Tịnh Độ Đại Kinh Giải Diễn Nghĩa Tập 321 Chủ giảng: Tịnh Không Pháp Sư Chuyển ngữ: Hạnh Chơn Biên tập: Bình Minh Thời gian: ngày 13 tháng 03 năm 2011



tải về 116.2 Kb.
Chuyển đổi dữ liệu13.08.2016
Kích116.2 Kb.
#18671

Tịnh Độ Đại Kinh Giải Diễn Nghĩa Tập 321 /16

Tịnh Độ Đại Kinh Giải Diễn Nghĩa

Tập 321

Chủ giảng: Tịnh Không Pháp Sư

Chuyển ngữ: Hạnh Chơn

Biên tập: Bình Minh

Thời gian: ngày 13 tháng 03 năm 2011

Địa điểm: Tịnh Tông Học Viện Úc Châu

Chư vị pháp sư, chư vị đồng học, xin mời ngồi xuống. Mời quý vị xem “Đại Thừa Vô Lương Thọ kinh Giải”, trang 377. Chúng ta bắt đầu xem trong kinh văn. Trang 377, chúng ta đọc kinh văn qua một lượt.

Phật thuyết A Di Đà Phật vi Bồ Tát, cầu đắc thị nguyện thời, A xà vương tử dữ ngũ bách đại trưỡng giả, văn chi giai đại hoan hỷ, các trì nhất kim hoa cái, câu đáo Phật tiền tác lễ, dĩ hoa cái thượng Phật dĩ, khước toạ nhất miên thính kinh, tâm trung nguyện ngôn, linh ngã đẳng tác Phật thời giai như A Di Đà Phật”.

Câu kinh văn này là Đức Phật nói Phật A Di Đà, khi ở nhân địa làm Bồ tát, phát nguyện kiến lập thế giới Cực Lạc, làm nơi để tiếp dẫn chúng sanh tu hành trong lục đạo, vào trong quốc độ của mười phương nhất thiết chư Phật. Điều này ở trước đã nói qua. A Xà vương tử và đồng bạn của anh ta, năm trăm đại trưởng giả là đồng bạn của anh ta, đều tham gia lần pháp hội này, ở trong pháp hội nghe kinh. Nghe được tin tức này vô cùng hoan hỷ. Cho nên trước là cúng Phật, sau khi cúng Phật không nói gì, trong tâm đều có cách nghĩ này. Tương lai khi tôi làm Phật, cũng muốn giống như Phật A Di Đà vậy, sanh khởi ý niệm này. Ý niệm vừa mới động, Đức Phật liền biết ngay.

Chúng ta xem trước đoạn chú giải này. “Thử vương tử dữ ngũ bách trưởng giả chánh thị hiện tại dữ đương lai”. Đương lai là tương lai. “Nhất thiết hàm linh chi điển phạm”, điển hình mô phạm. Hay nói cách khác, chúng ta cũng nên giống A Xà vương tử vậy, nhưng có hay không? Kinh giảng đến chổ này, rất nhiều bạn đồng học đều nghe. Trong tâm có phát nguyện hay không , tương lai tôi thành Phật cũng giống như Phật A Di Đà vậy. Như vậy chúng ta mới không uổng công nghe, chúng ta đã thật sự đã nghe. Nghe rồi mới có phản ứng như vậy. Không có phản ứng này, tức là nghe chưa hiểu. Cũng chính là nói, nghe lâu như vậy, vẫn còn không dám nhận, không dám trực tiếp thừa nhận, tôi muốn giống như Phật. Như vậy có xem là nói khoác chăng? Không phải. Vì sao? Đức Phật trong kinh đại thừa, quý vị nói ngài giảng bao nhiêu lần tất cả chúng sanh vốn là Phật. Chúng ta vốn là Phật, muốn giống như Phật A Di Đà vậy. Sự việc này là bổn phận của ta, nên không khuếch trương chút nào.

Đối nhân xử thế tiếp vật phải khiêm tốn, nhưng chổ này không thể khiêm tốn. Ái chà, giống Phật A Di Đà, làm sao tôi giám nhận. Không thể khiêm tốn, ở dây mà khiêm tốn là sai, nhất định là phải giống A Di Đà Phật. Chúng ta bây giờ là phàm phu, nhất phẩm phiền não chưa đoạn, cũng không có phước báo. Cá nhân tôi học Phật A Di Đà, học để được như ngài. Chúng ta sẽ có thể cảm động cả gia đình mình, như vậy gia đình của ta chính là đạo tràng. Một gia đình là tấm gương tốt cho mỗi gia đình trong xã hội. Như vậy không phải chúng ta đang hoằng pháp lợi sanh sao? Như vậy là chúng ta đang thật sự tu tịnh độ.

Các bậc cổ thánh tiên hiền dạy “kiến hiền tư tề”, hiền là thánh hiền nhân. Phật A Di Đà là trong số thánh hiền đó, là một bậc thánh hiền viên mãn nhất. Chúng ta nhìn thấy và cũng nghe thấy, nên cần phải học tập ngài. Chúng ta có thể phát tâm này,có thể phát nguyện này. Không những Phật A Di Đà hoan hỷ, mà chư Phật đều hoan hỷ. Chư Phật Bồ Tát ứng hoá tại thế gian, vì tất cả chúng sanh mà thị hiện vô lượng. Vì sao? Các ngài có mục tiêu gì, có dự định gì? Điều này trong lòng ai cũng hiểu. Chư Phật Bồ Tát đối với cá nhân mà nói, họ đã hoàn toàn buông bỏ. Họ không có mục đích, không có ý đồ. Chỉ có một kỳ vọng duy nhất, là hy vọng tất cả đều được thành Phật.

Ở trước đọc qua “nhất thiết giai thành Phật”. Nên chúng ta đang đi trên con đường thành Phật. Chư Phật Bồ Tát làm gì có chuyện không hoan hỷ! Thực sự người tin Phật không nhiều. Chúng ta thường nói người học Phật rất nhiều, nhưng người học Phật mà thật sự tin Phật thì không nhiều. Học Phật mà họ chưa hiểu. Phật là gì? Không biết. Cứ cho rằng, Phật là nặn bằng đât khắc bằng gổ, thờ trên điện đường trong miếu, như vậy gọi là Phật.

Hay nói cách khác, đối với Phật không quen biết. Như vậy làm sao học Phật? Thật tin mới thật học. Nhập môn nên bắt đầu từ đâu? Từ kinh điển nhập môn. Kinh điển không phải để tụng, kinh điển là sách hướng dẫn. Nói rỏ Phật là gì, làm sao học Phật, tại sao phải học Phật? Nói rỏ những đạo lý này cho chúng ta, phương pháp, kinh nghiệm. Kinh điển nói những điều này. Hiện nay trong đạo Phật, cao tăng đại đức đều không giảng. Tôi được coi như là người rất may mắn, trong vô ý nghe được. Thật sự nghe được và hiểu nên muốn học, đến chư vị trưởng lão cầu xin họ dạy. Nếu thật muốn học, thì họ sẽ thật tâm dạy. Đây là Chương Gia đại Sư dạy tôi. Có rất nhiều người gặp ngài nhưng ngài không có nói những lời này.

Hoà thượng Trung Thôn Khang Long Nhật bản, lần đầu tiên tôi gặp ngài, ngài đã một trăm tuổi. Nói với tôi một câu: Người khai sáng các tôn giáo trên toàn thế giới đều là hoá thân của Bồ Tát Quán Thế Âm. Đại đệ tử của ngài là Kiều Bản tiếp đãi tôi, nói với tôi. Ông ta nói “pháp sư Tịnh Không , lão Hoà thượng hôm nay nói câu này. Chúng tôi theo ngài mấy mươi năm, chưa từng nghe ngài nói qua câu này”. Lão Hoà thượng này là người giác ngộ, không phải người bình thường. Tôi gặp qua rất nhiều người xuất gia, chưa nghe người nào nói câu này. Người khai sáng tôn giáo trên toàn thế giới là hoá thân của Bồ Tát Quán Thế Âm. Ngài nói không sai chút nào.

Bồ tát đại từ đại bi, ba mươi hai ứng hiện, phổ độ chúng sanh. Nên tôn giáo đều là người một nhà. Chúng ta tuyên dương lý tưởng này, mười mấy năm lại đây không có ai phản đối. Mọi người nghe được ý kiến này đều sanh tâm hoan hỷ, cũng đã nhắc nhở chúng ta, kinh điển sách tịch của Tôn giáo cần phải hổ tương học tập.

Tôn giáo tây phương thừa nhận vũ trụ chỉ có một vị thần thật. Người Trung Quốc cho đó là Bồ Tát Quán Thế Âm. Quán Thế Âm Bồ Tát là lời tán thán vị đó, Quán thế cứu thế. Thiên thủ thiên nhãn là tượng trưng cho mắt đến thì tay đến, nhìn thấy chúng sanh có khổ nạn, lập tức đưa bàn tay ấm áp ra giúp đở họ. Đây là đại từ đại bi. Nên A Xà vương tử đã làm minh hoạ cho chúng ta. Họ nghe trước đó Đức Thế Tôn vì chúng ta mà giới thiệu, giới thiệu thế giới tây phương Cực Lạc, giới thiệu Phật A Di Đà, giới thiệu mười phương Bồ Tát đều đến thế giới Cực Lạc đi học tập. Họ nghe rồi tâm sanh đại hoan hỷ. “Thử hoan hỷ phi nhất thiết thế lạc khả bỉ”. Ở thiên thượng hay nhân gian đều có rất nhiều sự việc khiến người ta hoan hỷ vui vẻ, nhưng tuyệt đối không có một việc vui nào có thể so với thế giới Cực Lạc, và Phật A Di Đà mà Đức Thế Tôn giới thiệu. A Xà Thế Vương với đồng bạn cùng với đại chúng trước mặt mà đương thời Đức Thế Tôn vì mọi người giới thiêu. Họ đều nghe và hiểu, cho nên pháp hỷ sung mãn.

Thường sanh hoan hỷ tâm. Thường ở dây chính là không gián đoạn. Hoan hỷ tâm như vậy vĩnh viễn không gián đoạn. Ở nơi thế giới này, hoan hỷ với Cực lạc tương ưng. Có cảm thì được Phật A Di Đà đến tiếp dẫn đến thế giơi tây phương Cực Lạc. Không phải Phật thích Ca thuyết pháp, mà chính Phật A Di Đà nói pháp cho chúng ta. Chúng ta đi sớm một ngày thì sớm một ngày nghe pháp, thì sớm một ngảy đạt được pháp hỷ cứu cánh viên mãn. Đi trể một ngày thì ở trên thế gian này chịu khổ thêm một ngày. Ở thế gian này không có việc gì vui, một việc vui nhỏ nhặt cũng phải trả một giá rất đắt. Là người thông minh thì thử tính kỷ xem, tính không lại. Nếu tính rỏ ràng thì chỉ có một kết luận, chỉ có khổ mà không có vui. Làm sao có thể so với thiên nhân? Làm sao có thể so với thế giới Cực Lạc?

Hỷ sự rất nhiều, chúng ta từ chổ này xem sẽ biết, A Xà Vương tử và đồng bạn đã nghe được những gì? Thử quay đầu suy nghĩ lại xem chúng ta đã nghe được những gì? So sánh một chút xem. Họ nghe được Di Đà cứu cánh viên mãn, từ tu nhân đến chứng quả_Cứu cánh viên mãn. Cứu cánh viên mãn thành tựu như thế nào? Tâm tâm niệm niệm vì chúng sanh, không có niệm nào vì mình. Đây là nhân chính để ngài đạt được cứu cánh viên mãn, gọi là thành tựu công đức. Có một niệm vì mình gọi là tạo nghiệt. Vì sao nói như vậy? Nói thật với chư vị, không có bản ngã, bản ngã ở đâu?

Trong đại thừa giáo vừa mới vào đã nói với chúng ta, “vô ngã tướng, vô nhân tướng, vô chúng sanh tướng, vô thọ giả tướng”. Tất cả tướng đều không có. Chúng ta vì sao phải chấp trước tướng, buông bỏ bốn tướng này là góc của viên mãn. Nguồn góc của cứu cánh viên mãn là ở chổ này. Chúng ta tu như thế nào cũng tu không thành công, nguyên nhân chính là do chúng ta chấp trước kiên cố vào bốn tướng này, không chịu buông bỏ. Trong kinh Phật dạy, chúng ta vốn đã là cứu cánh viên mãn, nhưng vì phân biệt chấp trước làm mê muội cứu cánh viên mãn, nên viên mãn không khởi tác dụng.

Cứu cánh viên mãn chỉ điều gì? Thực tế nói là vô lượng vô biên bất khả tư nghị, không cách gì nói được, cũng không cách gì tưởng tượng được, vì nó quá nhiều. Trong tình huống thực tại bất đắc dĩ, Đức Phật đưa ra ba ví dụ.

Thứ nhất là trí tuệ, tự tánh vốn đầy đủ trí tuệ Bát Nhã cứu cánh viên mãn, mà Phật A Di Đà đã chứng được, mười phương chư Phật Như Lai chứng được.

Thứ hai là năng lực, thực tế nói là không gì không thể, không gì không biết. Đây là bản năng của chúng ta, Đức Phật không nói vọng ngữ.

Thứ ba là phước báo, trong kinh Phật giảng cái gọi là tướng hảo, chính là phước báo. Cũng là trong tự tánh của ta vốn đầy đủ cứu cánh viên mãn. Đức Phật vì chúng ta mà nói cụ thể ba việc này. Hỏng là hỏng ở nơi chổ tự tư tự lợi, hỏng nơi chổ phân biệt chấp trước. Chấp trước thân này là tôi, chấp trước địa vị trước mắt, chấp trước của cải trước mắt, hưởng thụ trước mắt. Chấp trước những thứ này, nhưng nó hoàn toàn là giả. “Phàm sở hữu tướng giai thị hư vọng”. Trong giáo lý đại thừa chúng ta thường đọc đến. Hiện tượng tự nhiên, hiện tượng tinh thần, hiện tương vật chất đều là giả, không có một thứ nào là thật.

Đức Phật nói rất hay, nói lời chân thật. Tam giới lục đạo chỉ có khổ không có vui! Thực tế nói, lục đạo chúng sanh lấy khổ làm vui. Lời này đều là thật, chính xác trăm phần trăm. Lấy khổ làm vui là sao? Tức là chúng ta hưởng thụ một chút niềm vui, mà phải trả giá rất khổ đau, mới đạt được một chút niềm vui. Như vậy làm sao có thể so sánh với chư Phật Chư Bồ Tát. Chư Phật Bồ Tát tập khí phiền não hoàn toàn đều đoạn tận, nên gọi là cứu cánh viên mãn.

Khởi tâm động niệm là nguyện vọng, là hy vọng tìm cầu, Nhưng họ không cầu tự thân được an lạc. Ở trước, chúng ta đọc qua 48 nguyện của Phật A Di Đà, nguyện nguyện đều là vì tất cả chúng sanh trong biến pháp giới hư không giới, không có nguyện nào là vì chính mình, nguyện nguyện là chính mình trả giá cho sự viên mãn. Toàn tâm toàn lực vì tất cả chúng sanh trong biến pháp giới hư không giới phục vụ, giúp họ ly khổ đắc lạc. Chư Phât Bồ Tát dùng phương pháp nào để giúp đở họ? Dùng cách dạy học, dùng mô phạm. Mô phạm là thân giáo làm tấm gương cho mọi người nhìn thấy. Trước là dể cho họ thấy rỏ ràng minh bạch, sau đó mới nói rỏ với họ. Nói rỏ chính là ngôn giáo. Đây là phương tiện thiện xảo mà chư Phật Như Lai dùng để giáo hoá chúng sanh. Họ không nhìn thấy cũng không tin tưởng, thì có nói cũng vô ích. Còn khi họ đã nhìn thấy, đã tin tưởng thì tự nhiên họ sẽ đến thỉnh giáo, lúc đó nên tường tận giải thích cho họ nghe. Họ hiểu rồi , sẽ sanh tâm hoan hỷ, và mới phát nguyện làm Phật.

Lấy Phật A Di Đà làm tấm gương. Tôi làm Phật muốn được giống như ngài vậy. Nếu chúng ta cũng có thể học A Xà Vương Tử, cũng có thể phát đại nguyện như vậy. Chúng ta sẽ đạt được điều gì? Khẳng định được Chư Phật hộ niệm, Thiên long thiện thần ủng hộ chúng ta. Vì sao? Chúng ta là Bồ Tát, là chân thật Bồ Tát không phải giả. Nên khi ta ở nơi nào thì ở đó ít tai nạn, ít thiên tai.

Hôm qua ở Nhật Bản có trân động đất cấp 8. 9. Ba năm trước có người nói với tôi, nói với tôi hình như lớn hơn lần này, động đất cấp 9.1, ở miền nam Trung Quốc. Nếu miền nam Trung quốc không phát sanh, thì sẽ phát sanh ở Nhật Bản. Nhưng động đất năm đó, Trung quốc và Nhật bản đều không phát sanh, có phải là kéo dài đến bây giờ mới bộc phát? Điều này rất có khả năng. Chúng ta nhìn thấy phân tích và báo cáo của giới khoa học, hoàn toàn là do địa cầu vật lý và thái không vật lý. Từ trên góc độ này phân tích, nghĩa là giới khoa ngày nay chưa thể đem hiện tượng tinh thần liên kết lại. Nhưng các nhà lượng tử lực học đã có thể đem tinh thần liên kết lại.

Hiện tượng vật chất làm sao sinh sản? Là do ý niệm tích luỹ hình thành. Cơ sở của hiện tượng vật chất là ý niệm, cần phải liên kết đến tầng lớp này, vấn đề mới có thể giải quyết thật sự. Đây là Phổ Lãng Khắc người Đức nói, là thầy của Ái Nhân Tư Thản. Ông ta nói chúng ta cần phải nhận định cơ sở năng lượng tạo thành vật chất là ý thức và tâm chí. Nên ông ta nói một câu khẳng định như vậy, tâm thức chính là ý niệm, là cơ sở của tất cả vật chất. Phải cần có nhận định này, chúng ta mới biết nguyên nhân tai biến thật sự trên thái không, tinh cầu, tinh hệ, địa cầu. Cũng thật sự có năng lực như Phật Bồ Tát vậy, có thể hoá giải nó.

Chúng ta mỗi ngày đều tụng hai thời công phu, kinh giáo của hai thời này tụng hết, chúng ta đều có hồi hướng. Hồi hướng thứ nhất, chính là những thiên tai do tự nhiên hay do con người gây nên trên thế gian này, cầu khẩn Chư Phật Bồ Tát từ bi hoá giải. Chư Phật Bồ Tát có từ bi chăng? Từ Bi. Có chịu hoá giải chăng? Chịu hoá giải. Nhưng vì sao hoá giải không được? Họ thiếu một chữ duyên. Duyên ở đây là gì? Cư dân trên địa cầu chúng ta phải hợp tác với các ngài, phải có tâm từ bi giống như chư Phật Bồ Tát. Phải có tâm chân thành mới có thể hoá giải. Sức mạnh này hầu như là ngang nhau. Trong kinh thường nói, sức mạnh của tâm. Tâm, Phât, Chúng sanh_ba loại này năng lượng ngang nhau. Tâm- Phật- chúng sanh, ba cái không sai biệt, điều này trong kinh thường giảng.

Nên chúng ta có Phật lực, có chúng sanh lực. Tâm lực này gọi là hiện tượng tự nhiên. Hiện tượng tự nhiên cũng có thể khống chế, cũng có thể hoá giải. Đạo lý này chỉ có trong kinh điển đại thừa có. Đáng tiếc bây giờ con người không tin tưởng, nếu không tin ta tìm không được phương pháp hoá giải, như vậy ta phải gánh vác hậu quả thiên tai này. Nếu ta biết hiện tượng này, chí ít cũng có thể tự độ. Hay nói cách khác, thiên tai này không liên quan đến chúng ta, không bị thiên tai làm ảnh hưởng. Trong mắt một số người nhìn thấy, rỏ ràng họ đã chết trong thiên tai đó, nhưng trên thực tế mắt chúng ta đã nhìn nhầm. Họ chưa chết, họ đến thế giới Cực Lạc, họ đến thiên đường, họ chưa chết, mà chỉ đi đến chổ tốt hơn.

Còn người tâm hành bất thiện, người sợ hải, người báo oán, họ đã chết và đi vào trong tam đồ ác đạo. Chổ đến không giống nhau. Ở đây nói với chúng ta một chân tướng sự thật, bất luận rời xa thế giới này bằng cách nào, họ vẫn chưa chết. Người nào đi đến chổ của người đó. Ai bảo họ đi? Chính họ thích đi. Người tâm tham nặng nhất định ở chung với người có tâm tham sâu nặng. Tham ái danh văn lợi dưỡng, tham ái ngũ dục lục trần, nhất định cùng đi với những người này. Đó là đâu? Là quỷ đạo. Tham ái là đường quỷ , oán hận là đường địa ngục, ngu si là đường súc sanh. Nhưng phải nhớ Ngũ Giới Thập Thiện là nhân đạo, thượng phẩm Thập Thiện là thiên đạo. Đều nhiếp lục căn, tịnh niệm tương tục mới là Phật đạo của thế giới Cực Lạc.

Còn chúng ta đi về đâu? Không cần hỏi người vì người cũng không biết. Hỏi Phật Bồ Tát, Phật Bồ Tát cũng không biết. Phật Bồ Tát chỉ có thể nói hiện tại của chúng ta. Vì ý niệm của chúng ta vừa biến đổi, thì lời của họ nói hoàn toàn không đúng. Nên chỉ có chính mình mới thật sự hiểu rỏ, thật sự thấu triệt.



Học Phật, Phật gọi là Vô y đạo nhân. Y là nương tựa, Phật không có nương tựa. Nương tựa duy nhất là tự tánh. Thánh hiền trong thế xuất thế gian đều dạy chúng ta như vậy. Khởi tâm động niêm, ngôn ngữ tạo tác phải tương ưng với tánh đức, như vậy mới đúng. Phàm phu đều muốn tìm nơi nương tựa. Không có chổ nương tựa, tâm họ liền lo lắng, sợ hải. Nên Phật giáo cho chúng ta bốn y pháp. Chúng ta chưa ly khai lục đạo luân hồi, Phật giáo cho chúng ta, y pháp không y nhân. Pháp là gì? Là kinh điển. Chư Phật Bồ Tát thường nói, trong này bao gồm cả kinh điển thánh hiền, cũng bao gồm kinh điển của tất cả Tôn giáo, đây gọi là Pháp. Chúng ta nương vào đây tu hành là việc tốt.

Không có Tôn giáo nào dạy ta làm việc sai trái, dạy ta đi làm việc không tốt, không có. Tổng cương lĩnh mà cổ thánh tiên hiền dạy mọi người là hiếu đệ trung tín, lễ nghĩa liêm sĩ, nhân ái hoà bình. Đây là tánh đức, là quan hệ giữa người với người, quan hệ người với tất cả chúng sanh, quan hệ giữa người với đại tự nhiên là nhất thể, vô cùng thân mật. Từ bi tâm từ đây sanh ra. Trong kinh Vô Lượng Thọ nói bác ái, nhân từ bác ái. Chúng ta minh bạch và đã khẳng định, đối với tất cả chúng sanh trong biến pháp giới hư không giới phải bình đẳng, làm đến nhân từ bác ái. Như vậy thì bất cứ tai nạn gì đều hoá giải đươc. Tánh đức cứu cánh viên mãn. Lại có thể giống như Pháp tạng Bồ Tát, nhìn thấy chúng sanh đáng thương. Chúng sanh mê hoặc điên đảo, tạo nghiệp thọ báo. Vĩnh viễn quay lăn trong vòng luân hồi, mãi không ra được, thật đáng thương.



Phát 48 đại nguyện, mỗi nguyện đều giúp chúng sanh, thoát ly thống khổ trong luân hồi, chứng được niết bàn an vui. Đại nguyện này còn chưa ghê gớm sao?

A Xà Vương Tử thích điều gì? Đây là cái thích đầu tiên. Hành tự của Phật A Di Đà không vì chính mình mà vì chúng sanh. Thứ hai là vì Di Đà viên chứng bồ đề đại nguyện thành tựu mà vui. Ở trước là phát tâm, bây giờ ngài đã thành Phật. 48 nguyện, tất cả đều đã thực hiện. Viên chứng bồ đề, bồ đề là giác ngộ, giác ngộ triệt để, người xưa gọi là đại triệt đại ngộ. Viên chứng bồ đề chính là đại triệt đại ngộ. Đây là thành tựu trí tuệ đức năng tướng hảo chính mình. Đại nguyện thành tưu, thì hoá độ chúng sanh của Ngài cũng thành tựu. Lời này không phải nói suông. Đạo tràng kiến lập rồi, xác thực đã có đạo tràng tu học cụ thể cho mọi người. Chỉ cần ta chịu đi, còn ta không chịu đi thì họ không có cách nào kéo ta đi. Phải chính ta tự nguyện đi, mà còn rất dể đi. Điều kiện rất đơn giản là chỉ cần chúng ta tin tưởng, thật muốn đi, thì chúng ta sẽ phát nguyện, thật sự muốn đi.

Phải có hành động thật, là buông bỏ thế gian này. Nếu thế gian này không buông bỏ, thì đi không được. Điều cần thiết phải buông bỏ thế giới này, mới có thể đi được, quá hoan hỷ!

Thứ ba là vì Di Đà chứng cứu cánh phương tiện này. Đây là đặc biệt chỉ phương pháp quá xảo diệu, lấy trì danh diệu pháp phổ độ tât cả mà vui. Phương pháp này quá đơn giản, quá dễ dàng. Chính là một câu A Di Đà Phật, sáu chữ. Chúng ta phải niệm chân thật! Người niệm Phật chân chánh, giống như Đại Thế Chí Bồ Tát nói “đô nhiếp lục căn, tịnh niêm tương tục”. Niệm bao lâu có thể vãng sanh? Trong kinh Di Đà nói, người lợi căn, thiện căn thâm hậu thì một ngày là được. Căn tánh bậc trung thì hai ngay, ba ngày, bốn ngày, năm ngày. Còn người căn tánh cực kém, thực tế nói là người không có thiện căn thì sáu ngày, bảy ngày đều có thể thành công. Bảy ngày quyết định vãng sanh.

Bảy ngày niệm Phật này một chút tạp niệm cũng không có. Vì sao? Triệt để buông bỏ. Vì sao niệm Phật có tạp niệm? Bởi chưa buông bỏ. Chính là nói thế gian này, chuyện để nhớ nhung quá nhiều. Bất cứ lúc nào một ý niệm khởi lên, làm phá hoại công phu niêm Phật của chúng ta. Chúng ta niệm Phật mà trong ý niệm có xen tạp, có hoài nghi. Hoài nghi là gì? Họ nghĩ rằng thế giới đó tốt, nhưng chưa nhìn thấy thế giới Cực Lạc, rốt cuộc là thật hay là giả? Cứ hoài nghi như vậy. Nếu không hoài nghi, thì ý niệm này sẽ không sanh. Nhưng người không hoài nghi thì quá ít. Trong một vạn người tìm không ra một người. Quý vị có thể nói, họ đối với thế giới Cự Lạc không hoài nghi chăng? Đối với thế giới Cực Lạc không hoài nghi, thì đối với thế giới này không còn tham luyến.

Chúng ta ở trên thế gian này, quý nhất là tự biết rỏ mình. Điều này rất quan trọng. Tôi đối với thế giới này còn có chút lưu luyến, thì tôi đối với thế giới Cục Lạc vẫn còn chút hoài nghi. Tác dụng lớn nhất của kinh giáo. Đức Thế Tôn giảng suốt 49 năm đã tận tình khuyên bảo. Vì sao? Kinh giáo có thể giúp ta phá mê khai ngộ. Đây là tác dụng thứ nhất của kinh điển, chúng ta cần phải hiểu rỏ, phải thật sự minh bạch, không hoài nghi. Nhất tâm muốn được vãng sanh Cực Lạc, như vậy thì làm gì có lý không thành tựu!

Ở trước nói rất nhiều, câu Phật hiệu này công đức vô lượng vô biên. Có thể giúp ta thành Phật. Quý vị tin tưởng không? Không tin tưởng. Vì sao? Tôi hôm nay thân thể không được khoẻ mạnh, tôi niệm câu A Di Đà Phật này không có tác dụng. Một việc nhỏ như vậy Phật A Di Đà không thể giải quyết. Vậy việc thành Phật ngài có thể giải quyết chăng? Lời nói không tệ, rất có đạo lý. Tưởng như là có đạo lý, kỳ thật không có đạo lý. Vì sao? Vì chúng ta n không nhận thức rỏ đối với Phật A Di Đà, nên niệm A Di Đà Phật không như pháp. Vì sao có một số người niệm Phật rất hiệu quả, còn ta thì không?

Doanh Kha pháp sư nhà Tống, chỉ niệm Phật ba ngày ba đêm. Phật A Di Đà liền hiện thân để gặp mặt. Đó là một vị Tỳ Kheo phá giới, tội nghiệt sâu nặng. Vì sao họ có thể ba ngày ba đêm liên tục niệm Phật A Di Đà? Như vậy là đã nói rỏ. Trong kinh Quán thường nói, một câu danh hiệu Phật A Di Đà, có thể tiêu trừ 80 ức kiếp tội nặng sanh tử. Ngiệp mà họ tạo tuy rất nặng, nhưng do họ niệm Phật đúng pháp. Ba ngày ba đêm niệm Phật, thì tội nghiệp của ông từ vô thỉ kiếp đến nay đều tiêu trừ tất cả. Vì sao? Đô nhiếp lục căn, tịnh niệm tương tục. Ông ta không hoài nghi, không xen lẫn tạp niệm, ông ta niệm quên mình không nghĩ gì khác, chỉ nghĩ đến thế giới Cực Lạc. Không nghĩ đến thân hay bất cứ điều gì, như vậy đã thành công.

Bây giờ chúng ta niệm Phật mà tâm không ở nơi Phật. Làm sao biết được? Có người đang gọi chúng ta, tâm ta lập tức động, muốn đi xem thử. Điện thoại reng, nhanh chân đi nghe, tâm để đâu đâu.

Trước đây tôi ở Đài Trung cầu học, thầy lý đưa ra một ví dụ, ví dụ gì? Chúng ta ở đạo tràng chuyên tâm nghe kinh. Tâm chuyên chú nghe kinh, người nhà của ta có người đến báo, nhà chúng ta bị cháy rồi, nhưng ta vẫn không nghe thấy. Không có để ý, vì đang chuyên tâm nghe kinh. Như vậy là sao? Nghe Pháp quan trọng hay ngôi nhà quan trọng? Nhà không quan trọng. Coi Phật pháp là điều quan trọng nhất trong cuộc đời. Chúng ta chuyên tâm nghe pháp như vậy, sẽ được tam muội, sẽ khai ngộ.

Ngày nay chúng ta nghe pháp, nghe cả một đời cũng không khai ngộ, cũng không được thiền định. Là vì nguyên nhân gì? Tâm không tập trung. Chúng ta ở nơi đạo tràng nghe kinh, đã dùng mấy phần tâm? Một phần, hai phần còn bảy phần tám phần đang suy nghĩ lung tung. Không phải thật nghe, niệm Phật cũng như vậy. Không phải là chân tâm niệm Phật. Nhìn bên ngoài thì ta đang tin phật, như trên thưc tế không phải thật. Nếu như thật, thì hiệu quả này lớn biết bao! Có thể chuyển cảnh giới. Nhà tôi bị lửa đốt cháy, có thể chuyển cảnh giới chăng? Có thể. Ta thật sự như như bất động, lửa đó sẽ tự động dập tắt. Nên nhiếp tâm vào một chổ, không có việc gì không làm được. Khó khăn của chúng ta hiện nay là không để tâm ở một chổ.

Tôi thường khuyến khích mọi người, đem tâm để nơi Phật A Di Đà. Trong tâm trừ Phật A Di Đà ra thì không có gì cả. Trong sinh hoạt hằng ngày tất cả tuỳ duyên, sao cũng được, một chút tính toán cũng không có. Niệm niệm không rời A Di Đà Phât. Đặc biệt là chúng ta thấy, bộ phim 2012. Phim ghi lại vấn đề của năm 2012, bốn đĩa tôi đều xem qua. Cảm thấy thế nào? Thời gian quá bức bách, đến không kịp. Không bỏ cũng phải bỏ. Việc tốt thì tuỳ duyên, một chút cũng đừng nên miễn cưỡng, điều này rất quan trọng. Làm việc tốt thì phải thật làm, quyết định không cầu phước, cũng không nên cầu trường thọ. Lục đạo, thập pháp giới tất cả đều xả hết.

Chúng ta chỉ có một mục tiêu và một phương hướng duy nhất, là đến thế giới Cực Lạc làm Phật. Chính là một câu danh hiệu này có thể phổ độ tất cả chúng sanh. Pháp môn này quá thù thắng, thật không thể nghĩ bàn! A Xà Vương Tử nghe được, sanh tâm đại hoan hỷ.

Vi ngã đẳng dữ đương lai nhất thiết hàm linh giai y thử pháp dĩ độ sanh tử nhi hỷ”. Không những vấn đề của tôi được giải quyết, mà khi pháp môn này lưu truyền đến hậu thế. Chúng sanh đời sau nghe được pháp môn này, tất cả đều có thể được độ. Chúng ta hôm nay có duyên, học được bản hội tập của Hạ Liên Cư, đọc được chú giải của cư sĩ Hoàng Niệm Tổ. Mọi người chúng ta cùng nhau học tập, cùng nhau chia sẽ. Thật sự đem sự việc này hiểu rỏ ràng minh bạch. Không còn chút nghi ngờ nào nữa, đây là một việc hết sức vui mừng. Hoan hỷ của ta với A xà Vương Tử không có gì sai biệt. Chúng ta phát nguyện, tâm đã quyết định. Đời này quyết định cầu vãng sanh. Lục đạo luân hồi xã bỏ hoàn toàn. Tu hành ở đâu ? Nơi đâu cũng là đạo tràng. Tâm nơi Phật A Di Đà, mỗi niệm là thanh tịnh đạo tràng, niệm niệm là Cực Lạc quốc độ. Không còn phân biệt và chấp trước nữa. Nội tâm của chính mình thành tựu viên mãn, bên ngoài Chư Phật hộ niệm, thiên long thiện thần ủng hộ. Đây là sức mạnh gia trì từ bên ngoài. Nội không có thì ngoại cũng không có. Có nội nhất định sẽ cảm động cảnh giới bên ngoài.

Tịnh vi ngã đẳng diệc khả triển chuyển giáo đạo chúng sanh phổ linh độ thoát nhi hỷ”. Đây là nói chúng ta tuỳ duyên giúp đở người khác. Ở đâu có duyên thì đi đến chổ đó, vui vẻ hoan hỷ. Đem pháp môn này giới thiệu cho mọi người, thời gian dài hay ngắn còn xem nhân duyên. Không có bất cứ câu thúc nào. Có duyên một ngày thì nói với họ một ngày, có duyên hai ngày thì nói hai ngày. Không dể! Thật là một lần thoáng nghe thì vĩnh viễn trở thành hạt giống đạo. Nói ra nhiều nguyên nhân hoan hỷ như vậy, “thị cố thử hỷ, thế sở vị hữu”. Niềm vui này thế gian tìm không thấy.

Tôi nói tiếp cho quý vị nghe, trong Phật pháp cũng không tìm thấy. Phật pháp có nhiều pháp môn, tu học có dể có khó. Thật sự tu hành thành tựu vô cùng khó, duy chỉ độc nhất pháp môn này. Lời đại sư Thiện Đạo không sai chút nào, vạn người tu là vạn người đi. Tu mà không thể đi, đó là họ tu không được như pháp. Tuy tu học chưa buông bỏ, chưa có thật sự buông bỏ. Thật buông bỏ, y giáo phụng hành, thì không có ai là không thành công. Nhưng có thể khai ngộ chăng? Có thể vãng sanh chăng? Là chính mình quyết định, không phải người khác giúp ta quyết định. “Cố viết đại hoan hỷ”.

Ở trên nói “Cái”, cái là bảo cái “dĩ chi hiến Phật”, Bảo cái, trong nhà Phật toàn là tượng trưng. Bảo cái giống như một cái dù vậy, giống như một cây dù vậy, nó phòng chóng sự ô nhiễm. Ý nghĩa thật sự của nó là phòng chỉ ô nhiễm của ngũ dục thất tình trong lục đạo, là tượng trưng cho ý này. Phàm phu mắt thấy sắc bị sắc làm nhiễm ô, hợp với ý của mình thì khởi tham ái, không hợp với ý mình thì ghét bỏ, không thích. Tai vì âm thanh mà nhiễm ô, mũi vì mùi hương mà nhiễm ô, lưỡi vì năm vị chua ngọt đắng cay mặn mà nhiễm ô. Nên lục căn chúng ta bị lục trần làm nhiễm ô. Bảo cái là tượng trưng cho ý này.

Không kể là thuận cảnh hay nghịch cảnh, thiện duyên hay ác duyên, tất cả đều phải duy trì tâm thanh tịnh, không bị cảnh giới bên ngoài làm nhiễu loạn. Đây là biểu pháp tượng trưng cho bảo cái, nên khi chúng ta nhìn thấy bảo cái, là lập tức nhắc lại làm sao để bảo hộ thanh tịnh bình đẳng giác cho chính mình, chính là hiến Phật để tượng trưng.

Tác lễ giả, lễ bái, lễ kính cúng dường, biểu trung tâm kính tín”. Lễ kính cúng dường cần phải học. Vì sao? Nó là tượng trưng. Tương trưng chính là làm để mọi người thấy. Mọi người xem hiểu rồi thì họ sẽ thật sự học tập. Thế xuất thế gian pháp, ta cần muốn đạt được. Nếu trong tâm không có niềm tin cung kính, chúng ta bình thường dùng chân thành, chân thành kính tin. Đơn giản thì như Ấn Quang Đại sư nói đến hai chữ “thành kính”. Thành ở dây nói là trong tâm. Kính chính là nói kính tin. Ngài Ấn Quang nói, một phần thành kính được một phần lợi ích, mười phần thành kính được mười phần lợi ích.

Bây giờ người học Phật khó, quá khó. Vì sao? Tâm không yên ổn. Đừng nói là một phần tâm thành kính không có, mà đến một trên một trăm phần trăm tâm thành kính đều không có. Như vậy làm sao có thể nhận được lợi ích? Công đức lợi ích thù thắng trong Phật pháp, họ không đạt được. Chư Phật Bồ Tát ở đây giảng kinh thuyết pháp, họ mỗi ngày đều đến nghe nhưng cũng không nghe được, cũng đạt không được. Do nguyên nhân gì? Tâm chân thành thanh tịnh không có. Bất luận tại đâu, bất luận ở hoàn cảnh nào. Chỉ cần mình đầy đủ chân thành cung kính. Đọc kinh cũng tốt, nghe kinh cũng tốt, hay nghe ở trên mạng, nghe trên truyền hình vệ tinh, không có chổ nào là không đạt lợi ích. “Cố thượng chư câu”, Ở trên giảng những điều này.

Biểu chí tâm tín lạc”, Chí tâm chính là tâm chân thành. Đem tâm chân thành để nghe, họ nghe hiểu và minh bạch, nên họ tin tưởng không hoài nghi. Lạc là hiếu kỳ là thích. “Khước toạ thính kinh dĩ hạ, biểu hy cầu Phật trí”. A Xà Vương Tử và đồng bạn, mọi người đều ngồi xuống nghe Phật giảng kinh. Ở chổ này cũng là tượng trưng. Tương trưng điều gì? Nghe kinh là hy vọng cầu Phật trí. “Văn pháp vô yểm túc dã”. Thế giới tây phương Cực lạc, vì chúng ta mà thị hiện vô cùng rỏ ràng. Đó chính là, Phật ở đó giảng kinh giáo hoá không mỏi mệt. Mười phương Bồ Tát ở đó nghe kinh nghe không chán.

Chúng ta ở thế gian này, khi lên lớp thời gian hơi lâu là ngũ gục. Thầy giáo dạy thời gian hơi dài thì mệt mỏi, không thể so với người khác. Chúng ta có thể tưởng tượng được, Phật A Di Đà thật quá cao siêu. Thời gian lâu dài như vậy mà ngài chưa từng ngừng giảng. Thành Phật mười kiếp, ngài giảng mười kiếp. Vĩnh viễn giảng không hết, vĩnh viễn khiến người nghe không chán. Nghe rồi còn muốn nghe, muốn ngừng mà không được. Có ai ở trong hội Di Đà nghe mười kiếp chăng? Đương nhiên có. Khi Phật A Di Đà mới thành Phật, thì lớp học sinh đó nghe đến bây giờ, không phải họ đã nghe mười kiếp rồi sao? Mỗi ngày đều nghe. Thật không thể nghĩ bàn!

Một vị thầy tốt như vậy đến đâu để tìm? Vì sao chư vị Bồ Tát này nghe không chán? Mỗi ngày đều có chổ ngộ, ngày ngày cảnh giới không tương đồng, pháp hỷ sưng mãn. Không những không rời xa thế giới Cực Lạc, mà còn không ngừng đến đạo tràng mười phương chư Phật để tham học, nhưng thân của họ không rời Phật A Di Đà. Đến mười phương thế giới để tham học là hoá thân đi, phân thân đi. Thế giới Cực Lạc cỏi Phàm thánh đông cư hạ hạ phẩm vãng sanh, đều được 48 nguyện của Phật A Di Đà gia trì, đều làm A Duy Việt Trí Bồ Tát. Trí tuệ, thần thông, đạo lực của họ đều bình đẳng với pháp thân Bồ Tát. Nên họ có năng lực hoá vô lượng vô biên thân. Trên cầu Phật đạo, dưới độ chúng sanh. Có bản lĩnh rất lớn.

Tịnh giai phát nguyện tác Phật, giai như A Di Đà Phật, kiến hiền tư tề”. Gặp được Phật A Di Đà, bội phục đến lạy sát đất. Phải phát nguyện như ngài vậy, Phật A Di Đà nhất định gia trì và giúp đở chúng ta, giúp chúng ta sớm ngày được mãn nguyện. Thật giống như Phật A Di Đà. “Nguyện ngã chi đại nguyện, đại hạnh, đại từ, đại bi, đại trí, đại lực. Như thị nhất thiết, giai năng như A Di Đà Phật”. Nói tuyệt vời! Chúng ta học tập phẩm kinh thứ sáu, nên đem 48 lời nguyện của Phật A Di Đà, biến thành đại nguyện của mình, như vậy là đúng. Nguyện của chúng ta với Phật A Di Đà hoàn toàn tương đồng. Tâm của chúng ta với tâm Phật A Di Đà hoàn toàn tương đồng. Tâm Phật A Di Đà Phật như thế nào? Tất cả đều thành Phật, nguyện cho tất cả chúng sanh trong biến pháp giới hư không giới đều thành Phật đạo. Đây là tâm Phật.

Tâm đồng Phật, nguyện đồng Phật, chúng ta còn không thể vãng sanh chăng? Nếu không vãng sanh thì đi đâu? Quyết định vãng sanh, quyết định thành Phật. Sau khi thành Phật, hạnh của chúng ta, hạnh của Bồ Tát đều phổ độ chúng sanh. Đại từ là ban vui, đại bi là bạt khổ, đại trí là phá mê, đại lực là giúp tất cả chúng sanh khai ngộ. “Như thị nhất thiết, giai năng như A Di Đà Phật”. Giống như Phật A Di Đà. “Trú chân thật huệ, nhiếp tịnh Phật quốc”. Phật A Di Đà dùng thời gian năm kiếp để thành tựu thế giới Cực Lạc. Chúng ta có cần đi thành tựu thêm một cỏi nước Phật nữa chăng? Không cần thiết. Cỏi Phật của chúng ta chính là cỏi Phật của A Di Đà Phật. Nơi tiếp dẫn chúng sanh trong mười phương thế giới, vãng sanh thế giới Cực Lạc là được.

Họ đến thế giới Cực Lạc, chúng ta tin không bao lâu họ cũng có những thành tựu như chúng ta vậy, và có thành tựu giống như Di Đà vậy. “Phổ lợi hữu tình, thị tức chân phát bồ đề tâm dã”. Đây là chân phát tâm, không phải phát tâm giả. “Cố ngã đẳng văn kinh chi nhân giai ưng như thị, tín lạc lễ kính, phát vô thượng tâm”. Mấy câu này là Hoàng Niệm Tổ nói, để khuyến khích chúng ta. Chúng ta hôm nay cũng nghe được bộ kinh này, thì nên giống như A Xà Vương Tử. Tôi nghe hiểu, tôi nghe đã minh bạch, tôi tin tưởng, tôi không hoài nghi, tôi hoan hỷ. Lạc ở đây là hoan hỷ yêu thích. Lễ kính Cực Lạc thế giới, lễ kính pháp môn tịnh độ, lễ kính Phật A Di Đà, lễ kính Đức Phật Thích Ca Mâu Ni. Y giáo tu hành, phát tâm vô thượng. Phát tâm muốn vãng sanh thế giới Cực lạc. Tâm này chính là tâm vô thượng.

Vì sao? Sanh đến thế giới Cực Lạc, thì đã đi làm Phật và có trí tuệ giống như Chư Phật Như Lai. Đức năng giống nhau, đạo lực giống nhau, thần thông giống nhau. Có năng lực giúp đở tất cả chúng sanh có duyên trong biến pháp giới hư không giới. Chúng sanh có duyên được bao nhiêu? Nói không hết. Đời này chúng ta ở trên địa cầu này, trên địa cầu này tất cả chúng sanh có duyên với tôi. Trong quá khứ tôi ở một tinh cầu khác, vì tinh cầu đó có duyên với tôi. Từ vô lượng kiếp đến nay chúng ta đã sống qua bao nhiêu tinh cầu? Thực tế nói thì đếm không hết, chắc chắn không phải ít. Chúng sanh có duyên nhiều, nhưng trong số chúng sanh có duyên. Có người căn tánh thuần thục, có người căn tánh chưa thành thục. Có người có thiện căn, có người không có thiện căn. Cho nên Bồ Tát, họ có cảm thì Bồ Tát có ứng. Nên nhất định có thân phận bất đồng, có phương pháp bất đồng, có nội dung bất đồng. Vì thế tất cả chúng sanh có duyên cũng được lợi ích không giống nhau.

Từ từ, thì đối tượng chủ yếu là chúng sanh có căn tánh thành thục, còn ngoài ra thì lệ thuộc. Chúng sanh căn tánh thành thục thì một đời thành tựu. Niệm Phật vãng sanh tịnh độ là chúng sanh căn tánh thành thục, trong đời này họ có thể thành Phật, không nên đợi đến đời thứ hai. Nên Tịnh độ tông là pháp môn vô thượng, thành tựu vô thượng. Chúng ta xem đoạn kinh văn ở sau.

Phật tức tri chi”. Quý vị xem, Vương Tử vừa phát nguyện đã “linh ngã đẳng tác Phật thời, giai như A Di Đà Phật”. Phật đây là Đức Thế Tôn, như vậy thì đã biết. Họ thì khởi tâm động niệm, còn Phật thì nói ra “Cáo chư tỳ kheo”. Là nói với đại chúng trong hội. “Thị Vương tử đẳng”,A Xà Vương Tử và tất cả mọi người. “Hậu đương tác Phật”, sau này họ sẽ làm Phật. “Bỉ ư tiền thế trú Bồ Tát đạo, vô số kiếp lai, cúng dường tứ bách ức Phật, Ca Diếp Phật thời, bỉ đẳng vi ngã đệ tử”. “Ngã” ở đây là Đức Thế Tôn. “Kim cúng dường ngã, phục tướng trực dã”. Lần này đến nhân gian lại gặp được, lại tụ hội. “Thời chư Tỳ Kheo, văn Phật ngôn giả, mạc bất đại chi hoan hỷ”. Toàn thể đại chúng nghe Phật nói như vậy, biết rằng họ với kiếp trước của Phật có duyên, nên đều hoan hỷ.

Chúng ta xem đoạn chú giải ở sau của Hoàng Niệm Tổ. “Phật tức tri chi giả, Như Lai tất tri tất kiến dã”. Ý niệm chúng sanh vừa mới khởi, Đức Phật liền biết ngay. “Quán Kinh viết, chư Phật Như Lai thị pháp giới thân, nhập nhất thiết chúng sanh tâm tưởng trung. Thị dĩ nhân tâm dữ Phật tâm, vô hào lí hứa gian cách. Cố cảm ứng đạo giao bất khả tư nghị”. Tâm Phật tâm chúng sanh, thật ra chỉ là một. Điều này là chúng ta học trong “Hoàn Nguyên Quán” của Hiền Thủ Quốc sư. Biến pháp giới hư không giới là một tự tánh, chính là một cái chân tâm. Trong “Hoàn Nguyên Quán” nói, từ nhất thể khởi nhị dụng. Nhị dụng này là lúc Ngài Huệ Năng khai ngộ đã nói, đâu ngờ tự tánh năng sanh vạn pháp. Đây là nói về khởi nhị dụng.

Tác dụng thứ nhất khởi: vũ trụ xuất hiện, đây là y báo. Khi tác dụng thứ hai khởi thì tự ngã xuất hiện. Trong kinh thường nói y chánh trang nghiêm. Y báo và chánh báo là từ trong tự tánh hiện ra. Bất luận y báo hay là chánh báo, nó nhất định có ba hiện tượng, chính là ba loại chu biến. Thứ nhât, chu biến pháp giới. Ý này nói là vì hiện tượng vật chất và hiện tượng tinh thần, còn có hiện tượng tự nhiên. Nó đều là hiện tượng của một dao động. Bây giờ giới khoa học nói định luật đàn hồi, chính là nói việc này. Nó là hiện tượng dao động, chỉ cần nó vừa dao động đã chu biến pháp giới. Tốc độ ánh sáng cũng không thể so sánh. Ánh sáng mặt trời chiếu đến địa cầu là cự ly gần, không xa. Tốc độ ánh sáng một giây đi đến ba mươi vạn dặm, hai giây là sáu mươi vạn dặm.

Ánh sáng mặt trời chiếu đến địa cầu phải tám phút, không coi là xa. Buổi tối chúng ta xem hệ tinh tú trên trời, đều là dùng năm ánh sáng (ánh sáng của năm) để tính. Cự ly của tinh tú gần nhất, dùng tốc độ ánh sáng đại khái được hai ba năm. Còn tinh tú ở cự ly xa, thì hai ba trăm năm_tốc độ ánh sáng. Nhưng tốc độ này trong tự tánh chúng ta thật là không thể nghĩ bàn. Bất luận là tinh thần hay vật chất, nó đều có hiện tượng dao động. Dao động của nó vừa mới động đã châu biến pháp giới. Biến pháp giới hư không giới, cũng giống như mạng internet vậy, nó thông tất cả. Cảm ứng là thông tất cả, cho nên ý niệm chúng ta mới khởi lên Phật lập tức biết ngay. Không những Phật biết, mà tất cả những người tâm tánh không chướng ngại đều tiếp nhận được. Tâm tánh có chướng ngại cũng tiệp nhận được. Tiếp nhận được nhưng không khởi tác dụng chứ không phải không nhận được. Tất cả đều tiếp nhận được.

Khởi một thiện niệm, không nên cho rằng Phật Bồ Tát không biết, toàn bộ nhận được. Khởi một ác niệm tất cả quỷ thần đều biết, chẳng ai không biết. Không biết là do tình huống bệnh trạng, nó đã làm tê liệt. Dao động không phải không đến nơi chổ của họ, đến nhưng họ không có phản ứng, không có cảm ứng. Phàm phu lục đạo chính là loại người này. Dao động trong pháp giới của Phật, đến chổ này không có phản ứng. Hiện tượng này trong thập pháp giới và lục lục đạo, chúng ta cũng nhận được, cũng không có phản ứng. Chỉ có hiện tiền cùng một không gian duy thứ, thì cảm ứng của chúng ta rất kịch liệt. Hợp tâm ý thì vui mừng cuồng nhiệt, đây là phản ứng kịch liệt. Không như ý thì nổi giận dữ, đây cũng là phản ứng kịch liệt.

Nếu chúng ta đột phá không gian duy thứ, các loại tình huống dao động hoàn toàn có thể tiếp nhận được. Giống như một không gian duy thứ vậy. Tình trạng đó thật không giám tưởng tượng, nó quá khủng khiếp. Nhưng trên thực tế đích thực là như vậy. Trong “Quán Kinh” nói rằng: “Chư Phật Như Lai là pháp giới thân”. Pháp giới thân chính là thân pháp tánh. “Nhập nhất thiết chúng sanh tâm tưởng trung”, là trong tâm tưởng của tất cả chúng sanh. Cũng cùng một đạo lý. Tất cả chúng sanh có phải là thân pháp tánh chăng? Phải. Vì chúng ta mê, nên xưng nó là thân phàm phu. Nếu ta thật sự giác ngộ, thì tìm không thấy mê ngộ . Mê ngộ là giả danh, mê ngộ là giả tướng. Trong biến pháp giới hư không giới, chúng sanh nào không phải là pháp thân? Chúng sanh nào không phải là pháp tướng? Tâm người và tâm phật không có chút khác biệt nào. Tâm con người với tâm con người, tâm con người với tâm tất cả chúng sanh, cũng không có chút khác biệt nào. Toàn thể vũ trụ là nhất thể.

Trên chúng ta là Chư Phật Như Lai, dưới là sơn hà đại địa đều nhất thể. Một chút khác biệt cũng không có. Việc này rất khó hiểu và thật không thể nghĩ bàn. Nhưng ngày nay các nhà lượng tử lực học đã biết, họ phát hiện được tất cả hiện tượng vật chất. Kể cả thân thể của chúng ta. Thân thể là hiện tượng vật chất. Cứu cánh của hiện tượng vật chất là gì? Là những gì năng lượng của tâm niệm tạo thành, mà còn là hư huyễn. Điều này giới khoa học cũng biết. Vật chất có thể biến thành năng lượng. Nhưng vật chất không phải là thật. Năng lượng từ đâu đến, điều này thì giới khoa học còn chưa biết. Nếu nói ra thì nó là bịa đặt vô lý, cũng rất ghê gớm. Chữ “vô” đó với chữ vô trong kinh Phật rất tương đương. Vô không phải là cái gì cũng không. Nó có thể sanh, có thể hiện, có thể biến, tác dụng rất lớn. Nó có thể sanh ra vạn pháp. Nó có thể hiện biến pháp giới hư không giới y chánh trang nghiêm. Nó có thể biến thành mười pháp giới, có thể biến thành lục đạo. Một năng lượng rất lớn.

Trong Phật pháp nói, tự tánh chân như vốn đầy đủ. Hiện tượng này trong đại thừa giáo nói rất rỏ ràng, “duy chứng phương tri”. Chỉ có chính mình chứng được, thì mới rỏ ràng minh bạch. Còn nếu không phải tự thân mình chứng, thì không có cách nào lý giải được. “Ngôn ngữ đạo đoạn, tâm hành xứ diệt”, nói không rỏ được. Nói còn không rỏ ràng, thì làm sao mà nghe cho rỏ ràng? Chỉ có tự thân chứng được mới có thể biết. Dùng phương pháp nào để chứng? Buông bỏ sẽ chứng được. Buông bỏ mới tìm thấy ta thật sự. Ta thật sự là sao? Là Phật! Là vị Phật nào? Phật A Di Đà. Hoàn toàn là thật. Làm sao biết đó là Phật A Di Đà? Nói cho chư vị biết, tất cả chư Phật đều gọi là Phật A Di Đà. Phật A Di Đà là tổng danh hiệu của tất cả chư Phật_chính là ngài.

Chúng ta cũng có thể nói, tất cả chư Phật đều là hoá thân của Phật A Di Đà. Nói như vậy, trong khái niệm của mỗi người sẽ dể hiểu hơn một chút. Đó thật là hoá thân. Cao hơn một bước mà nói, tất cả chúng sanh trong biến pháp giới hư không giới, đều là hoá thân của Phật A Di Đà. Cây cỏ hoa lá cũng vậy, sơn hà đại địa cũng vậy, đến hư không cũng như vậy. Như vậy chúng ta từ từ sẽ thể hội được, công đức Phật hiệu không thể nghĩ bàn.

Vì sao kêu chúng ta chỉ để Phật A Di Đà trong tâm. Ngoài Phật A Di Đà ra, trong tâm không để gì cả. Như vậy ta sẽ khai ngộ, sẽ thành Phật. Như vậy là sao? Đây là một bí quyết từ mê đến ngộ, đây là phương pháp khai ngộ thiện xảo nhất, tốt nhất, ngoài ra đều rất phức tạp, đều rất khó khăn. Phương pháp này là dể nhất, đơn giản nhất, nhanh nhất và ổn định nhất. Chỉ cần ta hiểu rỏ ràng minh bạch vấn đề này, và phải thật sự chịu làm, dù trong khoảnh khắc. Trong một khoảnh khắc đó phàm phu có thể thành Phật. Ngài Huệ Năng đã thể hiện cho chúng ta rất tường tận thấu triệt. Ngài làm như vậy để chúng ta xem, không có gì khác ngoài mục đích lập tức buông bỏ vọng tưởng, phân biệt, chấp trước. Có thể đối với tất cả cảnh giới không khởi tâm, không động niệm. Không khởi tâm, không động niệm đó hoàn toàn là tự tánh. Là diện mạo vốn có của tự tánh.

Do khởi tâm động niệm mới biến thành mười pháp giới, biến thành lục đạo, biến thành tam đồ. Còn không khởi tâm không động niêm, thì tất cả những cảnh giới đó hoàn toàn không có. Trong “Quán Kinh” có câu nói vô cùng quan trọng, “đại chúng phát tâm” Phật lập tức biết được. “Phật tức tri chi, tịnh lập tức chứng minh bạch thị Vương Tử đẳng, hậu đương tác Phật, nãi vi thọ Phật ký dã”. Đây là Đức Phật vì họ mà thọ ký, nói trước với họ là tương lai họ khẳng định làm Phật. Đây là tượng trưng nguyện lực không thể nghĩ bàn.

Phổ hiền dĩ thập đại nguyện vương đạo quy cực lạc. Di Đà dĩ từ thập bát nguyện tiếp dẫn chúng sanh. Nhất thiết giai lại, tín nguyện hạnh vi tư lương nhi chứng bỉ ngạn. Thị cố Tĩnh Am sư vân, tu hành cấp vụ, lập nguyện cư tiên”. Ý nghĩa trong mấy câu này vô cùng hay. Lập nguyện gì? Nguyện cầu sanh tịnh độ. Lập nguyện vãng sanh thế giới Cực lạc thân cận Phật A Di Đà. Cần phải thật sự lập lời nguyện này. Tôi đặc biệt cường điệu chữ “Thật” này, thật có là gì? Thật tức là ta thật sự buông bỏ, thì sẽ thật sự có. Không nên cho rằng tự mình cũng đã thật có, như vậy là còn chưa buông bỏ. Đó là giả không phải thật. Thật là đối với thế gian này đích thực không còn một chút lưu luyến nào, những gì của thế gian thật không có chút ý nghĩa nào.

Con người sống trên thế gian là tuỳ duyên, không nên chấp trước, không nên phân biệt. Toàn tâm toàn ý ở nơi thế giới Cực Lạc, ở nơi Phật A Di Đà. Như vậy là đúng.

Hết giờ rồi, hôm nay chúng ta học đến đây.

HẾT TẬP 321




Каталог: chugiaikvltpdf
chugiaikvltpdf -> Tịnh Độ Đại Kinh Giải Diễn nghĩa Tập 474 Chủ giảng: Tịnh Không Pháp Sư Chuyển ngữ: Hạnh Chơn Biên tập: Minh Tâm Thời gian: 28. 06. 2011
chugiaikvltpdf -> Tịnh Độ Đại Kinh Giải Diễn Nghĩa Tập 537 Chủ giảng: Tịnh Không Pháp Sư Chuyển ngữ: Hạnh Chơn Biên tập: Minh Tâm Thời gian: 13. 08. 2011
chugiaikvltpdf -> Tịnh Độ Đại Kinh Giải Diễn Nghĩa Tập 322 Chủ giảng: Tịnh Không Pháp Sư Chuyển ngữ: Hạnh Chơn Biên tập: Bình minh Thời gian: ngày 13 tháng 03 năm 2011
chugiaikvltpdf -> Tịnh Độ Đại Kinh Giải Diễn Nghĩa Tập: 383 Chủ giảng: Tịnh Không Pháp Sư Chuyển ngữ: Lý Hương Biên tập: Bình Minh Thời gian: 22/04/2011
chugiaikvltpdf -> Tịnh Độ Đại Kinh Giải Diễn Nghĩa Tập 332 Chủ giảng: Tịnh Không Pháp Sư Chuyển ngữ: Liên Hải Biên tập: Bình Minh Giảng ngày: 19 tháng 03 năm 2011
chugiaikvltpdf -> Tịnh Độ Đại Kinh Giải Diễn Nghĩa Tập 355 Chủ giảng: Tịnh Không Pháp Sư Chuyển ngữ: Hạnh Chơn Biên tập: Bình Minh Thời gian: 01. 04. 2011
chugiaikvltpdf -> Tịnh Độ Đại Kinh Giải Diễn Nghĩa Tập 339 Chủ giảng: Pháp Sư Tịnh Không Chuyễn ngữ: Nguyên Thanh Biên tập: Bình Minh Giảng ngày: 23 tháng 03 năm 2011
chugiaikvltpdf -> Tịnh Độ Đại Kinh Giải Diễn Nghĩa Tập 341 Chủ giảng: Tịnh Không Pháp Sư Chuyển ngữ: Liên Hải Biên tập: Minh Tâm Thời gian: 24. 03. 2011
chugiaikvltpdf -> Tịnh Độ Đại Kinh Giải Diễn Nghĩa Tập 398 Chủ giảng: Tịnh Không Pháp Sư Chuyển ngữ: Hạnh Chơn Biên tập: Nguyên Tâm Thời gian: 06. 05. 2011
chugiaikvltpdf -> Tịnh Độ Đại Kinh Giải Diễn Nghĩa Tập 399 Chủ giảng: Pháp Sư Tịnh Không Chuyển ngữ: Minh Tuệ Biên Tập: Nguyên Tâm Thời gian: 06. 05. 2011

tải về 116.2 Kb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương