Quy chế tuyển sinh và ĐÀo tạo trình đỘ thạc sĩ



tải về 1.39 Mb.
Chế độ xem pdf
trang1/39
Chuyển đổi dữ liệu24.10.2023
Kích1.39 Mb.
#55407
  1   2   3   4   5   6   7   8   9   ...   39
QD990 QDtuyensinhvadaotaoThS




 
 
QUY CHẾ TUYỂN SINH VÀ ĐÀO TẠO TRÌNH ĐỘ THẠC SĨ 
(Ban hành kèm theo Quyết định số 990/ĐHCT-KSĐH 
Ngày 06 tháng 4 năm 2022 của Hiệu trưởng Trường Đại học Cần Thơ) 
_________________________________________________ 
Chương I 
QUY ĐỊNH CHUNG 
Điều 1. Phạm vi điều chỉnh và đối tượng áp dụng 
1. Quy chế này quy định về tuyển sinh, tổ chức và quản lý đào tạo trình độ 
thạc sĩ, cấp bằng thạc sĩ. 
2. Quy chế này áp dụng đối với các đơn vị quản lý, đào tạo sau đại học (gọi 
chung là đơn vị đào tạo), giảng viên, học viên cao học (gọi chung là học viên và 
viết tắt là HV) và các cá nhân tham gia quá trình tuyển sinh và đào tạo thạc sĩ tại 
Trường Đại học Cần Thơ (viết tắt là Trường ĐHCT).
3. Quy chế này không áp dụng đối với việc tuyển sinh, tổ chức đào tạo những 
chương trình đào tạo thạc sĩ do cơ sở giáo dục nước ngoài cấp bằng (bao gồm cả 
các chương trình liên kết đào tạo với nước ngoài theo quy định về hợp tác, đầu tư 
của nước ngoài trong lĩnh vực giáo dục). 
Điều 2. Chương trình đào tạo
1. Chương trình đào tạo thạc sĩ do Trường ĐHCT xây dựng, thẩm định và 
ban hành theo định hướng nghiên cứu và định hướng ứng dụng, đáp ứng yêu cầu 
của Khung trình độ quốc gia Việt Nam và quy định về chuẩn chương trình đào 
tạo của Bộ Giáo dục và Đào tạo. 
2. Chương trình đào tạo được thực hiện để cấp bằng thạc sĩ theo quy định 
của Quy chế này và quy định của pháp luật; không cấp thêm một văn bằng giáo 
dục đại học khác.
3. Chương trình đào tạo áp dụng chung đối với các hình thức, phương thức 
tổ chức đào tạo và đối tượng người học khác nhau.
4. Chương trình đào tạo quy định: 
a) Danh mục ngành phù hợp đối với người học đã tốt nghiệp trình độ đại học 
(hoặc trình độ tương đương trở lên); 
b) Những ngoại ngữ được chấp nhận trong chuẩn đầu vào và chuẩn đầu ra; 
yêu cầu ngoại ngữ đầu vào và ngoại ngữ đầu ra đối với mỗi người học phải cùng 
một ngôn ngữ.
5. Chương trình đào tạo phải bao gồm những nội dung bắt buộc theo quy 
định của Bộ Giáo dục và Đào tạo. Đồng thời, chương trình đào tạo phải đáp bảo 
các yêu cầu sau: 



a) Số tín chỉ (TC) mỗi học phần: 2-3 TC (trừ Triết học cho ngành xã hội nhân 
văn 04 TC, ngành khoa học tự nhiên 03 TC). Tổng số tín chỉ của ngành: 60 TC. 
Kết cấu chương trình đào tạo được quy định trong Phụ lục kèm theo Quy chế 
này đảm bảo: Phần kiến thức chung: Triết học và Ngoại ngữ (Bậc 4 Khung trình 
độ quốc gia Việt Nam – B2, Chứng chỉ B2 hoặc tương đương theo quy định);
phần kiến thức khối ngành: gồm học phần bắt buộc và học phần tự chọn; học phần 
Phương pháp Nghiên cứu khoa học (NCKH) 02 TC bắt buộc; phần kiến thức 
chuyên ngành: gồm học phần bắt buộc và học phần tự chọn; và phần Nghiên cứu 
khoa học. Các học phần tự chọn chiếm tối thiểu 30% khối lượng chương trình đào 
tạo – khoảng 18 TC; học phần tự chọn nên lựa chọn trong CTĐT những ngành 
khác có liên quan để mở rộng kiến thức và có đủ số lượng để mở học phần; được 
phân bổ cho cả 2 nhóm kiến thức khối ngành và chuyên ngành. 
b) CTĐT định hướng nghiên cứu: Chuyên đề/đề án/dự án: 12 TC; Luận văn 
tốt nghiệp: 15 TC. Phần chuyên đề/đề án/dự án nghiên cứu (gọi chung là chuyên 
đề): Đề xuất chuyển các học phần thực tập ngoài trường, học phần thuộc sinh hoạt 
học thuật, seminar, một số học phần có tính chuyên đề/đề án từ kiến thức nghiên 
cứu chuyên ngành sang chuyên đề. 
c) CTĐT định hướng ứng dụng: Thực tập tại cơ sở: 06 TC; Đề án tốt nghiệp: 
09 TC
6. Chương trình đào tạo được dạy và học bằng tiếng nước ngoài phải tuân 
thủ các quy định của pháp luật. 
7. Những thay đổi, điều chỉnh liên quan đến chương trình đào tạo được thực 
hiện theo quy định hiện hành và công bố cho học viên trước khi áp dụng. 

tải về 1.39 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
  1   2   3   4   5   6   7   8   9   ...   39




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương