Lâm sản ngoài gỗ là những sản phẩm không phải gỗ có nguồn gốc sinh vật, được khai thác từ rừng tự nhiên hoặc rừng trồng có giá trị nhiều mặt, góp phần phát triển kinh tế-xã hội


Trước thực trạng trên, trước mắt cần tập trung chỉ đạo bốn nhiệm vụ phát triển lâm sản ngoài gỗ đó là



tải về 102 Kb.
trang2/4
Chuyển đổi dữ liệu02.12.2022
Kích102 Kb.
#53906
1   2   3   4
DH05LN nhom 2

Trước thực trạng trên, trước mắt cần tập trung chỉ đạo bốn nhiệm vụ phát triển lâm sản ngoài gỗ đó là:
1, Tăng cường năng lực cho các cơ quan quản lý và nghiên cứu về sử dụng lâm sản ngoài gỗ.
2, Xây dựng các phương thức bảo vệ, phát triển lâm sản ngoài gỗ.
3, Nghiên cứu thị trường sản xuất và tiêu thụ lâm sản ngoài gỗ có sự tham gia của Nhà nước.
4, Thúc đẩy nghiên cứu về công nghiệp chế biến, bảo quản lâm sản ngoài gỗ sau thu hoạch. Mặt khác, nên đổi mới quản lý lâm sản ngoài gỗ theo hướng:

Thứ nhất, Về quy hoạch, kế hoạch bảo vệ và phát triển lâm sản ngoài gỗ toàn vùng cần dựa trên cơ sở tổ chức nghiên cứu, tổng hợp, phân tích, tình hình về điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội, quốc phòng an ninh, quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất, hiện trạng tài nguyên gỗ và lâm sản ngoài gỗ từ cấp xã trở lên. Tổ chức xây dựng phương hướng, mục tiêu bảo vệ, phát triển và sử dụng lâm sản ngoài gỗ trong kỳ quy hoạch, kế hoạch. Xác định diện tích và sự phân bố các loại lâm sản ngoài gỗ trong kỳ quy hoạch, kế hoạch. Có biện pháp quản lý, bảo vệ, sử dụng và phát triển các loại lâm sản cụ thể trên từng địa bàn xã, huyện. Trên cơ sở quy hoạch, kế hoạch chung toàn vùng, cần lập quy hoạch, kế hoạch bảo vệ và phát triển lâm sản ngoài gỗ của từng tỉnh và trên cơ sở quy hoạch của cấp tỉnh chính quyền cấp huyện, cấp xã tổ chức việc lập quy hoạch, kế hoạch bảo vệ và phát triển


Thứ hai, Tiến hành điều tra, thống kê, đánh giá để nắm thật chắc tình hình diễn biến tài nguyên lâm sản ngoài gỗ, nhất là các loài đặc hữu có giá trị đặc biệt về kinh tế, về nghiên cứu khoa học làm cơ sở cho công tác quản lý bảo vệ và phát triển lâm sản ngoài gỗ bền vững. Xây dựng và thực hiện chương trình giám sát các loài hệ động thực vật có nguy cơ bị tiêu diệt để theo dõi và xử lý kịp thời.

Khôi phục diện tích lâm sản ngoài gỗ bị mất và những nơi chất lượng rừng thấp. Đồng thời tiến hành nghiên cứu các loài động, thực vật có giá trị kinh tế cao để đưa vào gieo trồng và gây nuôi. Nghiên cứu các biện pháp để sử dụng và phát triển bền vững tài nguyên động, thực vật. Xây dựng ngân hàng dữ liệu, ngân hàng gien về đa dạng sinh học, về các loài quý hiếm cho toàn vùng và cho từng tỉnh.

Thứ ba, Về tổ chức phát triển lâm sản ngoài gỗ, nên phát triển theo hai loại hình: tập trung và phân tán. Xây dựng các khu rừng lâm sản ngoài gỗ tập trung ở những nơi có diện tích lớn, điều kiện thổ nhưỡng phù hợp, liền vùng thuận lợi cho quản lý và tổ chức tiêu thụ, khuyến khích sự tham gia của cộng đồng trong việc bảo vệ các khu rừng lâm đặc sản, ưu tiên trồng mới các loài có nhiều tác dụng, cho sản phẩm thu hoạch hàng năm: nhựa, hoa, lá, măng và các cây trồng là các loại cây ăn quả có kích thước lớn có khả năng đem lại giá trị kinh tế cao như bơ, vải, nhãn, xoài, mít..., tăng thu nhập cho đồng bào. Những nơi không có điều kiện phát triển lâm sản ngoài gỗ tập trung, nên động viên đồng bào trồng các loại cây phân tán, tận dụng tối đa quỹ đất trong các vườn hộ, trong khu ở dân cư cho việc trồng mới lâm sản ngoài gỗ tránh để lãng phí. Đối với rừng sản xuất dành để trồng các loài lâm sản ngoài gỗ, cần tiến hành điều tra toàn diện về đất đai nhằm quyết định phương án tối ưu nhất cho lựa chọn cây trồng. Xây dựng chương trình trồng lâm sản ngoài gỗ thích hợp, trong đó tận dụng tối đa các vùng đất trống, đồi núi trọc. Huy động và khuyến khích mọi thành phần kinh tế, kể cả trong và ngoài nước tham gia đầu tư thông qua việc cho thuê đất đai dài hạn. Để trồng lâm sản ngoài gỗ đạt hiệu quả cao cần thực hiện phương châm “người sản xuất và người chế biến cùng trồng rừng”, có như vậy sẽ đáp ứng nhu cầu trực tiếp cho công nghiệp chế biến và muốn có nguồn nguyên liệu ổn định thì người chế biến sẽ phải tính việc đầu tư (đặt hàng), tạo ra mối quan hệ khăng khít lâu dài.

Thứ tư, Việc khai thác, sử dụng lâm sản ngoài gỗ phải nhất thiết dựa trên kế hoạch đã được lập ra, phù hợp với kế hoạch phát triển kinh tế xã hội của vùng. Đảm bảo sự cân đối, hài hòa trong việc khai thác từ tổng quỹ tài nguyên rừng hiện có với các loại lâm sản ngoài gỗ, chống các khuynh hướng tùy tiện, tự do trong khai thác và sử dụng tài nguyên rừng. Tổ chức ngăn chặn và xử lý tình trạng khai thác quá mức làm suy thoái, cạn kiệt các loài lâm sản ngoài gỗ. Điều tra nắm thật kỹ việc khai thác buôn bán trái phép lâm sản ngoài gỗ trong vùng và qua các cửa khẩu trên địa bàn, có biện pháp xử lý nghiêm đối với các trường hợp vi phạm.

Để đảm bảo tính khả thi khi triển khai công tác quản lý lâm sản ngoài gỗ, trước hết cần đổi mới về mặt nhận thức của chính quyền các cấp, của cán bộ và nhân dân trong vùng về vai trò, về giá trị kinh tế của lâm sản ngoài gỗ, có sự phối hợp đồng bộ trong việc bảo vệ rừng, bảo tồn đa dạng sinh học, khai thác và sử dụng các loài lâm sản ngoài gỗ một cách hiệu quả, bền vững. Sớm sửa đổi bổ sung một số chính sách nhằm khuyến khích phát triển sản xuất kinh doanh lâm sản ngoài gỗ và giảm đói nghèo cho đồng bào theo hướng bãi bỏ giấy phép khai thác, miễn thuế tài nguyên đối với lâm sản ngoài gỗ một thời gian từ 5-10 năm. Đề nghị Ngân hàng Chính sách-xã hội giải quyết cho cộng đồng và hộ gia đình vay vốn không lãi, thời hạn vay bằng 2-3 lần chu kỳ gây trồng và khai thác lâm sản ngoài gỗ; Tập trung đầu tư cho chất lượng, từng bước mở rộng quy mô diện tích và nhân rộng mô hình phát triển. Tổ chức tham quan học tập, tập huấn, xây dựng và triển khai thực hiện các mô hình, trang bị cho người dân kiến thức khoa học, kinh nghiệm làm giàu rừng, khai thác rừng bền vững; kỹ thuật nhân giống các loại cây, như ghép, gieo hạt, quy trình nuôi, trồng và kỹ thuật bảo quản, chế biến một số sản phẩm từ lâm sản ngoài gỗ; Tuyên truyền sâu rộng về giá trị và nguồn lợi của lâm sản ngoài gỗ, đồng thời đề cao vai trò của người dân địa phương trong việc bảo tồn và phát triển lâm sản ngoài gỗ, hạn chế tình trạng chặt phá rừng bừa bãi. Trước hết các cấp chính quyền cần có kế hoạch hành động cụ thể bằng cách hỗ trợ kỹ thuật cũng như đầu tư vốn ban đầu cho bà con địa phương trồng rừng đảm bảo phương châm vừa khai thác giá trị kinh tế, vừa giữ vững và bảo tồn sự đa dạng sinh học; áp dụng mô hình quản lý rừng cộng đồng, đảm bảo cho người dân các địa phương có cơ hội tham gia quản lý các nguồn tài nguyên thiên nhiên trên địa bàn. Cơ quan lâm nghiệp địa phương hướng dẫn và trợ giúp cho cộng đồng, hộ gia đình điều tra về tài nguyên lâm sản ngoài gỗ, lập kế hoạch khai thác hợp lý và tổ chức bảo vệ có hiệu quả; Tổ chức mạng lưới khuyến lâm và khuyến công, khuyến thị về lâm sản ngoài gỗ bao gồm cả chế biến, bảo quản sau thu hoạch và thị trường. Có biện pháp thu hút các hộ, cơ sở kinh doanh, chế biến lâm sản ngoài gỗ trên địa bàn huyện, tỉnh tuỳ theo ngành hàng: song mây, dược liệu, thực phẩm vào mạng lưới này. Cần nghiên cứu thị trường lâm sản ngoài gỗ bắt đầu từ thị trường tiểu vùng hình thành lâu đời, phản ánh tiềm năng của địa phương. Lựa chọn những mặt hàng có ưu thế cạnh tranh về giá cả, khối lượng tiêu thụ, phương thức tiêu thụ. Miễn giảm thuế buôn chuyến, thuế VAT đối với hoạt động buôn bán, chế biến lâm sản ngoài gỗ trên địa bàn ở những huyện còn tỷ lệ đói nghèo cao.

* Để bảo tồn và phát triển nguồn lâm sản ngoài gỗ cho vốn rừng từ năm 1998- 2004, huyện Cẩm Xuyên đã được sự hỗ trợ của Dự án lâm sản ngoài gỗ nhằm: Xây dựng và thử nghiệm các mô hình trình diễn về bảo tồn và phát triển lâm sản ngoài gỗ bền vững, góp phần tăng thu nhập và cải thiện đời sống cho cộng đồng địa phương sống gần rừng, nâng cao nhận thức cho cộng đồng về tầm quan trọng của lâm sản ngoài gỗ


Mô hình đã triển khai theo phương thức trồng mây thâm canh kết hợp với việc phát triển lâm sản ngoài gỗ nhiều tầng. Đây là mô hình nông, lâm kết hợp lấy mây tắt làm cây chủ đạo. Trong thời gian chờ mây khép tán, nông dân có thể trồng xen các loại cây ngắn ngày khác như : khoai mài, hương bài, nhân trần, chè vằng và các loại cây nông nghiệp như sắn, ngô, khoai lang, lạc, các cây che bóng làm giá đỡ cho mây như cây thừng mực, dó trầm... Từ mô hình lâm sản nhiều tầng này, người nông dân có thể tận dụng cả về diện tích đất, không gian ánh sáng, tăng thu nhập thường xuyên và cuối cùng là tăng hiệu quả kinh tế trên 1 đơn vị diện tích gieo trồng. Từ những hỗ trợ ban đầu của dự án, chương trình khuyến nông như tổ chức tập huấn, hướng dẫn kỹ thuật, hỗ trợ cây giống phân bón và tổ chức cho các hộ nông dân đi tham quan học tập ở các điạ phương, thấy được hiệu quả từ cây mây đưa lại, nhiều hộ đã tham gia tích cực.
*Lâm sản ngoài gỗ (LSNG) là một lĩnh vực có vai trò quan trọng trong phát triển kinh tế xã hội nước ta, nhưng đến nay vẫn chưa được quy hoạch phát triển tổng thể, các loại LSNG nước ta chưa thực sự được quan tâm khai thác, bảo tồn và phát triển. Trước thực trạng đó, một dự án mang tên “Hỗ trợ chuyên ngành lâm sản ngoài gỗ” do Viện Viện Khoa học Lâm nghiệp (Bộ NN&PTNT) phối hợp với Tổ chức Bảo tồn Thiên nhiên quốc tế (IUCN) thực hiện đã được triển khai nhằm tìm lại giá trị của LSNG, giúp người dân có cách khai thác và phát triển hợp lý.

Dự án do Chính phủ Hà Lan tài trợ và được thực hiện trong thời gian 5 năm (2002-2007). Sau hơn 2 năm triển khai thực hiện tại 5 tỉnh là Quảng Ninh, Bắc Giang, Hà Tĩnh, Quảng Bình và Quảng Trị, Dự án đã thực sự đóng góp lớn vào công cuộc xoá đói giảm nghèo, cải thiện đời sống cho người dân sống dựa vào rừng.



tải về 102 Kb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   2   3   4




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương