Lâm sản ngoài gỗ là những sản phẩm không phải gỗ có nguồn gốc sinh vật, được khai thác từ rừng tự nhiên hoặc rừng trồng có giá trị nhiều mặt, góp phần phát triển kinh tế-xã hội



tải về 102 Kb.
trang3/4
Chuyển đổi dữ liệu02.12.2022
Kích102 Kb.
#53906
1   2   3   4
DH05LN nhom 2

-Nhân rộng các mô hình kinh tế

Ngoài trồng các loại cây trám, ba kích, phong lan, Dự án còn hỗ trợ các hộ dân một số mô hình khác như nuôi tắc kè, trồng mây, thanh mai...

-Hướng tới mục tiêu phát triển LSNG bền vững

Hiện nay ở Việt Nam đang tồn tại hành nghìn loại LSNG, theo Trung tâm Sinh thái môi trường, Viện Khoa học Lâm nghiệp hiện nay ở Việt Nam còn gần 1,6 triệu ha rừng lâm đặc sản, với tổng sản lượng hàng năm lên đến trên 40.000 tấn mỗi năm. Ngoài ra, còn có 3 830 loài cây thuốc, 500 loài cây tinh dầu, 224 loài thú, 828 loài chim...


Để phát triển sản xuất lâm sản ngoài gỗ góp phần xoá đói, giảm nghèo vùng dân tộc và miền núi Nhà nước cần thực hiện một số giải pháp như:


Giao quyền tài sản về lâm sản ngoài gỗ cho chủ rừng. Tài nguyên lâm sản ngoài gỗ phải có chủ thực sự, cụ thể. Nguồn tài nguyên lâm sản ngoài gỗ tự nhiên đang bị cạn kiệt là do tình trạng khai thác vô chủ bấy lâu nay, không được quản lí. Nhà nước tuy đã có chính sách giao rừng và đất lâm nghiệp cho hộ gia đình, cá nhân và tổ chức để rừng có chủ, nhưng chỉ mới chú ý đến làm chủ về cây gỗ, tre còn với lâm sản ngoài gỗ vẫn bị thả nổi. Ngay trong rừng đã có chủ, ai cũng có thể vào khai thác lâm sản ngoài gỗ dưới bất kỳ hình thức nào. (Cơ quan lâm nghiệp tỉnh cấp giấy phép cho một chủ khai thác lâm sản ngoài gỗ trong một vùng, một vài xã, thậm chí toàn huyện). Các lâm trường quốc doanh được giao quản lí sử dụng hàng triệu ha rừng tự nhiên, nhưng hoàn toàn không quan tâm và không có năng lực sản xuất kinh doanh lâm sản ngoài gỗ (trừ tre nứa). Để chấn chỉnh tình trạng tài nguyên lâm sản ngoài gỗ vô chủ Nhà nước cần có chính sách quy định cho hộ gia đình và cộng đồng được quyền sở hữu về lâm sản ngoài gỗ ở những diện tích rừng họ đã được giao, được khoán (người ngoài muốn khai thác phải được sự thoả thuận của chủ rừng - có thể phải ăn chia sản phẩm khai thác được với chủ rừng) và chính quyền phải bảo hộ quyền này khi bị xâm phạm.
Cơ quan lâm nghiệp địa phương hướng dẫn và trợ giúp cho hộ gia đình, cộng đồng điều tra về tài nguyên lâm sản ngoài gỗ, lập kế hoạch khai thác hợp lý và bảo vệ. Tổng kết kinh nghiệm dân gian và nghiên cứu kỹ thuật khai thác bền vững, tiến tới kỹ thuật gây nuôi những loại lâm sản ngoài gỗ có giá trị kinh tế cao, tạo thu nhập lớn. Tổ chức mạng lưới khuyến lâm và khuyến công, khuyến thị về lâm sản ngoài gỗ (bao gồm cả chế biến, bảo quản sau thu hoạch và thị trường). Cần có biện pháp thu hút các hộ, cơ sở kinh doanh, chế biến lâm sản ngoài gỗ trên địa bàn huyện, tỉnh (tuỳ theo ngành hàng: song mây, dược liệu, thực phẩm…) vào mạng lưới này như: hỗ trợ kinh phí tổ chức các lớp tập huấn cho nông dân về kỹ thuật khai thác, gây trồng, chế biến và thị trường, phát hành tài liệu, tờ bướm tuyên truyền về từng ngành hàng lâm sản ngoài gỗ. Mặt khác, cần nghiên cứu thị trường về lâm sản ngoài gỗ, bắt đầu từ thị trường tiểu vùng - thường đã hình thành từ lâu đời, phản ánh tiềm năng lâm sản ngoài gỗ của địa phương. Lựa chọn mặt hàng lâm sản ngoài gỗ có ưu thế cạnh tranh (giá cả, khối lượng tiêu thụ, phương thức tiêu thụ). Sửa đổi bổ sung một số chính sách nhằm khuyến khích phát triển sản xuất kinh doanh lâm sản ngoài gỗ như: Bãi bỏ giấy phép khai thác lâm sản ngoài gỗ (trừ loại có tên trong danh mục hạn chế hoặc cấm khai thác, công bố cụ thể, rộng rãi đến từng huyện, xã); Miễn thuế tài nguyên rừng đối với những lâm sản ngoài gỗ để khuyến khích khai thác, gây trồng (có thể thời hạn từ 10-15 năm, khi địa phương không còn đói nghèo); Ngân hàng chính sách cho hộ gia đình vay vốn không lãi, thời hạn vay bằng 2 lần chu kỳ gây trồng và khai thác mặt hàng lâm sản ngoài gỗ được khuyến cáo phát triển tại địa phương; Miễn giảm thuế buôn chuyến, thuế VAT đối với hoạt động buôn bán, chế biến lâm sản ngoài gỗ trên địa bàn ở những huyện còn tỷ lệ đói nghèo cao. Các biện pháp về miễn giảm thuế tài nguyên, thuế sản xuất kinh doanh là nhằm tăng giá thu mua nguyên liệu lâm sản ngoài gỗ cho nông dân, do đó cần có cơ chế giám sát để bảo đảm có lợi cho nông dân tránh tình trạng các lợi ích do chính sách lại chảy hết vào túi người buôn bán, cơ sở chế biến kinh doanh lâm sản ngoài gỗ.
*ICARD-14/6/2007): Theo Cục Lâm nghiệp: Việt Nam phấn đấu đến năm 2020 đưa lâm sản ngoài gỗ trở thành một phân ngành sản xuất trong lâm nghiệp, đạt giá trị xuất khẩu từ 700-800 triệu USD, chiếm hơn 20% giá trị sản xuất lâm nghiệp; đồng thời tạo việc làm ổn định cho 1,5 triệu lao động nông thôn miền núi vào việc thu hái, sản xuất kinh doanh lâm sản ngoài gỗ.

tải về 102 Kb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   2   3   4




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương