MẪu hồ SƠ YÊu cầu chào hàng cạnh tranh mua sắm hàng hóA ĐỐi vớI ĐẤu thầu qua mạNG



tải về 188.41 Kb.
Chuyển đổi dữ liệu13.10.2017
Kích188.41 Kb.
#33497
MẪU

HỒ SƠ YÊU CẦU

CHÀO HÀNG CẠNH TRANH

MUA SẮM HÀNG HÓA

ĐỐI VỚI ĐẤU THẦU QUA MẠNG

(Mẫu số 02)

(Ban hành kèm theo Thông tư số …./2016/TT-BKHĐT ngày …. tháng …. năm 2016 của Bộ Kế hoạch và Đầu tư quy định chi tiết lập hồ sơ mời thầu, hồ sơ yêu cầu mua sắm hàng hóa đối với đấu thầu qua mạng)



HỒ SƠ YÊU CẦU

CHÀO HÀNG CẠNH TRANH



Số hiệu gói thầu và số thông báo mời chào hàng (trên Hệ thống):

_________________

Tên gói thầu (theo nội dung thông báo mời chào hàng trên Hệ thống):

_________________

Dự án (theo nội dung thông báo mời chào hàng trên Hệ thống):

_________________

Phát hành ngày (theo nội dung thông báo mời chào hàng trên Hệ thống):

_________________

Ban hành kèm theo Quyết định (theo nội dung thông báo mời chào hàng trên Hệ thống):

_________________

MỤC LỤC

Mô tả tóm tắt

Từ ngữ viết tắt

Chương I. Chỉ dẫn nhà thầu

Chương II. Bảng dữ liệu đấu thầu

Chương III. Tiêu chuẩn đánh giá hồ sơ đề xuất

Chương IV. Biểu mẫu mời thầu và dự thầu

Chương V. Yêu cầu đối với gói thầu

Chương VI. Dự thảo hợp đồng

MÔ TẢ TÓM TẮT

Chương I. Chỉ dẫn nhà thầu

Chương này cung cấp thông tin nhằm giúp nhà thầu chuẩn bị hồ sơ đề xuất. Thông tin bao gồm các quy định về việc chuẩn bị, nộp hồ sơ đề xuất, mở thầu, đánh giá hồ sơ đề xuất và trao hợp đồng. Chỉ được sử dụng mà không được sửa đổi các quy định tại Chương này.



Chương này áp dụng thống nhất đối với tất cả các gói thầu chào hàng cạnh tranh mua sắm hàng hóa đối với đấu thầu qua mạng, được cố định theo định dạng tệp tin PDF và đăng tải trên Hệ thống.

Chương II. Bảng dữ liệu đấu thầu

Chương này quy định cụ thể các nội dung của Chương I khi áp dụng đối với từng gói thầu.



Chương này được số hóa dưới dạng Webform trên Hệ thống. Bên mời thầu nhập các nội dung thông tin vào E-BDL trên Hệ thống.

Chương III. Tiêu chuẩn đánh giá hồ sơ đề xuất

Chương này bao gồm các tiêu chí để đánh giá hồ sơ đề xuất và đánh giá về năng lực, kinh nghiệm của nhà thầu để thực hiện gói thầu.



Chương này bao gồm: Mục 1 (Kiểm tra và đánh giá tính hợp lệ của E-HSĐX); Mục 3 (Tiêu chuẩn đánh giá về kỹ thuật) và Mục 4 (Xác định giá chào) là tệp tin PDF/Word do Bên mời thầu chuẩn bị theo mẫu; Mục 2 (Tiêu chuẩn đánh giá về năng lực và kinh nghiệm) được số hóa dưới dạng Webform trên Hệ thống. Bên mời thầu cần nhập thông tin vào các Webform tương ứng trên Hệ thống. Căn cứ vào các thông tin do Bên mời thầu nhập vào, Hệ thống sẽ tự động tạo ra các biểu mẫu dự thầu có liên quan phù hợp với các tiêu chuẩn đánh giá do Bên mời thầu nhập vào.

Chương IV. Biểu mẫu mời thầu và dự thầu

Chương này bao gồm các biểu mẫu mà Bên mời thầu và nhà thầu phải hoàn chỉnh để thành một phần nội dung của hồ sơ yêu cầu và hồ sơ đề xuất.



Chương này được số hóa dưới dạng Webform trên Hệ thống. Bên mời thầu và nhà thầu cần nhập các thông tin vào Webform tương ứng trên Hệ thống phù hợp với gói thầu để phát hành E-HSYC và nộp E-HSĐX trên Hệ thống.

Chương V. Yêu cầu đối với gói thầu

Chương này bao gồm phạm vi, tiến độ cung cấp hàng hóa, dịch vụ liên quan mà nhà thầu phải thực hiện; yêu cầu về kỹ thuật và bản vẽ để mô tả các đặc tính kỹ thuật của hàng hóa và dịch vụ liên quan; các nội dung về kiểm tra và thử nghiệm hàng hoá (nếu có).



Chương này bao gồm: Mục 1 (Phạm vi và tiến độ cung cấp hàng hóa và các dịch vụ liên quan) được số hóa dưới dạng Webform trên Hệ thống, Bên mời thầu cần nhập thông tin vào các Webform tương ứng trên Hệ thống, trên cơ sở đó Hệ thống sẽ tự động tạo ra các biểu mẫu dự thầu; Mục 2 (Yêu cầu về kỹ thuật); Mục 3 (Bản vẽ) và Mục 4 (Kiểm tra và thử nghiệm) là tệp tin PDF/Word do Bên mời thầu chuẩn bị theo mẫu.

Chương VI. Dự thảo hợp đồng

Chương này gồm dự thảo hợp đồng và các biểu mẫu kèm theo. Mẫu bảo lãnh thực hiện hợp đồng (Thư bảo lãnh) do nhà thầu trúng thầu hoàn chỉnh trước khi hợp đồng có hiệu lực.



Chương này là các tệp tin PDF/Word do Bên mời thầu chuẩn bị theo mẫu.

TỪ NGỮ VIẾT TẮT

E-CDNT

Chỉ dẫn nhà thầu

E-HSYC

Hồ sơ yêu cầu

E-HSĐX

Hồ sơ đề xuất

E-BDL

Bảng dữ liệu đấu thầu

E-TBMCH

Thông báo mời chào hàng

VND

đồng Việt Nam

Luật đấu thầu

Luật đấu thầu số 43/2013/QH13

Nghị định 63

Nghị định 63/2014/NĐ-CP ngày 26/6/2014

Thông tư 07

Thông tư liên tịch số 07/2015/TTLT-BKHĐT-BTC ngày 08/9/2015 của Bộ Kế hoạch và Đầu tư và Bộ Tài chính quy định chi tiết việc cung cấp, đăng tải thông tin về đấu thầu và lựa chọn nhà thầu qua mạng

Hệ thống

Hệ thống mạng đấu thầu quốc gia tại địa chỉ http://muasamcong.mpi.gov.vn

PDF

Định dạng tài liệu được cố định theo tiêu chuẩn của hãng Adobe Systems để tài liệu được hiển thị như nhau trên mọi môi trường làm việc

Excel

Định dạng tài liệu theo dạng bảng biểu của hãng Microsoft dùng trong việc tính toán, nhập dữ liệu

Word

Định dạng tài liệu theo dạng văn bản của hãng Microsoft dùng trong việc trình bày, nhập dữ liệu

Webform

Định dạng tài liệu theo dạng biểu mẫu nhập trên Hệ thống, thông qua mạng internet, tương tác giữa máy tính của người sử dụng và máy chủ của Hệ thống

Chương I. CHỈ DẪN NHÀ THẦU

1. Phạm vi gói thầu

1.1. Bên mời thầu quy định tại E-BDL mời nhà thầu tham gia chào hàng cạnh tranh gói thầu được mô tả tại Chương V – Yêu cầu đối với gói thầu.

1.2. Tên gói thầu, tên dự án quy định tại E-BDL.

1.3. Nguồn vốn (hoặc phương thức thu xếp vốn) để thực hiện gói thầu được quy định tại E-BDL.

1.4. Loại hợp đồng: trọn gói.

1.5. Thời gian thực hiện hợp đồng quy định tại E-BDL.


2. Giải thích từ ngữ trong đấu thầu qua mạng

2.1. Thời điểm đóng thầu là thời điểm hết hạn nhận E-HSYC và được quy định trong E-TBMCH trên Hệ thống.

2.2. Ngày là ngày theo dương lịch, bao gồm cả ngày nghỉ cuối tuần, nghỉ lễ, nghỉ Tết theo quy định của pháp luật về lao động.

2.3. Thời gian và ngày tháng trên Hệ thống là thời gian và ngày tháng của Hệ thống (GMT+7).

2.4. Nhà thầu trong đấu thầu qua mạng là nhà thầu đã đăng ký trên Hệ thống và còn hiệu lực hoạt động.



3. Hành vi bị cấm trong đấu thầu

3.1. Đưa, nhận, môi giới hối lộ.

3.2. Lợi dụng chức vụ quyền hạn để can thiệp bất hợp pháp vào hoạt động đấu thầu.

3.3. Thông thầu, bao gồm các hành vi sau đây:

a) Thỏa thuận về việc rút khỏi việc dự thầu hoặc rút đơn dự thầu được nộp trước đó để một hoặc các bên tham gia thỏa thuận thắng thầu;

b) Thỏa thuận để một hoặc nhiều bên chuẩn bị E-HSĐX cho các bên tham dự thầu để một bên thắng thầu;

c) Thỏa thuận về việc từ chối cung cấp hàng hóa, không ký hợp đồng thầu phụ hoặc các hình thức gây khó khăn khác cho các bên không tham gia thỏa thuận.

3.4. Gian lận, bao gồm các hành vi sau đây:

a) Trình bày sai một cách cố ý hoặc làm sai lệch thông tin, hồ sơ, tài liệu của một bên trong đấu thầu nhằm thu được lợi ích tài chính hoặc lợi ích khác hoặc nhằm trốn tránh bất kỳ một nghĩa vụ nào;

b) Cá nhân trực tiếp đánh giá E-HSĐX, thẩm định kết quả lựa chọn nhà thầu cố ý báo cáo sai hoặc cung cấp thông tin không trung thực làm sai lệch kết quả lựa chọn nhà thầu;

c) Nhà thầu cố ý cung cấp các thông tin không trung thực trong E-HSĐX;

d) Nhà thầu sử dụng trái phép chứng thư số của nhà thầu khác để tham dự đấu thầu qua mạng;

đ) Bên mời thầu cố tình cung cấp thông tin sai lệch khi thông báo và phát hành E-HSYC trên Hệ thống;

e) Bên mời thầu cố tình cung cấp thông tin sai lệch của E-HSĐX so với bản gốc E-HSĐX trên Hệ thống cho Tổ chuyên gia.

3.5. Cản trở, bao gồm các hành vi sau đây:

a) Hủy hoại, lừa dối, thay đổi, che giấu chứng cứ hoặc báo cáo sai sự thật; đe dọa, quấy rối hoặc gợi ý đối với bất kỳ bên nào nhằm ngăn chặn việc làm rõ hành vi đưa, nhận, môi giới hối lộ, gian lận hoặc thông đồng đối với cơ quan có chức năng, thẩm quyền về giám sát, kiểm tra, thanh tra, kiểm toán;

b) Các hành vi cản trở đối với nhà thầu, cơ quan có thẩm quyền về giám sát, kiểm tra, thanh tra, kiểm toán;

c) Các hành vi tấn công vào Hệ thống nhằm phá hoại và cản trở các nhà thầu tham dự.

3.6. Không bảo đảm công bằng, minh bạch, bao gồm các hành vi sau đây:

a) Tham dự thầu với tư cách là nhà thầu đối với gói thầu do mình làm Bên mời thầu, Chủ đầu tư hoặc thực hiện các nhiệm vụ của Bên mời thầu, Chủ đầu tư;

b) Tham gia lập, đồng thời tham gia thẩm định E-HSYC đối với cùng một gói thầu;

c) Tham gia đánh giá E-HSĐX đồng thời tham gia thẩm định kết quả lựa chọn nhà thầu đối với cùng một gói thầu;

d) Là cá nhân thuộc Bên mời thầu, Chủ đầu tư nhưng trực tiếp tham gia quá trình lựa chọn nhà thầu hoặc tham gia tổ chuyên gia, tổ thẩm định kết quả lựa chọn nhà thầu hoặc là người đứng đầu Chủ đầu tư, Bên mời thầu đối với các gói thầu do cha mẹ đẻ, cha mẹ vợ hoặc cha mẹ chồng, vợ hoặc chồng, con đẻ, con nuôi, con dâu, con rể, anh chị em ruột đứng tên dự thầu hoặc là người đại diện theo pháp luật của nhà thầu tham dự thầu;

đ) Nhà thầu tham dự thầu gói thầu mua sắm hàng hoá do mình cung cấp dịch vụ tư vấn trước đó;



e) Đứng tên tham dự thầu gói thầu thuộc dự án do Chủ đầu tư, Bên mời thầu là cơ quan, tổ chức nơi mình đã công tác trong thời hạn 12 tháng, kể từ khi thôi việc tại cơ quan, tổ chức đó;

g) Áp dụng hình thức lựa chọn nhà thầu không phải là hình thức đấu thầu rộng rãi khi không đủ điều kiện theo quy định của Luật đấu thầu số 43/2013/QH13;

h) Nêu yêu cầu cụ thể về nhãn hiệu, xuất xứ hàng hóa trong E-HSYC;

i) Chia dự án, dự toán mua sắm thành các gói thầu trái với quy định của Luật đấu thầu số 43/2013/QH13 nhằm mục đích chỉ định thầu hoặc hạn chế sự tham gia của các nhà thầu.

3.7. Tiết lộ, tiếp nhận những tài liệu, thông tin sau đây về quá trình lựa chọn nhà thầu, trừ trường hợp quy định tại điểm b khoản 7 Điều 73, khoản 12 Điều 74, điểm i khoản 1 Điều 75, khoản 7 Điều 76, khoản 7 Điều 78, điểm d khoản 2 Điều 92 của Luật đấu thầu số 43/2013/QH13:

a) Nội dung E-HSYC trước thời điểm phát hành theo quy định;

b) Nội dung E-HSĐX, sổ tay ghi chép, biên bản cuộc họp xét thầu, các ý kiến nhận xét, đánh giá đối với từng E-HSĐX` trước khi công khai kết quả lựa chọn nhà thầu;

c) Nội dung yêu cầu làm rõ E-HSĐX của Bên mời thầu và trả lời của nhà thầu trong quá trình đánh giá E-HSĐX trước khi công khai kết quả lựa chọn nhà thầu;

d) Báo cáo của Bên mời thầu, báo cáo của tổ chuyên gia, báo cáo thẩm định, báo cáo của nhà thầu tư vấn, báo cáo của cơ quan chuyên môn có liên quan trong quá trình lựa chọn nhà thầu trước khi công khai kết quả lựa chọn nhà thầu;

đ) Kết quả lựa chọn nhà thầu trước khi được công khai theo quy định;

e) Các tài liệu khác trong quá trình lựa chọn nhà thầu được đóng dấu mật theo quy định của pháp luật.

3.8. Chuyển nhượng thầu, bao gồm các hành vi sau đây:

a) Nhà thầu chuyển nhượng cho nhà thầu khác phần công việc thuộc gói thầu có giá trị từ 10% trở lên (sau khi trừ phần công việc thuộc trách nhiệm của nhà thầu phụ) tính trên giá hợp đồng đã ký kết;

b) Chủ đầu tư, tư vấn giám sát chấp thuận để nhà thầu chuyển nhượng công việc thuộc trách nhiệm thực hiện của nhà thầu, trừ phần công việc thuộc trách nhiệm của nhà thầu phụ đã kê khai trong hợp đồng.

4.9. Tổ chức lựa chọn nhà thầu khi nguồn vốn cho gói thầu chưa được xác định dẫn tới tình trạng nợ đọng vốn của nhà thầu.



4. Tư cách hợp lệ của nhà thầu

4.1. Hạch toán tài chính độc lập;

4.2. Không đang trong quá trình giải thể; không bị kết luận đang lâm vào tình trạng phá sản hoặc nợ không có khả năng chi trả theo quy định của pháp luật;



4.3. Không đang trong thời gian bị cấm tham dự thầu theo quy định của pháp luật về đấu thầu;

4.4. Bảo đảm cạnh tranh trong đấu thầu theo quy định tại E-BDL;

4.5. Đã đăng ký trên hệ thống mạng đấu thầu quốc gia và còn hiệu lực hoạt động.

5. Làm rõ, sửa đổi E-HSYC

5.1. Việc làm rõ E-HSYC thực hiện theo quy định tại Điểm c Khoản 2 Điều 14 Nghị định số 63/2014/NĐ-CP. Văn bản làm rõ E-HSYC của Bên mời thầu là tệp đính kèm được đăng tải với E-TBMCH đã đăng tải trước đó trên Hệ thống.

5.2. Trường hợp cần sửa đổi E-HSYC, Bên mời thầu đăng nhập vào Hệ thống để thực hiện sửa đổi E-TBMCH. Các nội dung của E-HSYC mới phải được cập nhật, đính kèm và phát hành lại kèm E-TBMCH sửa đổi. Trong trường hợp này, những nhà thầu đã nộp E-HSĐX theo thông báo mời chào hàng cũ cần nộp lại E-HSĐX theo thông báo mời chào hàng mới.

5.3. Nhà thầu cần thường xuyên cập nhật thông tin về sửa đổi, làm rõ E-HSYC, số thông báo mời chào hàng trên Hệ thống để đảm bảo cho việc chuẩn bị E-HSĐX phù hợp và đáp ứng với yêu cầu của E-HSYC sửa đổi.

5.4. Chi tiết các bước thực hiện theo Hướng dẫn sử dụng được đăng tải trên trang chủ Hệ thống.

6. Chi phí, đồng tiền, ngôn ngữ trong chào hàng

6.1. E-HSYC được phát miễn phí trên Hệ thống ngay sau khi Bên mời thầu đăng tải thành công E-TBMCH trên Hệ thống. Nhà thầu phải chịu mọi chi phí liên quan đến quá trình tham dự chào hàng. Nhà thầu thanh toán chi phí nộp E-HSĐX cho Tổ chức vận hành Hệ thống là 220.000 đồng (đã bao gồm thuế).

6.2. Đồng tiền tham dự chào hàng và đồng tiền thanh toán là VNĐ.

6.3. E-HSĐX cũng như tất cả văn bản và các tài liệu liên quan đến E-HSĐX được trao đổi giữa Bên mời thầu và nhà thầu phải được viết bằng tiếng Việt. Các tài liệu và tư liệu bổ trợ trong E-HSĐX có thể được viết bằng ngôn ngữ khác, đồng thời kèm theo bản dịch sang tiếng Việt. Trường hợp thiếu bản dịch, nếu cần thiết, Bên mời thầu có thể yêu cầu nhà thầu gửi bổ sung.

7. Thành phần của E-HSĐX

E-HSĐX do nhà thầu chuẩn bị phải bao gồm:

7.1. Đơn chào hàng (thực hiện trên Hệ thống);

7.2. Bản cam kết thực hiện gói thầu được số hóa dưới dạng Webform trên Hệ thống (theo Mẫu số 15 Chương IV – Biểu mẫu mời thầu và dự thầu);

7.3. Thỏa thuận liên danh nếu là nhà thầu liên danh theo Mẫu số 06 Chương IV – Biểu mẫu mời thầu và dự thầu;

7.4. Bảo đảm dự thầu theo Mẫu số 07a hoặc Mẫu số 07b Chương IV – Biểu mẫu mời thầu và dự thầu;

7.5. Tài liệu chứng minh tư cách hợp lệ của nhà thầu theo quy định tại Mục 4 E-CDNT.

7.6. Tài liệu chứng minh năng lực, kinh nghiệm của nhà thầu theo quy định tại Mục 10 E-CDNT;

7.7. Đề xuất về giá và các bảng biểu được ghi đầy đủ thông tin theo quy định tại Mục 8 và Mục 9 E-CNDT.

7.8. Các nội dung khác theo quy định tại E-BDL.

8. Đơn chào hàng và các bảng biểu

Nhà thầu điền trực tiếp thông tin vào các bảng biểu tương ứng theo mẫu quy định tại Chương IV – Biểu mẫu mời thầu và dự thầu trên Hệ thống để thành lập đơn chào hàng

9. Giá chào

9.1. Giá chào ghi trong đơn chào hàng bao gồm toàn bộ chi phí để thực hiện gói thầu theo yêu cầu của E-HSYC. Không áp dụng thư giảm giá trong đấu thầu qua mạng.

9.2. Nhà thầu phải nộp E-HSĐX cho toàn bộ công việc nêu tại Mục 1 Chương này và ghi đơn giá chào cho tất cả các công việc nêu trong các cột Danh mục hàng hóa, “Mô tả dịch vụ” theo các mẫu tương ứng quy định tại Chương IV - Biểu mẫu mời thầu và dự thầu.

Trường hợp tại cột “đơn giá” nhà thầu không ghi giá trị hoặc ghi là “0” thì được coi là nhà thầu đã phân bổ giá của mục này vào các mục khác thuộc gói thầu, nhà thầu phải có trách nhiệm thực hiện tất cả các công việc theo yêu cầu nêu trong E-HSYC với đúng giá đã chào.

Hệ thống sẽ tự động kết xuất giá dự thầu từ các biểu mẫu dự thầu để điền vào đơn dự thầu.

9.3. Giá chào của nhà thầu phải bao gồm toàn bộ các khoản thuế, phí, lệ phí (nếu có) áp theo thuế suất, mức phí, lệ phí tại thời điểm 28 ngày trước ngày có thời điểm đóng thầu theo quy định. Trường hợp nhà thầu tuyên bố giá chào không bao gồm thuế, phí, lệ phí (nếu có) thì E-HSĐX của nhà thầu sẽ bị loại.

10. Tài liệu chứng minh năng lực và kinh nghiệm của nhà thầu

10.1. Nhà thầu kê khai các thông tin cần thiết vào các Mẫu trong Chương IV – Biểu mẫu mời thầu và dự thầu để cung cấp thông tin về năng lực và kinh nghiệm thực hiện hợp đồng theo quy định tại Chương III – Tiêu chuẩn đánh giá E-HSĐX. Nhà thầu phải chuẩn bị sẵn sàng các tài liệu gốc để phục vụ việc xác minh khi có yêu cầu của Bên mời thầu.

10.2. Các tài liệu để chứng minh năng lực thực hiện hợp đồng của nhà thầu nếu được trúng thầu theo quy định tại E-BDL

11. Thời gian có hiệu lực của E-HSĐX

11.1. Thời gian có hiệu lực của E-HSĐX quy định tại E-BDL. E-HSĐX nào có thời hạn hiệu lực ngắn hơn quy định sẽ không nộp được trên Hệ thống.

11.2. Trong trường hợp cần thiết, trước khi hết thời hạn hiệu lực của E-HSĐX, Bên mời thầu có thể đề nghị các nhà thầu gia hạn hiệu lực của E-HSĐX, đồng thời yêu cầu nhà thầu gia hạn tương ứng thời gian có hiệu lực của bảo đảm dự thầu. Việc gia hạn, chấp nhận hoặc không chấp nhận gia hạn phải được thể hiện bằng văn bản. Nếu nhà thầu không chấp nhận việc gia hạn thì E-HSĐX của nhà thầu này không được xem xét tiếp và trong trường hợp này nhà thầu được nhận lại bảo đảm dự thầu. Nhà thầu chấp nhận đề nghị gia hạn không được phép thay đổi bất kỳ nội dung nào của E-HSĐX.



12. Bảo đảm dự thầu

12.1. Nhà thầu tham gia đấu thầu qua mạng phải thực hiện biện pháp bảo đảm dự thầu theo hình thức thư bảo lãnh của tổ chức tín dụng hoạt động hợp pháp tại Việt Nam. Trường hợp liên danh tham dự thầu, thành viên đứng đầu liên danh (đại diện liên danh) sẽ thực hiện bảo đảm dự thầu. Giá trị, đồng tiền và thời gian có hiệu lực của bảo đảm dự thầu được quy định cụ thể tại E-BDL.

12.2. Bảo đảm dự thầu được coi là không hợp lệ khi thuộc một trong các trường hợp sau đây: có giá trị thấp hơn, thời gian hiệu lực ngắn hơn so với yêu cầu quy định tại Mục 12.1 E-CDNT, không đúng tên Bên mời thầu (đơn vị thụ hưởng), không có chữ ký hợp lệ hoặc có kèm theo điều kiện gây bất lợi cho Bên mời thầu.

12.3. Đối với những tổ chức tín dụng đã kết nối với Hệ thống, nhà thầu thực hiện bảo lãnh dự thầu qua mạng. Đối với tổ chức tín dụng chưa có kết nối đến Hệ thống, nhà thầu quét (scan) thư bảo lãnh của ngân hàng và đính kèm khi nộp E-HSĐX. Nhà thầu được mời vào thương thảo hợp đồng phải nộp bản gốc của thư bảo lãnh cho Bên mời thầu. Thông tin về giá trị bảo lãnh và thời gian thực hiệu lực của bảo lãnh dự thầu được nhà thầu nhập vào đơn chào hàng trên Hệ thống. E-HSĐX nào có bảo đảm dự thầu không hợp lệ sẽ không nộp được trên Hệ thống.

12.4. Bảo đảm dự thầu không được hoàn trả trong các trường hợp sau đây:

a) Nhà thầu vi phạm pháp luật về đấu thầu dẫn đến phải hủy thầu theo quy định tại điểm d Mục 20.1 E-CDNT;

b) Nhà thầu không thực hiện biện pháp bảo đảm thực hiện hợp đồng theo quy định tại Mục 22 E-CDNT;

c) Nhà thầu không tiến hành hoặc từ chối tiến hành thương thảo hợp đồng trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được thông báo mời đến thương thảo hợp đồng của Bên mời thầu, trừ trường hợp bất khả kháng;

d) Nhà thầu không tiến hành hoặc từ chối tiến hành hoàn thiện, ký kết hợp đồng trong thời gian quy định tại Thông báo chấp thuận E-HSĐX và trao hợp đồng của Bên mời thầu, trừ trường hợp bất khả kháng.

12.5. Nhà thầu không được lựa chọn trúng thầu sẽ được hoàn trả hoặc giải tỏa bảo đảm dự thầu trong thời hạn tối đa theo quy định tại E-BDL, kể từ ngày thông báo kết quả lựa chọn nhà thầu. Đối với nhà thầu được lựa chọn, bảo đảm dự thầu được hoàn trả hoặc giải tỏa sau khi nhà thầu thực hiện biện pháp bảo đảm thực hiện hợp đồng.


13. Nộp, rút, thay thế và sửa đổi E-HSĐX

13.1. Nhà thầu chỉ nộp E-HSĐX một lần đối với thông báo mời chào hàng khi tham gia đấu thầu qua mạng. Trường hợp liên danh tham dự thầu, thành viên đứng đầu liên danh (đại diện liên danh) sử dụng chứng thư số của mình thay mặt liên danh nộp E-HSĐX. Nhà thầu không thể thay thế và sửa đổi E-HSĐX đã nộp.

13.2. Sau khi nộp E-HSĐX, nhà thầu có thể rút E-HSĐX bằng cách gửi văn bản tới Bên mời thầu trước thời điểm đóng thầu theo một trong những cách sau: e-mail, fax, gửi văn bản trực tiếp, hoặc theo đường bưu điện theo quy định trong thông báo mời chào hàng.



14. Mở thầu


14.1. Bên mời thầu tiến hành mở thầu trên Hệ thống ngay sau thời điểm mở thầu. Trường hợp không có nhà thầu nộp E-HSĐX, Bên mời thầu báo cáo chủ đầu tư xem xét tổ chức lại việc lựa chọn nhà thầu qua mạng. Trường hợp có ít hơn 03 nhà thầu nộp E-HSĐX thì Bên mời thầu tiến hành mở thầu ngay mà không phải xử lý tình huống theo quy định tại Khoản 4 Điều 117 của Nghị định 63.

14.2. E-HSĐX nộp trước thời điểm đóng thầu sẽ được mở thầu trên Hệ thống, cụ thể như sau:

a) Bên mời thầu đăng nhập vào Hệ thống;



b) Chọn gói thầu cần mở theo số thông báo mời chào hàng;

c) Sử dụng khóa bí mật của gói thầu để giải mã E-HSĐX trừ E-HSĐX của nhà thầu có văn bản rút E-HSĐX gửi đến Bên mời thầu trước thời điểm đóng thầu.

14.3. Biên bản mở thầu được công khai trên Hệ thống trong thời hạn không quá 02 giờ sau thời điểm đóng thầu.

15. Làm rõ E-HSĐX

15.1. Sau khi mở thầu, nhà thầu có trách nhiệm làm rõ E-HSĐX theo yêu cầu của Bên mời thầu. Trường hợp E-HSĐX của nhà thầu thiếu tài liệu chứng minh tư cách hợp lệ, năng lực và kinh nghiệm thì Bên mời thầu yêu cầu nhà thầu làm rõ, bổ sung tài liệu để chứng minh tư cách hợp lệ, năng lực và kinh nghiệm. Đối với các nội dung đề xuất về kỹ thuật, tài chính nêu trong E-HSĐX của nhà thầu, việc làm rõ phải bảo đảm nguyên tắc không làm thay đổi bản chất của nhà thầu tham dự thầu, không làm thay đổi nội dung cơ bản của E-HSĐX đã nộp, không thay đổi giá dự thầu. Nhà thầu phải thông báo cho Bên mời thầu về việc đã nhận được văn bản yêu cầu làm rõ E-HSĐX bằng một trong những cách sau: gửi văn bản trực tiếp, theo đường bưu điện, fax hoặc e-mail.

15.2. Trong quá trình đánh giá, việc làm rõ E-HSĐX giữa nhà thầu và Bên mời thầu được thực hiện thông qua văn bản.

15.3. Trong khoảng thời gian theo quy định trong E-BDL, trường hợp nhà thầu phát hiện E-HSĐX của mình thiếu các tài liệu chứng minh tư cách hợp lệ, năng lực và kinh nghiệm thì nhà thầu được phép gửi tài liệu đến Bên mời thầu để làm rõ về tư cách hợp lệ, năng lực và kinh nghiệm của mình. Bên mời thầu có trách nhiệm tiếp nhận những tài liệu làm rõ của nhà thầu để xem xét, đánh giá; các tài liệu làm rõ về tư cách hợp lệ, năng lực và kinh nghiệm được coi như một phần của E-HSĐX. Bên mời thầu phải thông báo bằng văn bản cho nhà thầu về việc đã nhận được các tài liệu làm rõ của nhà thầu bằng một trong những cách sau: gửi trực tiếp, theo đường bưu điện, fax hoặc e-mail.

15.4. Việc làm rõ E-HSĐX chỉ được thực hiện giữa Bên mời thầu và nhà thầu có E-HSĐX cần phải làm rõ. Nội dung làm rõ E-HSĐX được Bên mời thầu bảo quản như một phần của E-HSĐX. Đối với các nội dung làm rõ ảnh hưởng trực tiếp đến việc đánh giá tư cách hợp lệ, năng lực, kinh nghiệm và yêu cầu về kỹ thuật, tài chính nếu quá thời hạn làm rõ mà nhà thầu không có văn bản làm rõ hoặc có văn bản làm rõ nhưng không đáp ứng được yêu cầu làm rõ của Bên mời thầu thì Bên mời thầu sẽ đánh giá E-HSĐX của nhà thầu theo E-HSĐX nộp trước thời điểm đóng thầu.

15.5. Trường hợp cần thiết, Bên mời thầu có thể gửi văn bản yêu cầu nhà thầu có khả năng trúng thầu đến làm việc trực tiếp với Bên mời thầu để làm rõ E-HSĐX. Nội dung làm rõ E-HSĐX phải được ghi cụ thể thành biên bản. Việc làm rõ E-HSĐX trong trường hợp này phải bảo đảm tính khách quan, minh bạch.

16. Nhà thầu phụ

16.1. Trường hợp nhà thầu cần sử dụng nhà thầu phụ thì phải kê khai danh sách nhà thầu phụ theo Mẫu số 14 Chương IV – Biểu mẫu mời thầu và dự thầu. Việc sử dụng nhà thầu phụ sẽ không làm thay đổi các trách nhiệm của nhà thầu chính. Nhà thầu chính phải chịu trách nhiệm về khối lượng, chất lượng, tiến độ và các trách nhiệm khác đối với phần công việc do nhà thầu phụ thực hiện. Việc thay thế, bổ sung nhà thầu phụ ngoài danh sách nhà thầu phụ đã kê khai chỉ được thực hiện khi có lý do xác đáng, hợp lý và được chủ đầu tư chấp thuận.

16.2. Nhà thầu chính chỉ được sử dụng nhà thầu phụ thực hiện các công việc với tổng giá trị dành cho nhà thầu phụ không vượt quá tỷ lệ phần trăm quy định trong E-BDL đối với giá chào của nhà thầu



17. Ưu đãi trong lựa chọn nhà thầu

17.1 Ưu đãi trong Mục này chỉ thực hiện trong trường hợp Bên mời thầu áp dụng quy trình 1 theo Mục 18.2.1 E-CDNT.

17.2. Nguyên tắc ưu đãi: Nhà thầu được hưởng ưu đãi khi cung cấp hàng hóa mà hàng hóa đó có chi phí sản xuất trong nước chiếm tỷ lệ từ 25% trở lên.

17.3. Việc tính ưu đãi được thực hiện trong quá trình đánh giá E-HSĐX để so sánh, xếp hạng E-HSĐX:

Hàng hóa chỉ được hưởng ưu đãi khi nhà thầu chứng minh được hàng hóa đó có chi phí sản xuất trong nước chiếm tỷ lệ từ 25% trở lên trong giá hàng hóa. Tỷ lệ % chi phí sản xuất trong nước của hàng hóa được tính theo công thức sau đây:

D (%) = G*/G (%)

Trong đó:

- G*: Là chi phí sản xuất trong nước được tính bằng giá chào của hàng hóa trong E-HSĐX trừ đi giá trị thuế và các chi phí nhập ngoại bao gồm cả phí, lệ phí (nếu có);

- G: Là giá chào của hàng hóa trong E-HSĐX trừ đi giá trị thuế;

- D: Là tỷ lệ % chi phí sản xuất trong nước của hàng hóa. D ≥ 25% thì hàng hóa đó được hưởng ưu đãi theo quy định tại Mục này.

17.4. Cách tính ưu đãi được thực hiện theo quy định hàng hóa không thuộc đối tượng được hưởng ưu đãi phải cộng thêm một khoản tiền bằng 7,5% giá dự thầu của hàng hóa đó vào giá dự thầu của nhà thầu để so sánh, xếp hạng.

17.5. Nhà thầu tự khai thông tin để tính ưu đãi đối với hàng hóa mình chào khi tham dự thầu bằng cách đánh dấu nút ưu đãi cạnh mặt hàng đó.

17.6. Trường hợp hàng hoá do các nhà thầu chào đều không thuộc đối tượng được hưởng ưu đãi thì không tiến hành đánh giá và xác định giá trị ưu đãi.



18. Đánh giá E-HSĐX

18.1. Việc đánh giá E-HSĐX được thực hiện theo các tiêu chí đánh giá liệt kê tại Chương III - Tiêu chuẩn đánh giá E-HSĐX trên cơ sở thông tin nhà thầu kê khai theo các biểu mẫu dự thầu và các file đính kèm trên Hệ thống. Đối với thông tin về tư cách hợp lệ, năng lực, kinh nghiệm, trường hợp cẩn thiết, Bên mời thầu có thể yêu cầu nhà thầu làm rõ, bổ sung tài liệu để chứng minh.

18.2. Quy trình đánh giá E-HSĐX như sau:

18.2.1. Quy trình 1:

a) Bước 1: Kiểm tra và đánh giá tính hợp lệ, năng lực và kinh nghiệm của E-HSĐX:

- Việc kiểm tra và đánh giá tính hợp lệ của E-HSĐX được thực hiện theo quy định tại Mục 1 Chương III – Tiêu chuẩn đánh giá E-HSĐX;

- Việc đánh giá về năng lực và kinh nghiệm được thực hiện theo tiêu chuẩn đánh giá quy định tại Mục 2 Chương III – Tiêu chuẩn đánh giá E-HSĐX;

- Nhà thầu có E-HSĐX đáp ứng tư cách hợp lệ, năng lực và kinh nghiệm được xem xét, đánh giá tiếp về kỹ thuật và giá; nhà thầu có E-HSĐX không đáp ứng tư cách hợp lệ, năng lực và kinh nghiệm sẽ không được xem xét đánh giá ở bước tiếp theo.

b) Bước 2: Đánh giá về kỹ thuật và đánh giá về giá:

- Việc đánh giá về kỹ thuật được thực hiện theo tiêu chuẩn và phương pháp đánh giá quy định tại Mục 3 Chương III – Tiêu chuẩn đánh giá E-HSĐX;

- Nhà thầu đáp ứng yêu cầu về kỹ thuật được tiếp tục xem xét đánh giá về giá theo quy định tại Mục 4 Chương III – Tiêu chuẩn đánh giá E-HSĐX.

c) Bước 3: Sau khi đánh giá về giá, Bên mời thầu lập danh sách xếp hạng nhà thầu trình Chủ đầu tư phê duyệt. Nhà thầu có giá dự thầu thấp nhất xếp hạng thứ nhất và được mời vào thương thảo hợp đồng.

18.2.2. Quy trình 2 (chỉ áp dụng trong trường hợp hàng hoá được tất cả các nhà thầu chào đều không có ưu đãi hoặc đều được ưu đãi).

a) Bước 1: Bên mời thầu tiến hành đánh giá E-HSĐX của nhà thầu có giá dự thầu thấp nhất căn cứ vào biên bản mở thầu trên Hệ thống (nhà thầu có giá dự thầu thấp nhất được xếp hạng thứ nhất). Trường hợp có nhiều nhà thầu có giá dự thầu thấp nhất bằng nhau thì tiến hành đánh giá tất cả các nhà thầu này.

b) Bước 2: Đánh giá về kỹ thuật:

- Việc đánh giá về kỹ thuật được thực hiện theo tiêu chuẩn đánh giá quy định tại Mục 2 Chương III – Tiêu chuẩn đánh giá E-HSĐX;

- Nhà thầu đáp ứng yêu cầu kỹ thuật được đánh giá tư cách hợp lệ, năng lực và kinh nghiệm. Trường hợp không đáp ứng thì thực hiện đánh giá E-HSĐX đối với nhà thầu xếp hạng tiếp theo.



c) Bước 3: Kiểm tra và đánh giá tính hợp lệ, năng lực và kinh nghiệm của E-HSĐX:

- Việc kiểm tra và đánh giá tính hợp lệ của E-HSĐX được thực hiện theo quy định tại Mục 1 Chương III – Tiêu chuẩn đánh giá E-HSĐX;

- Việc đánh giá về năng lực và kinh nghiệm được thực hiện theo quy định tại Mục 2 Chương III – Tiêu chuẩn đánh giá E-HSĐX;

- Nhà thầu có E-HSĐX đáp ứng tư cách hợp lệ, năng lực và kinh nghiệm được Bên mời thầu mời vào thương thảo hợp đồng và kiểm tra, đối chiếu tài liệu gốc với các thông tin đã kê khai trong E-HSĐX. Trường hợp không đáp ứng hoặc thương thảo không thành công thì thực hiện đánh giá E-HSĐX đối với nhà thầu xếp hạng tiếp theo.


19. Thương thảo hợp đồng và đối chiếu tài liệu

19.1. Việc thương thảo hợp đồng dựa trên các tài liệu sau: báo cáo đánh giá E-HSĐX; E-HSĐX và các tài liệu làm rõ E-HSĐX (nếu có) của nhà thầu; E-HSYC.

19.2. Nguyên tắc thương thảo hợp đồng như sau:

a) Không tiến hành thương thảo đối với các nội dung nhà thầu đã chào theo đúng yêu cầu nêu trong E-HSYC;



b) Trong quá trình đánh giá E-HSĐX và thương thảo hợp đồng, nếu phát hiện hạng mục công việc, khối lượng mời thầu nêu trong Bảng tổng hợp giá chào thiếu so với hồ sơ thiết kế thì Bên mời thầu yêu cầu nhà thầu bổ sung khối lượng công việc thiếu đó trên cơ sở đơn giá đã chào; trường hợp trong E-HSĐX chưa có đơn giá thì Bên mời thầu báo cáo chủ đầu tư xem xét, quyết định việc áp đơn giá nêu trong dự toán đã phê duyệt đối với khối lượng công việc thiếu so với hồ sơ thiết kế hoặc đơn giá của nhà thầu khác đã vượt qua bước đánh giá về kỹ thuật nếu đơn giá này thấp hơn đơn giá đã phê duyệt trong dự toán gói thầu;

19.3. Nội dung thương thảo hợp đồng:

a) Thương thảo về những nội dung chưa đủ chi tiết, chưa rõ hoặc chưa phù hợp, thống nhất giữa E-HSYC và E-HSĐX, giữa các nội dung khác nhau trong E-HSĐX có thể dẫn đến các phát sinh, tranh chấp hoặc ảnh hưởng đến trách nhiệm của các bên trong quá trình thực hiện hợp đồng;

b) Thương thảo về các sai lệch do nhà thầu phát hiện và đề xuất trong E-HSĐX (nếu có);

c) Thương thảo về các vấn đề phát sinh trong quá trình lựa chọn nhà thầu (nếu có) nhằm mục tiêu hoàn thiện các nội dung chi tiết của gói thầu;

d) Thương thảo về các nội dung cần thiết khác.

19.4. Trong quá trình thương thảo hợp đồng, các bên tham gia thương thảo tiến hành hoàn thiện dự thảo văn bản hợp đồng và phụ lục hợp đồng.

19.5. Đối chiếu tài liệu: Bên mời thầu tiến hành đối chiếu thông tin nhà thầu kê khai trong E-HSĐX và thông tin trong bản gốc do nhà thầu mang đến. Trường hợp nhà thầu cố ý cung cấp thông tin không trung thực trong E-HSĐX làm sai lệch kết quả lựa chọn nhà thầu thì E-HSĐX của nhà thầu đó sẽ bị loại và nhà thầu đó được xem là thực hiện hành vi gian lận quy định tại điểm c, Mục 3.4 E-CDNT.

19.6. Trường hợp thương thảo không thành công, chủ đầu tư xem xét, quyết định mời nhà thầu xếp hạng tiếp theo vào thương thảo; trường hợp thương thảo với các nhà thầu xếp hạng tiếp theo không thành công thì Bên mời thầu báo cáo Chủ đầu tư xem xét, quyết định hủy thầu theo quy định tại điểm a Mục 20.1 E-CDNT.


20. Điều kiện xét duyệt trúng thầu

Nhà thầu được xem xét, đề nghị trúng thầu khi đáp ứng đủ các điều kiện sau đây:

20.1. Có E-HSĐX hợp lệ theo quy định tại Mục 1 Chương III – Tiêu chuẩn đánh giá E-HSĐX;

20.2. Có năng lực và kinh nghiệm đáp ứng yêu cầu theo quy định tại Mục 2 Chương III – Tiêu chuẩn đánh giá E-HSĐX;

20.3. Có nội dung về kỹ thuật đáp ứng yêu cầu quy định tại Mục 3 Chương III – Tiêu chuẩn đánh giá E-HSĐX;

20.4. Có giá chào sau khi tính ưu đãi (nếu có) thấp nhất;

20.5. Có giá đề nghị trúng thầu không vượt dự toán gói thầu được phê duyệt.

21. Thông báo kết quả lựa chọn nhà thầu

21.1. Kết quả lựa chọn nhà thầu sẽ được gửi đến tất cả nhà thầu tham dự chào hàng theo đường bưu điện, fax và đăng tải trên Hệ thống theo quy định. Nội dung thông báo kết quả lựa chọn nhà thầu như sau:

a) Thông tin về gói thầu:



- Số thông báo mời chào hàng;

- Tên gói thầu;

- Tên Bên mời thầu;

- Hình thức lựa chọn nhà thầu;

- Thời gian thực hiện hợp đồng;

- Thời điểm hoàn thành đăng tải kết quả lựa chọn nhà thầu;

b) Thông tin về nhà thầu trúng thầu:

- Mã số doanh nghiệp hoặc số Đăng ký kinh doanh của nhà thầu;

- Tên nhà thầu;

- Giá dự thầu;

- Giá trúng thầu;

c) Đối với mỗi chủng loại hàng hóa, thiết bị trong gói thầu, Bên mời thầu phải đăng tải các thông tin sau:

- Tên hàng hóa;

- Công suất;

- Tính năng, thông số kỹ thuật;

- Xuất xứ;

- Giá (hoặc đơn giá trúng thầu).



21.2. Trường hợp hủy thầu theo quy định tại điểm a Mục 20.1 E-CDNT, trong thông báo kết quả lựa chọn nhà thầu và trên Hệ thống phải nêu rõ lý do hủy thầu.

22. Điều kiện ký kết hợp đồng

22.1. Tại thời điểm ký kết hợp đồng, E-HSĐX của nhà thầu được lựa chọn còn hiệu lực.

22.2. Tại thời điểm ký kết hợp đồng, nhà thầu được lựa chọn phải bảo đảm vẫn đáp ứng yêu cầu về năng lực để thực hiện gói thầu. Trường hợp cần thiết, chủ đầu tư tiến hành xác minh thông tin về năng lực, kinh nghiệm của nhà thầu theo quy định tại Chương III – Tiêu chuẩn đánh giá E-HSĐX. Kết quả xác minh khẳng định là nhà thầu vẫn đáp ứng năng lực để thực hiện gói thầu thì mới tiến hành ký kết hợp đồng. Nếu kết quả xác minh cho thấy tại thời điểm xác minh, thực tế nhà thầu không còn đáp ứng cơ bản yêu cầu về năng lực, kinh nghiệm quy định trong E-HSYC thì nhà thầu sẽ bị từ chối ký kết hợp đồng. Khi đó, chủ đầu tư sẽ hủy quyết định trúng thầu trước đó và mời nhà thầu xếp hạng tiếp theo vào thương thảo hợp đồng.

22.3. Chủ đầu tư phải bảo đảm các điều kiện về vốn tạm ứng, vốn thanh toán, mặt bằng thực hiện và các điều kiện cần thiết khác để triển khai thực hiện gói thầu theo đúng tiến độ.

23. Hủy thầu

23.1. Bên mời thầu sẽ thông báo hủy thầu trong trường hợp sau đây:

a) Không có nhà thầu tham dự hoặc tất cả E-HSĐX không đáp ứng được các yêu cầu nêu trong E-HSYC;

b) Thay đổi mục tiêu, phạm vi đầu tư đã ghi trong E-HSYC;

c) E-HSYC không tuân thủ quy định của pháp luật về đấu thầu hoặc quy định khác của pháp luật có liên quan dẫn đến nhà thầu được lựa chọn không đáp ứng yêu cầu để thực hiện gói thầu, dự án;

d) Có bằng chứng về việc đưa, nhận, môi giới hối lộ, thông thầu, gian lận, lợi dụng chức vụ, quyền hạn để can thiệp trái pháp luật vào hoạt động đấu thầu dẫn đến làm sai lệch kết quả lựa chọn nhà thầu.

23.2. Tổ chức, cá nhân vi phạm quy định pháp luật về đấu thầu dẫn đến hủy thầu (theo quy định tại điểm c và điểm d Mục 21.1 E-CDNT) phải đền bù chi phí cho các bên liên quan và bị xử lý theo quy định của pháp luật.



23.3. Trường hợp hủy thầu theo quy định tại Mục 21.1 E-CDNT, trong thời hạn 5 ngày làm việc Bên mời thầu phải hoàn trả hoặc giải toả bảo đảm dự thầu cho các nhà thầu dự thầu, trừ trường hợp nhà thầu vi phạm quy định tại điểm d Mục 21.1 E-CDNT.

24. Thay đổi khối lượng hàng hóa

Vào thời điểm ký kết hợp đồng, Bên mời thầu có quyền tăng hoặc giảm khối lượng hàng hóa và dịch vụ nêu tại Chương V – Yêu cầu đối với gói thầu với điều kiện sự thay đổi đó không vượt quá tỷ lệ quy định tại E-BDL và không có bất kỳ thay đổi nào về đơn giá hay các điều kiện, điều khoản khác của E-HSYC và E-HSĐX.

25. Bảo đảm thực hiện hợp đồng

25.1. Trước khi hợp đồng có hiệu lực, nhà thầu trúng thầu phải cung cấp một bảo đảm thực hiện hợp đồng theo hình thức thư bảo lãnh do ngân hàng hoặc tổ chức tín dụng hoạt động hợp pháp tại Việt Nam phát hành với nội dung và yêu cầu như quy định tại Điều 9 Chương VI – Dự thảo hợp đồng ban hành kèm E-HSYC này. Trường hợp nhà thầu sử dụng thư bảo lãnh thực hiện hợp đồng thì phải lập theo Mẫu số 16 Chương VI hoặc một mẫu khác được chủ đầu tư chấp thuận.

25.2. Nhà thầu không được hoàn trả bảo đảm thực hiện hợp đồng trong trường hợp sau đây:

a) Từ chối thực hiện hợp đồng khi hợp đồng có hiệu lực;

b) Vi phạm thỏa thuận trong hợp đồng;

c) Thực hiện hợp đồng chậm tiến độ do lỗi của mình nhưng từ chối gia hạn hiệu lực của bảo đảm thực hiện hợp đồng.



26. Giải quyết kiến nghị trong đấu thầu

26.1. Nhà thầu có quyền kiến nghị về kết quả lựa chọn nhà thầu và những vấn đề liên quan trong quá trình tham gia chào hàng cạnh tranh khi thấy quyền, lợi ích của mình bị ảnh hưởng theo quy định tại Điều 91 và Điều 92 của Luật đấu thầu và Mục 2 Chương XII của Nghị định 63/CP.

26.2. Địa chỉ nhận đơn kiến nghị của Chủ đầu tư, Người có thẩm quyền, Hội đồng tư vấn quy định tại E-BDL.



27. Theo dõi, giám sát quá trình lựa chọn nhà thầu

Khi phát hiện hành vi, nội dung không phù hợp quy định của pháp luật đấu thầu, nhà thầu có trách nhiệm thông báo cho tổ chức, cá nhân thực hiện nhiệm vụ theo dõi, giám sát quy định tại E-BDL.




Каталог: VBQPPL UserControls -> Publishing 22 -> pActiontkeFile.aspx?do=download&urlfile=
pActiontkeFile.aspx?do=download&urlfile= -> Căn cứ Nghị định số 73/cp ngày 01/11/1995 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và tổ chức bộ máy của Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn
pActiontkeFile.aspx?do=download&urlfile= -> Chương 8: quy đỊnh chung về CÔng trình dân dụNG, CÔng nghiệp mục tiêu
pActiontkeFile.aspx?do=download&urlfile= -> Phụ lục 01 SỬA ĐỔi một số NỘi dung tại phụ LỤc I đà ban hành theo quyếT ĐỊnh số 39/2015/QĐ-ubnd ngàY 31/7/2015 CỦa ubnd tỉnh nghệ an
pActiontkeFile.aspx?do=download&urlfile= -> PHỤ LỤC 1 BẢng tổng hợp quy hoạch cáC ĐIỂm mỏ khoáng sản làm vlxdtt đang hoạT ĐỘng thăm dò, khai tháC
pActiontkeFile.aspx?do=download&urlfile= -> PHỤ LỤc danh mục các đơn vị hành chính thuộc vùng khó khăn
pActiontkeFile.aspx?do=download&urlfile= -> Căn cứ Nghị định số 49/2003/NĐ- cp ngày 15 tháng 05 năm 2003 của Chính phủ qui định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức bộ máy của Bộ y tế

tải về 188.41 Kb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương