Pgs ts nguyễn Xuân Thao



tải về 52.19 Kb.
Chuyển đổi dữ liệu25.02.2018
Kích52.19 Kb.
#36365
Chủ động trong hoạt động KHCN, HTQT và vấn đề tự chủ, tự chịu trách nhiệm trong các trường ĐH, CĐ
PGS.TS Nguyễn Xuân Thao

Trường Đại học Tây Nguyên
Bài viết được trích từ Kỷ yếu Hội thảo khoa học: "Vấn đề tự chủ - tự chịu trách nhiệm ở các trường đại học, cao đẳng Việt Nam" do VUN tổ chức tháng 10/2009

1. Mở đầu

Trong chiến lược phát triển của Tây Nguyên và vùng Tam giác phát triển Cam Pu Chia - Lào - Việt Nam, Trường Đại học Tây Nguyên (ĐHTN) được xác định là một trung tâm đào tạo nguồn nhân lực có trình độ cao, một trung tâm khoa học công nghệ quan trọng đáp ứng nhu cầu phát triển kinh tế xã hội của khu vực.  

Trong gần 32 năm hình thành và phát triển, Trường ĐHTN đã đóng góp phần quan trọng, cung cấp nguồn nhân lực cho khu vực. Nhà trường đã đào tạo trên 14.000 sinh viên thuộc 36 ngành đào tạo đại học (ĐH), 3 ngành cao đẳng (CĐ). Trường đã phối hợp với các trường ĐH khác đào tạo 185 Thạc sỹ thuộc các chuyên ngành Nông Lâm nghiệp, Y Khoa, Anh văn và Toán tin. Từ năm học 2008 - 2009 Trường được giao nhiệm vụ đào tạo sinh viên cho các nước bạn Lào và tới đây là sinh viên Cam Pu Chia trong khu vực Tam giác Phát triển Cam Pu Chia - Lào - Việt Nam.

Cùng với việc đào tạo nguồn nhân lực, Trường ĐHTN đã có những đóng góp đáng kể trong việc phát triển khoa học công nghệ đáp ứng nhu cầu phát triển kinh tế xã hội của khu vực, đặc biệt trong phát triển nông lâm nghiệp, chăm sóc sức khỏe, bảo tồn văn hóa truyền thống... Lãnh đạo nhà trường luôn chú trọng tới việc phát triển khoa học công nghệ đáp ứng nhu cầu phát triển kinh tế xã hội của khu vực. Đây cũng chính là giải pháp quan trọng trong việc xây dựng và khẳng định vị thế, thương hiệu của nhà trường. 

Là một trường miền núi, các đối tượng chính sách lớn, tuy nhiên trong những năm qua, lãnh đạo nhà trường cũng luôn nỗ lực. Xây dựng tiềm lực khoa học công nghệ và tăng cường các hoạt động chuyển giao khoa học công nghệ đáp ứng nhu cầu của xã hội cũng được lãnh đạo Trường ĐHTN xác định như là một cơ sở quan trọng để thực hiện chủ trương của Bộ Giáo dục và Đào tạo về "Tự chủ, tự chịu trách nhiệm trong các trường ĐH và CĐ ở Việt Nam".

Trong khuôn khổ Hội thảo Khoa học về "Tự chủ "Tự chủ, tự chịu trách nhiệm trong các trường ĐH và CĐ ở Việt Nam" chúng tôi xin chia sẻ một số kinh nghiệm và bài học của nhà trường với hy vọng được đóng góp phần nhỏ bé của mình trong thành công của Hội thảo. 



2. Hiện trạng về tự chủ trong hoạt động khoa học và quan hệ quốc tế của Trường ĐHTN.

2.1 Hoạt động khoa học công nghệ.

Chú trọng xây dựng chiến lược khoa học công nghệ của nhà trường: Nhà trường đã xây dựng kế hoạch hoạt động khoa học công nghệ và quan hệ quốc tế nhiệm kỳ 2006- 2011 và đề án phát triển nhà trường tới năm 2020, trong đó có xây dựng chiến lược phát triển khoa học công nghệ.             

       Tăng cường công tác quản lý hoạt động khoa học công nghệ, khuyến khích các tập thể cá nhân tham gia: Trên cơ sở các quy định của Bộ, Nhà trường đã tiến hành xây dựng Quy định quản lý hoạt động khoa học, công nghệ và hợp tác quốc tế, cùng với hệ thống các biểu mẫu hướng dẫn, tạo điều kiện thuận lợi cho việc thực hiện của cán bộ viên chức. Quy định này được đăng tải trên trang Web của Trường và thông báo về các đơn vị.

Nhà trường đã chủ động phân cấp quản lý các đề tài khoa học: Các Khoa quản lý và theo dõi, kiểm tra các đề tài cấp cơ sở và báo cáo với lãnh đạo Trường, Phòng Khoa học &QHQT cùng với lãnh đạo Trường và các đơn vị tăng cường công tác kiểm tra các đề tài khoa học cấp Bộ.

Nhà trường chú trọng việc thực hiện đề tài cấp Bộ và cơ sở gắn liền với đào tạo và bồi dưỡng cán bộ. Từ 2003 đến nay, đã hỗ trợ cho 8 nghiên cứu sinh thông qua đề tài cấp Bộ.



Chú trọng xây dựng cơ sở vật chất phục vụ hoạt động khoa học và công nghệ:Nhà trường đã tranh thủ các dự án để tăng cường đầu tư cơ sở vật chất kỹ thuật phục vụ nghiên cứu khoa học và giảng dạy: xây dựng phòng thí nghiệm công nghệ sinh học của dự án GDĐH II, xin chủ trương của Bộ đầu tư xây dựng phòng thí nghiệm Công nghệ Sinh học và Môi trường với tổng kinh phí 45 tỷ đồng.

Nhà trường đã chủ động tìm kiếm, kêu gọi hợp tác với các tổ chức trong và ngoài nước để xây dựng cơ sở vật chất kỹ thuật phục vụ nghiên cứu và giảng dạy: tích cực, chủ động tham gia các dự án quốc tế như: Lâm nghiệp Xã hội, Đào tạo Y khoa về Sức khỏe Sinh sản" do Hà Lan tài trợ; Dự án "Lâm nghiệp để cải thiện đời sống vùng Tây Nguyên"-Flich, tài trợ của ADB, hợp tác với công ty Cargill...



Tăng cường xây dựng đội ngũ cán bộ khoa học và đào tạo cán bộ đầu ngành: Từ khi mới thành lập, Trường chỉ có vài chục giảng viên, chưa có người nào có trình độ sau ĐH, đến nay đã có 625 cán bộ viên chức, trong đó có 389 giảng viên, 309 nữ, 28 người dân tộc thiểu số. Trong số giảng viên có 41 tiến sỹ, 152 thạc sỹ, 16 BS chuyên khoa cấp I, 6 Phó Giáo sư, 127 Giảng viên chính. So với năm 2002, kỷ niệm 25 năm thành lập trường, số lượng cán bộ viên chức tăng 36,6%, tiến sỹ tăng 30%, thạc sỹ tăng 55%, giảng viên chính tăng 265%. Đạt được kết quả trên là do Nhà trường đã có quy hoạch và kiên trì thực hiện sự hỗ trợ và tạo mọi điều kiện cho cán bộ viên chức đi học tập và nâng cao trình độ ở trong và ngoài nước, đồng thời tuyển chọn những sinh viên học tập khá, giỏi để làm công tác giảng dạy.

Tăng cường hoạt động khoa học công nghệ, bám sát thực tiến sản xuất: Nhà trường đã chú trọng và đẩy mạnh nghiên cứu khoa học và chuyển giao công nghệ. Các đề tài, dự án đã bám sát cuộc sống, kinh tế xã hội ở Tây Nguyên, do vậy có tính thực tiễn rất cao. Từ 2003 đến nay, cán bộ của Trường đã chủ trì 02 đề tài độc lập cấp Nhà nước, 3 đề tài nghiên cứu cơ bản, hàng trăm đề tài cấp Bộ, cấp Tỉnh và cấp cơ sở. Bên cạnh đề tài của các thầy cô giáo, Trường khuyến khích, tạo điều kiện thuận lợi cho sinh viên nghiên cứu khoa học. Hàng năm, Trường tuyển chọn đề tài nghiên cứu khoa học của sinh viên để dự thi sinh viên nghiên cứu khoa học, giải thưởng của quỹ Vifotex, phát minh Sony xanh và tham dự các hội nghị khoa học tuổi trẻ khối ngành Y Dược, Nông Lâm Ngư toàn quốc.

Là trường đa ngành, đa lĩnh vực, do đó các đề tài của Trường ĐHTN triển khai ở nhiều lĩnh vực khác nhau: Nông, Lâm nghiệp, Y học, Giáo dục, Kinh tế,... Thông qua các đề tài trong các lĩnh vực khác nhau về sinh học, nông lâm ngư, y tế cộng đồng và giáo dục đào tạo, đặc biệt có các nghiên cứu liên ngành.., các nghiên cứu của Trường đã có những đóng góp nhất định trong việc hoạch định chính sách, phát triển kinh tế xã hội, y tế, giáo dục cho các Tỉnh thuộc khu vực Tây Nguyên. Những lĩnh vực nghiên cứu nổi bật bao gồm:

- Các nghiên cứu liên quan đến lây nhiễm bệnh giữa người và động vật.

- Các nghiên cứu về bảo tồn văn hóa các dân tộc Tây Nguyên.

- Các nghiên cứu trong lĩnh vực nông lâm ngư.

- Các nghiên cứu trong lĩnh vực công nghệ sinh học và ứng dụng công nghệ sinh trong lĩnh vực y tế và nông lâm nghiệp.

- Các nghiên cứu mới trong lĩnh vực bảo tồn đa dạng sinh học và khả năng hấp thu CO2 của rừng.

Mặt khác các dự án, đề tài nghiên cứu thực hiện tại Tây Nguyên đã phục vụ đắc lực cho công tác đào tạo của Trường trong việc gắn liền giữa đào tạo và thực tiễn sản xuất, nghiên cứu khoa học đã thật sự cung cấp các thông tin, số liệu cho bài giảng của giáo viên gắn liền với phát triển của Tây Nguyên.

Trong các năm 2003-2009, thông qua hoạt động khoa học công nghệ, Trường đã sử dụng một số địa bàn trọng điểm (huyện Ea Kar, Buôn Đôn, Cư M'gar, Lak, các xã vùng ven TP. Buôn Ma Thuột thuộc tỉnh Đăk Lăk) trở thành địa điểm thực tập, thực tế quan trọng cho sinh viên. Năm 2009 nhà trường mở tiếp địa bàn thực tập ở tỉnh Đăk Nông thông qua các hoạt động khoa học công nghệ.

Một số đề tài về lĩnh vực đào tạo và nâng cao năng lực đã thật sự giúp đỡ cán bộ nghiên cứu, đặc biệt là cán bộ trẻ vươn lên một cách đáng kể trong kiến thức, kỹ năng và phương pháp nghiên cứu. Năm học 2008-2009 có 10 đề tài khoa học công nghệ các cấp có đào tạo nghiên cứu sinh và thạc sỹ.

Một số dự án, đề tài nghiên cứu khoa học có ý nghĩa đối với đồng bào dân tộc tại chỗ, nâng cao chất lượng cuộc sống cho họ. Có đề tài chưa nghiệm thu nhưng những gì làm được đều được đánh giá cao và được cộng đồng chấp nhận.

Tăng cường xây dựng và củng cố hoạt động của các trung tâm nghiên cứu. Hiện nay trường có 4 trung tâm:

- Với dự án nâng cấp Trung tâm Thông tin thư viện thuộc dự án Giáo dục Đại học 1, mức A 509.000USD đã thu được một số kết quả khả quan: nâng cao năng lực cán bộ, xây dựng được chương trình quản lý thư viện bằng công nghệ thông tin.

- Trung tâm Công nghệ sinh học đã và đang ký kết những hợp đồng chuyển giao công nghệ về làm phân vi sinh từ phế thải nông nghiệp, xử lý nguồn nước với một số đơn vị cơ quan trong tỉnh. Triển khai thực hiện đề tài cấp tỉnh: ứng dụng công nghệ sinh học trong phát triển chăn nuôi tại Đăk Lăk; phối hợp với Viện Vácxin Nha Trang và Viện Sinh học Nhiệt đới triển khai thực hiện đề tài "Nghiên cứu chế tạo hạt nano Chitosan làm xúc tác chất miễn dịch cho vac xin cúm A H5N1 và xây dựng mô hình thử nghiệm trên động vật"; ký kết hợp đồng về việc áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật thâm canh lúa lai với Phòng Kinh tế Tp. Buôn Ma Thuột.

- Trung tâm Khoa học Xã hội và Nhân văn Tây Nguyên đã xây dựng chương trình hoạt động, bước đầu có tiến triển tốt, đã mở lớp học tiếng Gia Rai, Êđê, mở đêm sinh hoạt cồng chiêng và một số hoạt động khác. 

- Trung tâm nghiên cứu lâm sàng và sức khỏe cộng đồng đã chuyển thành bệnh viện, hiện nay bệnh viện đang dần đi vào ổn định và hoạt động phục vụ cộng đồng. 

Nhìn chung các Trung tâm đã có một số hoạt động hiệu quả, đóng góp thiết thực cho phát triển kinh tế xã hội địa phương, góp phần khẳng định vị thế và uy tín của Trường đối với các tỉnh thuộc khu vực Tây Nguyên.

2.2 Hoạt động hợp tác quốc tế

Nằm trong khu vực nhạy cảm về chính trị, an ninh, quốc phòng, các chương trình, dự án của nước ngoài khó được triển khai ở Tây Nguyên. Nhà trường đã hết sức cố gắng tìm kiếm, hợp tác với các trường, viện khác để triển khai các chương trình, dự án. Cho đến nay, Trường đã triển khai được 16 dự án với nước ngoài thông qua mạng lưới quốc gia. Nhiều chương trình, dự án đã triển khai có hiệu quả thiết thực đối với địa bàn Tây Nguyên và Trường. Các dự án hợp tác với ADB, Ford Foundation, Ca Na da, Bỉ, Tây Ban Nha, Úc, Hà Lan, Thụy Điển, Thụy Sỹ... đã được triển khai. Dự án Việt Nam-Hà Lan của 8 trường đại học Y do Chính phủ Hà Lan tài trợ, chương trình Lâm nghiệp xã hội do Thụy Sỹ tài trợ, đã góp phần nâng cao trình độ, kỹ năng, năng lực giảng dạy, nghiên cứu của các giảng viên khoa Y-Dược, khoa Nông Lâm nghiệp của trường, góp phần làm thay đổi nhận thức về sản xuất Lâm nghiệp của các cơ quan quản lý Nhà nước, doanh nghiệp và cộng đồng dân cư gần rừng. Dự án đồng cỏ phục vụ cho chăn nuôi đại gia súc, đã tuyển chọn và xác định các giống cỏ thích hợp với khí hậu, thời tiết Việt Nam; Dự án đã được nhân rộng và triển khai ở hầu hết các tỉnh thành trong cả nước.

Trong thời gian gần đây, Trường ĐHTN đã chủ động hơn trong công tác quan hệ quốc tế, các hoạt động hợp tác không chỉ dừng lại ở việc ký kết biên bản ghi nhớ và hợp tác mà còn đi sau vào thảo luận, xây dựng và triển khai các hoạt động cụ thể. Kết quả ký kết và thực hiện hợp tác đào tạo và nghiên cứu khoa học với các trường:

- Trường ĐH Champasak - Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào: Trường ĐHTN đã cung cấp một số trang bị thiết bị và tài liệu Văn hóa Việt Nam cho Đại học Champasak. Trường nhận đào tạo sinh viên Lào ở trình độ ĐH và bồi dưỡng chuyên môn cho giáo viên trường ĐH Champasak. Nhà trường đang cử cán bộ đi học tiếng Lào.

- Hợp tác với ĐH Chiang Mai - Thái Lan: Thăm quan trao đổi giữa các đơn vị thuộc hai nhà trường trong công tác nghiên cứu khoa học về chăn nuôi - thú y, quản lý vận hành các phòng thí nghiệm.

- Tham gia với trường Khoa học Sự Sống - ĐH Chonnam, Hàn Quốc: Đào tạo sau ĐH cho cán bộ của trường ĐHTN.   

- Trường ĐH Quốc gia Suchon, Hàn Quốc: hợp tác nghiên cứu về và đào tạo cán bộ sau ĐH về Địa y.

- Trường ĐH Ajou, Hàn Quốc: hợp tác nghiên cứu và đào tạo cán bộ sau ĐH về một số lĩnh vực liên quan đến nâng cao chất lượng cà phê và tinh dầu cà phê phục vụ cho sản xuất mỹ phẩm, y tế...

Các nội dung hợp tác giữa các trường và Trường ĐHTN được xác định là:

-  Trao đổi cán bộ quản lý và giáo dục. 

-  Phối hợp nghiên cứu.

-  Trao đổi sinh viên.

-  Trao đổi thông tin tài liệu và các ấn phẩm khoa học và đào tạo mà hai bên cùng quan tâm.   

- Phối hợp thiết kế chương trình đào tạo và xây dựng tài liệu giảng dạy.

- Tổ chức các hội nghị, hội thảo khoa học và đào tạo.

Hiện nay Trường có 8 dự án do các tổ chức nước ngoài tài trợ trong lĩnh vực Nông Lâm nghiệp, Giáo dục và Y Dược

- Dự án "Nghiên cứu có sự tham gia để tìm kiếm các giải pháp thích hợp về thực ăn và nuôi dưỡng để cải thiện năng suất chăn nuôi bò trong mùa khô" do Thụy Điển tài trợ;     

- Dự án "Đào tạo y khoa về sức khỏe sinh sản" do Hà Lan tài trợ;

- Dự án "Đường đến Đại học -PHE" do FORD tài trợ;

- Dự án Giáo dục ĐH - giai đoạn II;

- Dự án "Phát triển nông thôn Việt Nam" - RDViệt, Chương trình  Việt Nam - Hà Lan;

- Dự án "Lâm nghiệp để cải thiện đời sống vùng Tây Nguyên"-Flich, tài trợ của ADB và TFF;

- Dự án "Phát triển nông thôn" do DANIDA tài trợ;

- Mạng lưới nghiên cứu đào tạo nông lâm kết hợp - SeanaFe, Trường ĐHTN là trưởng mạng lưới VINAFE, tài trợ của Chính phủ Thụy Điển.

- Nhóm NC trẻ (bao gồm 12 cán bộ) năm 2008-2009 được tài trợ bởi quỹ Ford, thực hiện 4 đề tài, kinh phí 60 triệu/đề tài. Các đề tài thực hiện bởi nhóm nghiên cứu trẻ được duy trì từ năm 2006 đến nay, kinh phí nhận được từ các nguồn tài trợ của nước ngoài bằng hình thức đấu thầu.

Với các đề tài nghiên cứu khoa học, chương trình, Dự án mà Trường đã tham gia đã được các tổ chức quốc tế, các địa phương, các Bộ đánh giá rất cao. Kết quả của các hoạt động trên đã góp phần nâng cao trình độ, năng lực nghiên cứu, kỹ năng thực hành cho các giảng viên, sinh viên của trường, tăng cường trang thiết bị cho trường đồng thời góp phần cùng với các địa phương giải quyết những vấn đề cấp thiết mà xã hội đặt ra.

Thông qua các dự án để bồi dưỡng ngoại ngữ cho cán bộ giảng dạy, giúp họ tiếp cận và nâng cao trình độ chuyên môn. Trong năm học 2008 - 2009 thông qua Dự án giáo dục ĐH II - đã bồi dưỡng cho 24 giảng viên trẻ, tạo điều kiện đào tạo 1 nghiên cứu sinh tiến sỹ và 4 thạc sỹ ở các trường hợp tác tại Hàn Quốc, Mỹ...

3. Giải pháp đào tạo để tăng cường tính tự chủ trong hoạt động khoa học và hợp tác quốc tế.

Trong tiến trình hội nhập, nâng cao trình độ, kỹ năng của người dân để hòa nhập với sản xuất hiện đại, phù hợp với điều kiện và hoàn cảnh của các địa phương là một vấn đề đặt ra rất quan trọng đối với các cấp, các ngành. Theo chúng tôi cần có những giải pháp phù hợp như sau:

Một là, hình thành và phát triển toàn diện mối liên kết Viện - Trường để sử dụng có hiệu quả cơ sở vật chất kỹ thuật và nguồn nhân lực có trình độ cao. Đối với khu vực Tây Nguyên, mô hình Viện - Trường giữa trường ĐHTN, Viện Khoa học Nông lâm nghiệp Tây Nguyên, Viện Vệ sinh dịch tễ Tây Nguyên, Viện Phát triển Bền vững Tây Nguyên cũng là một mô hình đáng chú ý. 

Hai là, chủ động hội nhập và củng cố các mối quan hệ hợp tác với các dự án với nước ngoài thông qua mạng lưới quốc gia làm cơ sở cho việc xây dựng và phát triển các mỗi quan hệ song phương với các trường ĐH ở khu vực và quốc tế. Thông qua các chương  trình, dự án hợp tác song phương để xây dựng đội ngũ.

Ba là, chủ động tìm kiếm và tạo điều kiện cho việc phát triển các mối quan hệ chặt chẽ với các địa phương, các doanh nghiệp trong đào tạo, nghiên cứu khoa học. Đối với các Viện, Trường, Trung tâm đào tạo, cần phải phối hợp chặt chẽ với các nhà tuyển dụng để  tự đánh giá các chương trình đang được đào tạo, điều chỉnh nội dung môn học đồng thời cập nhật nội dung mới đưa vào chương trình giảng dạy. Ngược lại, các nhà tuyển dụng cần xác định trách nhiệm tham gia trong một số khâu của quá trình đào tạo, đặt yêu cầu đối với các cơ sở đào tạo về nội dung kiến thức, kỹ năng để đáp ứng được nhu cầu của cơ sở mình. Đổi mới cơ bản cơ chế tài chính cho hoạt động của các phòng thí nghiệm, ở ĐH Quốc gia Chi Ba - Nhật Bản, 80% kinh phí hoạt động của các phòng thí nghiệm là từ hợp đồng với các doanh nghiệp. Tiến đến chủ động kêu gọi các doanh nghiệp hợp tác xây dựng cơ sở thực nghiệm, nghiên cứu. Ở nhiều quốc gia các doanh nghiệp cũng thường có các Phòng thí nghiêm của mình đặt ngay trong các trường ĐH tạo điều kiện cho cho các giáo sư và nghiên cứu sinh tập trung nghiên cứu các lĩnh vực khoa học liên quan của từng doanh nghiệp. Nhờ đó mở ra các hướng đi mới, tạo nên triển vọng sản xuất những sản phẩm mới cho doanh nghiệp.

Bốn là, cần có chiến lược phát triển khoa học công nghệ, tìm kiếm lĩnh vực phù hợp với năng lực, thế mạnh và yêu cầu thực tiễn của khu vực, từ đó mà phát triển thành trường phái khoa học cho riêng mình. Đây chính là con đường đề xây dựng vị thế, thương hiệu của các trường ĐH mới, các trường ĐH ở các khu vực.   

Năm là, cần xây dựng ở Tây Nguyên một trung tâm công nghệ cao về công nghệ sinh học và Môi trường. Trung tâm này nên đặt ở Trường ĐHTN hoặc Viện nghiên cứu Nông Lâm nghiệp Tây Nguyên, nơi có rât nhiều nhà khoa học về lĩnh vực này. Sở dĩ cần phải xây dựng trung tâm này, bởi vì các hoạt động sản xuất Nông Lâm nghiệp phần lớn gắn đến sinh học và công nghệ sinh học. Có được trung tâm này ở Tây Nguyên sẽ tạo điều kiện cải thiện về giống cây trồng, vật nuôi, phân bón... nâng cao chất lượng sản phẩm hàng hóa nông lâm nghiệp ở Tây Nguyên. Có được trung tâm này sẽ đẩy nhanh quá trình nghiên cứu, chuyển giao công nghệ phục vụ tốt nhất cho sản xuất nông lâm nghiệp.

Sáu là, tăng cường đầu tư và phát triển bệnh viện thực hành của Trường ĐHTN. Ngành Y, các trường ĐH Y khoa, các bệnh viện, các viện nghiên cứu thuộc Bộ Y tế từ lâu đã là một hình mẫu thành công của sự hợp tác cơ quan đào tạo và cơ quan nghiên cứu. Bệnh viện của ĐH Chi Ba - Nhật Bản mang lại nguồn thu nhập chiếm             



Bảy là, Nhà nước, Bộ Nông nghiệp Phát triển Nông thôn, Bộ Khoa học Công nghệ và các Bộ, Ngành khác cần nghiên cứu để có những chính sách đặc thù đối với Tây Nguyên. Đồng thời cần xây dựng những chương trình, đề tài, dự án mang tính quốc gia liên quan đến Tây Nguyên nên giao hoặc chỉ định cho các cơ sở đào tạo, nghiên cứu ở Tây Nguyên thực hiện. Làm được điều đó sẽ nhanh chóng nâng cao trình độ, kỹ năng cho cán bộ ở Tây Nguyên và chuyển giao công nghệ đến với người dân Tây Nguyên phục vụ đắc lực cho sự nghiệp phát triển bền vững kinh tế xã hội ở vùng đất giàu tiềm năng này.



Каталог: thanhtuu -> vhgd
thanhtuu -> BUÔn ma thuột sẽ LÀ thành phố wifi nhờ Ứng dụng công nghệ wimax 4G
vhgd -> SỰ du nhập của giáo dục phưƠng tây vào nam kỳ việt nam thời thuộc pháP (1861-1945) pgs. Ts ngô Minh Oanh
thanhtuu -> Sinh lý tim mạCH
vhgd -> Guide to Nonprofit Program Design, Marketing and Evaluation
thanhtuu -> BẢn tin công nghệ sinh học từ ngày 2/9/2011 đến ngày 9/9/2011 Tin tức toàn cầu
thanhtuu -> BẢn tin cây tròng công nghệ sinh học ngày 29/4/2011 đến ngày 06/05/2011
thanhtuu -> KỸ thuật nuôi chồn nhung đen còn có tên gọi là "hắc thốn", có nguồn gốc từ Nam Mỹ, có nhiều ở vùng núi Andes, được Tây Ban Nha nhập vào nuôi cách đây hàng trăm năm
vhgd -> Tình hình và chính sách xây dựng và phổ cập Chữ viết các dân tộc thiểu số ở Việt Nam • Hoàng Thị Châu 1

tải về 52.19 Kb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương