổng. Ở đây người phương tây bị mất hướng khi đứng trước sự phức tạp của tình hình đạo phật ở Việt Nam. Đạo phật được đưa vào từ phía Ấn độ, và một phần lớn qua ngả Trung quốc, đạo phật một đàng có phần phụng tự, với những chùa chiền, tượng đài, nghi lễ, sư sãi, đàng khác là khía cạnh tinh thần (như thiền) thiên văn học và niết bàn. Với bản chất mềm mỏng, đạo phật vừa không bất dung vừa không độc tôn. Trong bối cảnh Việt Nam, nó thừa nhận giá trị của các hệ tôn giáo khác, lúc đầu vốn chẳng liên quan gì tới nó, như việc tôn thờ nhà vua, thờ cúng tổ tiên, kinh cầu siêu cho vong linh. Vào thế kỷ XVII và XVII, Phật giáo xét về mặt chính trị, không còn mạnh như hồi thế kỷ X và XIV, các vị sư không còn đóng vai trò lãnh tu như họ đã làm dưới các triều đại Lý và Trần. Tuy nhiên, mỗi người Việt Nam có thể tự coi là phật tử, cho dầu không đi Chùa (hơn nữa việc đi chùa, việc tham dự nghi thức phụng tự không bắt buộc).

Người Việt Nam, vừa là phật tử vừa theo đạo Khổng như thế, vẫn có thể chấp nhận Lão giáo, một học thuyết triết lý đối nghịch với Khổng giáo, nhưng lại cũng bổ sung cho nó. Các thầy pháp của Lão giáo, chủ vốn là phù thủy, chiêm tinh, bối toán. Có thể nói rằng đạo Lão đã mất đi tính chất của nó và trở nên một dạng mê tín dị đoan trong dân gian.

Nhưng mặc dầu có sự pha trộn tôn giáo, nghi lễ về tín ngưỡng khác nhau như thế, người Việt Nam rất tôn trọng sự thờ cúng tổ tiên, họ coi như là đặc tính riêng của đời sống tôn giáo. Việc thờ cúng này sát nhập một cách tài tình nhuần nhuyễn vào cả ba tôn giáo đã du nhập từ ngoài. Nó lan rộng thành một thứ đạo lý không ghi thành sách, nhưng rất phổ biến khiến toàn dân chấp nhận nó một cách tự nhiên. Cơ sở uyên thâm của đạo lý này nằm trong hệ thống xã hội và kinh tế truyền thống, trong đó gia đình không những là sợi dây tình cảm mà còn là hạt nhân của đời sống, là thành lũy tạo sức mạnh cho mỗi cá nhân, là sợi chỉ linh thiên nối kết mỗi người thế giới bên kia không một ai am tường.

Người Việt Nam có thể đón nhận dễ dàng đạo Ki-tô như họ đã chấp nhận 3 tôn giáo ngoại lai kia. Nhưng cái khó không thể vượt qua đối với nhiều người là sự lên án việc thờ cúng ông bà. Hồi đầu, các linh mục dòng Tên có cho phép tín hữu phục lạy trước bàn thờ tổ tiên, nhưng các cố thừa sai Pari, các tu sĩ dòng Đa-minh lại chống đối và cấm đoán điều đó. Cuối cùng, năm 1715 đức Clêmen (Clément) XI đã kể việc thờ cúng đó là hoàn toàn dối trá và ngược với Kitô giáo.

Từ đó, có thề hiểu tại sai người Việt Nam tỏ ra đối nghịch với cái đạo “bất lương” dám từ chối lòng hiếu thảo đối với ông bà và như thế cũng muốn xóa bỏ tất cả những mối quan hệ của một dân tộc với một quá khứ của mình. Người Kitô hữu bị coi là những kẻ phản bội gia tộc, đồng thời là những kẻ phản bội quê hương. Bời vì Quê hương người Việt Nam cũng đặt nền tảng nơi đạo hiếu vốn làm cho toàn thể công dân như cùng một gia tộc. Chúng ta không nên quên rằng theo tục truyền, dân tộc Việt Nam thuở sơ khai đã từ một bọc trứng nở thành một trăm con.

Cái khó khăn thứ hai thuộc phương diện xã hội học. Trong lịch sử nước này, tuy lúc này lúc khác đã có nhà truyền giáo phật tử người Ấn hoặc Trung quốc, song các sư phật giáo cũng như thầy pháp đạo Lão xưa nay vốn chỉ là người Việt Nam thôi. Vì thế, dân chúng vẫn cảm giác rằng hai tôn giáo đó đã phát xuất ngay tại Việt Nam. Đối với công giáo thì trái lại. Cho tới năm 1668, tất cả các linh mục đều là người châu Âu. Sau thời điểm ấy, nhà thờ có áp lực của Rôma, các vị thừa sai đã đào tạo linh mục Việt Nam, nhưng cứ coi họ thuộc loại cấp dưới, trợ tá thôi. Người Tây cho họ là ngu dốt quá và bắt linh mục người Việt phải sống theo kiểu Âu Tây. Mặc dầu Rôma đã cho phép các miền truyền giáo được làm lễ bằng tiếng bản xứ, người thanh niên Việt Nam cứ phải học xong môn tiến latinh mới được nhận chức linh muc. Tại chủng viện của Hội Thừa sai, thiết lập ở Thái Lan, trường duy nhất dành cho linh mục Việt Nam học ở thế kỷ XVII, tiếng latinh là ngôn ngữ bắt buộc phải tập nói mỗi tuần 5 ngày. Một nhà truyền giáo thời đó kể lại các tự hào về đời sống tại chủng viện rằng: “ở đây người ta nói tiếng latinh như tiếng mẹ đẻ: một vài tháng sau khi đến, người ta thấy một cậu bé chơi trò đánh ô với bạn cùng tuổi và nói tiếng latinh trôi chảy tự nhiên như tiếng mẹ đẻ, nhất là khi chúng tức nhau”

Giáo sĩ được đào tạo kiểu đó hóa ra con người bị bóp méo. Tây hóa nữa vời, người ấy xuất hiện giữa đồng bào mình như kẻ lai căng. Đàng khác, dương sự lại mang mặc cảm tự ti đối với bạn học người Tây. Thành thử từ thế kỷ XVIII, có hai loại giáo sĩ: giáo sĩ hạng bề trên, gồm các linh mục thừa sai và giáo sĩ hạng bề dưới, gồm các linh mục bản xứ.

Tình hình thực tế đó bị người lương Việt Nam coi là dấu hiệu vong thân của người Kitô hữu không thể dung thứ trong thời bình, mà lại nguy hiểm khi hạm đội nước ngoài đến đe dọa xứ sở.

3. NHỮNG VIỄN ẢNH

Sự sống của Giáo Hội vì thế đã bị xáo trộn bởi các cuộc “bách hại” là những hiện tượng không ăn khớp với bản tính hết sức bao dung của người dân Việt xét về mặt tôn giáo. Cha Marini cho đó chỉ là “những cuộc bách hại nhỏ nhoi, những con ruồi quấy rầy, những con muỗi chọc tức” thôi. Quả thật đúng thế, đã có những cuộc bách hại, nguyên do là vua chúa hồi đó phải chờ quá lâu các chuyến tàu đại bác, hoặc do những lời cáo buộc rằng Kitô hữu phạm tội bất hiếu vì không chịu thờ cúng ông bà, hơn nữa có sự ngờ vực đối với một thứ đạo do người nước ngoài điều khiển, mang vào những tập tục ngoại lai và biểu lộ một thái độ bất dung không thể nào hiểu nổi.

Sự ngờ vực này nhất định có phần cơ sở thực tế. Thái độ của hai vị giám mục đầu tiên tới Việt Nam, Giám mục Pan-luy và giám mục Lămbe đơ la Mốt, cũng như các mưu toan sau này của một số lớn các vị thừa sai, tạo cơ sở cho một ông quan tên Cương ghi lại trong Cuốn Tâm thư (XI,97), mô tả người phương Tây như «những kẻ rất lanh lợi hăng hái, chỉ nghĩ tới chuyện mỗi ngày chinh phục thêm những vùng đất mới. Tất nhiên điều đó sẽ làm cho nhà vua (chúa Nguyễn) tin chắc rằng các nhà truyền giáo phương Tây có mưu đồ nổi loạn cướp ngôi». Đó là nguyên do cuộc đàn áp năm 1750. Trước đó đã có nhiều vụ đàn áp khác, như năm 1686, 1704, 1712, 1715 trong Nam, còn dưới quyền chúa Trịnh ở hà bắc lại có các cuộc đàn áp xảy ra những năm 1721. 1723, 1737, 1745 và 1773.

Trong mỗi cuộc cấm đạo, nhà vua ra lệnh trục xuất các thừa sai nước ngoài và trừng phạt khi nặng lúc nhẹ các giáo dân “đã vì lầm lạc hoặc nhẹ dạ bị các thầy Tây lôi kéo lừa bịp”.

Có một cuộc “cấm đạo” đẫm máu hơn xảy ra dưới thời Tây Sơn.

Vào nửa sau thế kỷ XVIII, chế độ thối nát của các vua chúa ở phía Bắc cũng như Nam đã gây cảnh đói kém khiến các tần lớp dân nghèo ta thán. Cuộc nổi loạn hình thành cụ thể dưới sự lãnh đạo của một nông dân đất Tây Sơn tên Nguyễn Huệ, cùng với hai anh đứng lên lật đổ chính quyền các chúa rồi thống nhất đất nước thành một cõi. Tại phía Bắc, vua Lê Chiêu Thống đi cầu viện nơi người Trung Hoa, còn ở miền Nam thì một người con dòng chúa Nguyển là Nguyễn Ánh, lại nhờ quân Thái Lan giúp giành lại vương quyền.

Nhờ áp dụng một chiến thuật chớp nhoáng, Nguyễn Huệ chỉ mất không đầy một tuần đã đập ta 20 vạn quân Thanh. Tháng giêng năm 1789, sau khi đã đánh bại 20.000 viện quân Thái Lan, Nhà Tây sơn tiến hành nhiều cuộc cải cách xã hội và chính trị và họ đã không nương tay đối với các cố thừa sai. Nhất là từ năm 1777, khi giám mục Bá Đa Lộc (Pigneau de Béhaine) giám mục thành Adran cai quản địa phận Đàng Trong, đứng vào hàng ngũ ông chúa đã bị lật đổ. Nguyễn Ánh vì muốn lấy lòng người Tây hầu giúp mình đánh lui kẻ thù, nên công khai tỏ thiện cảm với các cố thừa sai mà ai cũng cho là bạn thân của chúa. Điều này khiến anh em Tây Sơn nổi giận và căm tức, chẳng những đối với các thừa sai nước ngoài, mà cả đối với tất cả tín hữu Kitô, bị coi như hoàn toàn làm tay sai cho ngoại bang và cho chúa Nguyễn.

4. GIÁM MỤC BÁ ĐA LỘC.

Nguyễn Ánh không lính, không tàu, quay nhìn sang các cường quốc phương Tây. Ông bắt đầu liên hệ với quân Bồ Đào nha tại Macao, với quân Hòa Lan tại Batavia và với quân Anh ở Ấn độ đang sẵng lòng tiếp tay giúp đỡ. Giám mục Bá Đa Lộc không để mất cơ hội này để vừa giúp đỡ chúa Nguyễn và làm lợi cho nước Pháp đang trên đà cạnh tranh quốc tế. Nguyễn Ánh phó thác đứa con đầu mới 5 tuổi, với cả ngọc ấn để chính thức nhờ ông đi cầu viện với nước Pháp. Tại triều dinh Vécxây (Versailies), giám mục trình bày với bá tước Mông-mô-ranh (Montmorin) một bản thảo lược, làm cả đám người chính trị lẫn sĩ quan chính qui, đều lấy làm tâm đắc. Ông nêu ra các lợi ích trong việc nước Pháp can thiệp vào Việt Nam:

Lợi ích thứ nhất: Giả thiết rằng phương pháp chắc ăn nhất nhằm đánh bại quân Anh tại Ấn Độ là phá hoại hoặc làm suy yếu ngành thương mại của chúng. Vào thời bình, người Pháp sẽ làm suy giảm nhiều mức lợi mà quân Anh có thể thu được nơi việc buôn bán với Trung Quốc, nếu mình tổ chức buôn bán mà nhẹ phí tổn hơn và dành cho nhiều sự dễ dàng hơn.

Lợi ích thứ hai: Trong thời chiến, sẽ dễ dàng cấm việc buôn bán đó đối với bất kỳ nước thù địch nào. Bởi vì khi mình tuần tiểu ngay đầu cửa vịnh, hoặc chắc hơn nữa ngay đầu cửa vịnh. Còn hở là lối vào cảng Quảng đông thì sẽ chận được việc ra vào cảng bất cứ tàu của ai mình muốn chận.

Lợi ích thứ ba: Mình sẽ sẽ gặp được tại Nam Kỳ các phương tiện dễ dàng và ít tốn kém cho việc sửa chữa, sơn lại tàu bè, hoặc đóng thêm tàu mới.

Lợi ích thứ tư: Mình sẽ gặp được tại? đây tất cả những gì cần thiết để tiếp tế cho hạm đội, hoặc cung cấp cho thuộc địa khác các thứ nhu yếu phần.

Lợi ích thứ năm: Khi cần thiết, có thể chiêu mộ tại chỗ phu phen, lính bộ, lính thủy v.v...

Lợi ích thứ sáu: Mình có thể dễ dàng chận đứng quân Anh khi chúng nó muốn tính chuyện bành tướng sang bờ biển phương Đông.

Các mối lợi ích khác có thể còn quang trọng hơn tuy còn xa xôi... đòi phải có những cách nhìn rộng lớn hơn, có lẽ lúc này Chính phủ chưa dễ dàng như thế?, thiết tưởng cứ dựa vào những lợi điểm hiển nhiên trước mắt đã và tạm gác chưa nói tới cái mối lợi về lâu về dài mới nghĩ tới được.

Nhằm thuyết phục kỹ hơn người Pháp, vị giám mục nhấn mạnh trong tập Nhật ký về Nam kỳ rằng, biện pháp quân sự là điều thực hiện đươc dễ dàng: «Dân xứ này hiền lành, rất kỷ cương, khá dũng cảm. Nhưng bất kỳ ý kiến gì của Tây cũng làm họ sợ. Họ thừa nhận chúng tôi vượt xa họ về sức mạnh và họ rất sợ chúng ta... Tôi đã thấy (tại Ấn Độ) trong cuộc chiến vừa rồi, quân lính người Ấn rất sợ quân người da trắng và chúng không thể chịu nổi khi thấy lính da trắng tiến gần. Phương chi cái cảm giác khiếp sợ đó và sự thâm tín về sự yếu kém của họ và sự vượt trỗi của ta càng to lớn hơn biết bao, nơi một nước lần đầu tiên bị quân đội phương Tây đánh bại:

Bọn lính ngụy (Tây Sơn) có được trang bị súng trường, gươm, lao, tầm vông vắt nhọn v.v... nhưng chỉ năm tên mới mới có một tên cầm súng; và lại họ không thành thạo gì trong việc bắn súng và súng thường là rất dở. Họ chẳng được luyện tập gì và rất rời rạc, không tập trung. Sau hết, họ chỉ có đại bác trên chiến thuyền, còn trên bộ chẳng bao giờ họ dùng đại bác. Như thế thì dễ thấy ngay rằng, chẳng cần gì lực lượng lớn lao mới đánh chiếm được cả nước này, nhưng vị trí của người Pháp trong lúc tới sẽ rất khác. Nhà vua hợp pháp (Nguyễn Ánh) cũng còn nhiều người phò theo. (...)



Tóm lại, có quân Pháp tại Nam kỳ sẽ chắn chắn cho phép thay đổi được cán cân ảnh hưởng lớn lao của nước Anh... cho ta nắm được tất cả các mặt biển vùng Trung Hoa và các quần đảo; có thể làm chủ tình hình cả ngành thương mại trong vùng thế này này”.

Nhờ Giám mục Bá Đa Lộc, một hiệp ước đã được ký kết ngày 28-11-1787 theo đó vua nước Pháp hứa viện trợ quân sự cho Nguyễn Ánh và ông này đáp lễ lại bằng việc nhượng lại cho nước Pháp Côn Đảo và cửa Hội An (Quảng Nam Đà Nẵng).

Từ lâu, người phương Tây, Anh, Hòa Lan, đã từng coi Côn Đảo là mội địa điểm thuận lợi để thiết lập một thương điểm và một căn cứ quân sự, vì từ hòn đảo này, có thể kiểm soát việc tàu bè qua lại từ Xiêm sang Trung Quốc.

Các khó khăn chính trị nội bộ đã không cho phép nước Pháp gửi lực lượng quân sự qua, như đã hứa trong hiệp hước Vécxây. Nhưng Bá Đa Lộc không nản lòng. Với tài chính của Hội Truyền giáo Pari, với sự ủng hộ tiền bạn của bạn bè và với các phương tiện của bản thân, giám mục đã mua tàu, trang bị khí giới và thuê một số sĩ quan người Pháp. Như vậy ông tính giúp được Nguyễn Ánh đè bẹp Tây Sơn sau một ít năm chinh chiến.

Được tin giám mục trở lại, có sĩ quan Pháp tháp tùng, anh em Tây Sơn rất tức giận. Người ta đọc được lời thổ lộ sau đây của một nhà viết sử truyền giáo: “Các quan Tây Sơn càng tỏ ra gay gắt với Kitô giáo từ khi giám mục thành Ađran trở lại, làm cho họ ngờ vực người Kitô giáo và nhất lá các vị thừa sai, cả hai đều ra sức hổ trợ cho nhà vua hợp pháp (Nguyễn Ánh mà các nhà thừa sai công nhận là vua hợp pháp, còn Tây Sơn thí bị gán cho tội phản loạn) được trở lại ngai vàng vua cha. Sự bách hại, vốn chưa hề dứt từ 30 năm qua, đã tái phát dữ dội hơn năm 1798”

Thực ra đây chẳng chỉ có vấn đề ngờ vực, mà là một điều chắc chắn. Vua Cảnh Thịnh nhà Tây Sơn đã có lần chận bắt một bức thư Nguyễn Ánh gửi cho giám mục Labarlette, xin đức cha tổ chức một đạo quân gồm người tín đồ Kitô giáo tại chỗ, hầu hỗ trợ cho lực lượng quân Pháp chỉ huy đánh tứ ngoài vào.

Sau hết, Nguyễn Ánh đã lên ngôi năm 1802, lấy tên Gia Long, lập nên nhà Nguyễn, Huế được chọn làm kinh đô. Các nhà thừa sai đang chờ đợi được Gia Long ban cho đặc ân. Nhưng triều đình Huế vẫn tảng lờ các yêu cầu của cái giám mục Pháp.

Một mặt, Gia Long và vua kế tiếp không chấp nhận cho người Việt lai đi theo một tôn giáo vốn cấm việc thờ cúng tổ tiên, song truyền bá những chuyện dị đoan ngoại lai và do những người phương Tây cai quản.

Theo số thống kê năm 1800, thì hồi ấy con số người công giáo đã lên tớn 320 ngàn, với 119 linh mục Việt Nam chịu sự cai quản của 115 thừa sai và 3 giám mục, trong đó 2 người Pháp và một Tây Ban Nha.

Đàng khác, các vua nhà Nguyễn, đã mang sẵn nỗi âu lo về chủ nghĩa đế quốc phương Tây, đang ngày càng de dọa nghiêm trọng hơn. Nước Anh củng cố quyền thống trị trên Ấn Độ, bằng cách thôn tính châu Úc và Tân Tây Lan và sắp sửa áp đặt ý muốn của họ trên Trung Quốc sau trận chiến thuốc phiện. Nước Pháp đã chiếm Angiêri và đang đi tìm căn cứ trên bờ biển Trung Quốc. Dĩ nhiên các nỗi lo âu ấy không phải là cớ chính đáng cho các cuộc bách hại thời Minh Mạng (1833 và 1838). Theo các sắp chỉ nhà vua, “đạo của bọn Hòa Lan” là một tà đạo, một đạo bất nhân, cấm đoán việc thờ cúng tổ tiên, một thứ đạo gieo hỗn loạn vào phong tục và trật tự của nước nhà. Nhà vua ra lệnh cấm không cho thừa sai xâm nhập cà xử tử những ai ngoan cố tiếp tục truyền bá Kitô giáo.

Có thể tránh được các vụ đổ máu này, nếu Kitô giáo đến Việt Nam, biết tỏ ra bao dung hơn, cởi mở hơn, biết bám rể sâu hơn và văn hóa xứ sở và khôn khéo hơn. Trong các cơn bão táp này, các cố Tây đã không khôn ngoan, đi cầu cứu với Pháp, vốn là một đế quốc đang chực sẵn cơ hội tốt hòng xâm chiếm Việt Nam, vịn cớ là để bảo vệ sự tự do tôn giáo.

Ngày 25 tháng 2 năm 1843, thiếu tá Phavanh Lơvéc (Favan-Leveque) chỉ huy chiến hạm Hêrôn được thư cố thừa sai Samedông (Chamaison) đưa tin rằng, chính quyền Việt Nam đang giam 5 thừa sai Pháp tại nhà ngục Huế, bèn đưa chiến hạm tới đòi phải thả họ ra. Hai năm sau, tư lệnh hải quân Phocniê Đaypoơla (Forniel-Dupla) thừa lệnh Đô Đốc Xêxin (Cécile) đến Turan (Tourane, tức Đà Nẵng) đòi triều đình phải thả giám mục Lơphevơrơ (Lefévre) đang bị giam với bản án tử hình. Năm 1847 thiếu tá chỉ huy tàu Lapierơ (Lapierre) lại can thiệp đòi thả giám mục Lơphevơrơ, đã bị bắt lại và bị kết án tử hình lần thứ hai. Song trong khi các cuộc thương lượng nói trên đang được tiếng hành, thì hai chiến hạm Pháp đã đánh chìm 5 tàu chiến Việt Nam. Theo thông tấn Pháp, thì tàu Việt Nam đã tấn công chiến hạm Pháp trước, nhưng điều đó khó má xảy ra, bởi vỉ tàu Việt Nam lúc đó chỉ là những chiếc ghe được trang bị bằng súng nhỏ thôi.

Vua Thiệu Thị tức giận, ra 4 sắc chỉ cấm đạo trong những tháng sau đó. Các tín hữu Việt Nam lại một lần nữa làm nạn nhân của thái độ người Pháp, mệnh danh là đem đến cho họ quyền tự do thờ cúng!

Tiếc thay, các cố Tây không rút ra được bài học từ kinh nghiệm bi thương đó. Lúc này, trong hạm đội Pháp rải khắp vùng biển Trung Quốc, quá vị thừa sai Pháp ngày càng tin chắc rằng họ phục vụ lợi ích của đất nước họ, và cũng làm lợi cho đạo, khi họ yêu cầu nước Pháp can thiệp quân sự vào Việt Nam. Quả thực, làm sao nước Pháp có thể bỏ rơi việc này? Năm mươi năm trước đó, trong những giờ đen tối của Giáo Hội Pháp, khi các tu sĩ Pháp bị trục xuất, giản tán, khi má các hội Dòng đều bị cấm đoán tại Pháp, họ hặp được những kẻ bênh vực cho công lao của họ một cách danh chính ngôn thuận. Chỉ cần đọc bản báo cáo của Poctalix (Portalia) ngày 6-11-1802 thì đủ rõ tâm tình của nước Pháp, bài giáo sĩ, tỏ ra thế nào với các cố thừa sai như sau:

Những sự dễ dàng mà các vị thừa sai đã có được để thiết lập các thương trấn tại những miển đất xa xôi nhất, đã mở rộng cửa cho họ khuếch trương ngành thương mại của nước ta, mở ra những tuyến giao lưu mới và chuẩn bị khơi nguồn cho nhiều tài sản mới. Họ là những bị thừa sai đã mang tới mút cùng trái đất, cái tên vinh quang của nước Pháp, đã phát triển ảnh hưởng của Pháp và cho nước Pháp có được những quan hệ mới với các dân tộc mà bấy lâu thiên hạ chưa hề biết tới. Chính các vị thừa sai này đã đem lại cho chúng ta, mỗi lần họ về thăm gia đình, những hiểu biết về nghệ thuật và khoa học: Chính các vị thừa sai đã nâng lên số lượng các phương tiện sinh sống của chúng ta, bằng cách thích ứng tại nước mình các sản phẩm vốn là hoa quả của miền đất khác, thuộc khí hậu khác... Chính các nhà thừa sai Pháp, từ năm 1660 đã giúp cho nước Pháp biết được những mối lợi quan trọng có thể thu được, từ các quan hệ với các dân tộc châu Á và năm 1669 đã tạo cơ sở hầu thiết lập nên Công tu Ấn Độ đầu tiên của Pháp. Họ đã xin được vua Xiêm chấp thuận cho tàu bè Pháp khỏi đóng thuế cập bến bỏ neo và cũng chính các vị ấy đã thuyết phục nhà vua cho một cửa khẩu và một hồn đảo gần Mécghi (Merguy) trong vịnh Bănggan (Bangale) để tàu thuyền qua mùa đông, hoặc sửa chửa. Vì thế, chính sách nhà nước chớ coi thường các tổ chức (tôn giáo) có khả năng đóng góp hữu hiệu đến thế cho sự phồn vinh của quốc gia” .



Bài ca ngợi đó đã được đọc lên do một nhân vật rõ ràng không thể bị ngờ vực là bợ đợ cha cố hoặc có lòng đạo đức gì lắm. Nó tỏ ra cho thấy rõ các thực tế lịch sử và những lợi lộc về kinh tế cũng như chính trị, nhờ hoặt động của các cố thừa sai.

Nhưng giữa thế kỷ XIX, nghề buôn bán đã bị vượt xa bởi nhu cầu bành tướng thuộc địa. Châu Âu kỹ nghệ hóa cần có thị trường tiêu thụ và nguyên liệu. Lợi dụng vụ tàn sát một vài vị thừa sai Pháp ở Việt Nam, cành hữu tư sản công giáo, Pháp đã làm áp lực để chính quyền đệ nhị cộng hòa khai thác các điều vụng về của nhà vua Việt Nam, hầu đánh chiếm nước này. Ơ-gen Vơi-do (Eugene Veullot) đã viết: “Quyền lợi con người mà châu Âu kitô phải bắt buộc các dân mọi rợ tôn trọng và việc quan tâm bảo vệ danh dự của chúng ta, đòi chúng ta phải trả thù cho các vụ xâm phạm đến đồng bào chúng ta tại đất Annam”.

5. THẬP GIÁ VÀ LƯỠI GƯƠM

Hai nhân vật quan trọng trong việc cổ vũ việc Pháp xâm lăng Việt Nam là giám mục Pelơranh (Pellerin) cai quản địa phận Huế và linh mục Huc, cựu thừa sai truyền giáo. Giám mục Pelơranh đã khẳng định trước mặt triều đình Napôlêông III rằng: “Nếu quân Pháp đánh chiếm nước này, thì giáo dân bản xứ sẽ tiếp đón họ như những kẻ cứu tinh”. Linh mục Huc cũng viết thư cho vua rằng: “Chiếm lấy Nam kỳ là việc dễ dàng nhất trần gian, nó sẽ đem lại những kết quả vô cùng to lớn. Nước Pháp hiện có tại biển Trung Quốc những lực lượng dư sức để tiến hành công việc đó. Dân bản xứ thì hiền lành, siêng năng, rất dễ đón nhận đức tin Kitô giáo và đang rên siết dưới ách tàn bạo ghê tởm. Họ sẽ tiếp đón chúng ta như những người giải phóng, những vị ân nhân. Chỉ cần ít lâu thôi là đem họ theo đạo được hết và làm cho họ nhiệt tình yêu mến nước Pháp”.

Chưa từng có luận điệu tuyên truyền tài tình tinh vi mức ấy! Bọn tư bản gặp được nơi những lời khẳng định lặp đi lặp lại đó, những công cụ hầu đánh lừa nhân dân Pháp. Đám quân sự hoan hỉ lao vào những cuộc viễn chinh dễ dàng như thế.

Năm 1856, thiếu tá M.đơ Môntinhi chỉ huy chiến hạm Lacaprixơdơ (La Capricieuse) tới Đà Nẵng, với mục đích đòi vua Tự Đức nhường hải khẩu đó cho Pháp, để cho người Pháp được hoàn toàn tự do buôn bán trên khắp cả nước và tự do giảng đạo công giáo. Viên thuyền trưởng tiếp giám mục Pelơranh cai quản địa phận Huế tại chiến hạm của ông. Giám mục lên tàu cung cấp cho ông các tin tức tình báo và nhân danh toàn thể các thừa sai tìm hiểu xem mục đích thật chiến hạm tới đây làm gì. Tự Đức không muốn nhượng bộ, còn Đơ Môngtinhi lại không có đủ số quân để chiếm cả nước, hoặc trừng phạt kẻ thù theo lời thỉnh cầu của các thừa sai. Chiến hạm Lacaprixơdơ rời Việt Nam mang theo giám mục Pelơranh, người có vũ chủ chốt việc Pháp xâm chiếm Việt Nam.

Cử chỉ của Đơ Môngtinhi gây phản đối khắp nơi từ phía các cố thừa sai. Các ông này gửi về Pháp những bức thư tỏ thái độ tức giận. Giám mục Roto (Retoro) viết trong thư đề ngày 24-6-1857: “Chưa bao giờ gặp phải một thất vọng ê chề như thế: Phần chúng tôi phải nói rõ thôi, chúng tôi đã se cả tấm lòng mình lại, khi trông thấy cả tòa nhà huy vọng mình ôm ấp trân trọng đã sụp đổ nhanh như thế, rồi nghe lặn đi lặp lại bên tai người Pháp chúng tôi những lời hết sức khó chịu, chẳng hạn: Bọn họ kéo tới mà mình có mời đâu, rồi họ bỏ đi sau khi làm hại chúng mình... Hậu quả của tất cả việc đó là gì? Là đem chúng tôi ném vào răng cọp, sau khi đã chọc tức nó mà hại chúng tôi». Và chính giám mục kể trên lại kêu lên trong một bức thư khác: «Chúng tôi đã hy vọng biết bao khi mới nghe tin cuộc hành quân sắp tới nơi, để đòi cho chúng tôi cách này hay cách khác một sự bình an và sự tự do hoàn toàn, để báo thù cho danh dự nước Pháp đã bị xúc phạm quá lâu nay rồi... Thất vọng biết chừng nào thật ê chề khi biết chắc chắn rằng lính Pháp đã chẳng chịu làm gì hết trơn”.

Và linh mục thừa sai Têôphan Vêna (Théophane Vénard), rồi đây được phong Á thánh như một vị thừa sai lừng danh nhất của Hội thừa sai Pari và của Việt Nam, đã viết cho thân phụ hồi tháng 6 năm 1857 như sau: “Dân chúng cả nước, lương cũng như giáo, đều vổ tay và tỏ lòng hoan hỉ, nhưng nghĩ rằng ông vua tàn bạo của họ sắp bị truất phế. Nhưng thấy quân đội Pháp chúng ta chỉ tạo ra nguyên chuyện lạ thôi, rốt cùng họ bị dân chúng chế diễu, còn chúng con thì chỉ lãnh đủ sự ô nhục, những người thừa sai nghè hen, những đứa con của nước Pháp, một vương quốc cao sang.

Các cuộc viễn chinh hèn nhát kiểu đó chẳng xứng đáng chút nào với nước Pháp, vốn mang một quả tim quảng đại đến thế. Nếu nước Pháp chịu làm việc gì trước thế giới, thì phải làm một cách vĩ đại mới hợp với bản chất vĩ đại của nó”.

Quả đúng, qua cuộc hành quân kể trên, quân Pháp đã làm Tự Đức nổi giận lôi đình. Một sắc chỉ cấm đạo ngặt hơn, tàn ngặt hơn, tàn bạo hơn, đã được đưa ra đàn áp, nhằm mục đích phá hủy toàn bộ hạ tầng cơ sở của cái tôn giáo cấu kết quá chặt chẽ như thế với quân Pháp. Vua đã sai lầm khi đánh giá tình hình ngoài mặt, không nghĩ tới nguy cơ sắp đổ xuống trên đất nước mình. Phần vua Nepôlêông III, chịu sự áp lực của giám mục Pelơranh từng hứa rằng tất cà tín hữu người Việt sẽ hợp tác tới toàn diện với quân Pháp, vua cũng nghi vị giám mục đó và vị thừa sai khác giải thích cho hiễu rõ tình hình lực lượng quân sự và các điểm chiến lược của Việt Nam, nên đã ủy nhiệm cho phó đề đốc Rigê đơ Giơnuiy (Rigault de Genouilly) đánh chiếm Việt Nam. Ông này đã nhận được lời mời giám mục Rơto căn dặn như sau: “Nếu Ngài đô đốc muốn thực hiện công việc một cách vững chắc, bền bỉ, vừa đem lại vinh dự cho nước Pháp, vừa làm lợi ích cho nước Pháp, hoặc là đặt một ông vua có đạo dưới quyền bảo hộ của nước Pháp để ta chiếm giữ hải cảng và các hồn đảo vịnh Turan (Đà Nẵng) một cách vĩnh viển”.

Trên chiến hạm Nêmêdix (Némésis), Rigô đơ Giohuiy có giám mục Pelơranh bên cạnh, đảm bảo việc giao liên với các thừa sai và tín đồ kitô, vốn được chỉ thị cung cấp cho đô đốc các tin tình báo về vị trí các đội quân Việt Nam và các vụ chuyển quân. Được vị giám mục đảm bảo rằng hễ trông thấy hạm đội hùng mạnh của Pháp và Tây Ban Nha tới (bởi vì quân Tây Ban Nha ở Manila đã phái một trung tá để tham dự cuộc hành quân “trừng phạt” với Pháp) thì tất cả dân chúng giáo lương sẽ nổi loạn chống nhà vua và việc đánh chiếm nước này chỉ là việc làm và ba hôm là đô đốc Rigơ đơ Giơhuiy bèn triển khai đội hình 14 chiến hạm ngay trước vịnh Turan. Nhưng đã xảy ra bất đồng về chiến lược giữa giám mục và phó đô đốc. Do thiếu kết hợp các tin tình báo và chiến thuật, quan Pháp đã bắc phá cản Turan ngày 31-8-1858 nhưng rồi do dự không muốn về thủ đô Huế đang được bảo vệ bởi những tướng lãnh giỏi nhất của Việt Nam.

Bỏ lại Turan một đơn vị đóng chốt, Đơ Giơhuiy xuống đánh chiếm Sài Gòn và các tỉnh miền Đông Nam Kỳ, Sài Gòn thất thủ, nhưng cuộc kháng chiến được tổ chức tiếp tục xung quanh các vùng đât bị chiếm đóng, tạo vòng vây phong tỏa tiếp viện. Binh lính Pháp có thể chết đói tại đây, nếu giám mục Lơfevơrơ đã không kịp thời vận động giáo dân tiếp viện.

Năm 1860, cuộc hành quân Pháp-Anh đánh Bắc kinh bắc buộc quân Pháp phải tạm hoãn công việc chinh phục Việt Nam. Vua Tự Đức lợi dụng thời hạn đó để tổ chức tự vệ. Vua nói: “Cần phải diệt tận gốc cái đạo tàn ác kia đi, bởi nếu không có bọn tín đồ, thì lũ quân man rợ phương Tây sẽ không có ai phù giúp không nhận được tiếp tế gì hết. Thiếu tiếp viện thì chúng phải rời khỏi nước ta thôi”.

Nhưng, sau sự thất bại ở Bắc kinh, quân Pháp quay lại mạnh mẽ thêm và quyết tâm dánh chiếm toàn bộ nước Việt Nam. Trước hỏa lực quá mạnh của địch, nhà vui đã phải ký hòa ước ngày 5 tháng 6 năm 1862, nhượng cho nước Pháp 3 tỉnh, bồi thường chiến tranh 20 triệu tiền Pháp và ban bố tự do thờ cúng cho người công giáo.

Trong việc tổ chức cai trị các vùng đất chiếm được bọn quân Pháp chiêu mộ người hợp tác, nhưng theo lời đô đốc Riơniê (Rieunier), chúng chỉ gặp được «tín đồ kitô hoặc những tên vô lại». Bốn ngàn giáo dân đến quây quần xung quanh bọn xâm lược. Thật dễ đoán biết sự tức giận phẫn nộ không những của triều đình Huế mà cả trong dân chúng người “lương” nổi lên cao độ chừng nào. Các sắc chỉ cấm đạo công bố giữa năm 1859 và 1861 là gay gắt và nghiêm khắc nhất từ trước tới nay.

Sắc chỉ 17-1-1860 truyền phải phân tán người công giáo tới sống xen ở giữa các làng người lương, đễ mỗi tín đồ phải có 5 đồng bào lương kiểm soát. Tất cả các làng và nơi thờ tự của công giáo phải triệt hạ; tài sản của người công phải bị tịch thu và sau hết phải khắc chữ TÀ ĐẠO lên má các tín đồ.

Sau hòa ước 1862, Tự Đức công bố ân xóa khắp cả nước. Nhân dịp kỷ niệm ngày sinh của vua, vua ra lệnh tha cho tất cả các tín hữu kitô đang bị tù, cho những người bị phân sáp trước đó được trở về làng cũ, được nhận lại tài sản của họ, nhà cửa, ruộng đất, và còn được miễn thuế và được sống yên thân.

Tại Nam kỳ, trừ tín hữu kitô và những tên xu thời, nhân dân dân các vùng bị chiếm đóng đều tổ chức kháng chiến chống Pháp, dưới sự lãnh đạo của những nhà chí sĩ yêu nước xuất thân từ quần chúng. Đây là loại chiến tranh du kích, được tiến hành vừa táo bạo vừa rất tài tình. Trong cuốn sử viễn chinh Nam kỳ, Panluy đơ la Berierơ (Pallu de la Barriere) mô tả theo điều tai nghe mắt thấy như sau: “Thực tế là đâu đâu cũng có các ổ kháng chiến, nó chia nhỏ li ti ra, có thể hầu như nói được rằng mỗi người An Nam là một ổ kháng chiến. Đúng hơn, phải kể mỗi người nông dân đang bó lúa là một điểm du kích! Và chiến thuật này khiến quân lính Pháp chẳng còn biết đâu mà mò: Thật không có màng kịch nào buồn tẻ hơn, đơn điệu hơn, mệt mỏi hơn cái thảm cảnh quân lính Pháp ở trên đất cũng như nơi mặt biển. Một tên địch mình trông thấy hoài, nhưng một tên khác lại ngụy trang dấu mặt. Cứ thấy kẻ thù luôn luôn thoát khỏi tầm tay, khiến có cảm tưởng như chúng ta chỉ bắn vào không khí”


tải về 343.47 Kb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   2   3   4




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương