BỘ thưƠng mại vụ thị trưỜng châu mỹ



tải về 328.69 Kb.
trang1/4
Chuyển đổi dữ liệu28.05.2018
Kích328.69 Kb.
#39146
  1   2   3   4
BỘ THƯƠNG MẠI

VỤ THỊ TRƯỜNG CHÂU MỸ







THÔNG TIN CƠ BẢN ĐỐI VỚI VẤN ĐỀ

GHI NHÃN HÀNG THỰC PHẨM CỦA HOA KỲ

(Có hiệu lực từ 01/01/2006)





Hà nội, tháng 2/2006

MỤC LỤC

Phần I. Thông báo của Cục An toàn Thực phẩm

và Dược phẩm Hoa kỳ 03


Phần II. Luật Bảo vệ Người Tiêu dùng

và Dán nhãn Chất Thực phẩm gây dị ứng 04


Phần III. Hỏi đáp

Hướng dẫn cho Nhà sản xuất 13


Phần IV. Các cách tiếp cận để xác lập Ngưỡng An toàn

đối với các Tác nhân Thực phẩm gây dị ứng 19


I. Tổng quan 22

II. Dị ứng Thực phẩm 26


Phần V. Hỏi đáp

Khuyến cáo Người Tiêu dùng 39


Phần VI. Địa chỉ tìm kiếm thông tin 47


PHÇn I
Th«ng b¸o

cña Côc An toµn Thùc phÈm vµ D­îc phÈm Hoa kú

Quy ®Þnh vÒ d¸n nh·n c¸c chÊt g©y dÞ øng trªn

c¸c s¶n phÈm thùc phÈm
Kể từ ngày 01 tháng 01 năm 2006, Cục An toàn Thực phẩm và Dược phẩm Hoa kỳ quy định trên nhãn hàng thực phẩm phải ghi rõ các thành phần có chứa protein chiết xuất từ tám loại thực phẩm gây dị ứng chính bao gồm: sữa, trứng, cá, thủy sản giáp xác, hạt cây, lạc, lúa mì, và đỗ tương. Quy định này được ban hành dựa trên Luật Bảo vệ người tiêu dùng và Dán nhãn chất thực phẩm gây dị ứng (FALCPA). Theo đó, trong danh sách các thành phần ghi trên nhãn hàng thực phẩm, các nhà sản xuất phải ghi rõ bằng tiếng Anh các thành phần có chứa protein chiết xuất từ bất kỳ loại thực phẩm nào trong số 8 loại thực phẩm nêu trên hoặc ghi chữ “có chứa” đằng trước tên nguồn của chất thực phẩm gây dị ứng.
Việc ghi nhãn như trên sẽ đặc biệt hữu ích cho trẻ nhỏ trong việc nhận biết các thành phần nên tránh sử dụng. Ví dụ, trong trường hợp một sản phẩm có chứa protein chiết xuất từ sữa, chất casein, thì trên nhãn sản phẩm đó, ngoài việc ghi chữ “casein”, nhà sản xuất phải ghi thêm chữ “sữa” để giúp cho những người dị ứng với sữa có thể nhận biết được và tránh sử dụng.
Theo số liệu thống kê, có khoảng 2% số người lớn và 5% số trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ tại Hoa kỳ mắc bệnh dị ứng. Khoảng 30,000 người tiêu dùng phải điều trị cấp cứu và 150 người tử vong mỗi năm do tác nhân dị ứng thực phẩm gây ra.
Theo lời tiến sĩ Robert E. Brackett, Giám đốc Trung tâm An toàn thực phẩm và Dinh dưỡng ứng dụng của FDA, 90% các ca dị ứng thực phẩm là do 8 loại chất thực phẩm dị ứng nêu trên gây ra. Do vậy, sẽ rất có lợi cho người tiêu dùng khi có quy định về dán nhãn này.
Theo Luật FALCPA, đối với các sản phẩm được dãn nhãn trước ngày hiệu lực của luật, nhà sản xuất không buộc phải dán lại nhãn hoặc loại khỏi lưu thông.

PhÇn II
LuËt B¶o vÖ ng­êi tiªu dïng vµ D¸n nh·n chÊt thùc phÈm g©y dÞ øng

(Ch­¬ng II cña Bé luËt C«ng céng 108-282)

KHOẢN 201. TIÊU ĐỀ RÚT GỌN
Chương này còn được gọi dưới tiêu đề “Luật Bảo vệ người tiêu dùng và Dán nhãn chất thực phẩm gây dị ứng”
KHOẢN 202. CƠ SỞ BAN HÀNH
(1) Theo thống kê:
(A) khoảng 2% số người lớn và 5% số trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ tại Hoa kỳ mắc bệnh dị ứng; và
(B) mỗi năm, khoảng 30,000 người tiêu dùng phải điều trị cấp cứu và 150 người tử vong do tác nhân dị ứng thực phẩm gây ra;

(2)


(A) Tám loại thực phẩm hoặc nhóm thực phẩm – sữa, trứng, cá, thủy sản giáp xác, hạt cây, lạc, lúa mì, và đỗ tương – chiếm 90% các nguyên nhân gây dị ứng thực phẩm.
(B) hiện tại, không có phương pháp chữa khỏi bệnh dị ứng thực phẩm; và
(C) người tiêu dùng mắc bệnh dị ứng thực phẩm phải tránh sử dụng các loại thực phẩm mà họ bị dị ứng;

(3)


(A) trong một cuộc kiểm tra thực phẩm của các nhà sản xuất mặt hàng nướng, kem, và kẹo ở Minnesota và Wisconsin vào năm 1999, Cục An toàn Thực phẩm và Dược phẩm phát hiện 25% các mẫu thực phẩm được kiểm tra không liệt kê lạc hoặc trứng trong danh sách thành phần ghi trên nhãn hàng thực phẩm; và
(B) trên phạm vi quốc gia, số lần thu hồi sản phẩm do không ghi nhãn các chất gây dị ứng tăng lên 121 vụ vào năm 2000, so với con số 35 một thập kỷ trước đó;

(4) một nghiên cứu mới đây cho thấy rằng nhiều bậc phụ huynh có con mắc bệnh dị ứng không thể nhận biết chính xác thành phần nào được chiết xuất từ các thực phẩm gây dị ứng;


(5)

(A) các thành phần trong thực phẩm phải được ghi dưới tên gọi thông dụng hoặc thường dùng;


(B) trong một vài trường hợp, người tiêu dùng không biết tên gọi thông dụng hoặc thường dùng của một thành phần, và nhiều người tiêu dùng có thể không nhận biết được các thành phần được chiết xuất từ, hoặc có chứa, chất thực phẩm gây dị ứng chính; và
(C) trong một số trường hợp khác, các thành phần được ghi thành một nhóm chung, bao gồm gia vị, hương liệu, và phẩm màu, hoặc không bắt buộc phải ghi trên nhãn, như các chất phụ gia; và

(6)


(A) bệnh viêm ruột là một căn bệnh không gây phản ứng miễn dịch nhưng gây tổn hại cho đường ruột, hệ thần kinh trung ương, và các cơ quan khác;
(B) phương pháp điều trị hiện tại là tránh tiếp xúc với chất gluten trong thực phẩm
(C) theo thống kê từ nhiều nghiên cứu, tỷ lệ mắc bệnh viêm ruột ở Mỹ là 0.5 đến 1% dân số.
KHOẢN 203. DÁN NHÃN THỰC PHẨM; YÊU CẦU VỀ THÔNG TIN LIÊN QUAN ĐẾN CÁC THÀNH PHẦN GÂY DỊ ỨNG
(a) bao gồm Khoản 403 thuộc Luật Liên bang về Thực phẩm, Dược phẩm, và Mỹ phẩm (21 U.S.C.343) được bổ sung thêm đoạn sau:
{``(w)

(1) Trong trường hợp không phải là mặt hàng nông sản tươi sống và sản phẩm đó có chứa một trong những chất chính gây dị ứng thực phẩm, trừ khi

``(A) Từ ‘Contains’ (chứa), tiếp theo đó là tên của nguồn thực phẩm chiết xuất ra chất gây dị ứng đó, được in ngay sau hoặc bên cạnh danh sách các thành phần (với phông chữ không nhỏ hơn phông chữ sử dụng cho danh sách thành phần) được quy định theo phụ khoản (g) và (i); hoặc
``(B) theo sau tên thông dụng hoặc thường dùng của chất gây dị ứng ghi trong danh sách thành phần theo quy định tại phụ khoản (g) và (i) là tên, được ghi trong ngoặc đơn, của thực phẩm nguồn chiết xuất ra chất dị ứng đó, ngoại trừ trường hợp không có quy định về việc ghi tên thực phẩm nguồn – những ngoại lệ đó là—
``(i) tên thông dụng hoặc thường dùng của chất đó trùng với tên của thực phẩm nguồn chiết xuất ra chất đó; hoặc
``(ii) tên thực phẩm nguồn chiết xuất ra chất gây dị ứng đã được ghi trong danh sách thành phần, trừ trường hợp tên đó được ghi dưới dạng tên bộ phận của một thành phần thực phẩm không gây dị ứng theo quy định tại Khoản 201 (qq)(2)(A) hoặc (B)
``(2) Tương tự như trong phụ khoản này, cụm từ ‘tên thực phẩm nguồn chiết xuất ra chất gây dị ứng’ được hiểu là tên được mô tả tại Khoản 201(qq)(1); với điều kiện trong trường hợp của hạt cây, cá, hoặc thủy sản giáp xác, cụm từ trên phải được hiểu là tên của một chủng loại hạt cây, hoặc một loài cá hoặc thủy sản giáp xác cụ thể.
``(3) Những thông tin cần có theo quy định tại phụ khoản này có thể xuất hiện trong quá trình dán nhãn thay cho việc xuất hiện trên nhãn sản phẩm chỉ khi Bộ trưởng Y tế kết luận rằng việc dán nhãn khác như vậy là đủ để bảo vệ sức khỏe cộng đồng. Kết luận của Bộ trưởng (bao gồm bất kỳ thay đổi nào trong các kết luận trước đó) có hiệu lực sau khi được đăng trên bản Đăng ký Liên bang (Federal Register).
``(4) Bất kể các quy định tại phụ khoản (g), (i), hoặc (k), hoặc bất kỳ luật nào khác, hương liệu, phẩm màu, hoặc chất phụ gia có chứa chất dị ứng thực phẩm chính phải được ghi nhãn theo các quy định về nhãn mác của phụ khoản này.

``(5) Bộ trưởng có thể sửa đổi các yêu cầu của phụ đoạn (A) hoặc (B) thuộc đoạn (1), hoặc loại bỏ một trong hai phụ đoạn trên, nếu Bộ trưởng quyết định rằng việc sửa đổi hoặc loại bỏ trên là cần thiết để bảo về sức khỏe cộng đồng.


``(6)

(A) Bất kỳ ai cũng có thể đệ đơn lên Bộ trưởng đề nghị miễn trừ một thành phần thực phẩm được liệt kê trong Khoản 201(qq)(2) khỏi các quy định về dán nhãn chất gây dị ứng của phụ khoản này.


``(B) Bộ trưởng phải chấp thuận hoặc từ chối đơn đề nghị trên trong vòng 180 ngày kể từ ngày nhận đơn hoặc đơn đề nghị sẽ được coi là bị từ chối sau khi hết thời hạn trên, trừ khi có sự gia hạn được thống nhất giữa Bộ trưởng và người làm đơn.
``(C) Người làm đơn phải chịu trách nhiệm đưa ra các bằng chứng khoa học (bao gồm cả phương pháp phân tích để cho ra bằng chứng đó) chứng minh rằng thành phần thực phẩm trên không gây dị ứng có hại cho sức khỏe con người.
``(D) Bộ trưởng phải không chậm trễ đăng trên phương tiện thông tin đại chúng tất cả các đơn đề nghị trên trong vòng 14 ngày kể từ ngày nhận và Bộ trưởng phải nhanh chóng đăng kết quả giải quyết đối với từng đơn đề nghị đó.
``(7)

(A) Người muốn xin loại bỏ việc ghi nhãn các thành phần liệt kê tại Khoản 201(qq)(2) không cần phải nộp đơn đề nghị theo quy định tại đoạn (6), nếu họ nộp lên Bộ trưởng một thông báo bao gồm—

``(i) bằng chứng khoa học (kể cả phương pháp phân tích được sử dụng) chứng minh rằng thành phần thực phẩm đó (được chiết xuất bằng phương pháp ghi trong thông báo) không chứa protein gây dị ứng; hoặc
``(ii) quyết định của Bộ trưởng xác nhận thành phần trên không gây dị ứng có hại cho sức khỏe con người thông qua một bản chấp thuận trước bán hàng hoặc một thông báo theo quy định tại Khoản 409.

``(B) 90 ngày sau khi nhận được thông báo của Bộ trưởng, thành phần thực phẩm trên có thể được giới thiệu hoặc phân phối vào hệ thống thương mại liên tiểu bang như là một thành phần thực phẩm không gây dị ứng, trừ khi trong khoảng thời gian 90 ngày đó Bộ trưởng có kết luận rằng thông báo nộp cho Bộ trưởng không đáp ứng được các yêu cầu ghi trong đoạn này, hoặc không có đủ các bằng chứng khoa học chứng minh rằng thành phần thực phẩm trên không chứa protein gây dị ứng hoặc không gây dị ứng có hại cho sức khỏe con người.


``(C) Bộ trưởng phải nhanh chóng đăng trên phương tiện thông tin đại chúng tất cả các thông báo nhận được trong vòng 14 ngày và nhanh chóng đăng lời bác bỏ đối với các thông báo đó.
``(x) Bất kể các quy định tại phụ khoản (g), (i), hoặc (k), hoặc bất kỳ điều luật nào khác, một loại gia vị, hương liệu, phẩm màu, hoặc chất phụ gia được xác định là hoặc có chứa chất gây dị ứng thực phẩm (không thuộc nhóm chất gây dị ứng chính) - việc xác định do Bộ trưởng quyết định phù hợp với các quy định - phải được công bố dưới hình thức do Bộ trưởng chỉ định phù hợp với các quy định. }
(b) Hiệu lực đối với các quy định khác – Yêu cầu ghi nhãn đối với nhóm chất thực phẩm gây dị ứng chính được sửa đổi trong điều khoản này không thay thế cho yêu cầu ghi nhãn đối với các chất thực phẩm gây dị ứng khác do Bộ trưởng Y tế quy định theo Luật Liên bang về Thực phẩm, Dược phẩm và Mỹ phẩm (21 U.S.C 301 và các phần khác).
(c) Những sửa đổi liên đới.—

(1) Khoản 201 thuộc Luật Liên bang về Thực phẩm, Dược phẩm và Mỹ phẩm (21 U.S.C.321) (như được sửa đổi tại khoản 102(b)) được sửa đổi bằng cách bổ sung vào phần cuối của khoản này đoạn sau:


{``(qq) Thuật ngữ ‘chất gây dị ứng chính’ chỉ một trong những loại thực phẩm sau:

``(1) Sữa, trứng, cá (ví dụ, cá vược, cá bơn, hoặc cá tuyết), thủy sản giáp xác (ví dụ, cua, tôm hùm, hoặc tôm), hạt cây (ví dụ, quả hạnh, quả hồ đào, hoặc quả óc chó), lúa mì, lạc, và đỗ tương.

``(2) Một thành phần thực phẩm có chứa protein chiết xuất từ một loại thực phẩm liệt kê trong đoạn (1), ngoại trừ những thành phần sau:
``(A) Bất kỳ loại dầu ăn tinh luyện nào được chiết xuất từ một loại thực phẩm liệt kê trong đoạn (1) và bất kỳ thành phần nào chiết xuất từ loại dầu tinh luyện trên.
``(B) Một thành phần thực phẩm được miễn trừ theo quy định tại đoạn (6) hoặc (7) của Khoản 403 (w) }
(2) Khoản 403A(a)(2) thuộc Luật Liên bang về Thực phẩm, Dược phẩm và Mỹ phẩm (21 U.S.C.343-1(a)(2)) bằng cách xóa đi phần “hoặc 403(i)(2)” và thêm vào phần “403(i)(2), 403(w), hoặc 403(x)”.
(d) Ngày hiệu lực – Những sửa đổi tại khoản này được áp dụng cho tất cả các loại thực phẩm được dán nhãn kể từ ngày 01 tháng 01 năm 2006.
KHOẢN 204. BÁO CÁO VỀ CHẤT THỰC PHẨM GÂY DỊ ỨNG
Trong vòng 18 tháng kể từ ngày ban hành Luật này, Bộ trưởng Y tế (dưới đây được gọi là Bộ trưởng) phải trình lên Ủy ban Y tế, Giáo dục, Lao động, và Hưu trí của Thượng viện và Ủy ban Năng lượng và Thương mại của Hạ viện một bản báo cáo
(1)

(A) phân tích—

(i) cách thức làm thực phẩm, trong quá trình sản xuất hoặc chế biến, bị nhiễm một cách không chủ đích các chất thực phẩm gây dị ứng, bao gồm việc lây nhiễm do việc nhà sản xuất sử dụng cùng một dây chuyền để sản xuất hai loại sản phẩm, một loại được chủ đích bổ sung chất gây dị ứng và một loại không có chủ đích bổ sung chất gây dị ứng; và
(ii) cách thức làm thực phẩm sản xuất trên các dây truyền riêng rẽ bị nhiễm chất thực phẩm gây dị ứng chính một cách không chủ đích; và
(B) ước lượng mức độ phổ biến phân theo từng loại thực phẩm của những trường hợp được mô tả tại phụ đoạn (A);
(2) khuyến cáo liệu có thể sử dụng các biện pháp sản xuất an toàn hoặc các phương pháp khác nhằm hạn chế hoặc loại bỏ việc tiếp xúc không chủ đích của thực phẩm với các chất gây dị ứng chính;
(3) mô tả --

(A) các cách dán nhãn khuyến cáo (như việc dán nhãn sử dụng dòng chữ “có thể chứa”) mà các nhà sản xuất sử dụng;


(B) điều kiện sản xuất thực phẩm đi kèm với các cách dán nhãn khuyến cáo; và
(C) phạm vi sử dụng nhãn khuyến cáo đối với các sản phẩm thực phẩm;
(4) mô tả cách người tiêu dùng bị dị ứng thực phẩm hoặc người chăm sóc khách hàng muốn thông tin về nguy cơ có sự lây nhiễm ngoài chủ đích được trình bày trên nhãn hàng thực phẩm tìm hiểu được thông qua các cuộc khảo sát thích hợp;
(5) nêu rõ số lần kiểm tra các thiết bị sản xuất và chế biến thực phẩm trong vòng 2 năm trở lại đây và liệt kê—
(A) số thiết bị và nhãn thực phẩm phù hợp hoặc không phù hợp với quy định liên quan đến việc tiếp xúc ngoài chủ đích của thực phẩm với các dư lượng của chất gây dị ứng thực phẩm và việc dán nhãn chất gây dị ứng chính;
(B) bản chất của những vi phạm bị phát hiện; và
(C) số lần thu hồi tự nguyện, và cách thức phân loại, sản phẩm thực phẩm có chứa chất gây dị ứng chính nhưng không nêu rõ; và

(6) đánh giá mức độ nhận định đúng vấn đề tiếp xúc ngoài chủ đích của Bộ trưởng và ngành thực phẩm.



KHOẢN.205 ĐIỀU TRA VỀ CÁC CHẤT GÂY DỊ ỨNG THỰC PHẨM

Bộ trưởng Y tế phải cần tiến hành các cuộc điều tra theo phạm vi quyền hạn quy định tại Khoản 704 thuộc Luật Liên bang về Thực phẩm, Dược phẩm và Mỹ phẩm (21 U.S.C.374) các thiết bị sản xuất, chế biến, đóng gói hoặc cất chứa thực phẩm nhằm—

(1) bảo đảm rằng người vận hành các thiết bị trên tuân thủ các nguyên tắc nhằm giảm thiểu hoặc loại bỏ việc tiếp xúc ngoài chủ đích giữa thực phẩm với dư lượng của các chất gây dị ứng chính; và

(2) bảo đảm rằng trên nhãn hàng thực phẩm có ghi đầy đủ các chất thực phẩm gây dị ứng chính.



KHOẢN 206. GHI NHÃN CHẤT GLUTEN

Trong vòng 2 năm kể từ ngày ban hành đạo luật này, Bộ trưởng Y tế, với sự cố vấn của các chuyên gia và đối tượng liên quan, phải hoàn thành bản đề xuất quy định về việc giải thích và cho phép sử dụng thuật ngữ “không có chất gluten” trong quá trình ghi nhãn hàng thực phẩm. Trong vòng 4 năm kể từ ngày ban hành đạo luật này, Bộ trưởng phải ban hành bản quy định chính thức về việc giải thích và cho phép sử dụng thuật ngữ “không có gluten” trong quá trình ghi nhãn hàng thực phẩm.



KHOẢN 207. NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG THÔNG TIN VÀ CÔNG TÁC PHỔ BIẾN THÔNG TIN VỀ DỊ ỨNG THỰC PHẨM

(a) Bộ trưởng Y tế, thông qua Giám đốc Trung tâm Kiểm soát và Ngăn ngừa Bệnh dịch và với sự tư vấn của Ủy ban về Thực phẩm và Dược phẩm, chịu trách nhiệm nâng cao chất lượng (bao gồm đào tạo bác sĩ điều trị và nhân viên chăm sóc sức khỏe) công tác thu thập, và phổ biến các thông tin quốc gia về--

(1) mức độ phổ biến của tình trạng dị ứng thực phẩm;

(2) tỷ lệ xảy ra các trường hợp có biểu hiện bệnh lý nghiêm trọng hoặc có phản ứng có hại do các chất dị ứng thực phẩm gây ra; và

(3) việc áp dụng các phương pháp điều trị và ngăn ngừa dị ứng thực phẩm khác nhau.

(b) Thẩm quyền phân bổ ngân sách. – Phục vụ cho việc thực hiện các quy định tại khoản này, ngân sách có thể được phân bổ trong trường hợp cần thiết.



KHOẢN 208. NGHIÊN CỨU VỀ CHẤT THỰC PHẨM GÂY DỊ ỨNG

(a) Bộ trưởng Y tế, thông qua Giám đốc Viện Y tế Quốc gia, có trách nhiệm triệu tập một nhóm đặc biệt gồm các chuyên gia có uy tín của quốc gia trong lĩnh vực dị ứng và miễn dịch học để xem xét các nghiên cứu cơ bản và trong điều trị dị ứng thực phẩm.

(b) Trong vòng 1 năm kể từ ngày ban hành đạo luật này, nhóm đặc biệt cần có đề xuất với Bộ trưởng trong việc tăng cường và phối hợp các hoạt động nghiên cứu liên quan đến dị ứng thực phẩm và Bộ trưởng sẽ công bố những đề xuất này.

KHOẢN 209. CÁC CHẤT THỰC PHẨM GÂY DỊ ỨNG QUY ĐỊNH TRONG ĐẠO LUẬT VỀ THỰC PHẨM

Bộ trưởng, với mục đích tăng cường sự phối hợp giữa các bang theo quy định tại khoản 311 thuộc Luật về Y tế Cộng đồng (42 U.S.C. 243), có trách nhiệm thực hiện việc sửa đổi Đạo luật về Thực phẩm nhằm cung cấp những hướng dẫn cho quá trình chế biến thức ăn không có chất gây dị ứng tại các cơ sở ăn uống, bao gồm nhà hàng, cửa hàng bán đồ ăn sẵn và cơ sở sản xuất bánh ngọt, và các căng tin tại các trường tiểu học và trung học cơ sở. Bộ trưởng có trách nhiệm xem xét các hướng dẫn và đề xuất của các cá nhân và tập thể áp dụng cho các cơ sở ăn uống tư nhân và công cộng trong quá trình chế biến các thực phẩm không có chất gây dị ứng.



PHẦN III

HƯỚNG DẪN CHO NHÀ SẢN XUẤT
HỎI ĐÁP VỀ

CHẤT THỰC PHẨM GÂY DỊ ỨNG VÀ LUẬT BẢO VỆ NGƯỜI TIÊU DÙNG VÀ DÁN NHÃN CHẤT GÂY DỊ ỨNG
I.GIỚI THIỆU
Được ban hành vào năm 1938, khoản 403(i) thuộc Luật Liên bang về Thực phẩm, Dược phẩm, và Mỹ phẩm quy định nhãn hàng của chủng loại thực phẩm được chế biến từ hai loại thành phần khác nhau trở lên phải ghi rõ từng thành phần dưới tên thông dụng hoặc thường dùng của các thành phần đó (ngoại trừ trường hợp các chất gia vị, hương liệu, và phẩm màu có thể được ghi như một nhóm). Mặc dù việc ghi nhãn hàng theo quy định tại Khoản 403(i) giúp cung cấp một số thông tin cho những khách hàng bị dị ứng thực phẩm, nhưng, trong một số trường hợp, người tiêu dùng không biết tên gọi thông dụng hoặc thường dùng của một chất, và nhiều người không nhận biết được những thành phần có chứa hoặc được chiết xuất từ chất thực phẩm gây dị ứng. Trên cơ sở đó, cần thiết phải ban hành Luật Bảo vệ Người Tiêu dùng và Dán nhãn Chất Thực phẩm Gây Dị ứng 2004 (FALCPA)
Bản Hỏi đáp này được biên soạn lại từ bản hướng dẫn về các chất gây dị ứng, bao gồm các câu hỏi và trả lời về Luật Bảo vệ Người Tiêu dùng và Dán nhãn Chất Thực phẩm Gây Dị ứng.
Bản Hỏi đáp này không có giá trị pháp lý, và chỉ mang tính chất khuyến cáo, trừ khi có quy định nào khác. Các hướng dẫn trong bản Hỏi đáp này chỉ mang tính khuyến cáo chứ không bắt buộc.
II. HỎI ĐÁP
1. "Điều luật bảo vệ người tiêu dùng và dán nhãn chất gây dị ứng đối với hàng thực phẩm năm 2004" (FALCPA) là gì?
Điều luật bảo vệ người tiêu dùng và dán nhãn chất gây dị ứng đối với hàng thực phẩm năm 2004 (FALCPA) (Luật Công cộng 108-282), ban hành tháng 8 năm 2004, quy định việc dán nhãn hàng thực phẩm có chất gây dị ứng.
2. Thời điểm nào thì Điều luật bảo vệ người tiêu dùng và dán nhãn chất gây dị ứng đối với hàng thực phẩm năm 2004 có hiệu lực áp dụng đối với hàng thực phẩm đóng gói bán tại Hoa kỳ?
Tất cả hàng thực phẩm đóng gói quy định tại Điều luật Liên bang về Thực phẩm, Dược phẩm, và Mỹ phẩm được dán nhãn kể từ ngày 01/01/2006, phải tuân thủ các yêu cầu về dán nhãn đối với chất thực phẩm của FALCPA.
3. Các sản phẩm có nhãn mác không phù hợp với quy định của FALCPA có bị loại ra khỏi thị trường kể từ thời điểm quy định trên có hiệu lực?
Không. FALCPA không quy định bất kỳ biện pháp nào đối với các sản phẩm được dán nhãn trước ngày 01/01/2006.
4. Thế nào là “Chất thực phẩm gây dị ứng”?
Theo quy định của FALCPA, “chất thực phẩm gây dị ứng” là một trong 8 loại thực phẩm hoặc là thành phần có chứa protein được chiết xuất từ một trong 8 loại sau:
- Sữa

- Trứng


- Cá

- Thủy sản giáp xác

- Hạt cây

- Lúa mì


- Lạc

- Đỗ tương


5. FALCPA có đưa ra bất kỳ hướng dẫn cụ thể nào về việc ghi rõ thành phần thuộc ba nhóm thực phẩm bị coi là “chất thực phẩm gây dị ứng” (hạt cây, cá, và thủy sản giáp xác) ?
Có. FALCPA yêu cầu đối với hạt cây, phải ghi rõ loại hạt cây sử dụng (ví dụ, hạt cây quả hạnh, hồ đào, hoặc óc chó). Các chủng loại cá (ví dụ, cá vược, cá bơn, cá tuyết) và các loại thủy sản giáp xác (cua, tôm hùm hoặc tôm)
6. Có chất thực phẩm gây dị ứng nào khác ngoài các chất quy định trong FALCPA?
Quốc hội chỉ định 8 loại thực phẩm hoặc nhóm thực phẩm là “các chất thực phẩm gây dị ứng chính”. Những loại thực phẩm hoặc nhóm thực phẩm này chiếm 90% các trường hợp dị ứng thực phẩm. Mặc dù có những loại thực phẩm khác gây phản ứng cho những người bị dị ứng, nhưng FALCPA không quy định việc ghi các loại tác nhân dị ứng thực phẩm khác ngoài 8 loại đã nêu.
7. Loại thực phẩm nào là đối tượng phải thực hiện các quy định dán nhãn của FALCPA?
Các quy định của FALCPA áp dụng cho tất cả các loại thực phẩm đóng gói bán tại Hoa kỳ thuộc đối tượng điều chỉnh của Điều luật Liên bang về Thực phẩm, Dược phẩm và Mỹ phẩm, bao gồm cả thực phẩm sản xuất trong nước và thực phẩm nhập khẩu. FDA quy định tất cả các loại thực phẩm trừ các sản phẩm thịt, gia cầm, và trứng.
8. Các loại hoa quả và rau tươi không chế biến có phải tuân thủ các quy định của FALCPA?
Không. Các mặt hàng nông nghiệp tươi sống như hoa quả và rau tươi chưa qua chế biến không thuộc đối tượng điều chỉnh của FALCPA.
9. Quy định của FALCPA có tác động đến các quy định về ghi nhãn đối với sản phẩm thịt, gia cầm và trứng đóng gói của Bộ Nông nghiệp Hoa kỳ (USDA) không?
Các quy định của FALCPA chỉ áp dụng cho các thực phẩm là đối tượng điều chỉnh mà Cục An toàn Thực phẩm và Dược phẩm Hoa kỳ quản lý theo quy định tại Điều luật Liên bang về Thực phẩm, Dược phẩm và Mỹ phẩm. Chúng tôi khuyến nghị các nhà sản xuất sản phẩm thịt, gia cầm, và trứng thuộc sự quản lý của USDA liên hệ với cơ quan hữu quan của USDA để tìm hiểu về vấn đề ghi nhãn cho các sản phẩm trên.
10. Liệu các thuật ngữ “soybean”, “soy” và “soya” có thể coi là từ tương đương với “soybeans” theo các quy định về dán nhãn của FALCPA không?
Có. “Soybean”, “soy” và “soya” có thể coi là từ tương đương với “soybeans” và bất kỳ từ nào trong số các từ trên đều có thể được sử dụng để xác định thực phẩm nguồn của tác nhân thực phẩm gây dị ứng “soybeans”.
11. Trong trường hợp nào thì việc sử dụng thuật ngữ “soybeans” là thích hợp hơn so với các từ tương đương khác trong việc ghi nhãn?
Các loại thực phẩm đóng gói sử dụng soybeans (đỗ tương) là một thành phần chủ yếu hoặc sử dụng thành phần hỗn hợp có đỗ tương (ví dụ như nước tương hoặc đậu phụ) cần tiếp tục sử dụng từ “soybeans” cho thành phần này (ví dụ, với sản phẩm “nước tương (nước, bột mì, soybeans, muối)”)
12. Liệu từ số ít “peanut” có thể thay thế cho từ số nhiều “peanuts” không và liệu các từ số ít (như, almond, pecan, hoặc walnut) có thể được sử dụng để chỉ các loại hạt cây khác nhau (ví dụ như almonds, pecans, hoặc walnuts) mà vẫn thỏa mãn các quy định của FALCPA không?
Có. FDA cho rằng “peanut” có thể dùng thay thế cho “peanuts” và tên của các loại hạt cây khác nhau có thể dùng dưới dạng số ít hoặc số nhiều mà vẫn thỏa mãn các yêu cầu của FALCPA.
13. Liệu trong danh sách các thành phần ghi sau từ “Contains” (chứa), ghi trên nhãn thực phẩm theo quy định của FALCPA, có thể chỉ thể hiện tên của các thực phẩm nguồn của các chất thực phẩm gây dị ứng chính chưa được bổ sung trong danh sách thành phần của thực phẩm đóng gói không?
Không. Nếu trên nhãn thực phẩm có từ “Contains” và sau đó là một danh sách các thành phần thì trong danh sách đó phải ghi tên của các thực phẩm nguồn của các chất gây dị ứng chính được sử dụng trong thực phẩm đó. Ví dụ, nếu trong danh sách thành phần có các chất như sau: sodium caseinate, váng sữa, lòng đỏ trứng và hương vị lạc tự nhiên, thì trong danh sách theo sau chữ “Contains” phải có ghi đầy đủ cả ba loại thực phẩm nguồn của các chất thực phẩm gây dị ứng đó (ví dụ, “chứa sữa, trứng và lạc”) với hình thức tương tự (phông, cỡ chữ) sử dụng cho danh sách thành phần.
14. Liệu có nhiều cách để ghi phần danh sách các chất thực phẩm gây dị ứng chính trên thực phẩm đóng gọi không?
Có. Cách ghi phần danh sách này có thể chỉ đơn giản ghi từ “Contains” (có chứa) và tiếp theo là tên các thực phẩm nguồn của các chất thực phẩm gây dị ứng có trong thành phần của sản phẩm. Có thể ghi theo cách khác để mô tả chính xác hơn các chất thực phẩm gây dị ứng có trong sản phẩm, miễn là việc ghi nhãn đó tuân thủ theo ba nguyên tắc sau:
a. Từ “Contains” với chữ “C” được in hoa phải là từ bắt đầu (có thể sử dụng chữ in đậm và dấu chấm câu)
b. Tên của thực phẩm nguồn của chất thực phẩm gây dị ứng ghi trên nhãn phải tương như tên mà FALCPA quy định, ngoại trừ việc tên thực phẩm nguồn có thể viết dưới dạng số ít hoặc số nhiều (ví dụ như walnut hoặc walnuts) và các từ tương đương “soy” và “soya” có thể thay thế cho “soybeans”
c. Nếu trên nhãn có phần danh sách các chất gây dị ứng với chữ “Contains” thì nhãn hàng đó phải ghi đầy đủ tên thực phẩm nguồn của tất cả các loại chất gây dị ứng là thành phần hoặc nằm trong thành phần của thực phẩm đó.
15. Có biện pháp xử phạt đối với việc không tuân thủ các quy định của FALCPA?
Có. Công ty và người quản lý có thể bị truy cứu trách nhiệm dân sự, trách nhiệm hình sự, hoặc cả hai theo Điều luật Liên bang về Thực phẩm, Dược phẩm và Mỹ phẩm nếu công ty có sản phẩm thực phẩm không tuân thủ các quy định dán nhãn của FALCPA.

FDA có thể ra lệnh thu hồi các sản phẩm không được dán nhãn đúng theo quy định. Ngoài ra, FDA có thể yêu cầu nhà sản xuất hoặc nhà phân phối thu hồi các sản phẩm không ghi rõ thành phần gây dị ứng.


16. FALCPA có buộc các nhà sản xuất phải ghi các câu khuyến cao trên nhãn sản phẩm như “có thể chứa [tác nhân dị ứng]” hoặc “sản xuất trên cùng thiết bị với các sản phẩm [gây dị ứng]” không?
Không. FALCPA không đề cập đến việc sử dụng các câu khuyến cáo, bao gồm các câu khuyến cáo về khả năng lây nhiễm các thành phần gây dị ứng trong quá trình chế biến. FALCPA quy định FDA có trách nhiệm đệ trình một bản báo cáo lên Quốc hội, trong đó đánh giá việc sử dụng, và ý kiến của người tiêu dùng đối với việc ghi nhãn. Trong các bản hướng dẫn trước, FDA khuyến cáo không nên sử dụng các câu khuyến cáo để thay cho việc tuân thủ các quy định về Các Biện pháp Sản xuất Quy chuẩn (cGMPs). Ngoài ra, những câu khuyến cáo như “có thể chứa [tác nhân gây dị ứng]” phải đúng thực tế và phải tránh gây nhầm lẫn.
17. FALCPA có yêu cầu FDA đưa ra ngưỡng an toàn cho các chất thực phẩm gây dị ứng?
FALCPA không yêu cầu FDA đặt ra các ngưỡng an toàn cho các chất thực phẩm gây dị ứng. Tuy nhiên, điều đó không có nghĩa là FDA sẽ không xem xét việc đặt ra các ngưỡng an toàn cho các chất thực phẩm gây dị ứng.
18. Liệu một chất thực phẩm gây dị ứng bị đưa vào sản phẩm một cách không chủ đích do kết quả của việc tiếp xúc ngoài chủ đích có thuộc sự điều chỉnh của quy định FALCPA?
Không. Quy định dán nhãn của FALCPA không áp dụng cho các chất thực phẩm gây dị ứng xuất hiện ngoài chủ đích trong thực phẩm do việc tiếp xúc ngoài chủ đích. Đối với tác nhân gây dị ứng thực phẩm, trường hợp “tiếp xúc ngoài chủ đích” xảy ra khi dư lượng chất gây dị ứng bị đưa một cách ngoài chủ đích vào trong loại thực phẩm không có chất đó trong thành phần ban đầu. Tiếp xúc ngoài chủ đích có thể xảy ra do phương pháp trồng và thu hoạch truyền thống, cũng như từ cách sử dụng kho chứa, vận chuyểm hoặc thiết bị chế biến.



Каталог: uploads -> news -> file
file -> ĐẢng cộng sản việt nam
file -> BỘ CÔng thưƠng vụ thị trưỜng châu phi – TÂY Á – nam á
file -> Danh sách doanh nghiệp xnk sản phẩm Giày dép, da, phụ kiện ở Braxin Mã số thuế (cnpj)
file -> Danh sách một số doanh nghiệp xnk dược phẩm – y tế Braxin (07/07/009)
file -> Giới thiệu thị trường algeria vụ châu phi – TÂY Á – nam á BỘ CÔng thưƠng mục lụC
file -> Vụ Thị trường Châu Phi, Tây Á, Nam Á TÀi liệu cơ BẢn cộng hoà djibouti
file -> TÀi liệu tóm tắt cộng hòa djibouti
file -> VỤ thị trưỜng châu phi – TÂY Á – nam á TÀi liệu cơ BẢn nưỚc cộng hòa hồi giáo ap-gha-ni-xtan
file -> Danh sách một số doanh nghiệp xnk săm lốp ôtô, xe, máy Braxin ( 02/06/2009)

tải về 328.69 Kb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
  1   2   3   4




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương