Quy chế tuyển sinh và ĐÀo tạo trình đỘ thạc sĩ


Điều 13. Tổ chức xét tuyển



tải về 1.39 Mb.
Chế độ xem pdf
trang7/39
Chuyển đổi dữ liệu24.10.2023
Kích1.39 Mb.
#55407
1   2   3   4   5   6   7   8   9   10   ...   39
QD990 QDtuyensinhvadaotaoThS

Điều 13. Tổ chức xét tuyển 
1. Chủ tịch Hội đồng tuyển sinh chịu trách nhiệm tổ chức xét tuyển theo chỉ 
tiêu và Quy chế này. 
2. Chủ tịch Hội đồng tuyển sinh thành lập các Ban giúp việc thực hiện công 
việc xét tuyển. 
3. Các tiêu chí xét tuyển bao gồm: xếp loại tốt nghiệp đại học (hoặc tương 
đương trở lên), bài báo khoa học và đối tượng ưu tiên theo quy định.
4. Người dự tuyển được xét đạt trình độ ngoại ngữ nếu có các bằng cấp, chứng 
chỉ được quy định tại khoản 3 Điều 5 Thông tư số 23/2021/TT-BGDĐT hoặc điểm 
đạt là từ 4,0 điểm trở lên trong kỳ thi tuyển sinh của Trường, không làm tròn điểm. 
Kết quả thi chỉ áp dụng cho đúng đợt thi của thí sinh đăng ký, không bảo lưu cho 
các đợt kế tiếp và không cấp giấy chứng nhận. 


18 
Điều 14. Tổ chức thi tuyển 
1. Chủ tịch HĐTS chịu trách nhiệm tổ chức thi tuyển theo kế hoạch chung của
Trường ĐHCT. 
2. Các môn thi tuyển gồm môn cơ sở ngành và môn chủ chốt của ngành tuyển 
sinh thạc sĩ theo Đề án tuyển sinh. 
3. Các môn thi được tổ chức thi trong các ngày liên tục. Lịch thi cụ thể của kỳ 
thi được công bố công khai trong thông báo tuyển sinh. 
4. Công tác tổ chức thi tuyển được thực hiện dựa trên Quy chế thi tốt nghiệp 
trung học phổ thông hiện hành. Chủ tịch Hội đồng tuyển sinh có thể điều chỉnh, 
bổ sung một số quy định nhưng phải đảm bảo minh bạch, an toàn, nghiêm túc, 
chất lượng; quy định thời gian làm bài của từng môn thi, nội quy phòng thi, tiêu 
chuẩn giám thị và các vấn đề khác theo yêu cầu của việc tổ chức kỳ thi tuyển sinh. 
Điều 15. Đề thi tuyển sinh 
1. Nội dung đề thi tuyển sinh trình độ thạc sĩ phải đảm bảo các điều kiện: 
a) Phù hợp với ngành, chương trình đào tạo trình độ đại học, có thể đánh giá 
và phân loại được trình độ của thí sinh; 
b) Kiểm tra được kiến thức cốt lõi của ngành học và phù hợp với thời gian 
quy định cho mỗi môn thi; 
c) Đảm bảo tính khoa học, chính xác, rõ ràng, chặt chẽ, bám sát và bao quát 
nội dung thi đã được công bố trong thông báo tuyển sinh, trong phạm vi chương 
trình đào tạo trình độ đại học. 
2. Dạng thức đề thi do Chủ tịch HĐTS được nêu rõ trong thông báo tuyển 
sinh. 
3. Người ra đề thi (bao gồm người giới thiệu đề thi và người phản biện đề thi) 
phải đảm bảo các điều kiện sau: 
a) Có chuyên môn phù hợp với nội dung thi, có tinh thần trách nhiệm, uy tín 
về chuyên môn và có kinh nghiệm ra đề thi; 
b) Người ra đề các môn thi phải có trình độ tiến sĩ trở lên đối với môn thi cơ 
sở ngành và môn thi chủ chốt. 
c) Người ra đề thi môn ngoại ngữ phải có trình độ thạc sĩ trở lên. 
d) Giữ bí mật về công tác ra đề thi, chịu trách nhiệm về nội dung, chất lượng 
đề thi; bị xử lý kỷ luật nếu ra đề thi sai hoặc vi phạm nguyên tắc, quy trình bảo 
mật đề thi. 
4. Đề thi được sử dụng từ ngân hàng đề thi hoặc ra đề độc lập: 
a) Nếu sử dụng ngân hàng đề thi thì ngân hàng phải có tối thiểu 100 câu hỏi 
đối với hình thức thi tự luận hoặc có gấp 30 lần số lượng câu hỏi của mỗi đề thi đối 
với các hình thức thi khác để xây dựng tối thiểu 03 bộ đề thi cho mỗi môn thi; hoặc 
có tối thiểu 30 bộ đề thi hoàn chỉnh để chọn ngẫu nhiên lấy tối thiểu 03 đề thi. Việc 


19 
cập nhật ngân hàng đề thi phải được thực hiện định kỳ sau 02 năm; 
b) Trong trường hợp ra đề độc lập, mỗi môn thi phải có tối thiểu 03 đề thi 
nguồn do 03 người khác nhau giới thiệu và được chọn để tổ hợp thành 02 hoặc 03 
đề thi. Chủ tịch Hội đồng tuyển sinh hoặc người được ủy quyền trực tiếp mời 
người giới thiệu và phản biện đề thi, tiếp nhận đề thi nguồn và giữ bí mật thông tin 
về người ra đề thi. 
5. Quy trình ra đề thi 
a) Bước 1: 
- Tuỳ theo tình hình cụ thể, đối với mỗi môn thi, Trưởng ban Đề thi chỉ định 
một số giảng viên có tinh thần trách nhiệm cao và trình độ chuyên môn giỏi tham 
gia giới thiệu đề thi; 
- Người giới thiệu đề thi phải căn cứ vào yêu cầu, nội dung đề thi tuyển sinh, 
đối tượng và trình độ thí sinh dự thi và những yêu cầu cụ thể khác của Trưởng 
ban Đề thi để biên soạn và giới thiệu đề thi kèm theo đáp án và thang điểm chi 
tiết; 
- Trong thời hạn quy định của Trưởng ban Đề thi, người giới thiệu đề thi 
phải nộp bản gốc viết tay cho Trưởng ban Đề thi. Không được đánh máy, sao chép 
thành nhiều bản, không lưu giữ riêng và không đem nội dung đề thi đã giới thiệu 
để giảng dạy, phụ đạo, luyện thi. 
b) Bước 2: 
- Trước ngày thi môn đầu tiên, tại địa điểm cách ly với môi trường bên ngoài, 
Trưởng ban Đề thi làm việc trực tiếp và độc lập lần lượt với từng Trưởng môn thi 
với sự có mặt của Uỷ viên thường trực Ban Đề thi; 
- Trên cơ sở những đề thi đã được giới thiệu, Trưởng môn thi lựa chọn các 
câu hỏi từ những đề thi khác nhau để tổ hợp thành hai, ba đề thi mới. Sau đó biên 
soạn đáp án và thang điểm chi tiết cho từng đề thi rồi trình Trưởng ban Đề thi xem 
xét; 
- Trưởng ban Đề thi có thể thay đổi thứ tự các câu hỏi, thay câu này bằng 
câu khác hoặc yêu cầu Trưởng môn thi biên soạn lại. Căn cứ ý kiến của Trưởng 
ban Đề thi, Trưởng môn thi hoàn chỉnh lại lần cuối đề thi dự kiến kèm theo đáp 
án và thang điểm chi tiết, ký tên vào bản gốc và giao cho Trưởng ban Đề thi. 
c) Bước 3: 
- Trưởng ban Đề thi tổ chức phản biện đề thi theo quy định; 
- Trưởng ban Đề thi tự mã hoá các đề thi dự kiến theo ký hiệu I, II, III... và 
tổ chức chọn một trong hai, ba đề thi dự kiến làm đề thi chính thức, các đề thi còn 
lại làm đề thi dự bị, đồng thời quyết định thang điểm cho từng phần của đề thi 
chính thức và dự bị; 
- Toàn bộ các đề thi do các giảng viên giới thiệu, đề thi dự kiến do Trưởng 
môn thi biên soạn, đề thi chính thức và đề thi dự bị, các đáp án và thang điểm 
cùng tất cả các tài liệu liên quan khi chưa công bố, là tài liệu tối mật do chính 
Trưởng ban Đề thi cất giữ theo chế độ bảo mật. 


20 
d) Bước 4: 
Trưởng ban Đề thi chỉ đạo việc đánh máy, in, đóng gói, bảo quản, phân 
phối, sử dụng đề thi theo quy định. 
đ) Đối với đề thi theo phương pháp trắc nghiệm:
- Cán bộ ban Đề thi rút câu hỏi trắc nghiệm từ ngân hàng câu trắc nghiệm.
- Trưởng môn thi phân công các thành viên trong tổ ra đề, thẩm định từng 
câu trắc nghiệm theo đúng yêu cầu về nội dung đề thi. 
- Tổ ra đề làm việc chung, lần lượt chỉnh sửa từng câu trắc nghiệm trong đề 
thi dự kiến. 
- Sau khi chỉnh sửa lần cuối Trưởng môn thi ký tên vào đề thi và giao cho 
Trưởng ban Đề thi. 
- Cán bộ ban Đề thi thực hiện khâu trộn đề thi thành nhiều phiên bản khác 
nhau. 
- Tổ ra đề rà soát từng phiên bản đề thi, đáp án và ký tên vào từng phiên bản 
của đề thi. 
6. Quy định về bảo mật đề thi 
a) Quy định đối với người tham gia làm đề thi và nơi làm đề thi: 
Đề thi, đáp án, thang điểm kỳ thi tuyển sinh khi chưa công bố thuộc danh 
mục bí mật Nhà nước độ “Tối mật”. Quá trình làm đề thi; chuyển giao đề thi, quá 
trình in, sao, đóng gói đề thi, chuyển giao tới các điểm thi phải tuân thủ nghiêm 
ngặt các quy định sau đây: 

Danh sách những người tham gia làm đề thi được giữ bí mật. Người tham 
gia làm đề thi không được tiết lộ việc mình tham gia làm đề thi; 

Nơi làm đề thi phải là một địa điểm an toàn, kín đáo, biệt lập và được bảo 
vệ nghiêm ngặt suốt thời gian làm đề thi, có đầy đủ điều kiện về thông tin 
liên lạc, phương tiện bảo mật, phòng cháy, chữa cháy. Người làm việc trong 
khu vực làm đề thi phải đeo phù hiệu riêng và chỉ hoạt động trong phạm vi 
cho phép; 

Tất cả mọi người tham gia làm đề thi từ khi tiếp xúc với đề thi đều phải 
hoàn toàn cách ly với môi trường bên ngoài, không được dùng điện thoại 
cố định hoặc điện thoại di động hay bất kỳ phương tiện thông tin liên lạc 
nào khác. Trong trường hợp cần thiết, chỉ Trưởng ban Đề thi mới được liên 
hệ với Chủ tịch HĐTS bằng điện thoại dưới sự giám sát của cán bộ bảo vệ. 
Cán bộ tham gia biên soạn, phản biện đề thi và những người phục vụ ban 
Đề thi tại nơi làm đề thi chỉ được ra khỏi khu vực cách ly sau khi đã thi 
xong. Trưởng môn thi và các cán bộ làm đề thi phải thường trực trong suốt 
thời gian sao, in đề thi và trong thời gian thí sinh làm bài thi của môn thi do 
mình phụ trách để giải đáp và xử lý các vấn đề liên quan đến đề thi. Riêng 
Trưởng môn thi phải trực trong thời gian chấm thi; 

Việc đánh máy, in, đóng gói, bảo quản, phân phối, sử dụng đề thi được tiến 
hành dưới sự chỉ đạo trực tiếp của Trưởng ban Đề thi; 


21 

Máy và thiết bị tại nơi làm đề thi và nơi sao in đề thi, dù bị hư hỏng hay 
không dùng đến, chỉ được đưa ra ngoài khu vực cách ly khi thi xong môn cuối 
cùng của kỳ thi. 
b) Đánh máy và in đề thi: 

Trưởng môn thi trực tiếp chế bản đề thi trên máy tính và in thử hoặc giao 
cho cán bộ có nghiệp vụ chuyên môn và tinh thần trách nhiệm chế bản và 
in thử, sau đó kiểm tra lại trước khi in chính thức; 

Đề thi phải được đánh máy và in thử rõ ràng, chính xác, sạch, đẹp, đúng 
quy cách. Các giấy tờ đánh máy hoặc in hỏng và bản gốc đề thi không được 
cho vào sọt rác mà phải nộp cho Trưởng ban Đề thi quản lý. Không đổ rác 
trong thời gian làm đề; 

Đánh máy hoặc in dứt điểm từng đề thi. Chỉ tiếp tục đánh máy hoặc in đề 
thi khác sau khi đã kiểm tra khu vực đánh máy và in, thu dọn và giao cho 
Trưởng ban Đề thi mọi giấy tờ liên quan đến đề thi vừa làm trước đó; 

Tuyệt đối không đánh máy hoặc in đáp án đề thi trước khi thi xong môn đó; 

Trưởng môn thi và Trưởng ban Đề thi có trách nhiệm kiểm tra kỹ bản in thử 
rồi cả 2 người cùng ký duyệt trước khi in; 

Trong quá trình in, Trưởng môn thi phải kiểm tra chất lượng bản in. Các 
bản in thử phải được thu lại và bảo quản theo chế độ tài liệu mật. 
c) Bảo quản và phân phối đề thi: 

Đề thi phải bảo quản trong hòm, tủ, hay két sắt, có khoá chắc chắn, niêm 
phong kỹ và có người bảo vệ thường xuyên. Chìa khoá hòm, tủ hay két sắt 
do Trưởng ban Đề thi giữ; 

Khi giao nhận đề thi phải có biên bản. Khi đưa đề thi đến các điểm thi phải 
có công an bảo vệ, nếu điểm thi ở xa phải đi bằng ô tô riêng. 
d) Sử dụng đề thi chính thức và dự bị: 

Đề thi chính thức chỉ được mở để sử dụng tại phòng thi đúng ngày, giờ và 
môn thi do Chủ tịch HĐTS quy định thống nhất cho mỗi kỳ thi và được 
dùng để đối chiếu, kiểm tra đề thi đã phát cho thí sinh; 

Đề thi dự bị chỉ sử dụng trong trường hợp đề thi chính thức bị lộ, khi có đủ 
bằng chứng xác thực và có kết luận chính thức của HĐTS trường và cơ 
quan Công an địa phương về xử lý các sự cố bất thường của đề thi theo quy 
định. 
đ) Xử lý các sự cố bất thường của đề thi: 

In và phát đề thi sai lịch thi đã công bố, hoặc không đúng mã số đề thi quy 
định. Nếu thấy ký hiệu hoặc nội dung đề thi không phù hợp với văn bản 
hướng dẫn thì báo cáo ngay với Chủ tịch Hội đồng tuyển sinh; nếu đang in 
hoặc khi in xong đề thi nào đó mới phát hiện tình huống trên thì ngừng việc 
in và niêm phong lại, in tiếp đề thi khác theo quy định.

Trường hợp đề thi còn có những sai sót (có thể từ đề thi gốc hoặc do sao 
chụp, in sao) hoặc đề thi bị lộ. Nếu phát hiện sai sót trong đề thi, các cán 


22 
bộ coi thi phải báo cáo ngay với HĐTS trường để có phương án xử lý thích 
hợp. Tuỳ theo tính chất và mức độ sai sót nặng hay nhẹ, tuỳ theo sai sót xảy 
ra ở một câu hay nhiều câu của đề thi, tuỳ theo thời gian phát hiện sớm hay 
muộn, Chủ tịch HĐTS trường cân nhắc và quyết định xử lý theo một trong 
các phương án: Chỉ đạo các HĐTS hoặc các điểm thi sửa chữa kịp thời các 
sai sót, thông báo cho thí sinh biết, nhưng không kéo dài thời gian làm bài; 
chỉ đạo việc sửa chữa các sai sót, thông báo cho thí sinh biết và kéo dài 
thích đáng thời gian làm bài cho thí sinh; không sửa chữa, cứ để thí sinh 
làm bài, nhưng phải xử lý khi chấm thi (có thể điều chỉnh đáp án và thang 
điểm cho thích hợp); tổ chức thi lại môn đó vào ngay sau buổi thi cuối cùng 
bằng đề thi dự bị. 
e) Trường hợp thiên tai xảy ra bất thường trong những ngày thi tuyển sinh ở 
một hay nhiều vùng: 

Nếu thiên tai xảy ra trên quy mô toàn quốc sẽ quyết định lùi buổi thi; 

Nếu thiên tai xảy ra trên phạm vi hẹp của một số địa phương, HĐTS trường 
phải huy động sự hỗ trợ của các lực lượng trên địa bàn dưới sự chỉ đạo của 
cấp uỷ và chính quyền các địa phương, kể cả việc phải thay đổi địa điểm 
thi. Nếu xảy ra tình huống bất khả kháng thì HĐTS cho phép lùi một hoặc 
hai môn thi vào ngay sau buổi thi cuối cùng với đề thi dự bị; các môn thi 
còn lại vẫn thi theo lịch chung. 
g) Quy trình làm đề thi, công tác bảo mật đề thi, việc xử lý các sự cố bất 
thường của đề thi theo quy định của Quy chế thi tốt nghiệp trung học phổ thông 
hiện hành. 
h) Chủ tịch Hội đồng tuyển sinh chịu trách nhiệm về công tác ra đề thi và 
thẩm định đề thi; quyết định và chịu trách nhiệm về việc xử lý các sự cố bất thường 
phát sinh trong công tác đề thi nhưng chưa được quy định. 
i) Việc thay đổi, điều chỉnh đề cương môn thi hoặc thay đổi môn thi có thể 
thực hiện hàng năm theo đề nghị của đơn vị đào tạo và thông báo công khai trước 
khi thi tối thiểu 02 tháng.

tải về 1.39 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   2   3   4   5   6   7   8   9   10   ...   39




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương