Phủ Lý, ngày 05 tháng 9 năm 2008



tải về 36.3 Kb.
Chuyển đổi dữ liệu25.07.2016
Kích36.3 Kb.
#5394


UỶ BAN NHÂN DÂN

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

TỈNH HÀ NAM


Độc lập - Tự do - Hạnh phúc







Số: 1242/KH-UBND

Phủ Lý, ngày 05 tháng 9 năm 2008



KẾ HOẠCH


Thực hiện Chỉ thị số 24/2008/CT-TTg ngày 08/8/2008

của Thủ tướng Chính phủ về tăng cường công tác

phòng chống tội phạm và vi phạm pháp luật

về bảo vệ môi trường trong thời kỳ hội nhập

Căn cứ Chỉ thị số 24/2008/CT-TTg ngày 08/8/2008 của Thủ tướng Chính phủ về tăng cường công tác phòng, chống tội phạm và vi phạm pháp luật về bảo vệ môi trường trong thời kỳ hội nhập, Uỷ ban nhân dân tỉnh xây dựng kế hoạch thực hiện như sau:

I. THỰC TRẠNG VỀ MÔI TRƯỜNG CỦA TỈNH

Môi trường hiện nay đang là vấn đề bức xúc của toàn cầu; Môi trường nước ta nói chung và tỉnh Hà Nam nói riêng cũng đang bị ô nhiễm và suy thoái nghiêm trọng, các lưu vực sông như sông Đáy, sông Nhuệ, sông Châu Giang, sông Sắt, mức độ ô nhiễm có xu thế tăng, nguồn nước dưới đất đang bị đe doạ, một số xã vùng ven sông Hồng, các xã phía Đông của các huyện: Lý Nhân và Bình Lục đến các xã: Chuyên Ngoại, Mộc Bắc và Mộc Nam của huyện Duy Tiên có hàm lượng Nitơ lớn hơn 20mg/l. Đặc biệt tại một số xã của các huyện: Bình Lục, Lý Nhân và Duy Tiên nguồn nước dưới đất bị ô nhiễm Asen cao, có khu vực vượt 73,3 lần (tiêu chuẩn cho phép của Bộ Y tế ban hành theo Quyết định số 1329/2002/QĐ-BYT).

Công nghiệp phát triển dẫn đến tình trạng ô nhiễm không khí tập trung ở các khu vực xung quanh các nhà máy sản xuất xi măng, các cơ sở khai thác và chế biến khoáng sản và các khu công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, làng nghề và các đô thị.

Tốc độ đô thị hoá mạnh, dân số tăng nhanh, công nghiệp phát triển dẫn đến nguồn rác thải tăng nhanh gây ô nhiễm môi trường nếu không có biện pháp khắc phục.

II. TRÁCH NHIỆM CỦA CÁC CẤP, NGÀNH TỔ CHỨC THỰC HIỆN CÁC VIỆC NHẰM TĂNG CƯỜNG CÔNG TÁC BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG VÀ PHÒNG CHỐNG TỘI PHẠM, NGĂN CHẶN, XỬ LÝ CÁC VI PHẠM PHÁP LUẬT VỀ BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG

1. Trách nhiệm của Sở Tài nguyên và Môi trường

- Phối hợp với các Sở, ban, ngành, các cấp tổ chức tuyên truyền, phổ biến các văn bản pháp luật thông qua các hình thức thông tin đại chúng: Đài Phát thanh - Truyền hình, Báo Hà Nam; qua hệ thống thông tin điện tử... Tổ chức tập huấn nghiệp vụ chuyên môn nhằm nâng cao năng lực trình độ nhận thức về pháp luật bảo vệ Môi trường cho lực lượng làm công tác quản lý.

- Tăng cường công tác kiểm tra, thanh tra xử lý hoặc tham mưu Uỷ ban nhân dân tỉnh xử lý các vi phạm pháp luật về bảo vệ môi trường trên địa bàn tỉnh; tham mưu Uỷ ban nhân dân tỉnh xử lý dứt điểm các cơ sở gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng theo Quyết định 64 của Thủ tướng Chính phủ; kịp thời giải quyết các tranh chấp, khiếu nại, tố cáo liên quan đến bảo vệ môi trường theo thẩm quyền.

- Từ nay đến năm 2010 tổ chức điều tra, thống kê các nguồn thải, loại chất thải và lượng phát thải trong phạm vi toàn tỉnh. Trên cơ sở đó, thực hiện cơ chế quản lý chất thải từ nguồn và có kế hoạch cụ thể để hạn chế, giảm thiểu và xử lý chất thải.

- Phối hợp với các Sở, ban, ngành liên quan xây dựng quy chế bảo vệ môi trường làng nghề.

- Phối hợp với các Sở, ban, ngành liên quan tăng cường công tác giám sát, kiểm tra ngăn chặn việc nhập khẩu phế thải làm nguyên liệu sản xuất không đúng quy định cũng như công nghệ lạc hậu vào tỉnh.

- Phối hợp triển khai thực hiện các dự án đã được phê duyệt trong Đề án bảo vệ môi trường năm 2006 - 2010.

2. Trách nhiệm của Sở Công Thương

- Chủ trì phối hợp với các ngành liên quan tăng cường kiểm tra tình hình nhập khẩu các loại máy móc thiết bị, dây chuyền sản xuất, công nghệ lạc hậu, phế liệu có khả năng gây ô nhiễm, huỷ hoại môi trường để kịp thời phát hiện, ngăn chặn, xử lý các vi phạm pháp luật về bảo vệ môi trường.

- Chủ trì phối hợp với các ngành, Uỷ ban nhân dân các cấp, tuyên truyền, hướng dẫn, kiểm tra việc thực hiện yêu cầu bảo vệ môi trường trong sản xuất, kinh doanh của các cá nhân, doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực công nghiệp, hoạt động các làng nghề, xử lý các cơ sở gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng thuộc trách nhiệm quản lý.

- Phối hợp với các cơ quan, định hướng việc bảo vệ môi trường trong quá trình xây dựng quy hoạch, kế hoạch, chiến lược phát triển công nghiệp trên địa bàn toàn tỉnh.

- Chủ trì, hướng dẫn các cơ sở sản xuất công nghiệp triển khai, áp dụng các công nghệ sản xuất sạch hơn.

3. Trách nhiệm của Sở Y tế

- Chủ trì phối hợp với các ngành, các cấp chỉ đạo, hướng dẫn, kiểm tra việc quản lý chất thải y tế; công tác bảo vệ môi trường đối với các bệnh viện và các cơ sở y tế khác trên địa bàn toàn tỉnh, đặc biệt chú trọng biện pháp xử lý nước thải, rác thải y tế từ các bệnh viện.

- Chủ trì, phối hợp với các ngành, các cấp trong phòng ngừa, ứng phó sự cố môi trường, trong phòng và dập dịch.

- Triển khai thực hiện các dự án đã được phê duyệt trong Đề án bảo vệ môi trường năm 2006 - 2010.



4. Sở Khoa học và Công nghệ

- Chủ trì, phối hợp các ngành, các cấp tiến hành thanh tra, kiểm soát, quản lý chặt chẽ các nguồn phóng xạ.

- Tăng cường công tác tuyên truyền các mô hình xử lý ô nhiễm môi trường.

5. Công an tỉnh

- Đẩy mạnh các biện pháp phòng ngừa, phát hiện, xử lý hành vi buôn bán, vận chuyển trái phép các chất thải, rác thải, chất phóng xạ, lâm sản, các loài động vật hoang dã, quý hiếm. Kiểm tra, xử lý không để các loại phương tiện cơ giới đã hết hạn sử dụng tham gia giao thông. Đẩy mạnh công tác điều tra, xử lý nghiêm các vụ vi phạm pháp luật gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng, xâm phạm và huỷ hoại tài nguyên môi trường.

- Phối hợp với các cấp, các ngành kiểm tra, ngăn chặn việc đưa chất thải, đặc biệt là chất thải nguy hại và công nghệ sản xuất lạc hậu vào tỉnh.

- Phòng Cảnh sát môi trường thuộc Công an tỉnh có tránh nhiệm tổng hợp tình hình hoạt động của tội phạm và vi phạm pháp luật bảo vệ môi trường định kỳ báo cáo lãnh đạo Công an tỉnh, thống nhất với Sở Tài nguyên và Môi trường đề ra các chủ trương, kế hoạch, biện pháp giải quyết trong từng giai đoạn.



6. Ban Quản lý các khu công nghiệp

- Chủ trì, phối hợp với các ngành chức năng tăng cường công tác kiểm tra, giám sát công tác bảo vệ môi trường đối với các cơ sở hoạt động trong Khu công nghiệp do Ban Quản lý các khu công nghiệp tỉnh quản lý.

- Quy hoạch và triển khai xây dựng hệ thống hạ tầng kỹ thuật về thu gom và xử lý chất thải của các Khu công nghiệp.

- Chỉ chấp thuận đầu tư vào Khu công nghiệp các dự án sản xuất, kinh doanh, dịch vụ khi đã có Báo cáo đánh giá tác động môi trường hoặc Bản cam kết bảo vệ môi trường được cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền phê duyệt.

- Thực hiện nghiêm các nội dung trong Báo cáo đánh giá tác động môi trường các Khu công nghiệp đã được phê duyệt, bố trí các cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ đúng với quy hoạch. Chịu tránh nhiệm trước pháp luật về bảo vệ môi trường trong các Khu công nghiệp do đơn vị mình quản lý.

- Định kỳ hàng quý thực hiện đo kiểm soát ô nhiễm môi trường, quan trắc tác động đối với môi trường từ các hoạt động của đơn vị mình và sáu tháng một lần gửi kết quả về Sở Tài nguyên và Môi trường tổng hợp theo quy định.



7. Trách nhiệm của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn

- Chủ trì, phối hợp với các ngành, các cấp chỉ đạo, hướng dẫn, kiểm tra việc thực hiện yêu cầu bảo vệ môi trường trong sản xuất nông nghiệp, trong quản lý phân bón hoá học, thuốc bảo vệ thực vật, chất thải nông nghiệp, quản lý giống cây trồng, giống vật nuôi biến đổi gen và sản phẩm của chúng...; Thực hiện nhiệm vụ bảo vệ và phát triển rừng, bảo tồn đa dạng sinh học theo quy định của pháp luật về phát triển rừng và đa dạng sinh học.

- Chủ động, phối hợp chặt chẽ với các cấp, các ngành trong quá trình thực hiện xây dựng quy hoạch phát triển ngành nghề nông thôn, phòng chống ô nhiễm môi trường làng nghề; bảo vệ môi trường đối với hoạt động chăn nuôi - giết mổ gia súc, gia cầm; tiêu huỷ gia súc, gia cầm bị dịch trên địa bàn toàn tỉnh;

- Chủ trì, cùng với các ngành, các địa phương liên quan thực hiện chương trình nước sạch và vệ sinh môi trường nông thôn, bảo đảm yêu cầu bảo vệ môi trường trong công tác quản lý đê điều, thuỷ lợi, bảo vệ rừng và các khu bảo tồn;

- Chủ trì, phối hợp với các ngành, các cấp xây dựng và chỉ đạo thực hiện bảo vệ môi trường trong xây dựng kế hoạch phòng tránh thiên tai, dịch bệnh trên phạm vi toàn tỉnh;

- Kiểm tra, thanh tra việc buôn bán động vật hoang dã, ngăn chặn tình trạng chặt phá rừng không đúng quy định...



8. Trách nhiệm của các Sở, ban, ngành khác

Các Sở, ban, ngành khác có trách nhiệm chủ trì phối hợp với các ngành, các cấp liên quan chỉ đạo, truyên truyền, hướng dẫn, kiểm tra việc bảo vệ môi trường thuộc phạm vi trách nhiệm quản lý của mình; quản lý lồng ghép các hoạt động tại địa phương; thanh tra, kiểm tra việc thực hiện các chính sách, cơ chế bảo vệ môi trường thuộc lĩnh vực ngành phụ trách.


9. Trách nhiệm của Uỷ ban nhân dân các huyện, thành phố

- Tuyên truyền, giáo dục pháp luật về bảo vệ môi trường;

- Tăng cường công tác kiểm tra, thanh tra, xử lý theo thẩm quyền các vi phạm pháp luật về bảo vệ môi trường, giải quyết tranh chấp, khiếu nại, tố cáo, kiến nghị về bảo vệ môi trường theo quy định của pháp luật; phối hợp với các cơ quan liên quan giải quyết, khắc phục sự cố môi trường;

- Quy hoạch và triển khai xây dựng hệ thống hạ tầng kỹ thuật về thu gom và xử lý chất thải, các trạm trung chuyển, xử lý, tái chế chất thải rắn; thu gom và xử lý nước thải tại các đô thị.


- Định kỳ sáu tháng một lần báo cáo về Sở Tài nguyên và Môi trường về công tác bảo vệ môi trường, báo cáo hiện trạng môi trường cấp huyện, thành phố (riêng báo cáo hiện trạng môi trường cấp huyện, thành phố mỗi năm một lần).

- Triển khai thực hiện các dự án đã được phê duyệt trong Đề án bảo vệ môi trường năm 2006 - 2010.



III. TỔ CHỨC THỰC HIỆN

1. Uỷ ban nhân dân các huyện, thành phố, các Sở, ngành căn cứ quy định bảo vệ môi trường của tỉnh và bản kế hoạch này triển khai xây dựng và tổ chức thực hiện kế hoạch chi tiết của đơn vị mình.

2. Sở Tài nguyên và Môi trường, Công an tỉnh khẩn trương xây dựng quy chế phối hợp trong công tác kiểm tra, phát hiện và xử lý các vi phạm pháp luật về bảo vệ môi trường trên địa bàn tỉnh.

3. Sở Tài nguyên và Môi trường có tránh nhiệm theo dõi, đôn đốc, kiểm tra, báo cáo kết quả thực hiện kế hoạch và báo cáo Uỷ ban nhân dân tỉnh./.





KT. CHỦ TỊCH




PHÓ CHỦ TỊCH




Lê Văn Tân



Каталог: vbpq hanam.nsf -> 3a5945b93d06153047256f9600295f11
vbpq hanam.nsf -> CỘng hoà XÃ HỘi chủ nghĩa việt nam tỉnh hà nam
vbpq hanam.nsf -> CỘng hoà XÃ HỘi chủ nghĩa việt nam tỉnh hà nam
vbpq hanam.nsf -> QuyếT ĐỊnh ban hành thiết kế mẫu trụ sở Trung tâm y tế huyện, thành phố trên địa bàn tỉnh Hà Nam chủ TỊch uỷ ban nhân dân tỉnh hà nam
3a5945b93d06153047256f9600295f11 -> Căn cứ Luật Tổ chức Hội đồng nhân dân và Uỷ ban nhân dân đã được Quốc hội thông qua ngày 26 tháng 11 năm 2003
3a5945b93d06153047256f9600295f11 -> Căn cứ Quyết định số 20/2008/QĐ-ubnd ngày 03 tháng 10 năm 2008 của Uỷ ban nhân dân tỉnh Hà Nam về việc Quy định chức năng, nhiệm vụ quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Sở văn hoá, Thể thao và Du lịch tỉnh Hà Nam
3a5945b93d06153047256f9600295f11 -> Căn cứ Luật Tổ chức Hội đồng nhân dân và Uỷ ban nhân dân và Luật Xây dựng ngày 26 tháng 11 năm 2003; Luật đầu tư ngày 29 tháng 11 năm 2005; Luật Doanh nghiệp ngày 29 tháng 11 năm 2005
3a5945b93d06153047256f9600295f11 -> Hà Nam, ngày 11 tháng 4 năm 2012
3a5945b93d06153047256f9600295f11 -> Phủ Lý, ngày 02 tháng 6 năm 2010
3a5945b93d06153047256f9600295f11 -> CỘng hòa xã HỘi chủ nghĩa việt nam tỉnh hà nam

tải về 36.3 Kb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương