Lâm sản ngoài gỗ là những sản phẩm không phải gỗ có nguồn gốc sinh vật, được khai thác từ rừng tự nhiên hoặc rừng trồng có giá trị nhiều mặt, góp phần phát triển kinh tế-xã hội



tải về 102 Kb.
trang1/4
Chuyển đổi dữ liệu02.12.2022
Kích102 Kb.
#53906
  1   2   3   4
DH05LN nhom 2


CÁC PHƯƠNG THỨC QUẢN LÍ VÀ BẢO VỆ LÂM SẢN NGOÀI GỖ
- TÀI NGUYÊN RỪNG CÓ LỢI CHO LÂM SẢN NGOÀI GỖ ĐANG ĐƯỢC NGHIÊN CỨU TẠI VIỆT NAM

1.Lâm sản ngoài gỗ là những sản phẩm không phải gỗ có nguồn gốc sinh vật, được khai thác từ rừng tự nhiên hoặc rừng trồng có giá trị nhiều mặt, góp phần phát triển kinh tế-xã hội.


Việt Nam, là quốc gia có tiềm năng phát triển lâm sản ngoài gỗ ở khu vực châu á, hiện có gần 1,6 triệu ha rừng đặc sản, với tổng sản lượng hàng năm lên đến trên 40.000 tấn. Trong đó, các nhà khoa học đã phát hiện có 3.830 loài cây thuốc, 500 loài cây tinh dầu, 620 loài nấm, 820 loài tảo, 186 loài thực vật đặc hữu chỉ có ở Việt Nam, 823 loài đặc hữu chỉ có ở Đông Dương. Lâm sản ngoài gỗ Việt Nam đã được xuất khẩu sang gần 90 nước và vùng lãnh thổ, giai đoạn 2005-2007 giá trị xuất khẩu lâm sản ngoài gỗ đem lại nguồn thu 400-500 triệu USD, bằng gần 20% tổng giá trị xuất khẩu đồ gỗ. Khai thác, chế biến lâm sản ngoài gỗ đã thu hút hàng trăm nghìn lao động, chủ yếu là ở nông thôn, miền núi góp phần đáng kể vào xoá đói, giảm nghèo ở các địa phương có rừng và đất rừng.

Hướng phát triển lâm sản ngoài gỗ của Việt Nam đến năm 2020, sẽ có giá trị sản xuất lâm nghiệp; giá trị lâm sản ngoài gỗ xuất khẩu tăng bình quân 10-15% và đến năm 2020 đạt 700-800 triệu USD/năm, bằng 30-40% giá trị xuất khẩu gỗ.


Tuy nhiên, việc sử dụng rừng chủ yếu dựa vào khai thác tự nhiên sẵn có, ít quan tâm đến bảo tồn và phát triển lâm sản ngoài gỗ. Điều này dẫn đến nguồn tài nguyên rừng ở khu vực ngày càng cạn kiệt, tất yếu sẽ làm suy giảm tính đa dạng sinh học của rừng và ảnh hưởng tiêu cực đến cuộc sống của người dân sống dựa vào rừng.
Những hạn chế chủ yếu trong quản lý nhà nước về lâm sản ngoài gỗ hiện nay là:

  • Toàn vùng chưa có quy hoạch, kế hoạch tổng thể về phát triển lâm sản ngoài gỗ, các loại lâm sản ngoài gỗ chưa thực sự được quan tâm bảo tồn, phát triển và khai thác.

  • Những năm gần đây Nhà nước tuy đã có chính sách giao rừng và đất lâm nghiệp cho tổ chức, hộ gia đình và cá nhân để rừng có chủ thực sự. Tuy nhiên chỉ mới chú ý đến phát triển về cây gỗ, còn với lâm sản ngoài gỗ vẫn bị thả nổi chưa được quan tâm thực sự.

  • Nhiều lâm trường quốc doanh được giao quản lý sử dụng hàng nghìn ha rừng tự nhiên, nhưng hoàn toàn không quan tâm và không có năng lực sản xuất kinh doanh lâm sản ngoài gỗ. Vd: Tây Nguyên có khoảng 70% diện tích rừng đã có chủ, nhưng chưa có động lực kinh tế để chủ rừng tham gia tích cực vào việc bảo vệ và phát triển rừng nói chung và lâm sản ngoài gỗ nói riêng.

Trên thực tế lâm sản ngoài gỗ chưa được điều tra, xác định, phân định rõ ràng trên bản đồ và ngoài thực địa, chưa tiến hành lập hồ sơ phục vụ cho công tác quản lý.

  • Các chủ rừng trên địa bàn chỉ mới tập trung thống kê các số liệu về gỗ, còn các lâm sản ngoài gỗ chưa được quan tâm đúng mức. Một số xã nơi có rừng chưa thực hiện việc thống kê, kiểm kê đối với những diện tích lâm sản ngoài gỗ được giao, được cho thuê và theo dõi diễn biến tài nguyên.

  • Việc khai thác lâm sản ngoài gỗ còn mang tính tự phát, phân tán, chưa có quy hoạch, còn lãng phí, hiệu quả kinh tế rất thấp. Phần lớn các cơ sở chế biến lâm sản ngoài gỗ đều có quy mô nhỏ, không gắn với vùng nguyên liệu ổn định, công nghệ và thiết bị lạc hậu, chất lượng sản phẩm thấp, mẫu mã bao bì còn hạn chế nên tính cạnh tranh trên thị trường trong nước và quốc tế chưa cao.

  • Mối quan hệ giữa sản xuất, khai thác lâm sản ngoài gỗ và bảo tồn đa dạng sinh học hầu như chưa được thể chế hóa.. Mặt khác, việc sản xuất hàng lâm sản ngoài gỗ trong vùng rất manh mún, phân tán, không có những vùng sản xuất hàng hoá lớn, cho tới nay việc khai thác lâm sản ngoài gỗ có giá trị kinh tế cao dưới tán rừng vẫn ngoài tầm kiểm soát của cơ quan quản lý, bảo vệ rừng. Hầu hết các mặt hàng lâm sản ngoài gỗ xuất khẩu có số lượng nhỏ lại không ổn định, giá cả bấp bênh, thất thường, thiếu sự thống nhất chỉ đạo của các cấp chính quyền. Vì vậy mặc dù hàng năm tăng đều từ 15-30% song chỉ chiếm phần nhỏ trong tổng kim ngạch xuất nhập khẩu.


tải về 102 Kb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
  1   2   3   4




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương