Quản lý và cấp chứng nhận Halal của Thổ Nhĩ Kỳ Quản lý thực phẩm và nông sản



tải về 31.14 Kb.
Chuyển đổi dữ liệu28.11.2017
Kích31.14 Kb.
#34682
Quản lý và cấp chứng nhận Halal của Thổ Nhĩ Kỳ

1. Quản lý thực phẩm và nông sản

Thổ Nhĩ Kỳ là nước có dân số 73 triệu người (năm 2010) trong đó 99% là người theo Đạo Hồi. Những quy định quản lý về thực phẩm và nông sản chủ yếu do Bộ Nông nghiệp và Nông thôn chịu trách nhiệm. Ngoài ra, các bộ khác như Bộ Tài chính, Bộ Y tế cũng có ban hành một số quy định về quản lý.

Hiện nay, luật chính điều tiết và quản lý thực phẩm là Luật sản xuất, tiêu dùng và kiểm tra thực phẩm số 5179, có hiệu lực ngày 27/5/2004 và thay thế cho Quy định số 22327 ngày 24/6/1995. Luật số 5179 nhằm bảo đảm an toàn thực phẩm và sản xuất bảo đảm vệ sinh cho toàn bộ sản phẩm, vật tư bao bì và thiết lập tiêu chuẩn vệ sinh và kỹ thuật tối thiếu đối với các cơ sở sản xuất thực phẩm trong việc quản lý sản xuất và phân phối. Luật này điều chỉnh khuôn khổ của Quy chế quản lý thực phẩm Thổ Nhĩ Kỳ (Turkey Food Codex) về phương pháp phân tích, kiểm tra chất lượng và tiêu chuẩn vệ sinh thực phẩm, phụ gia, hương liệu thực phẩm, thuốc trừ sâu và các quy định về bao bì, lưu kho, vận chuyển nhằm mục đích tiếp cận quy định của Liên minh Châu Âu (EU).
Ngoài Luật thực phẩm 2004, hàng công nghiệp thực phẩm Thổ Nhĩ Kỳ và hàng nhập khẩu vào nước này phải chịu sự điều tiết của các luật và quy định khác có liên quan: Quy chế quản lý thực phẩm Thổ Nhĩ Kỳ ngày 16/11/1997, Quy định về thực phẩm ngày 1/9/2003 và Thông tư ngày 1/9/2003 về quy trình kiểm tra thực phẩm nhập khẩu để cấp giấy phép nhập khẩu hàng hóa và bao bì có liên quan đến thực phẩm và vật tư thực phẩm.
Đa số hàng thực phẩm và phi thực phẩm nhập khẩu phải có Chứng chỉ kiểm tra (Control Certificate). Đó là các mặt hàng ngũ cốc, hạt có dầu, động vật, thực vật...
2. Quản lý và cấp Chứng nhận Halal
Cơ quan quản lý và cấp chứng nhận Halal:
Cơ quan quản lý và cấp chứng nhận Halal, giấy chưng nhận phù hợp với Luật Hồi giáo (Shariah) là Hiệp hội giám định và cấp chứng nhận thực phẩm, có trụ sở chính tại Istanbul (Association for the inspection and certification of food and supplies - GIMDES).
Quy trình cấp chứng nhận Halal:
- Công ty xin cấp nộp đơn yêu cầu.

- Kiểm tra việc chấp hành theo quy định tại công ty.

- Trao đổi xem xét thông tin.

- Yêu cầu công ty hoàn thiện lần cuối.

- Hội đồng thuộc GIMDES xem xét và quyết định.

- Cấp chứng nhận Halal.

- Thông báo và cập nhật công khai.
Công ty/đơn vị muốn được cấp chứng nhận Halal phải thiết lập hệ thống quản lý và vận hành nội bộ theo quy trình Halal. Hệ thống này có tên gọi là Halal Assurance System - HAS. Hệ thống này phải được phổ biến rộng rãi tới cán bộ, công nhân và cổ đông của công ty và in thành sổ tay (Halal Manual). HAS được cập nhật và theo dõi độc lập với các hệ thống chất lượng khác.

GIMDES là cơ quan cung cấp dịch vụ Halal chuyên nghiệp trong việc quản lý, cấp chứng nhận, thúc đẩy sản xuất và tiêu thụ sản phẩm phù hợp với luật Hồi giáo và bảo đảm cho người hồi giáo chỉ tiêu thụ các sản phẩm đúng luật (Halal) và tốt về chất lượng (good).


Các yêu cầu GIMDES đối với nguyên liệu trong quá trình sản xuất, chế biến phải được cơ quan có thẩm quyền chứng nhận đạt tiêu chuẩn Halal đối với động vật hoặc liên quan đến động vật, chất phụ gia và hương liệu được sử dụng. Mọi thông tin ghi trong các tài liệu phải được gửi kèm theo với sản phẩm đưa ra lưu thông để bán cho người tiêu dùng cuối cùng hoặc bán làm nguyên liệu cho nhà sản xuất tiếp theo.

Quy trình sản xuất chế biến phải sạch sẽ, vệ sinh.

Một số loại thực phẩm ăn và đồ uống bị cấm tuyệt đối là: thịt động vật bị chết (máu, thịt con vật đã chết trước khi được cắt tiết theo nghi thức); rượu và các đồ uống lên men; những con vật ăn thịt sống hay ăn tạp (như chó, mèo, chuột...); thịt lợn; động vật móng vuốt như hổ, mèo, sư tử; thực phẩm dùng để hiến tế; thịt còn máu đông ở bên trong; máu động vật và chế phẩm từ máu động vật; côn trùng như bướm, sâu; động vật mà người Hồi giáo bảo vệ như con ong; động vật có chứa độc tố ảnh hưởng sức khỏe con người như một số loài cá; động vật nhiều chân mà người Hồi giáo khuyến khích giết như bọ cạp, con rết; thịt được cắt ra từ con vật đang sống và thực phẩm có chứa các chất phụ gia như enzyme, gelatine.

3. Giết mổ động vật và bảo quản, vận chuyển

Động vật đưa vào giết mổ phải đạt tuổi giết mổ (không giết non như bê, cừu non, gà con...). Người làm công việc giết mổ phải hiểu rõ quy trình, không coi như việc giết mổ như sát sinh tàn bạo, mặc quần áo đồng phục bảo đảm vệ sinh và có đầy đủ trang bị bảo hộ lao động. Con vật khi đưa vào giết mổ phải trong trạng thái sống bình thường, không bị ốm và không có bệnh. Máy móc, công cụ, nhà xưởng giết mổ phải sạch sẽ. Dụng cụ giết mổ phải đầy đủ, chất lượng và được mài sắc. Trong quá trình giết mổ phải nhắc tên Thánh Allah (Bismilla). Con vật phải chết hẳn mới được chuyển sang làm phần lông và da.

Tại bất cứ cơ sở giết mổ nào, sau khi giết mổ, thịt làm theo phương thức Halal phải để riêng không để lẫn với thịt không giết mổ theo phương thức Halal. Việc này phải tuân theo cả trong quá trình bảo quản, vận chuyển, giao hàng, xuất khẩu, nhập khẩu và đưa ra bán hoặc cung cấp cho người tiêu dùng.

Nếu trước khi giết mổ cần phải làm liệt, làm choáng con vật thì việc này chỉ làm trong thời gian rất nhanh (temporay), không làm vỡ đầu con vật, không gây tổn hại cho não và làm chết con vật.

Các giấy tờ chính thức theo chương trình Halal của GIMDES:

1. Đơn đề nghị giám định và chứng nhận Halal (ahsc-001-p).

2. Đơn đề nghị giám định và chứng nhận Halal (ahsc-001-m).

3. Đề nghị giám định nhà máy (pir-002).

4. Quy trình vận hành tiêu chuẩn để xin cấp chứng nhận giết mổ Halal

(sop-003).

5. Quy trình vận hành tiêu chuẩn để xin cấp chứng nhận sản phẩm Halal

(sop-004).

6. Báo cáo giám định của nhà máy/cơ sở giết mổ (irsp-005).

7. Báo cáo giám định của nhà máy/cơ sở về sản phẩm (irpp-006).

8. Hợp đồng thỏa thuận giữa nhà máy/cơ sở sản xuất với cơ quan cấp

chứng nhận (aphc-007).

9. Giấy chứng nhận giết mổ Halal ((hsc-009).

10. Giấy chứng nhận sản phẩm Halal (hpc-009).

11. Đơn xin đăng ký cho công nhân giết mổ Halal (arhs-010).

12. Hôi đồng chứng nhận Halal (hcb-011).


4. Về việc áp dụng Halal tại Thổ Nhĩ Kỳ

Đến nay, nhiều thực phẩm và hàng hóa phục vụ tiêu dùng trong nước tại Thổ Nhĩ Kỳ được áp dụng chứng nhận Halal trong quá trình sản xuất và lưu thông.

Nhưng đánh giá chung, việc quản lý và cấp chứng nhận Halal tại Thổ Nhĩ Kỳ mới chỉ là bước đầu.

Việc GIMDES cấp chứng nhận Halal phục vụ xuất khẩu cũng chỉ bắt đầu trong khoảng trên 1 năm trở lại đây. Không nhiều công ty Thổ Nhĩ Kỳ đăng ký thực hiện và xin cấp chứng nhận Halal cho sản phẩm xuất khẩu. Thổ Nhĩ Kỳ có 99% người theo đạo Hồi nhưng là Hồi giáo thế tục. Rượu, bia bày bán bình thường trong các cửa hàng, siêu thị và sử dụng công khai tại các nhà hàng và các gia đình. Trang phục người Thổ Nhĩ Kỳ sử dụng như người Châu Âu. Do đó, chứng nhận thực phẩm Halal phục vụ xuất khẩu cũng mới trong giai đoạn đầu. Nhiều doanh nghiệp rất ngại áp dụng chứng nhận Halal vì như vậy sẽ tăng chi phí, ảnh hưởng đến lợi nhuận và tính cạnh tranh của hàng hóa cả trong thị trường nội địa và nước ngoài.

Thổ Nhĩ Kỳ cũng thấy được tầm quan trọng của chứng nhận Halal trong việc đẩy mạnh sản xuất và xuất khẩu hàng hóa sang các nước hồi giáo. Tuy nhiên, xu hướng tại Thổ Nhĩ Kỳ là ủng hộ một tiêu chuẩn Halal thống nhất chung cho cộng đồng các quốc gia và khu vực Hồi giáo với dân số khoảng 2 tỷ người hơn là tập trung vào xây dựng, nâng cao và áp dụng tiêu chuẩn cho một nước riêng biệt.

Thổ nhĩ kỳ là nước lớn, có tiềm lực khoa học công nghệ, tài chính và trình độ phát triển khá cao trong thế giới Hồi giáo. Tháng 2/2011, tại Hội nghị của Tổ chức Hội nghị Hồi giáo (OIC) Ả Rập Xê Út, Tổng Thư ký OIC, Ông Ekmeleddin İhsanoğlu, kêu gọi Thổ Nhĩ Kỳ tập trung nỗ lực để nâng cao khả năng trong lĩnh vực thực phẩm Halal, tiến tới đảm nhận vai trò của nước đứng đầu trong sản xuất thực phẩm có chất lượng quốc tế và đạt chuẩn Halal, đồng thời khuyến khích người Hồi giáo sử dụng thực phẩm Halal.


Thị trường thực phẩm Halal toàn thế giới được đánh giá đã đạt trị giá 2 tỷ USD trong những năm vừa qua và dự kiến sẽ nhanh chóng tăng lên trong những năm tới. Một số nước không phải nước Hồi giáo như Trung Quốc, Thái Lan, Đài Loan, Ấn Độ cũng đã nghiên cứu và sản xuất thực phẩm Halal. Thổ Nhĩ Kỳ là nước Hồi giáo có thế mạnh cần đầu tư và đẩy mạnh sản xuất thực phẩm và hàng hóa Halal./.


Thương vụ Việt Nam tại Thổ Nhĩ Kỳ





Каталог: uploads -> attach
attach -> Kính gửi Qu‎ý doanh nghiệp
attach -> Tri thức 001. Thống kê y tế II. Phân tích số liệu định lượng : Tham khảo môn Xử lý và phân tích số liệu / Đại học y tế công cộng
attach -> TRƯỜng đẠi học tôN ĐỨc thắng phòng đIỆn toáN & thông tin tư liệu danh mục sách mới tháng 06/2013
attach -> TÀi liệu cơ BẢn về BÊ-nanh và quan hệ VỚi việt nam I. Khái quát
attach -> Quy hoạch phổ TẦn số VÔ tuyếN ĐIỆn quốc gia
attach -> Danh sách các công ty Sri Lanka đang có nhu cầu xuất nhập khẩu các loại hàng hóa
attach -> TÊn công ty nhu cầU ĐỊa chỉ liên hệ
attach -> Nonlinear systems / Hassan K. Khalil
attach -> Thông tư 202/2014/tt-btc
attach -> PHỤ LỤc quy định thành phần hồ sơ thực hiện chế độ chính sách theo Quyết định 250/QĐ-ttg của Thủ tướng Chính phủ

tải về 31.14 Kb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương