János Kornai liberté, Égalité, fraternité (TỰ do, BÌnh đẲNG, BÁC ÁI) Suy ngẫm về những thay đổi tiếp sau sự sụp đổ của chủ nghĩa cộng sản* nhậP ĐỀ



tải về 191.77 Kb.
trang1/3
Chuyển đổi dữ liệu02.09.2016
Kích191.77 Kb.
#31061
  1   2   3



János Kornai
LIBERTÉ, ÉGALITÉ, FRATERNITÉ (TỰ DO, BÌNH ĐẲNG, BÁC ÁI)

Suy ngẫm về những thay đổi tiếp sau sự sụp đổ của chủ nghĩa cộng sản*

NHẬP ĐỀ

Cách mạng Pháp đã muốn lật đổ chế độ chuyên chế. Và bây giờ chúng ta đang làm lễ kỷ niệm thứ 20 của một sự kiện không kém tầm quan trọng lịch sử: lật đổ sự cai trị chuyên chế của nền độc tài cộng sản chủ nghĩa. Chúng ta tập hợp nhau lại ở Bucharest, địa điểm duy nhất nơi sự thay đổi đầy kịch tính đã không diễn ra mà không có bạo lực và đổ máu. Nhưng đó là ngoại lệ, bởi vì đối với khu vực này như một tổng thể sự thay đổi cơ bản đã diễn ra một cách hoà bình. Cái đã xảy ra hai mươi năm trước là một cuộc cách mạng nhung. Bởi vì cho dù không có đổ máu, nó đã là một cuộc cách mạng và vì thế một câu hỏi hợp lý để hỏi là, cái gì đã được thực hiện [trong số các mục tiêu] của khẩu hiệu cách mạng: Tự do, Bình đẳng, Bác ái - Liberté, Égalité, Fraternité?

Khẩu hiệu trên, tất nhiên, không bao hàm tất cả các giá trị cơ bản. Hai giá trị liên kết mật thiết với nhau rõ ràng là thiếu: tăng trưởng và phúc lợi vật chất. Các nhà phân tích khác về chuyển đổi hậu xã hội chủ nghĩa đã khảo sát sự thực hiện của hai giá trị này (xem, thí dụ, EBRD 2008 và 2009.) Hãy cho phép tôi để các vấn đề cực kỳ quan trọng này cho những nghiên cứu khác và chú tâm vào ba giá trị cơ bản nêu trong đầu đề bài báo của tôi.

Ngay cả ba vấn đề này đã được nhiều nghiên cứu có giá trị khảo sát kỹ lưỡng. Do giới hạn về độ dài không cho phép tôi đi vào chi tiết, vì thế mục đích của bài nói của tôi đúng hơn là để xây dựng một khung khổ bắc qua cho những thảo luận sắp tới của chúng ta.


LIBERTÉ (TỰ DO)

Quyền tự do là một nhóm các quyền. Hãy xem xét những thay đổi trong ba nhóm.


1. Các quyền chính trị, quyền con người.

Công dân của một nước cộng sản đã bị tước mất các quyền con người cơ bản. Những sự thay đổi đã cho chúng tôi tất cả những quyền chính trị cơ bản:



  • quyền tự do ngôn luận,

  • quyền tự do báo chí, được giải thoát khỏi sự kiểm duyệt công khai hay trá hình,

  • quyền tự do về hội và tổ chức,

  • quyền tự do đi lại,

  • quyền phê phán chính phủ, quyền phản kháng chính trị.

  • Bác bỏ nhà nước độc đảng và đưa vào quyền lựa chọn giữa các lực lượng chính trị và ý thức hệ cạnh tranh nhau.

Chúng ta đã chứng kiến một làn sóng lớn về dân chủ trong khu vực của mình. Ở đây tôi không sa vào thảo luận định nghĩa từ dân chủ. Thay vào đó tôi dùng một chỉ số đơn giản, được chấp nhận rộng rãi. Điều kiện tối thiểu của một nước dân chủ là, sự phế truất (sa thải chính phủ) không được thực hiện bằng giết người chính trị, đảo chính quân sự, âm mưu trong triều đình của kẻ thống trị, hay bằng khởi nghĩa vũ trang. Thay vào đó có thể sa thải lãnh đạo bằng một thủ tục hoà bình, văn minh, được hình thức hoá của các cuộc bầu cử cạnh tranh.
Bảng 1. Sa thải bầu cử ở EU 10, 1989-2008


Nước

Các cuộc bầu cử

Sa thải bầu cử

Năm sa thải

1989-2008

Bulgaria

6

5

1991, 1994, 1997, 2001, 2005

Cộng hoà Czech

6

4

1990, 1992, 1998, 2006

Estonia

6

5

1990, 1995, 1999, 2003, 2007

Hungary

5

4

1990, 1994, 1998, 2002

Latvia

6

4

1990, 1995, 1998, 2002

Lithuania

6

6

1990, 1993, 1996, 2000, 2004, 2008

Ba Lan

7

6

1991, 1993, 1997, 2001, 2005, 2007

Romania

6

5

1990, 1996, 2000, 2004, 2008

Slovakia

6

5

1990, 1992, 1994, 1998, 2006


Ghi chú: “Sa thải bầu cử -Electoral dismissal” xuất hiện khi có (i) một sự sắp xếp lại lớn về liên minh cầm quyền sau các cuộc bầu cử, bao gồm (ii) sự thay đổi về lãnh đạo chính phủ và (iii) sự dịch chuyển nào đó về các ưu tiên chính sách.

Nguồn. Bảng được Zdenek Kudrna (CEU) sưu tập trên cơ sở các Báo cáo Nước (Country Reports 1990-2008) của Economist Intelligence Unit.
Bảng 1 bao gồm 10 thành viên Trung Đông Âu mới đầu tiên của EU. Trong tất cả các nước đó lãnh đạo đã bị sa thải bằng bầu cử lặp đi lặp lại, điều đó cung cấp bằng chứng mạnh mẽ rằng các nước này đã trở thành các nền dân chủ. Chẳng ở nước nào trong số đó có một lực lượng chính trị đã có thể “gắn xi măng mình vào quyền lực” một cách lâu dài, (áp dụng cách nói được dùng trong tiếng lóng chính trị ở Hungary.) Nói cách khác, đảng hay liên minh nắm quyền đã không có khả năng loại bỏ các cơ hội của các đảng tranh đua đối lập trong thời gian dài.

Trong con mắt của nhiều người, đặc biệt là các thế hệ trẻ hơn, tất cả các quyền chính trị cơ bản được coi như những sự thực hiển nhiên của cuộc sống bình thường. Chúng không là hiển nhiên! Chúng ta phải nghĩ về Trung Quốc. Tại đó sự biến đổi nền kinh tế thành một nền kinh tế thị trường phồn thịnh đã diễn ra hết tốc lực – nhưng đã không đi cùng với những thay đổi tương tự trong lĩnh vực chính trị. Các lễ kỷ niệm lần thứ 20 của sự sụp đổ chế độ chuyên chế chính trị ở Đông Âu trùng với kỷ niệm lần thứ 20 của cuộc tấn công đẫm máu vào những người biểu tình ủng hộ dân chủ ở Quảng trường Thiên An Môn. Các công dân Trung Quốc đã không được phép tụ họp trên Quảng trường và tưởng niệm. Trung Quốc vẫn là một nhà nước cảnh sát tàn bạo. Chúng ta, những người Đông Âu, may mắn đã đồng thời có được quyền tự do kinh tế và chính trị, như một quà tặng lớn. Sự trùng hợp của hai biến đổi vĩ đại trong cùng một giai đoạn rất ngắn về mặt lịch sử, là độc nhất trong lịch sử toàn cầu của dân chủ và chủ nghĩa tư bản.

Bây giờ chúng ta chuyển sang các chiều kích khác của quyền tự do.
2. Các quyền tự do khởi nghiệp, tự do tham gia thị trường, sự an toàn của quyền sở hữu tư nhân.

Những thay đổi trong lĩnh vực này đòi hỏi một số lượng lớn các luật mới, một ngành tư pháp độc lập để thực thi các luật mới và nhiều thay đổi thể chế khác.

Có những đánh giá khác nhau về các thay đổi trong quyền tự do kinh tế. Ở đây tôi chỉ giới thiệu một điều tra nổi tiếng, “Chỉ số Quyền tự do Kinh tế-Economic Freedom Index” (Bảng 2), để minh chứng sự tăng lên đáng kể của quyền tự do kinh tế trong vùng của chúng ta.

Có nhiều nghiên cứu xác minh rằng việc thay ưu thế của sở hữu công bằng ưu thế của sở hữu tư nhân, sự gia nhập tự do và cạnh tranh đóng góp cho tăng trưởng, đổi mới, tiến bộ kỹ thuật và hiệu quả. Vì thế nó có một giá trị công cụ lớn giúp thực hiện các giá trị cơ bản như tăng phúc lợi vật chất của công dân. Trong bài báo này, tuy vậy, tôi nhấn mạnh đến giá trị nội tại của quyền tự do kinh doanh. Dù các hậu quả kinh tế có thế nào, vẫn tuyệt vời để có quyền con người để khởi động một công việc kinh doanh, gia nhập thị trường, thách thức các đối thủ cạnh tranh, thử nghiệm các đổi mới theo sáng kiến riêng của mình mà không phải đợi các đơn đặt hàng và sự cho phép của bộ máy quan liêu. Tôi nhấn mạnh khía cạnh đạo đức này, bởi vì nó đã không nhận được sự đánh giá đúng mức bởi đánh giá kỹ trị một chiều về những thay đổi kinh tế.


Bảng 2. Chỉ số Quyền Tự do Kinh tế Thế giới (EFW) ở các nước hậu xã hội chủ nghĩa


Nước

1990

1995

2006

Hungary

5,35

6,36

7,41

Bulgaria

4,08

4,48

6,54

Romania

4,73

3,98

6,58

Ba Lan

4,00

5,3

6,77

Albania

4,12

4,49

6,99

Cộng hoà Czech




5,81

6,84

Estonia




5,55

7,82

Latvia




4,91

7,2

Lithuania




4,89

7,23

Slovakia




5,54

7,52

Slovenia




4,96

6,4

Ukraine




3,9

5,51

Trung bình thế giới

5,68

5,99

6,58


Ghi chú: Chỉ số EFW (Economic Freedom of the World) được Fraser Institute (USA) tính. Quyền tự do kinh tế được đo bởi 42 chỉ tiêu trong năm lĩnh vực: chi tiêu chính phủ, kết cấu pháp lý và các quyền tài sản, tiếp cận đến vốn, tự do thương mại quốc tế, điều tiết tín dụng, các hoạt động lao động và kinh doanh. Trên cơ sở 42 chỉ tiêu này một chỉ số được tính trong thang giữa 10, cực đại và 0, cực tiểu. Trong thực tiễn Hong Kong đạt điểm cao nhất , 8,94, và Zimbabwe thấp nhất, 2,67 trong năm 2006. Về một mô tả chi tiết hơn về phương pháp luận, xem Gwartney ─ Lawson, R. (2008).*

Nguồn: Bảng được sưu tập bởi Judit Kapás và Pál Czeglédi, University of Debrecen, Faculty of Economics. Nguồn gốc là Gwartney ─ Lawson, R. (2008).

3. Quyền tự do lựa chọn giữa các hàng hoá và dịch vụ khả dĩ khác.

Hệ thống xã hội chủ nghĩa đã tạo ra nền kinh tế thiếu hụt. Bên cạnh Liên Xô và Ba Lan, địa điểm gặp nhau của chúng ta, Romania, đã là thí dụ tồi tệ nhất [về nền kinh tế thiếu hụt] cho đến tận giây phút cuối của chế độ cộng sản. Việc cắt điện mà không hề có báo trước đã gây ra thiệt hại to lớn cho các doanh nghiệp và các hộ gia đình. Đã thường xuyên có thiếu hụt nghiêm trọng về thực phẩm cơ bản và các hàng hoá tiêu dùng khác, các hàng dài người đứng xếp hàng, các kệ hàng trống không. Để mua một ô tô hay có được căn hộ người ta đã phải đợi hàng năm trời.

Như với các lĩnh vực được nhắc tới trước của quyền tự do, tôi coi việc thay nền kinh tế thiếu hụt bằng thị trường của những người mua không đơn giản chỉ là một sự thay đổi tình hình của nền kinh tế. Sự thay đổi có những hàm ý đạo đức, bởi vì nó đã tăng cường quyền tự do của cá nhân.1 Một nền kinh tế thiếu hụt kinh niên kéo theo sự tước đoạt một quyền con người cơ bản, cụ thể là quyền tự do để chọn mua cái mình muốn mua. Tôi kiếm được thu nhập và tôi muốn quyết định cái tôi làm với tiền của mình. Sự thiếu hụt kinh niên đã có có nghĩa là sự lựa chọn của tôi bị sự thiếu hụt hàng hoá hạn chế. Khi chi tiêu, tôi buộc phải sử dụng hàng thay thế bắt buộc, tức là, thay cho mua cái tôi muốn tôi buộc phải mua cái tôi kiếm được. Những người mua thấy mình trong tình cảnh nhục nhã. Người bán đã có thể sai khiến và người mua đã phải cố nhún nhường, điều chỉnh, thậm chí thử đút lót người bán. Tất cả những thứ đó đã biến mất rất nhanh.

Chúng ta thường xuyên nghe ý kiến sau đây. Không quan trọng rằng ràng buộc bắt buộc là ở bên cung hay ở bên cầu. Các ràng buộc về tính sẵn có hay các ràng buộc về khả năng có thể chi trả – đấy là các giới hạn tương đương nhau của hành động. Tôi không tán thành quan điểm này, bởi vì sự khác biệt giữa hai loại ràng buộc là quan trọng. Quyền tự do lựa chọn tiêu dùng không phải là một sự xa hoa của người giàu. Những người giàu có hơn đã có thể tìm cách và phương tiện để lách qua các giới hạn của phân phối theo đầu người và tìm được mặt hàng trên chợ đen hay trả bằng ngoại tệ mạnh. Những tổn thất của người nghèo đã nghiêm trọng hơn một cách tương đối, bởi vì họ đã không có khả năng chi tiêu các khoản thu nhập khiêm tốn và các khoản tiết kiệm còn khiêm tốn hơn nữa của họ theo cách họ muốn.

Hãy để tôi tóm tắt. Chúng ta đang hưởng các thành tựu cơ bản về tự do. Là một điều quan sát buồn, nhưng dẫu sao, là một sự thực tâm lý xã hội rằng phần lớn người dân không gán một giá trị cao cho quyền tự do. Các giá trị cơ bản khác được đánh giá cao hơn. Có nhiều điều tra so sánh thứ tự các giá trị trong đầu óc các cá nhân. Tôi chỉ trích một nghiên cứu trong Bảng 3, Điều tra Giá trị Thế giới (World Values Survey) nổi tiếng.

Bảng 3. Các giá trị: Quyền tự do versus (đối lại) trật tự




 

Thích tự do hơn

Thích trật tự hơn

Nước

(tỷ lệ của người trả lời, %)

(tỷ lệ của người trả lời, %)

Ba Lan

19,8

66,3

Cộng hoà Czech

21,4

72,4

Slovakia

21,9

74,6

Bulgaria

26,3

64

Hungary

27,2

63,4

Đông Đức

27,5

68,3

Romania

31,6

61,2

Tây Đức

45,7

45,8

Thuỵ Điển

48,1

42,5

Hoa Kỳ

48,9

46,2

Tây Ban Nha

50,5

42,9

Thế giới (trung bình)

40,9

54,0


Ghi chú: Thời gian điều tra: 1997-1998. Câu hỏi sau đây đã được hỏi từ những người trả lời:

“Nếu bạn phải lựa chọn, bạn sẽ nói cái gì là trách nhiệm quan trọng nhất của chính phủ:

1. Để duy trì trật tự trong xã hội;

HAY:


2. Để tôn trọng quyền tự do của cá nhân.”

Nguồn: World Values Survey (1995).

Bảng cho thấy một cách rõ ràng rằng một số nhỏ hơn đáng kể các cá nhân gán tầm quan trọng cao nhất cho quyền tự do ở vùng hậu xã hội chủ nghĩa so với trong các nước tư bản chủ nghĩa từ trước 1989.

Đây là những nhiệm vụ lớn cho giáo dục, để hình thành sự hiểu biết tốt hơn về tầm quan trọng của quyền tự do. Phải bắt đầu trong trường tiểu học hay thậm chí ở nhà trẻ, tiếp tục ở tất cả các bậc học trung học và cao học, kết thúc với tất cả ảnh hưởng do báo chí được in, các phương tiện truyền thông điện tử và internet tạo ra. Nó là một nhiệm vụ chung của các giáo viên và các giáo sư đại học, các chính trị gia và các nhà báo, bất cứ ai có ảnh hưởng đến tư duy của người dân. Có những dấu hiệu tốt về sự tiến bộ và, đồng thời, có các dấu hiệu xấu đáng sợ làm nản lòng sát cánh nhau. Sự ganh đua của các đảng đã có các tác động phụ ghê tởm về tham nhũng, vô trách nhiệm và mị dân. Có những luồng thất vọng về nền dân chủ nghị viện phóng khoáng cạnh tranh. Một số tầng lớp ước ao một lãnh tụ mạnh, một luật nghiêm khắc và chế độ có trật tự. Đáng lo ngại và thất vọng là, các nhóm cánh hữu cực đoan, thắng phiếu bầu với một thuật hùng biện bẩn thỉu thù địch chủng tộc, chống-Do Thái, chống-Di gan và chống tư bản chủ nghĩa, đã nhận được sự ủng hộ đáng kể. Cánh Hữu cực đoan trong các nước hậu xã hội chủ nghĩa đang lợi dụng – lạm dụng – các thành tựu về các quyền tự do ngôn luận và lập hội để tấn công nền tảng của các quyền con người và quyền tự do. Đáng tiếc, sự đau khổ do khủng hoảng hiện thời gây ra lại tạo ra mảnh đất màu mỡ cho các cuộc tấn công này và có thể dọn đường cho sự bạo ngược. Không chỉ nước hậu xã hội chủ nghĩa này hay nước khác, mà toàn Châu Âu phải cảnh giác. Hãy nhớ Weimar!*
ÉGALITÉ (BÌNH ĐẲNG)

Chủ nghĩa xã hội kiểu-Soviet đã chắc chắn không là một hệ thống bình đẳng. Quy tắc được công bố là phân phối hàng hoá theo lao động. Như thế đó là một nhuyên tắc phân phối theo công trạng, mơi việc đo công trạng – trong thực tiễn của chủ nghĩa xã hội hiện tồn – tuy vậy, lại nằm trong quyền lực của nhà nước-đảng. Thang đo này cho phép thu nhập nhiều hơn nhiều cho anh hùng lao động xã hội chủ nghĩa so với công nhân trung bình, cho bí thư đảng quận nhiều hơn cho giáo sư đại học. Các thành viên của nomenclature (tầng lớp lãnh đạo) đã có những ưu đãi vật chất, không phải là lương cao hơn mà là các điều kiện nhà ở tốt hơn, tiếp cận đến các hàng hoá khan hiếm, được ưu tiên dùng các bệnh viện và các khu nghỉ mát tốt hơn. Đúng, đã có sự bất bình đẳng nào đó, nhưng xét về tổng thu nhập và phân bố của cải của toàn bộ dân cư, thì cái thực sự đặc trưng cho xã hội đúng hơn đã là một loại cào bằng màu xám nào đó, một sự kìm nén quyết liệt sự bất bình đẳng thu nhập. Sự khác biệt giữa lương của người đứng đầu một công ty lớn và lương của nhân viên trung bình đã không quá lớn. Nhà quản lý có hiệu quả và kém hiệu quả, nhà đổi mới và lãnh đạo công nghiệp hay nông nghiệp bảo thủ nhận được đồng lương ít nhiều như nhau, và nếu có sự lệch nhỏ khỏi mức trung bình, thì điều đó phụ thuộc vào lòng trung thành hơn là vào thành tích, học hành hay vào sự chăm chỉ và đổi mới.

Tình trạng bất bình đẳng thu nhập đã thay đổi đầy kịch tính sau khi thay đổi hệ thống trong một thời gian rất ngắn. Đầu tiên hãy ngó tới vài con số trong Bảng 4.

Có những khác biệt lớn giữa các nước, vì các lý do mà tôi không thảo luận trong bài báo này. Nếu chúng ta đặt các nước hậu xã hội chủ nghĩa vào trong một danh mục nhiều nước hơn, kể cả các nước đã không trải qua giai đoạn xã hội chủ nghĩa, và xếp hạng các nước theo chỉ số bất bình đẳng, chúng ta sẽ thấy các nước của chúng ta phân tán ở những vị trí rất khác nhau của danh mục dài. Chắc chắn có các nhân tố hoạt động không liên quan đến sự thay đổi hệ thống.


Bảng 4. Bất bình đẳng tiêu dùng – Chỉ số Gini cho chỉ tiêu tiêu dùng đầu người có thể so sánh được

Nước

1987-1990

2003

Bulgaria

0,245

0,351

Cộng hoà Czech

0,197

0,234

Estonia

0,24

0,402

Hungary

0,214

0,268

Latvia

0,24

0,379

Lithuania

0,248

0,318

Ba Lan

0,255

0,356

Romania

0,232

0,352

Slovenia

0,22

0,22

Slovakia

0,816

0,299

tải về 191.77 Kb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
  1   2   3




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương