Số tín chỉ: 2 (30 tiết lt; 00 tiết th; 00 tiết tl) Giảng viên



tải về 57.16 Kb.
Chuyển đổi dữ liệu10.08.2016
Kích57.16 Kb.
#15680
Đ
Biểu mẫu 2
Ề CƯƠNG MÔN HỌC


(Chuyên ngành Xây dựng công trình thủy, công trình biển)

  1. Tên môn học: CÔNG TRÌNH BIỂN

  2. Số tín chỉ: 2 (30 tiết LT; 00 tiết TH; 00 tiết TL)

  3. Giảng viên: TS. Trần Thu Tâm

GS TS Trần Minh Quang

  1. BM quản lý môn học: Bộ môn Cảng – Công trình biển; Khoa Kỹ thuật xây dựng

  2. Môn học trước:

  3. Môn học song hành:

  4. Mục tiêu môn học: Môn học Công trình biển sẽ trang bị cho học viên các kiến thức về đặc điểm riêng của các loại công trình xây dựng ở biển và đại dương, sự khác biệt với các công trình xây dựng trên đất liền, mối quan hệ tương tác cơ học giữa các yếu tố động lực biển với công trình biển. Giới thiệu một số vấn đề phát sinh do tính phức tạp của môi trường biển và các hướng nghiên cứu để giải quyết vần đề. Trong điều kiện cho phép giới thiệu các giải pháp công trình hoặc công nghệ mới, kết quả nghiên cứu mới và/hoặc hướng giải quyết thực hành có thể áp dụng vào thiết kế thực tế.

  5. Mô tả tóm tắt môn học: Công trình biển có ý nghĩa rất lớn trong việc phát triển nền kinh tế biển, hiện có xu thế phát triển mạnh trên thế giới và ngay ở Việt Nam. Công trình biển sẽ được xây dựng ngày càng nhiều ở nước ta, loại công trình này nằm ở vị trí có điều kiện tự nhiên rất phức tạp và đầy biến động vì thế kiến thức về các đặc thù riêng của loại công trình này rất cần thiết để có thể thiết kế, xây dựng và khai thác các công trình này một cách phù hợp, an toàn và kinh tế.

Một số kiến thức cơ bản về công trình biển đã được đưa vào các môn học ở bậc đại học như môn Công trình ven biển, Công trình ngoài khơi. Tuy nhiên do tính chất phức tạp của những vấn đề liên quan đến biển nhiều vấn đề lý thuyết cũng như thực hành chưa được giải quyết ở bậc đại học, đồng thời theo đà phát triển rất nhanh về mặt khoa học, công nghệ trong lĩnh vực này, nhiều kết quả nghiên cứu mới cần được cập nhật, bổ sung cho các cán bộ kỹ thuật có liên quan.

Môn học Công trình biển có quan hệ rất mật thiết với các môn học khác của Ngành, đặc biệt là các môn: Động lực học biển, Thủy lực vùng triều, Động lực học hình thái vùng ven biển, Động lực học công trình, Công trình trên nền đất yếu....



  1. Nội dung:

    1. PHẦN GIẢNG DẠY TRÊN LỚP: 45 tiết

Chương

Nội dung


Số tiết

TLTK

1

Vấn đề xác định các yếu tố sóng thực

1.1.- Các đặc trưng thống kê của hệ sóng thực

1.2.- Phân bố xác suất dài hạn của các đặc trưng thống kê của sóng thực

- Chu kỳ lặp lại – Phương pháp ngoại suy số liệu đo sóng.

1.3.- Phổ sóng và quan hệ với các đặc trưng thống kê của sóng


6



[1], [2],

[6], [13]




2

Chuyên đề dự báo sóng do gió

2.1.- Các phương pháp sóng có nghĩa cổ điển trong các tiêu chuẩn và quy trình quy phạm khác nhau

- 22 TCN 222-95; 14 TCN 130-2002; OCDI 2002; BS 6349-1:2000; CEM 2003 …

2.2.- Dự báo sóng theo phương pháp phổ

- Một số phổ sóng thường dùng – Phương pháp phổ rời rạc – Các phương pháp phổ trong các quy trình quy phạm khác nhau.


9


[2], [4],

[5], [6],

[13], [14],

[15]


3

Chuyên đề tính toán sóng tràn qua đê

3.1.- Vấn đề cho phép sóng tràn qua đê

- Cao trình đỉnh đê - Chiều cao sóng tính toán.

3.2.- Chiều cao nước dâng

- Các hiện tượng làm dâng nước - Chiều cao nước dâng do gió theo các quy trình quy phạm khác nhau.

3.3.- Chiều cao sóng leo lên mái nghiêng

- Theo các quy trình quy phạm khác nhau.

3.4.- Tính áp lực sóng lên công trình khi sóng tràn

3.5.- Lưu lượng nước tràn qua đê và chiều cao sóng sau đê khi bị tràn

- Mức độ tràn cho phép.



6
3

3

3



3

[1], [2],

[3], [5],

[9],

[10],


[13],

[15]



4

Chuyên đề tính toán thiết kế bãi biển nhân tạo

4.1.- Đặc điểm hình thái vùng ven biển

- Mặt cắt ngang đặc trưng bờ biển – Dòng chảy và chuyển động bùn cát ven bờ.

4.2.- Các giải pháp tạo bãi nhân tạo

- Có hoặc không có công trình – Tạo bãi trực tiếp hoặc tạo nguồn bùn cát.

4.3.- Đặc trưng bùn cát và nguồn bùn cát

4.4.- Thiết kế mặt cắt ngang bãi biển nhân tạo

- Ảnh hưởng độ dốc đáy, nguồn bùn cát

4.5.- Đánh giá hiệu quả bãi nhân tạo

- Khối lượng vật liệu cần thiết – Khối lượng vật liệu bảo dưỡng định kỳ – Khối lượng bồi tụ trước.

4.6.- Các đặc điểm về thi công, bảo dưỡng quản lý công trình


9

3
3


3

[2], [3],

[5], [9], [10], [13]



Ghi chú

Các chuyên đề có thể thay đổi theo đề xuất của học viên, của người dạy hoặc của nguồn tài liệu, công nghệ mới.









    1. PHẦN GIẢNG DẠY THỰC HÀNH, THÍ NGHIỆM TẠI PTN, PMT: 0 tiết

TT

Bài TH, TN

Số tiết

PTN, PMT

TLTK

1













2













3















    1. PHẦN BÀI TẬP, TIỂU LUẬN NGOẠI KHÓA,HV ĐI NGHIÊN CỨU THỰC TIỄN NGOÀI TRƯỜNG: 0 tiết

TT

Nội dung

Số tiết

Địa điểm

TLTK

1













2













3













4















  1. Tài liệu tham khảo: (tối thiểu 3 sách tham khảo)


[1] John B. Herbich

Handbook of Coastal Engineering. 1999.

[2] U.S. Army Corps of Engineers

Coastal Engineering Manual. Engineer Manual 1110-2-1100, U.S. Army Corps of Engineers, Washington, D.C. 2002. (in 6 volumes).

[3] BS 6349 Part 7

Maritimes Structures. Guide to the design and construction of breakwaters. British Standard, 1991.

[4] BS6349 Part 1

Maritimes Structures. Code of pratice for general criteria. British Standard, 2000.

[5] The overseas coastal area development institute of Japan (OCDI)

Technical standards and commentaries for port and harbour facilities in Japan. 2002.

[6] Yoshimi Goda

Random Seas and Design of Maritimes Structures, University of Tokyo Press, 1995.

[7] Horikawa, Kiyoshi

Nearshore dynamics and coastal processes, University of Tokyo press, 1988

[8] Bruun, P.

Port Engineering. Vol. I&II, Gulf Publishing Company, fourth edition, 1989

[9] David A. Leenknecht, Andre Szuwalski và Ann R. Sherlock

Automated Coastal Engineering System (ACES) Technical Reference, version 1.07, tháng 9, 1992

[10] Trần Minh Quang

Sóng và công trình chắn sóng, NXB Giao Thông Vận Tải - Hà Nội, 1993.

[11] Trần Minh Quang

Công trình biển, NXB Giao Thông Vận Tải - Hà Nội, 2007.

[12] Phạm văn Giáp và các đồng sự

Bể cảng và đê chắn sóng, NXB Xây Dựng - Hà Nội, 2000

[13] Trần Thu Tâm

Công trình ven biển, NXB Đại Học Quốc Gia TP. Hồ Chí Minh, 2003

[14] 22TCN222-95

Tải trọng và tác động (do sóng và do tàu) lên công trình thủy - Tiêu chuẩn thiết kế, Bộ Giao thông vận tải, Hà nội, 1995

[15] 14TCN130-2002

Hướng dẫn thiết kế đê biển. Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn, Hà Nội, 2002










  1. Phương pháp đánh giá môn học:

TT

Phương pháp đánh giá

Số lần đánh giá

Trọng số (%)

1

Kiểm tra giữa học kỳ

1

30

2

Thực hành, thí nghiệm







3

Bài tập, tiểu luận, thuyết trình

Thuyết trình theo nhóm ở mỗi buổi học




4

Thi cuối học kỳ (bắt buộc)

1

70


Chủ nhiệm BM quản lý môn học Giảng viên lập đề cương

(Họ tên và chữ ký) (Họ tên và chữ ký)
TS. NGÔ NHẬT HƯNG TS. TRẦN THU TÂM



Ghi chú : Quy cách trình bày đề cương

Khổ giấy: A4. lề trái: 3 cm; lề phải: 1,5 cm; lề trên: 20 cm; lề dưới: 20mm.



Font chữ Unicode, Time New Romance, cỡ chữ 12 (như Biểu mẫu Đề cương)

Download mẫu Đề cương chi tiết tại địa chỉ: http://www.pgs.hcmut.edu.vn/giaovu.php?id=16
Каталог: docs -> daotao -> ctdt 2007
ctdt 2007 -> Phöông thöùc ñaøo taïo: Giaûng daïy moân hoïc Muïc tieâu ñaøo taïo
ctdt 2007 -> Đ Biểu mẫu 2 Ề CƯƠng môn học chuyên ngành Kỹ thuật điện tử
ctdt 2007 -> 1. Tên môn học: KỸ thuật khoan số tín chỉ: 3 Giảng viên môn học
ctdt 2007 -> Đ Biểu mẫu 2 Ề CƯƠng môn học chuyên ngành Kỹ Thuật Điện Tử
ctdt 2007 -> Số tín chỉ: 3 (45 tiết lt;15 tiết tl) Giảng viên
ctdt 2007 -> Số tín chỉ: 2 (30 tiết lý thuyết; 15 tiểu luận) Giảng viên
ctdt 2007 -> ĐỀ CƯƠng môn họC (Chuyên ngành Công Nghệ Hóa Học) Tên môn học: LÝ thuyết hóa hữu cơ
ctdt 2007 -> ĐỀ CƯƠng môn họC (Chuyên ngành Công nghệ Hóa học) Tên môn học: HÓa học bức xạ
ctdt 2007 -> Tên môn học: HỆ thống đIỀu khiển thông minh
ctdt 2007 -> Tên môn học: CÔng nghệ KỸ thuật môi trưỜNG

tải về 57.16 Kb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương