SỞ TƯ pháp cộng hòa xã HỘi chủ nghĩa việt nam



tải về 43.46 Kb.
Chuyển đổi dữ liệu27.07.2016
Kích43.46 Kb.
#7003


ỦY BAN NHÂN DÂN

THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH



SỞ TƯ PHÁP




CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập - Tự do - Hạnh phúc



Số: 1375/KH-STP-PBGDPL

Thành phố Hồ Chí Minh, ngày26 tháng 03 năm 2015




KẾ HOẠCH
Tổ chức Cuộc thi viết

Tìm hiểu Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam”



Thực hiện Kế hoạch số 784/KH-UBND ngày 10/02/2015 của Ủy ban nhân dân Thành phố về tổ chức cuộc thi viết “Tìm hiểu Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam” trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh và Thể lệ Cuộc thi ban hành kèm theo Kế hoạch số 784/KH-UBND ngày 10/02/2015,

Sở Tư pháp Thành phố ban hành Kế hoạch tổ chức Cuộc thi viết “Tìm hiểu Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam” tại Sở Tư pháp như sau:

1. Đối tượng dự thi

- Cán bộ, công chức, viên chức, người lao động đang làm việc tại các đơn vị trực thuộc và các Phòng chuyên môn thuộc Sở Tư pháp.

- Các thành viên trong Ban Tổ chức, Ban Giám khảo, Tổ Thư ký Cuộc thi Sở Tư pháp không được tham gia cuộc thi.

2. Nội dung và hình thức thi

Cán bộ, công chức, viên chức, người lao động đang làm việc tại các đơn vị trực thuộc và các Phòng chuyên môn thuộc Sở Tư pháp tham gia viết bài dự thi bằng tiếng Việt (mỗi người một bài dự thi), trả lời đầy đủ 09 câu hỏi của Ban Tổ chức Cuộc thi Trung ương (đính kèm kế hoạch này) và đảm bảo các yêu cầu về nội dung, hình thức tại Thể lệ ban hành kèm theo Kế hoạch số 784/KH-UBND ngày 10/02/2015 của Ủy ban nhân dân Thành phố.



3. Tài liệu tham khảo: được đăng tải tại cổng thông tin điện tử Sở Tư pháp (http://www.sotuphap.hochiminhcity.gov.vn)

4. Thời hạn và địa chỉ nhận bài dự thi

a) Thời hạn nhận bài dự thi trước 17 giờ 00, ngày 15/4/2015.


b) Địa chỉ nhận bài dự thi:

Các đơn vị trực thuộc, các Phòng chuyên môn thuộc Sở Tư pháp nộp bài dự thi cán bộ, công chức, viên chức, người lao động về Ban Tổ chức Cuộc thi Sở Tư pháp (thông qua Phòng Phổ biến, giáo dục pháp luật), địa chỉ 141 – 143 đường Pasteur, phường 6, quận 3, Thành phố Hồ Chí Minh.



5. Ban Tổ chức, Ban giám khảo và Tổ thư ký Cuộc thi

a) Thành lập Ban Tổ chức Cuộc thi Sở Tư pháp gồm:

- Ông Huỳnh Văn Hạnh, Bí thư Đảng ủy, Giám đốc Sở Tư pháp, Trưởng ban.

- Ông Trần Văn Bảy, Phó Bí thư Đảng ủy, Phó Giám đốc Sở Tư pháp, Phó Trưởng ban.

- Ông Hà Phước Tài, Chủ tịch Hội Cựu chiến binh Sở Tư pháp, Thành viên.

- Ông Nguyễn Mạnh Cường, Chủ tịch Công đoàn cơ sở Sở Tư pháp, Thành viên.

- Ông Nguyễn Đức Thông, Bí thư Đoàn Thành niên Sở Tư pháp, Thành viên.

- Ông Lâm Quốc Thái, Chánh Văn phòng Sở Tư pháp, Thành viên.

- Bà Trần Việt Thái, Trưởng phòng Phổ biến, giáo dục pháp luật, Thành viên.

b) Thành lập Ban Giám khảo Cuộc thi Sở Tư pháp gồm:

- Ông Trần Văn Bảy, Phó Bí thư Đảng ủy, Phó Giám đốc Sở Tư pháp, Trưởng ban.

- Bà Trần Việt Thái, Trưởng phòng Phổ biến, giáo dục pháp luật, Thành viên.

- Bà Nguyễn Thị Kim Liên, Trưởng phòng Công tác thi hành pháp luật, Thành viên.

- Ông Từ Dương Tuấn, Trưởng phòng Bổ trợ tư pháp, Thành viên.

- Ông Nguyễn Triều Lưu, Trưởng phòng Kiểm tra văn bản, Thành viên.

- Ông Lê Đức Thanh, Trưởng phòng Văn bản pháp quy, Thành viên.

- Bà Hồ Thị Quyên, Trưởng phòng Kiểm soát thủ tục hành chính, Thành viên.

- Mỗi đơn vị trực thuộc Sở Tư pháp cử 01 đồng chí Lãnh đạo đơn vị tham gia Ban Giám khảo Cuộc thi Sở Tư pháp.

c) Thành lập Tổ Thư ký Cuộc thi Sở Tư pháp

- Ông Vũ Thái Hùng, chuyên viên Phòng Phổ biến, giáo dục pháp luật.

- Bà Vũ Thị Tố Chinh, chuyên viên Phòng Phổ biến, giáo dục pháp luật.

- Bà Trần Tuyết Thanh, chuyên viên Phòng Phổ biến, giáo dục pháp luật.

- Ông Vũ Nguyễn Đại Lộc, chuyên viên Phòng Bổ trợ tư pháp.

- Ông Trần Quốc Tú, chuyên viên Văn phòng Sở.

- Bà Nguyễn Thị Xuân Trang, chuyên viên Văn phòng Sở.

6. Giải thưởng Cuộc thi

a) Đối với cá nhân dự kiến như sau:

- 01 Giải Nhất cá nhân: 800.000 (Tám trăm ngàn) đồng.

- 02 Giải Nhì cá nhân, mỗi giải: 500.000 (Năm trăm ngàn) đồng.

- 03 Giải Ba cá nhân, mỗi giải: 300.000 (Ba trăm ngàn) đồng.

Trường hợp các bài thi có số điểm bằng nhau sẽ chọn bài thi được trình bày công phu, sinh động, có tranh ảnh tư liệu minh họa để trao giải.

b) Đối với tập thể (các đơn vị trực thuộc và Cơ quan Sở Tư pháp):

Ban Tổ chức Cuộc thi Sở Tư pháp sẽ trao các giải thưởng cho các tập thể có thành tích trong phát động, tổ chức, tham gia Cuộc thi trên cơ sở các tiêu chí: có số lượng người dự thi nhiều nhất, có nhiều bài đạt chất lượng cao và được chọn dự thi cấp Thành phố, có tỷ lệ người tham gia cao so với tổng số cán bộ, công chức, viên chức, người lao động của đơn vị, thực hiện tốt công tác tổ chức cuộc thi, dự kiến như sau:

- 01 Giải Nhất tập thể: 1.000.000 (Một triệu) đồng.

- 01 Giải Nhì tập thể: 800.000 (Tám trăm ngàn) đồng.

- 01 Giải Ba tập thể: 500.000 (Năm trăm) đồng.

7. Tổ chức thực hiện

a) Ban Tổ chức Cuộc thi Sở Tư pháp có trách nhiệm tổ chức, phát động, hướng dẫn, thực hiện Kế hoạch này; thông báo đầy đủ nội dung thể lệ, bộ câu hỏi, đáp án và các tài liệu liên quan đến Cuộc thi; gửi 20 bài dự thi đạt số điểm cao nhất về Ban Tổ chức Cuộc thi Thành phố đảm bảo tiến độ theo quy định.

b) Ban Giám khảo Cuộc thi Sở Tư pháp có trách nhiệm chấm thi, công bố kết quả Cuộc thi.

c) Tổ Thư ký Cuộc thi có trách nhiệm giúp việc cho Ban Tổ chức, Ban Giám khảo Cuộc thi Sở Tư pháp.

d) Các Phòng chuyên môn, đơn vị trực thuộc Sở Tư pháp, các Đoàn thể thuộc Sở Tư pháp có trách nhiệm phân công các thành viên tham gia Ban Tổ chức, Ban Giám khảo và Tổ Thư ký, thông báo đầy đủ thể lệ, bộ câu hỏi, các tài liệu tham khảo và vận động cán bộ, công chức, viên chức, người lao động, hội viên…tích cực hưởng ứng và tham gia cuộc thi; tiếp nhận và gửi toàn bộ bài dự thi của đơn vị về Ban Tổ chức Cuộc thi Sở Tư pháp.

đ) Phòng Phổ biến, giáo dục pháp luật chủ trì, tham mưu cho Giám đốc Sở Tư pháp tổ chức thực hiện có hiệu quả và đúng tiến độ Kế hoạch này.

e) Văn phòng Sở, Kế toán Sở phối hợp với Phòng Phổ biến, giáo dục pháp luật tổ chức thực hiện kế hoạch, bố trí kinh phí và thanh toán, quyết toán theo quy định.

8. Kinh phí thực hiện

Kinh phí tổ chức Cuộc thi được bố trí từ kinh phí thường xuyên của Sở Tư pháp, các đơn vị và từ các nguồn hỗ trợ, tài trợ hợp pháp khác (nếu có) theo quy định của pháp luật./.



(Đính kèm Bộ câu hỏi Cuộc thi viết “Tìm hiểu Hiến pháp

nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam”)

Nơi nhận:


- Đảng ủy Sở (để báo cáo);

- Ban Giám đốc Sở (để báo cáo);

- Các Phòng chuyên môn,

đơn vị trực thuộc (để thực hiện);

- Các đoàn thể thuộc Sở Tư pháp;

- Ban Biên tập Website Sở Tư pháp (để đưa tin);

- Lưu: (VT, PBGDPL).


KT.GIÁM ĐỐC

PHÓ GIÁM ĐỐC
(đã ký)

Trần Văn Bảy



ỦY BAN NHÂN DÂN

THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH



SỞ TƯ PHÁP




CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập - Tự do - Hạnh phúc





CÂU HỎI CUỘC THI VIẾT

TÌM HIỂU HIẾN PHÁP NƯỚC CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM”

Các cán bộ, công chức, viên chức, người lao động dự thi phải trả lời đầy đủ 09 câu hỏi:

Câu 1. Từ năm 1945 khi thành lập nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa
(nay là nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam) đến nay, nước ta có mấy
bản Hiến pháp? Các bản Hiến pháp đó được Quốc hội thông qua vào ngày, tháng, năm nào?

Câu 2. Bản Hiến pháp mới được Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam thông qua ngày 28 tháng 11 năm 2013 (Hiến pháp năm 2013) có
hiệu lực từ ngày, tháng, năm nào? So với Hiến pháp năm 1992 (được sửa đổi,
bổ sung năm 2001) có bao nhiêu điều được giữ nguyên? Có bao nhiêu điều được sửa đổi, bổ sung? Điều sửa đổi, bổ sung nào bạn tâm đắc nhất? Vì sao?

Câu 3. Điều 2 Hiến pháp năm 2013 khẳng định “Nước Cộng hòa xã hội
chủ nghĩa Việt Nam do Nhân dân làm chủ; tất cả quyền lực nhà nước thuộc
về Nhân dân…”. Bạn hãy nêu và phân tích ngắn gọn các quy định của Hiến pháp năm 2013 về những cách thức để Nhân dân thực hiện quyền lực nhà nước.

Câu 4. Những quy định nào của Hiến pháp năm 2013 thể hiện tư tưởng
đại đoàn kết dân tộc?

Câu 5. Những điểm mới của Hiến pháp năm 2013 so với Hiến pháp
năm 1992 (sửa đổi, bổ sung năm 2001) về quyền con người, quyền và nghĩa vụ
cơ bản của công dân? Điểm mới nào bạn tâm đắc nhất? Vì sao?

Câu 6. Những điểm mới, quan trọng về vị trí, chức năng của Quốc hội, Chính phủ, Tòa án nhân dân trong Hiến pháp năm 2013. Phân tích điểm mới
về mối quan hệ giữa các cơ quan đó trong thực hiện quyền lực Nhà nước?

Câu 7. Cấp chính quyền địa phương quy định trong Hiến pháp năm 2013 gồm những cơ quan nào? Bạn hãy nêu nhiệm vụ, quyền hạn và trách nhiệm
của chính quyền địa phương đối với Nhân dân.

Câu 8. Hiến pháp năm 2013 quy định như thế nào về trách nhiệm của
đại biểu Quốc hội, đại biểu Hội đồng nhân dân đối với cử tri và Nhân dân?

Câu 9. “…Nhân dân Việt Nam xây dựng, thi hành và bảo vệ Hiến pháp này vì mục tiêu dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh” (trích Lời
nói đầu Hiến pháp năm 2013)

Theo bạn, Nhà nước và mỗi người dân có trách nhiệm làm gì và làm như thế nào để thi hành và bảo vệ Hiến pháp?



(Riêng câu 09 viết không quá 1.000 từ tương đương 03 trang A4 viết tay hoặc đánh máy tính cỡ chữ 14 Times New Roman)

SỞ TƯ PHÁP THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH



tải về 43.46 Kb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương