PHƯƠng pháp giải bài tập chưƠng II di truyền học a. MỘt số khái niệM, quy ưỚc ký hiêu và thuật ngữ



tải về 110.41 Kb.
Chuyển đổi dữ liệu01.05.2018
Kích110.41 Kb.
#37657
PHƯƠNG PHÁP GIẢI BÀI TẬP CHƯƠNG II DI TRUYỀN HỌC
A. MỘT SỐ KHÁI NIỆM, QUY ƯỚC KÝ HIÊU VÀ THUẬT NGỮ

1. Tính trạng: Là đặc điểm về hình thái, cấu tạo, sinh lí riêng của một cơ thể nào đó mà có thể làm dấu hiệu để phân biệt với cơ thể khác. Ví dụ: Hoa màu tím, hoa màu trắng, quả màu đỏ, hạt màu vàng…

2. Alen: Là trạng thái khác nhau của cùng một gen. Mỗi alen chiếm một vị trí xác định trên một cặp nhiễm sắc thể tương đồng gọi là lôcut.

Ví dụ: cà chua lưỡng bội có quả màu đỏ là trội so với quả màu vàng.

Có 2 alen: A quả màu đỏ; a quả màu vàng. Có thể dùng kí hiệu khác là B,C,D…để chỉ alen trội; b, c, d để chỉ alen lặn tương ứng.

3. Cặp alen: Là 2 alen giống nhau hay khác nhau thuộc cùng một gen nằm trên 1 cặp NST tương đồng ở vị trí tương ứng trong bộ NST.

Ví dụ: AA, Aa, aa.

Cặp gen đồng hợp: 2 alen có cấu trúc giống nhau. Ví dụ : AA. aa. BB, bb.

Cặp gen dị hợp : 2 alen có cấu trúc khác nhau. Ví dụ : Aa, Bb.



4. Kiểu gen: Tổ hợp toàn bộ các gen trong tế bào của cơ thể thuộc 1 loài sinh vật.

5. Kiểu hình: Tập hợp toàn bộ các tính trạng của cơ thể. Kiểu hình thay đổi theo giai đoạn phát triển và điều kiện môi trường. Trong thực tế khi đề cập tới giống thuần chủng thường chỉ đề cập tới một hay một vài tính trạng.

6. Thể đồng hợp: Là cá thể mang 2 alen giống nhau thuộc cùng 1 gen, được gọi là dòng thuần. Ví dụ: AA, aa, BB, bb, DD, dd.

7. Thể dị hợp: Là cá thể mang 2 alen khác nhau thuộc cùng 1 gen.

Ví dụ: Aa, Bb, Dd.



8. Tính trạng trội: Tính trạng biểu hiện khi có kiểu gen ở dạng đồng hợp tử hoặc dị hợp tử. Thực tế có trội hoàn toàn và trội không hoàn toàn.

9. Tính trạng lặn: Tính trạng chỉ xuất hiện khi kiểu gen ở trạng thái đồng hợp lặn.
B. LAI MỘT CẶP TÍNH TRẠNG (Mỗi gen quy định một tính trạng , quy luật phân li)
Trường hơp1. BIẾT TÍNH TRẠNG CỦA BỐ MẸ

XÁC ĐỊNH ALEN TRỘI, LẶN, KIỂU GEN, KIỂU HÌNH

Các kiến thức cơ bản .

- Quy ước gen.

- Kí hiệu: P : Thế hệ xuất phát. F1, F2… : Thế hệ thứ nhất, thế hệ thứ hai…

- Thể đồng hợp, thể dị hợp, thuần chủng.

- Cơ chế giảm phân hình thành giao tử.

- Sơ đồ lai .


Bài 1: Ở cà chua tính trạng quả màu đỏ là trội hoàn toàn so với quả màu vàng là lặn.

  1. Viết kí hiệu alen quy định quả màu đỏ và alen quy định quả màu vàng?

  2. Xác định kiểu gen các cây cà chua có thể có?


Giải

1. Gọi A là gen quy định quả màu đỏ. Ta có: A: đỏ.

a là alen quy địng quả màu vàng. Ta có: a : vàng.

2. Kiểu gen của các cây cà chua có thể có:

AA : quả màu đỏ. (đồng hợp trội)

Aa : quả màu đỏ. (dị hợp)

aa : quả màu vàng. (đồng hợp lặn)

Qua bài này cần chú ý thể đồng hợp và dị hợp. Biết kiểu hình tính trạng lặn thì có thể suy ra kiểu gen của nó.



Bài 2: Lai cà chua thuần chủng quả màu đỏ và cà chua quả vàng. Cho biết màu đỏ trội hoàn toàn so với màu vàng.

  1. Xác định kiểu gen của cây bố mẹ đem lai?

  2. Cho biết số loại giao tử của các cây cà chua trên?

  3. Xác định kiểu gen và kiểu hình ở F1?

Giải

1. Bố mẹ đều thuần chủng nên có kiểu gen là:

Cà chua quả đỏ : AA.

Cà chua quả vàng : aa.

2. Kiểu gen AA chỉ cho 1 loại giao tử là A.

Kiểu gen aa chỉ cho 1 loại giao tử là a.

3. Tỉ lệ kiểu gen và kiểu hình ở F1 là:

Sơ đồ lai: P : AA x aa

GP : A a

F1 : Aa

KG: 100% Aa. KH: 100% quả màu đỏ.

Bài 3: Cho cà chua có quả màu đỏ là trội hoàn toàn so với quả màu vàng. Xác định tỉ lệ kiểu gen, kiểu hình của phép lai sau ở F1?


  1. AA x AA.

  2. AA x Aa.

  3. Aa x Aa.

  4. Aa x aa.

Giải

a. P: AA x AA

GP: A A

F1 AA

KG: 100% AA. KH: 100% quả màu đỏ.

b. P: AA x Aa

GP: A (A : a)

F1 : AA : Aa

KG: 50% AA : 50% Aa. KH: 100% quả màu đỏ.

c. P: Aa x Aa

GP: (A : a); (A : a)

F1: Lâp bảng ta có





Giao tử

A

a

A

AA

Aa

a

Aa

aa

KG: 25% AA : 50% Aa : 25% aa. KH: 75% quả màu đỏ : 25% quả màu vàng

d. P: Aa x aa

GP: (A : a) a

F1: Aa : aa

KG: 50% Aa : 50% aa. KH: 50% quả màu đỏ : 50% quả màu vàng.


BẢNG GHI NHỚ


STT

PHÉP LAI

KIỂU GEN F1

KIỂU HÌNH F1

1

AA x AA

100%AA

100% quả đỏ

2

AA x Aa

50%AA: 50%Aa

100% quả đỏ

3

AA x aa

100%Aa

100%quả đỏ

4

Aa x Aa

25%AA:50%Aa:25%aa

Hay 1 : 2 : 1



75%quả đỏ:25%quả vàng

Hay 3 : 1



5

Aa x aa

Lai phân tích



50%Aa:50%aa

Hay 1 : 1



50%quả đỏ:50%quả vàng

Hay 1 : 1



6

aa x aa

100%aa

100%quả vàng


Trường hợp 2. BIẾT KIỂU HÌNH, KIỂU GEN CỦA F1

XÁC ĐỊNH KIỂU GEN, KIỂU HÌNH CỦA P
Các kiến thức cơ bản .

- Cá thể mang kiểu hình lặn có thể suy ra kiểu gen.

- Phải nắm chắc bảng ghi nhớ.





Bài 1: Ở đậu Hà Lan, gen A quy định quả màu vàng trội hoàn toàn so với alen a quy định quả màu xanh. Cho lai đậu Hà Lan có quả màu vàng với nhau, thu được tỉ lệ kiểu hình là 3 vàng : 1 xanh.

  1. Xác định kiểu gen của bố mẹ đem lai.

  2. Nếu kết quả cho tỉ lệ 1 quả vàng : 1 quả xanh thì kiểu gen và kiểu hình của bố mẹ phải như thế nào?

Giải

1. Xác định kiểu gen của bố mẹ:

P: A− x A−

F1 3 vàng ( A−) : 1 xanh ( aa)

Ở F1 thu được cây có quả màu xanh => kiểu gen là aa.

1 giao tử a là của bố và 1 giao tử a là của mẹ => kiểu gen của bố mẹ phải là Aa và Aa.

2. Kết quả có tỷ lệ 1 vàng : 1 xanh => lai phân tích => Kiểu gen, kiểu hình của P là Aa , quả màu vàng và aa quả màu xanh. ( xem bảng ghi nhớ).

Bài 2: Ở người, gen A quy định mắt đen trội hoàn toàn so với gen a quy định mắt xanh. Để con sinh ra có người mắt đen, có người mắt xanh thì bố mẹ phải có kiểu gen như thế nào?

Giải

Người mắt đen có kiểu gen là A-.

Người mắt xanh có kiểu gen là aa.

Có 2 trường hợp:

1. P: A- x A-

F1 A- và aa

Kiểu hình mắt xanh => kiểu gen aa. Giao tử a 1 là của bố và 1 là của mẹ.

Từ kết quả ở F1 ta xác định kiểu gen P là Aa x Aa.

2. P: A- x aa.

F1: mắt đen và mắt xanh

Kiểu hình mắt xanh => kiểu gen aa. Giao tử a 1 là của bố và 1 là của mẹ.=> Kiểu gen A- ở P phải là Aa.

Kiểu gen của bố mẹ là Aa x aa.


C. LAI HAI VÀ NHIỀU CẶP TÍNH TRẠNG (Mỗi gen quy định một tính trạng nằm trên NSTthường, phân li độc lập)
Trường hợp 1. BIẾT KIỂU GEN CỦA BỐ MẸ

XÁC ĐỊNH TỈ LỆ GIAO TỬ

Các kiến thức cơ bản .

- Giao tử chỉ mang 1 alen đối với mỗi cặp

- gọi n là số cặp dị hợp, số loại giao tử tuân theo công thức 2n loại.




Bài 1: Cho 2 cặp gen nằm trên hai cặp NST tương đồng khác nhau

  1. Hãy xác định tỉ lệ giao tử và viết các laọi giao tử của các cá thể có kiểu gen sâu đây:

a. AABB

b. aaBB.

c. AAbb.

d. Aabb.


e. AaBb.

2. Xác định kiểu gen có thể có của các cá thể trong các trường hợp :

a. cá thể đó chỉ cho 1 loại giao tử

b. cá thể đó chỉ cho 2 loại giao tử.

c. cá thể đó chỉ cho 4 loại giao tử.

Giải:


  1. a. Cá thể có kiểu gen AABB chỉ tạo 1 loại giao tử mang gen AB. ( 20 = 1).

b. Cá thể có kiểu gen aaBB tạo ra 1 loại giao tử aB. ( 20 = 1)

c. Cá thể có kiểu gen AAbb tạo ra 1 loại giao tử Ab. ( 20 = 1)..

d. Cá thể có kiểu gen Aabb tạo ra 2 loại giao tử Ab và ab. ( 21 = 2).

e. Cá thể có kiểu gen AaBb tạo ra 4 loại giao tử. ( 22 = 4).

B  AB có tỉ lệ 1/4 ( 25%)

A


b  Ab có tỉ lệ 1/4 ( 25%)

B  aB có tỉ lệ 1/4 ( 25%)

a

b  ab có tỉ lệ 1/4 ( 25%).



  1. Gọi n số cặp gen dị hợp

a. Cá thể chỉ cho 1 loại giao tử nên 2n = 1  n = 0 , cá thể này không mang kiểu gen dị hợp chỉ mang 2 kiểu gen đồng hợp, do đó kiểu gen có thể là AABB hoặc AAbb hoặc aaBB hoặc aabb

b. Cá thể cho 2 loại giao tử nên 2n = 2  n = 1 do đó cá thể này có 1 cặp gen dị hợp, 1 cặp gen đồng hợp. Kiểu gen có thể là AaBB hoặc AABb, Aabb, aaBb.

c. Cá thể cho 4 loại giao tử, nên 2n = 4  n =2 do đó cá thể này có 2 cặp gen dị hợp, kiểu gen là AaBb.

Bài 2: Xác định số loại giao tử và tỷ lệ các giao tử trường hợp các gen phân li độc lập, tổ hợp tự do, giảm phân bình thường các cá thể có kiểu gen sau:


  1. AaBBDd.

  2. AABbDd.

  3. aaBbDdEe.

  4. AaBbDd.

Giải

1. Cá thể có kiểu gen AaBBDd có 2 cặp gen dị hợp nên ta có: 22 = 4 loại giao tử. Mỗi loại gt chiếm 1/4

2. Cá thể có kiểu gen AABbDd có 2 cặp gen dị hợp nên ta có: 22 = 4 loại giao tử. Mỗi loại gt chiếm 1/4

3. Cá thể có kiểu gen aaBbDdEe có 3 cặp gen dị hợp nên ta có: 23 = 8 loại giao tử. Mỗi loại gt chiếm 1/8

4. Cá thể có kiểu gen AaBbDd có 3 cặp gen dị hợp nên ta có: 23 = 8 loại giao tử. Mỗi loại gt chiếm 1/8
Trường hợp 2. BIẾT KIỂU GEN CỦA BỐ MẸ

XÁC ĐỊNH SỐ TỔ HỢP CỦA PHÉP LAI Ở F1 VÀ NGƯỢC LẠI

Các kiến thức cơ bản .

- Giao tử chỉ mang 1 alen đối với mỗi cặp

- gọi n1 là số cặp dị hợp bố, n2 là số cặp dị hợp của mẹ, số tổ hợp của phép lai tuân theo công thức : Số tổ hợp lai = 2n1 x 2n2



Bài 1: Xác định số tổ hợp của các phép lai sau:


  1. AaBB x AaBb.

  2. AaBb x AABb.

  3. AaBbDd x aaBbDd.

  4. AaBbDd x AaBbDd

Giải

  1. n1 = 1. n2 = 2 . Ta có 21 x 22 = 2x4 = 8. Phép lai AaBB x AaBb có 8 tổ hợp.

  2. n1 = 2, n2 = 1. Ta có 22 x 21 = 4x2 = 8. Phép lai AaBb x AABb có 8 tổ hợp.

  3. n1 = 3, n2 = 2. Ta có 23 x 22 = 8x4 = 32 . Phép lai AaBbDd x aaBbDd có 32 tổ hợp.

  4. n1 = 3, n2 = 3. Ta có 23 x 23 = 8x8 = 64. Phép lai AaBbDd x AaBbDd có 64 tổ hợp.

Bài 2: Gen A là trội so với alen a là lăn. B là trội so với b là lăn. Các gen trên nằm trên các nhiễm sắc thể khác nhau, trong quá trình giảm phân phân li bình thường. Xác định kiểu gen của bố, mẹ có thể có trong các trường hợp sau:

  1. Có 8 tổ hợp được hình thành.

  2. Có 16 tổ hợp được hình thành.

Giải

1. Có 8 tổ hợp được hình thành => bố cho 2 loại giao tử, mẹ cho 4 loại giao tử hoặc ngược lại.

a. Trường hợp 1: bố cho 2 loại giao tử, mẹ cho 4 loại giao tử.

bố cho 2 loại giao tử => bố chỉ có 1 cặp dị hợp =>AaBB, AABb, aaBb,Aabb.

mẹ cho 4 loại giao tử => mẹ phải có 2 cặp dị hợp => AaBb.

b. Trường hợp 2: bố cho 4 loại giao tử, mẹ cho 2 loại giao tử.

bố cho 4 loại giao tử => bố phải có 2 cặp dị hợp => AaBb.

mẹ cho 2 loại giao tử => mẹ chỉ có 1 cặp dị hợp =>AaBB, AABb, aaBb,Aabb.


Trường hợp 3. BIẾT GEN TRỘI, LẶN, KIỂU GEN CỦA P

XÁC ĐỊNH KẾT QUẢ LAI

Cách giải:

+ Quy ước gen

+Xác định tỉ lệ giao tử của P

+Lập sơ đồ laitỉ lệ kiểu gen, tỉ lệ kiểu hình (có thể dùng phép nhân xác suất hoặc sơ đồ phân nhánh)



Bài 1: Một loài thực vật gen A quy định cây cao, gen a- cây thấp; gen B quả đỏ, gen b- quả trắng. Các gen di truyền độc lập.

  1. Cho cây thân cao, quả đỏ thuần chủng lai với cây thân thấp, quả trắng. Xác định tỉ lệ kiểu gen, kiểu hình ở F1?

  2. Cho cây F1 tự thụ phấn, xác định kiểu gen, kiểu hình ở F2?

Giải

  1. Cây thân cao, quả đỏ thuần chủng nên có kiểu gen là AABB.

Cây thân thấp, quả trắng có kiểu gen aabb ( mang tính trạng lặn cả 2 gen).

Lập sơ đồ lai

Pt/c : AABB x aabb

GtP : AB ab

F1 : AaBb

Kết quả: Kiểu gen : 100% AaBb.

Kiểu hình : 100% thân cao, quả đỏ.

2. F1 x F1 : AaBb x AaBb

GtF1 : ( AB:Ab:Ab:ab) ( AB:Ab:Ab:ab)

Lập bảng : Xác định được tỉ lệ kiểu gen và từ đó suy ra tỉ lệ kiểu hình ở F2



Giao tử

¼ AB

¼ Ab

¼ aB

¼ ab

¼ AB

1/16 AABB

1/16 AABb

1/16 AaBB

1/16 AaBb

¼ Ab

1/16 AABb

1/16 Aabb

1/16 AaBb

1/16 Aabb

¼ aB

1/16 AaBB

1/16 AaBb

1/16 AaBB

1/16 aaBb

¼ ab

1/16 AaBb

1/16 Aabb

1/16 aaBb

1/16 aabb

Tỉ lệ kiểu hình 9/16 thân cao, quả đỏ : 3/16 thân cao, quả trắng : 3/16 thân thấp, quả đỏ : 1/16 thân thấp, quả trắng. ( 9:3:3:1).



Bài 2: Trong trường hợp một gen quy định một tính trạng, gen trội là trội hoàn toàn, các gen phân li độc lập, tổ hợp tự do. Xác định tỉ lệ phân li kiểu gen, kiểu hình trong các phép lai sau:

  1. AaBb x aaBb.

  2. AaBb x aabb.

Giải

1. P1 : AaBb x aaBb

GP1 : (AB:Ab:aB:ab) (Ab:ab)

F1 :



Giao tử

¼ AB

¼ Ab

¼ aB

¼ ab

½ Ab

1/8 AABb

1/8 AAbb

1/8 AaBb

1/8 Aabb

½ ab

1/8 AaBb

1/8 Aabb

1/8 aaBb

1/8 aabb

Tỉ lệ kiểu hình 3 (A-B-) : 3 (A-bb) : 1 (aaB-) : 1 (aabb) = 3 : 3 : 1 : 1

2. P2 : AaBb x aabb

GP2 : (AB:Ab:aB:ab) (ab)

F1 :

Giao tử

¼ AB

¼ Ab

¼ aB

¼ ab

ab

1/4 AaBb

1/4 Aabb

1/4 aaBb

1/4 aabb

Tỉ lệ kiểu hình 1 (A-B-) : 1 (A-bb) : 1 (aaB-) : 1 (aabb) = ( 1 : 1 : 1 : 1 )

Đây là phép lai phân tích.
Trường hợp 4. TỪ TỔ HỢP CỦA PHÉP LAI

XÁC ĐỊNH KIỂU GEN CỦA P


Cách giải:

+ Quy ước gen

+ Từ tổ hợp lai  Xác định tỉ lệ giao tử của P  Kiểu gen, kiểu hình của P.


Bài 1: Một loài thực vật gen A quy định cây cao, gen a- cây thấp; gen B quả đỏ, gen b- quả trắng. Các gen di truyền độc lập. Đời lai có một loại kiểu hình cây thấp, quả trắng chiếm 1/16.


  1. Xác định kiểu gen của các cây bố mẹ ?

  2. Nếu thu được 25% cây thấp, quả trắng thì kiểu gen của cây bố, mẹ phải như thế nào?

Giải

  1. Kiểu hình thân thấp, quả trắng  kiểu gen là aabb chiếm 1/16  phép lai cho 16 tổ hợp bố và mẹ phải có 2 cặp gen dị hợp. Kiểu gen của các cây bố mẹ là AaBb x AaBb.

  2. Kiểu hình thân thấp, quả trắng chiếm 25%  phép lai cho 4 tổ hợp  cây bố có 2 cặp dị hợp ( cho 4 loại giao tử) và cây mẹ phải đồng hợp lặn cả 2 cặp gen ( chỉ cho 1 loại giao tử) hoặc ngược lại. Đây là phép lai phân tích.

Kiểu gen của các cây bố mẹ là AaBb x aabb.
Trường hợp 5. TỪ KIỂU GEN, KIỂU HÌNH CỦA P

XÁC ĐỊNH TỈ LỆ KIỂU GEN, KIỂU HÌNH Ở F1



Cách giải:

+ Quy ước gen

+ Sử dụng quy luật xác suất . Áp dụng bảng ghi nhớ



Bài 1: Trong phép lai giữa hai cá thể có kiểu gen sau đây:

♂AaBbCcDd x ♀aaBbccDd

( cho biết các cặp gen quy định các tính trạng khác nhau nằm trên các cặp NST tương đồng khác nhau).


  1. Tỉ lệ đời con có kiểu gen giống bố?

  2. Tỉ lệ đời con có kiểu hình giống mẹ?


Giải

1. Tỉ lệ đời con có kiểu gen giống bố:

Xét từng cặp gen, Tỉ lệ kiểu gen Aa là 1/2, kiểu gen Bb là 2/4, kiểu gen Cc là 1/2, kiểu gen Dd là 2/4

Ta có: 1/2x2/4x1/2x2/4 = 1/16 = 6,25%

2. Tỉ lệ đời con có kiểu hình giống mẹ:

Xét từng cặp gen, ta có: 1/2x3/4x1/2x3/4 = 9/64.



Bài 2: Biết một gen quy định một tính trạng, gen trội là trội hoàn toàn, các gen phân li độc lập và tổ hợp tự do. Theo lí thuyết, xác định kiểu hình trội về cả ba cặp tính trạng ở F1 trong phép lai AaBbDd x AaBbdd

Giải

Tỉ lệ kiểu hình trội về gen A là 3/4, về gen B là 3/4 , về gen D là 1/2.

Do vậy tỉ lệ ở F1 có kiểu hình trội cả 3 tính trạng là 3/4 x 3/4 x 1/2 = 9/32

Bài 3: Bệnh bạch tạng và phêninkêtô niệu là do gen lặn nằm trên NST thường qui định, phân li độc lập và tổ hợp tự do. Nếu một cặp vợ chồng đều dị hợp về cả 2 tính trạng này thì con của họ có khả năng mắc bệnh là bao nhiêu phần trăm?

Giải

Gọi gen A không bị bệnh bạch tạng. Alen a bị bệnh bạch tạng.

Gọi gen B không bị bệnh phêninkêtô niệu. Alen b bị bệnh phêninkêtô niệu.

Vợ chồng đều dị hợp về cả 2 tính trạng này nên đều có kiểu gen AaBb

P : ♂AaBb x ♀AaBb

Tỉ lệ kiểu hình lặn ( aa) là 1/4, tỉ lệ kiểu hình lặn bb là 1/4.



Do vậy tỉ lệ ở F1 có kiểu hình lặn cả 2 tính trạng là1/4 x 1/4 = 1/16 = 6,25%.
Каталог: imgs -> filedinhkem
imgs -> Số: 100 /pgd&Đt v/v Tham gia cuộc thi giáo dục kỹ năng sống “Đi đường an toàn – Cho bạn cho tôi”
imgs -> KẾ hoạch chuyên môn tháng 04/ 2016 Thi đua lập thành tích chào mừng ngày 30/4 – 01/5 Nội dung công việc
imgs -> Ma trậN ĐỀ kiểm tra 1 tiết bài số 4 NĂm họC 2015-2016 Môn : hoá HỌc lớP 11 ban cơ BẢn thời gian: 45 phút Phạm VI kiểm tra
imgs -> GIÁo dục chủ ĐỀ tháng 4 “ Hòa bình và hữu nghị ” VÀ Ý nghĩa các ngày lễ Ôn chưƠng trình 5 RÈn luyện nhi đỒNG
filedinhkem -> A. 0,5m/s. B. 1m/s. C
filedinhkem -> B. 11/5/1993. c. 11/5/1994. D. 11/5/1996. Câu 372
filedinhkem -> Câu 431. – Thành phố Huế được Bộ Văn hóa Thông tin công nhận là di tích lịch sử cấp Quốc gia vào ngày A. 02/02/1993
filedinhkem -> A. because B. because of C. although D. despite [ ]
filedinhkem -> KIỂm tra đỊnh kì MÔN: tin học khối: thpt (Đề 1) Thời gian: 45 phút

tải về 110.41 Kb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương