Qcvn 40: 2015/bgtvt



tải về 206.74 Kb.
trang1/3
Chuyển đổi dữ liệu15.08.2016
Kích206.74 Kb.
#20374
  1   2   3
QCVN 40:2015/BGTVT

QUY CHUẨN KỸ THUẬT QUỐC GIA VỀ TRUNG TÂM SÁT HẠCH LÁI XE CƠ GIỚI ĐƯỜNG BỘ



National technical regulation on road motor vehicles Driving Test Center

Lời nói đầu

Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia QCVN 40: 2015/BGTVT về Trung tâm sát hạch lái xe cơ giới đường bộ do Tổng cục Đường bộ Việt Nam biên soạn, Bộ Khoa học và Công nghệ thẩm định, Vụ Khoa học - Công nghệ trình Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải ban hành theo Thông tư số 79/2015/TT-BGTVT ngày 10 tháng 12 năm 2015.

QCVN 40:2015/BGTVT thay thế QCVN 40:2012/BGTVT.

 

QUY CHUẨN KỸ THUẬT QUỐC GIA VỀ TRUNG TÂM SÁT HẠCH LÁI XE CƠ GIỚI ĐƯỜNG BỘ



National technical regulation on road motor vehicles Driving Test Center

1. QUY ĐỊNH CHUNG

1.1. Phạm vi điều chỉnh

Quy chuẩn này quy định các yêu cầu kỹ thuật về cơ sở vật chất, phương tiện và trang thiết bị đối với Trung tâm sát hạch lái xe cơ giới đường bộ (sau đây gọi chung là Trung tâm).

1.2. Đối tượng áp dụng

Quy chuẩn này áp dụng đối với tổ chức và cá nhân liên quan đến xây dựng, cung cấp thiết bị và quản lý hoạt động của Trung tâm.

1.3. Giải thích từ ngữ

Trong Quy chuẩn này các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:

1.3.1. Trung tâm loại 1: là nơi thực hiện sát hạch để cấp giấy phép lái xe các hạng A1, A2, A3, A4, B1, B2, C, D, E và các hạng F (FB2, FC, FD, FE);

1.3.2. Trung tâm loại 2: là nơi thực hiện sát hạch để cấp giấy phép lái xe các hạng A1, A2, A3, A4, B1, B2 và hạng C;

1.3.3. Trung tâm loại 3: là nơi thực hiện sát hạch để cấp giấy phép lái xe các hạng A1, A2, A3 và hạng A4;

1.3.4. Máy kéo nhỏ: là phương tiện giao thông cơ giới đường bộ chạy bằng động cơ, được liên kết với thùng chở hàng thông qua khớp nối, lái bằng càng hoặc vô lăng lái, có bốn bánh xe (hai bánh của thùng chở hàng và hai bánh của đầu kéo).

2. QUY ĐỊNH KỸ THUẬT

2.1. Yêu cầu chung

2.1.1. Trung tâm phải có đủ cơ sở vật chất, trang thiết bị kỹ thuật đáp ứng yêu cầu sát hạch lái xe theo nội dung và quy trình sát hạch lái xe được Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải ban hành, được đặt ở nơi có đường giao thông thuận tiện, có điều kiện về cung cấp điện, nước, thoát nước, thông tin liên lạc, không bị nhiễu loạn điện từ ảnh hưởng đến các thiết bị báo lỗi và chấm điểm lắp đặt tại Trung tâm.

2.1.2. Trung tâm loại 1 có diện tích không nhỏ hơn 35.000 m2, có đủ các hạng mục công trình cơ bản như: sân sát hạch, nhà điều hành và các công trình phụ trợ, có quãng đường xe chạy trong sân sát hạch không nhỏ hơn 1,2 km, có kích thước phù hợp để bố trí đủ các bãi sát hạch lái xe.

2.1.3. Trung tâm loại 2 có diện tích không nhỏ hơn 20.000 m2, có đủ các hạng mục công trình cơ bản như: sân sát hạch, nhà điều hành và các công trình phụ trợ, có quãng đường xe chạy trong sân sát hạch không nhỏ hơn 0,8 km, có kích thước phù hợp để bố trí đủ các bài sát hạch lái xe.

2.1.4. Trung tâm loại 3 có diện tích không nhỏ hơn 4.000 m2, có đủ các hạng mục công trình cơ bản như: sân sát hạch, nhà điều hành và các công trình phụ trợ, có kích thước phù hợp để bố trí đủ các bài sát hạch lái xe.

2.1.5. Trung tâm phải có đủ phương tiện, thiết bị, lực lượng lao động thu gom, lưu giữ rác thải sinh hoạt theo quy định; trồng cây xanh xung quanh sân sát hạch hoặc có biện pháp giảm thiểu ảnh hưởng của tiếng ồn, bụi và khí xả từ xe cơ giới dùng để sát hạch; niêm yết quy định về giữ gìn vệ sinh môi trường ở nơi công cộng.

2.1.6. Trung tâm phải xây dựng, lắp đặt và duy trì tình trạng kỹ thuật của hệ thống chống sét và các trang thiết bị phòng, chống cháy nổ theo quy định, được cơ quan có thẩm quyền chứng nhận đảm bảo an toàn.

2.1.7. Trung tâm phải trang bị máy phát điện dự phòng có thể tự động phát điện trong khoảng thời gian không quá 10 phút, kể từ khi mất nguồn điện lưới với công suất tối thiểu 10 kVA đối với Trung tâm loại 3 và 20 kVA đối với Trung tâm loại 1 hoặc loại 2.

2.1.8. Trung tâm phải trang bị các thiết bị hỗ trợ sau:

a. Bộ đàm thông tin nội bộ: tối thiểu 02 bộ đối với Trung tâm loại 3 và 04 bộ đối với Trung tâm loại 1 hoặc loại 2.

b. Hệ thống âm thanh: tối thiểu 01 bộ loa phóng thanh để thông báo công khai kết quả, lỗi trừ điểm của người dự sát hạch.

c. Hệ thống màn hình hiển thị đối với Trung tâm loại 3: có ít nhất 03 màn hình loại 32 inch trở lên tại phòng chờ sát hạch để công khai quá trình giám sát phòng sát hạch lý thuyết, kết quả sát hạch lý thuyết, kết quả sát hạch lái xe trong hình.

d. Hệ thống màn hình hiển thị đối với Trung tâm loại 1 hoặc loại 2: có ít nhất 05 màn hình loại 32 inch trở lên, trong đó, phải bố trí 01 màn hình tại phòng Hội đồng sát hạch để giám sát phòng sát hạch lý thuyết, 04 màn hình tại phòng chờ sát hạch để hiển thị kết quả sát hạch lý thuyết, kết quả sát hạch lái xe trong hình, kết quả sát hạch lái xe trên đường và giám sát phòng sát hạch lý thuyết.

đ. Camera lắp tại phòng sát hạch lý thuyết, có số điểm ảnh tối thiểu 0,3 mega pixels, độ phân dải tối thiểu 320x240, định dạng hình ảnh JPEG, tiêu cự tối thiểu 2,8 mm, góc quan sát tối thiểu 90°, độ sáng tối thiểu 5 Lux, tầm nhìn trong đêm tối thiểu 3 m, có nối với màn hình hiển thị và thiết bị lưu trữ hình ảnh tối thiểu 40 giờ.

2.1.9. Đoạn đường sát hạch lái xe trên đường giao thông công cộng, có độ dài tối thiểu 02 km, có các tình huống như: đường giao nhau đồng mức, đường bị hẹp, có chỗ được phép quay đầu xe, có mật độ giao thông trung bình.

2.2. Yêu cầu kỹ thuật

2.2.1. Sân sát hạch: Là nơi bố trí đủ hình của các bài sát hạch lái xe theo quy định; cho phép chưa bố trí hình của các bài sát hạch lái xe hạng A1, A2, A3, A4 và các hạng F khi chưa có nhu cầu sát hạch.

2.2.1.1. Bố trí mặt bằng: Sân sát hạch phải được bố trí trên một thửa đất hoặc nhiều thửa đất liền kề, được chia thành các khu vực riêng biệt, gồm: sân sát hạch lái xe hạng A1, A2, A3, A4 và F; sân sát hạch lái xe hạng B1, B2, C, D và E.

2.2.1.2. Sân sát hạch phải đảm bảo để các xe ô tô sát hạch chỉ tiến về phía trước theo làn đường thuận chiều, không rẽ cắt ngang các làn đường khác (trừ ngã tư có đèn tín hiệu điều khiển giao thông), không vi phạm vạch phân làn trên đường khi chuyển hướng và không được lặp lại quãng đường đã tiến về phía trước.

2.2.1.3. Diện tích sân sát hạch: Trung tâm loại 1 không nhỏ hơn 33.000 m2, Trung tâm loại 2 không nhỏ hơn 18.000 m2; Trung tâm loại 3 không nhỏ hơn 3.600 m2.

2.2.1.4. Làn đường trong sân sát hạch có chiều rộng tối thiểu 3,5 m; làn đường và hình sát hạch được thảm bê tông nhựa hoặc bê tông xi măng, bảo đảm chất lượng bề mặt như sau:

+ Đối với mặt làn đường và hình sát hạch thảm bê tông nhựa: Thông số mô đun đàn hồi yêu cầu tối thiểu là 110 Mpa;

+ Đối với mặt làn đường và hình sát hạch thảm bê tông xi măng: Cường độ chịu nén yêu cầu tối thiểu là 30 Mpa

Trong sân sát hạch phải bố trí hệ thống thoát nước đảm bảo làn đường và hình sát hạch không bị đọng nước khi trời mưa.

2.2.1.5. Đèn tín hiệu giao thông, biển báo hiệu đường bộ, vạch tín hiệu giao thông trên mặt đường trong sân sát hạch phải bố trí đầy đủ, đúng quy cách, kiểu loại quy định tại Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia QCVN 41: 2015/BGTVT “Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về báo hiệu đường bộ”.

2.2.1.6. Vạch giới hạn hình các bài sát hạch có chiều rộng 0,1 m, cách bó vỉa hình sát hạch tối thiểu 0,1 m.

2.2.1.7. Bó vỉa hình sát hạch có chiều cao tối thiểu 0,15 m (trừ hình sát hạch lái xe hạng A1, A2).

2.2.1.8. Cọc chuẩn trong sân sát hạch được sơn hai màu trắng và đỏ, mỗi khoang sơn dài 0,15 m, đường kính từ 20 mm đến 25 mm có chiều cao 1,6 m.

2.2.1.9. Hình của bài sát hạch lái xe hạng A1, A2

a. Hình số 8 (Hình 1)

Bảng 1: Thông số kích thước bài sát hạch hình số 8

Kích thước tính bằng mét

Thông số kích thước

Hạng A1

Hạng A2

Bán kính vòng ngoài R1

3,0

3,4

Bán kính vòng trong và bán kính điểm uốn nối tiếp giữa hai vòng tròn ngoài Ro

2,3

2,5

Khoảng cách tâm giữa hai vòng tròn trong OO’

5,7

6,3

Khoảng cách tâm giữa vòng tròn trong và vòng uốn nối tiếp OO” = O’O”

5,3

5,9



Hình 1: Hình bài sát hạch hình số 8

b. Vạch đường thẳng (Hình 2)



Bảng 2: Thông số kích thước bài sát hạch vạch đường đi thẳng

Kích thước tính bằng mét

Thông số kích thước

Ký hiệu

Hạng A1

Hạng A2

Chiều dài

Lt

18,0

27

Chiều rộng

Bt

0,6

0,6

Màu sơn

 

Trắng

Trắng



Hình 2: Hình bài sát hạch vạch đường đi thẳng

c. Đường có vạch cản (Hình 3)



Bảng 3: Thông số kích thước hình bài sát hạch đường có vạch cản

Kích thước tính bằng mét

Thông số kích thước

Hạng A1

Hạng A2

Chiều dài đoạn đường có vạch cản (Lt)

18,0

27,0

Khoảng cách giữa các vạch cản

4,5

4,5

Chiều rộng làn đường có vạch cản

3,0

3,0

Chiều dài vạch cản

1,5

1,5

Chiều rộng vạch cản

0,1

0,1

Màu sơn vạch cản

Trắng

Trắng



Hình 3: Hình bài sát hạch đường có vạch cản

d. Đường gồ ghề (Hình 4)



Bảng 4: Thông số kích thước hình bài sát hạch đường gồ ghề

Kích thước tính bằng mét

Thông số kích thước

Hạng A1

Hạng A2

Chiều dài đoạn đường gồ ghề

15,0

15,0

Chiều dài dải gồ ghề

0,9

0,9

Chiều rộng đế dải gồ ghề

0,2

0,2

Chiều rộng đỉnh dải gồ ghề

0,1

0,1

Chiều cao dải gồ ghề

0,05

0,05

Khoảng cách giữa các dải gồ ghề

1,5

1,7

Vật liệu dải gồ ghề

Cứng, không đàn hồi

Cứng, không đàn hồi

Màu sơn trên mặt dải gồ ghề

Trắng

Trắng



Hình 4: Hình bài sát hạch đường gồ ghề

2.2.1.10. Hình của bài sát hạch lái xe hạng A3, A4 (Hình 5)

Là hình chữ chi, do 04 hình bình hành nối tiếp nhau theo chiều ngược lại, có kích thước như sau:

a. BCM (m) là chiều rộng ở đỉnh hình chữ chi: BCM = bM + 0,6 (m).

bM (m) là chiều rộng của xe cơ giới dùng để sát hạch.

b. LCM (m) là chiều dài hình bình hành tính theo phương nằm ngang:

LCM = 1,5aM

aM (m) là chiều dài toàn bộ của xe cơ giới dùng để sát hạch.





Hình 5: Hình bài sát hạch lái xe hạng A3, A4

2.2.1.11. Hình của bài sát hạch lái xe hạng B1, B2, C, D và E

Ký hiệu kỹ thuật sử dụng trong Hình 9, Hình 11, Hình 12 và hình 13 dưới đây được hiểu như sau:

a. B1: Chiều rộng bánh sau bên lái phụ của xe ô tô sát hạch, đơn vị tính là mét.

b. a: Chiều dài toàn bộ của ô tô sát hạch, đơn vị tính là mét.

c. b: Chiều rộng toàn bộ của ô tô sát hạch, đơn vị tính là mét.

d. Rqv: Bán kính quay vòng nhỏ nhất của ô tô sát hạch theo vết bánh xe trước phía ngoài, đơn vị tính là mét.

2.2.1.11.1. Xuất phát và kết thúc (Hình 6)

Trên mặt đường kẻ một vạch ngang vuông góc với trục dọc của đường theo quy cách “vạch dừng lại” của Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia QCVN 41: 2015 về báo hiệu đường bộ, phía trước vạch có kẻ chữ: “XUẤT PHÁT” hoặc “KẾT THÚC”.

Ô tô sát hạch dừng trước vạch này chờ tín hiệu và thực hiện các thao tác khi khởi hành xe để thực hiện bài xuất phát.

Ô tô sát hạch đi qua vạch này khi kết thúc bài sát hạch.



Hình 6: Hình bài sát hạch xuất phát

2.2.1.11.2. Dừng xe nhường đường cho người đi bộ (Hình 7)

Tại vị trí người đi bộ qua đường kẻ vạch “vạch dừng lại”, vạch “đi bộ qua đường vuông góc” và lắp các biển báo: “dừng lại” và “đường người đi bộ sang ngang” để yêu cầu ô tô sát hạch dừng xe nhường đường cho người đi bộ.



Hình 7: Hình bài sát hạch nhường đường cho người đi bộ

2.2.1.11.3. Dừng và khởi hành xe trên dốc (Hình 8)

Trên đường dốc lên có chiều dài 15 m, độ dốc 10 %, cách chân dốc tối thiểu 06 m kẻ vạch “vạch dừng lại” và lắp biển báo: “dừng lại” để yêu cầu ô tô sát hạch dừng và khởi hành xe trên dốc.



Hình 8: Hình bài sát hạch dừng và khởi hành xe trên dốc

2.2.1.11.4. Qua vệt bánh xe và đường vòng vuông góc (Hình 9)

Mỗi hạng xe sát hạch phải bố trí tối thiểu 01 hình qua vệt bánh xe và đường vòng vuông góc.

Hình vệt bánh xe nằm phía bên phải theo chiều xe chạy, gồm 02 vạch dọc song song với nhau và song song với trục dọc của đường; sau hình vệt bánh xe kẻ 02 hình vuông góc nối tiếp với nhau theo chiều ngược lại, có:

- Bvb (m) là chiều rộng vệt bánh xe: Bvb = B1 + 0,2 (m);

- Lvb (m) là chiều dài vệt bánh xe: Lvb = a;

- Sv (m) là chiều sâu đường vuông góc: Sv = 1,5a

- Lv (m) là chiều dài đường vuông góc: Lv = 2,0a

- Bv (m) là chiều rộng làn đường vuông góc: Bv = 2,2b.



Hình 9: Hình bài sát hạch qua vệt bánh xe và đường vòng vuông góc

2.2.1.11.5. Ngã tư (Hình 10)

Tại nơi giao nhau giữa hai đường hai chiều cùng cấp, lắp hệ thống đèn tín hiệu điều khiển giao thông, kẻ vạch “vạch dừng lại”, vạch “đi bộ qua đường vuông góc” và lắp biển báo “hướng đi phải theo”, biển “đường giao nhau” và biển “giao nhau có tín hiệu đèn” để yêu cầu ô tô sát hạch dừng xe tại ngã tư theo tín hiệu đèn điều khiển giao thông để nhường đường cho người đi bộ.



Hình 10: Hình bài sát hạch qua ngã tư

2.2.1.11.6. Qua đường vòng quanh co (Hình 11)

Mỗi hạng xe sát hạch phải bố trí tối thiểu 01 hình qua đường vòng quanh co.

Hình gồm 02 nửa hình vòng tròn nối tiếp với nhau ngược chiều, tạo thành hình chữ S, có:

- Bqc(m): Chiều rộng đường vòng quanh co: Bqc = 2,2b;

- RN(m) là bán kính cong của vòng tròn phía ngoài: Rn = Rqv + 1,2 m;

- Rtr (m) là bán kính cong của vòng tròn phía trong: Rtr = Rn - Bqc;

- Sqc(m) là khoảng cách tâm của 02 nửa hình vòng tròn: Sqc = RN + Rtr.





Hình 11: Hình bài sát hạch qua đường vòng quanh co

2.2.1.11.7. Ghép xe dọc vào nơi đỗ đối với hạng B và hạng C (Hình 12)

Mỗi hạng xe sát hạch (hạng B, C) phải bố trí tối thiểu 01 hình ghép xe dọc vào nơi đỗ. Hình bố trí bên cạnh làn đường xe chạy, có:

- Ld (m) là chiều dài nơi ghép xe dọc: Ld = a + 1,0 (m);

- Rd (m) là chiều rộng nơi ghép xe dọc: Rd = b + 0,6 (m);

- Ed (m) là khoảng khống chế để lùi vào nơi ghép xe dọc: Ed = 1,2a.





Hình 12: Hình bài sát hạch ghép xe dọc vào nơi đỗ đối với hạng B và hạng C

2.2.1.11.8. Ghép xe ngang vào nơi đỗ đối với hạng B1, B2 (Hình 13)

Phải bố trí tối thiểu 01 hình ghép xe ngang vào nơi đỗ. Hình bố trí phía bên phải làn đường (theo hướng xe chạy), có:

Lg (m) là chiều dài nơi đỗ xe: Lg = 3a/2;

Rg (m) là chiều rộng nơi đỗ xe: Rg = 5b/4.



Hình 13: Hình bài sát hạch ghép xe ngang vào nơi đỗ đối với hạng B1, B2

2.2.1.11.9. Ghép xe ngang vào nơi đỗ đối với hạng D và hạng E (Hình 14)

Mỗi hạng xe sát hạch (hạng D, E) phải bố trí tối thiểu 01 hình ghép xe ngang vào nơi đỗ. Hình bố trí phía bên phải làn đường (theo hướng xe chạy), có:

Lg (m) là chiều dài nơi đỗ xe: Lg = 5a/3;

Rg (m) là chiều rộng nơi đỗ xe: Rg = 5b/4.



Hình 14: Hình bài sát hạch ghép xe ngang vào nơi đỗ đối với hạng D và E

2.2.1.11.10. Tạm dừng ở chỗ có đường sắt chạy qua (Hình 15)

Trên mặt đường bố trí 02 thanh ray đường sắt, tạo tình huống giả định có đường bộ giao nhau với đường sắt không có rào chắn, không có người điều khiển giao thông; cách ray ngoài cùng của đường sắt tối thiểu 5,0 m kẻ vạch “vạch dừng lại” và lắp biển báo “giao nhau với đường sắt không có rào chắn”, biển “nơi đường sắt giao vuông góc với đường bộ” và biển báo: “dừng lại” để yêu cầu dừng ô tô sát hạch ở chỗ có đường sắt chạy qua.



Hình 15: Hình bài sát hạch tạm dừng ở chỗ có đường sắt chạy qua

2.2.1.11.11. Thay đổi số trên đường bằng (Hình 16)

Trên đoạn đường bằng có độ dài tối thiểu 100 m, cách đầu đoạn đường tối thiểu 20 m lắp biển báo phụ thứ nhất “bắt đầu tăng số, tăng tốc độ” và cách biển báo phụ thứ nhất 25 m lắp biển báo phụ thứ hai “bắt đầu giảm số, giảm tốc độ”, cách biển báo phụ thứ hai 25 m lắp biển báo phụ “kết thúc giảm số, giảm tốc độ”.



Hình 16: Hình bài sát hạch thay đổi số trên đường bằng

2.2.1.11.12. Tình huống nguy hiểm

Trong sân sát hạch, ngoài các bài sát hạch, bố trí vị trí xuất hiện tình huống nguy hiểm (05 vị trí đối với Trung tâm loại 1 và 03 vị trí đối với Trung tâm loại 2) để yêu cầu người dự sát hạch phanh dừng xe, bật thông báo tín hiệu nguy hiểm, tắt thông báo tín hiệu nguy hiểm trước khi cho xe khởi hành trong thời gian quy định.

2.2.1.12. Hình của bài sát hạch lái xe hạng FB2, FD và FE (Hình 17)

Là hình đi qua 05 cọc chuẩn A, B, C, D và E với khoảng cách các cọc AB = BC = CD = DE = LCF = 1,4aF.

Trong đó: aF (m) là chiều dài toàn bộ của xe cơ giới dùng để sát hạch.





Hình 17: Hình bài sát hạch đi qua 05 cọc chuẩn hạng FB2, FD và hạng FE

2.2.1.13. Hình của bài sát hạch lái xe hạng FC

2.2.1.13.1. Hình đi qua 05 cọc chuẩn (Hình 18):

Là hình đi qua 05 cọc chuẩn A, B, C, D và E với khoảng cách các cọc AB = BC = CD = DE = LCF = 1,4aF.

Trong đó: aF (m) là chiều dài toàn bộ của xe cơ giới dùng để sát hạch.




tải về 206.74 Kb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
  1   2   3




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương