Lâm sản ngoài gỗ là những sản phẩm không phải gỗ có nguồn gốc sinh vật, được khai thác từ rừng tự nhiên hoặc rừng trồng có giá trị nhiều mặt, góp phần phát triển kinh tế-xã hội


Để lâm sản ngoài gỗ phát triển bền vững



tải về 102 Kb.
trang4/4
Chuyển đổi dữ liệu02.12.2022
Kích102 Kb.
#53906
1   2   3   4
DH05LN nhom 2

Để lâm sản ngoài gỗ phát triển bền vững
Tại hội nghị tổng kết sáng 16/12, mạng lưới lâm sản ngoài gỗ Việt Nam thuộc Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn đã đề ra 4 nhiệm vụ trọng tâm trong giai đoạn 2005-2007 để thúc đẩy đảm bảo nguồn lâm sản ngoài gỗ phát triển bền vững.
Cuối năm 2003, mạng lưới lâm sản ngoài gỗ đã được thành lập theo sáng kiến của Hội Khoa học kỹ thuật lâm nghiệp Việt Nam. Mạng lưới có nhiệm vụ thu thập, trao đổi, cập nhật và quảng bá thông tin lâm sản ngoài gỗ; thúc đẩy các chính sách phát triển bền vững lâm sản ngoài gỗ của Chính phủ; chuyển giao công nghệ và hợp tác nghiên cứu lâm sản ngoài gỗ; nâng cao nhận thức chung về vai trò của lâm sản ngoài gỗ trong bảo tồn đa dạng sinh học và kết nối các tổ chức, cá nhân trong nước và quốc tế hoạt động lâm sản ngoài gỗ.
Việt Nam nằm trong vùng nhiệt đới gió mùa nên rất đa dạng về kiểu rừng và các hệ động thực vật phong phú, với khoảng 11.000 loài thực vật có mạch (trên 5.000 loài có ích trực tiếp cho cuộc sống), 1.000 loài rêu, 2.500 loài tảo, 826 loài nấm và hàng ngàn loài chim, thú khác nhau. Bên cạnh đó, lâm sản ngoài gỗ có thời gian thu hoạch ngắn, giá trị cao hơn so với các loại nông sản, thị trường tiêu thụ rộng, dễ phát triển nếu quản lý bảo vệ tốt./.

ĐỐI VỚI RỪNG TRỒNG


Nhận thức được tầm quan trọng của lâm sản ngoài gỗ trong phục vụ các nhu cầu xã hội vừa góp phần không nhỏ vào nền kinh tế quốc dân,bộ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN đã đưa ra các chương trình hoạt động để bảo vệ và phát triển rừng trong đó đặc biệt quan tâm bảo vệ và phát triển Lâm Sản Ngoài Gỗ nhằm giảm bớt áp lực về gỗ cũng như tăng cường các lợi ích từ rừng,các chương trình hoạt động như sau :

1.Chương trình xây dựng mô hình trình diễn và đào tạo, huấn luyện cho chủ rừng. Nhằm góp phần đẩy mạnh trồng rừng theo phương thức thâm canh để đáp ứng nhu cầu nguyên liệu gỗ lớn, gỗ nhỏ cho công nghiệp chế biến và gỗ gia dụng, khuyến khích gây trồng các loại cây đa mục đích và lâm sản ngoài gỗ.


-Tích cực:
+ Cung cấp cho chủ rừng những kiến thức về thâm canh trong rừng trồng.
+ Giúp chủ rừng hiểu được vai trò của LSNG trong kinh doanh rừng.
+ Nâng cao năng lực quản lí của chủ rừng.
-Hạn chế:
+ Đòi hỏi nguồn nhân lực có chuyên môn cao và số lương lớn.
+ Địa bàn hoạt động rộng lớn.
2.Chương trình canh tác lâm nông kết hợp trên đất sau nương rẫy: Xây dựng được 500 ha mô hình canh tác nông lâm kết hợp trên đất nghèo sau nương rẫy trên các vùng sinh thái khác nhau. Các loài cây ưu tiên bao gồm các loài cây lâm nghiệp bản địa, cây làm nguyên liệu, các loài cây nông nghiệp như cây ăn quả, cây lương thực ngắn ngày trồng theo phương thức nông lâm kết hợp bền vững, Mô hình ưu tiên thực hiện tại các tỉnh miền núi phía Bắc, Bắc Trung bộ và Tây Nguyên.
-Tích cực:
+ Phát huy được vai trò của nông lâm kết hợp.
+ Tận dụng nguồn quĩ đất sau nương rẫy, đồng thời cải tạo đất nghèo kiệt sau nương rẫy.
+ Thích hợp cho nhiều vùng sinh thái khác nhau,đặc biệt là các tỉnh miền núi phía Bắc,Bắc Trung Bộ và Tây Nguyên.
+ Phát huy vai trò của các loài cây bản địa,cây làm nguyên liệu và cây nông nghiệp.
-Tiêu cực:
+ Đòi hỏi các kiến thức chuyên môn về Nông Lâm Kết Hợp.
+ Địa hình phong phú đa dạng đòi hỏi nhiều mô hình áp dụng khác nhau.
+ Kiến thức về nông lâm kết hợp luôn đổi mới đòi hỏi phải cập nhật thường xuyên.
3.Chương trình đào tạo cho cán bộ làm công tác khuyến lâm: Nâng cao năng lực cho 2.000 cán bộ kiểm lâm địa bàn và 1.000 cán bộ khuyến lâm các cấp đáp ứng yêu cầu phát triển.
-Tích cực:
+ Nâng cao lực quản lí của cán bộ Kiểm Lâm.
+ Cung cấp nguồn nhân lực đủ năng lực và chuyên môn cho công tác khuyến lâm .
- Hạn chế:
+ Thời gian đào tạo lâu dài,liên tục phù hợp với tình hình mới.
+ Cán bộ khuyến lâm có mặt bằng trình độ không đều đòi hỏi người đào tạo phải có các phương pháp đào tạo khác nhau.
4.Chương trình thông tin, tuyên truyền: Nhằm nâng cao nhận thức và kiến thức của các chủ rừng trong quá trình chuyển đổi từ một nền kinh tế lâm nghiệp phân tán, quảng canh sang kinh tế lâm nghiệp thâm canh và hội nhập quốc tế.
- tích cực:
+ Thông tin được truyền tải sâu và rộng đến các chủ rừng.
+ Giúp người dân làm nghề rừng nắm bắt được các thông tin chính xác và kịp thời.

  • Hạn chế:

+ Đòi hỏi lực lượng tham gia lớn.

5.Chương trình tư vấn và dịch vụ khuyến lâm: Nhằm cung cấp các dịch vụ tư vấn và khuyến lâm.


-tích cực:
+ Người làm nghề rừng được tư vấn về các kĩ thuật và các chính sách liên quan đến rừng.
+ Người làm nghề rừng hiểu rỏ hơn về nghĩa vụ và quyền lơi của mình.
+ Người dân được hưởng nhiều hơn về các dịch vụ về rừng.
-hạn chế:
+ Lực lượng tham gia lớn .
+ Cán bộ tư vấn ngoài chuyên môn cao còn phải nắm vững tập quán canh tác và phong tục tập quán của địa phương mà mình phụ trách.

*Để phát triển khuyến lâm, đề án đưa ra các giải pháp gồm: Giải pháp về chính sách và thể chế; Giải pháp về tổ chức và phát triển nguồn nhân lực; Giải pháp về tăng cường hội nhập.



-Nhu cầu về vốn và nguồn vốn đầu tư, trong đó: Đầu tư cho chương trình đào tạo cán bộ làm công tác khuyến lâm (cán bộ kiểm lâm địa bàn và cán bộ khuyến lâm cơ sở); Xây dựng mô hình trình diễn, đào tạo, huấn luyện cho chủ rừng
Thông tin tuyên truyền; Chi phí quản lý, giám sát, đánh giá và chi phí khác; Hỗ trợ khuyến lâm và xây dựng mô hình rừng thử nghiệm, huấn luyện cho nông dân thuộc; Xây dựng chính sách, thể chế khuyến lâm là rất lớn đã gây khó khăn cho quá trình thực hiện các chương trình trên.
-Để giải quyết khó khăn trên nhu cầu vốn sẽ được huy động từ các nguồn sau: Từ ngân sách đầu tư thông quaTrung tâm Khuyến nông - Khuyến ngư Quốc gia;từ các dự án phát triển rừng quốc gia; Từ các tổ chức quốc tế đầu tư phát triển rừng tại Việt Nam.



tải về 102 Kb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   2   3   4




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương