Tịnh Độ Đại Kinh Giải Diễn Nghĩa Tập 322 Chủ giảng: Tịnh Không Pháp Sư Chuyển ngữ: Hạnh Chơn Biên tập: Bình minh Thời gian: ngày 13 tháng 03 năm 2011



tải về 130.87 Kb.
Chuyển đổi dữ liệu14.08.2016
Kích130.87 Kb.
#18685

Tịnh Độ Đại Kinh Giải Diễn Nghĩa Tập 322 /18

Tịnh Độ Đại Kinh Giải Diễn Nghĩa

Tập 322

Chủ giảng: Tịnh Không Pháp Sư

Chuyển ngữ: Hạnh Chơn

Biên tập: Bình minh

Thời gian: ngày 13 tháng 03 năm 2011

Địa điểm: Tịnh Tông Học Viện Úc Châu

Chư vị pháp sư, chư vị đồng học, xin mời ngồi xuống. Mời quý vị xem “Đại Thừa Vô lượng Thọ Kinh Giải” trang 379. Chúng ta bắt đầu xem từ hàng thứ nhất.

Phật tức tri chi giả, Như Lai tất tri tất kiến dã. Quán Kinh viết, Chư Phật Như Lai thị pháp giới thân, nhập nhất thiết chúng sanh tâm tưởng trung. Thị dĩ nhân tâm dữ Phật tâm, vô hào lí hứa gian cách. Cố cảm ứng đạo giao bất khả tư nghị”. Đoạn trước chúng ta đã học đến đây. Khái niệm này đối với người học Phật như chúng ta, đặc biệt là đối với những người học tịnh độ mà nói thì vô cùng quan trọng. Đây là chánh tri chánh kiến.

Ở đây nói rỏ về vũ trụ. Trong Phật pháp nói, pháp giới hư không giới xác thực là nhất thể. Trong “Hoàn Nguyên Quán” của Hiền Thủ quốc sư nói, bất luận là hiện tượng tinh thần hay là hiện tượng vật chất. Nó đều đang chấn động vô cùng nhanh chóng, nó là hiện tượng dao động. Hiện tượng này trong đại thừa giáo gọi nó là vô thỉ vô minh. Nên biết tự tánh chân tâm là bất động, nên không có hiện tượng này. Chúng ta gọi loại hiện tượng này là hiện tượng tự nhiên. Từ hiện tượng tự nhiên biến hiện thành hiện tượng tinh thần, có thọ tưởng hành thức. Từ hiện tượng tinh thần, lại diễn biến ra hiện tượng vật chất. Điều này trong đại thừa giáo gọi là tam tế tướng của A lại da thức.

A lại da kỳ thật nó chính là vũ trụ trước mắt chúng ta. Tam tế tướng đang ở trước mắt chúng ta, nhưng mắt chúng ta có thể nhìn thấy chăng? Nói cho chư vị biết là nhìn không thấy. Vậy mắt của ai có thể thấy rõ chân tướng? Thấy rỏ tam tế tướng của A lại da? Mắt Phật. Đại thừa pháp tướng Duy thức tông, có thể nói là các nhà tâm lý học trong đại thừa. Mắt của chúng ta giống như máy quay phim vậy. Mở ống kính thì cảnh quan bên ngoài sẽ thu nhiếp vào bên trong máy, không có phân biệt lớn nhỏ. Ống kính con mắt chúng ta không phải lớn lắm, nhưng xác thực nó hiện rỏ trước màn hình. Thức thứ sáu ý thức là phân biệt, thức thứ bảy là chấp trước.

Trên thực tế, nó thật ra không có chấp trước cảnh giới bên ngoài. Vì thức thứ sáu và thức thứ bảy đang ở trong đó. Nó phân biệt chấp trước hiện rỏ hoàn toàn trước thức thứ sáu, nó không có cách nào tiếp xúc đến cảnh giới bên ngoài. Cảnh giới bên ngoài là tam tế tướng của A lại da, như vậy 51 tâm sở thì lại càng không thật. Tứ phần của nó là kiến phần, tướng phần, tự chứng phần, chứng tự chứng phần. Những thứ này đều là từ sáu thức trước. Chúng ta nói sáu thức ở trước , nhãn-nhĩ-tỷ-thiệt-thân-ý, đều từ đó tiếp nhận tin tức. Và truyền bá rộng rãi là do thức thứ sáu ý thức và thức thứ bảy, truyền bá vào trong A lại da. Chỉ có người bỏ thức dùng căn mới nhìn thấy chân tướng của A lại da. Chúng ta bây giờ đều là giả, đều không phải là thật. Chân tướng sự thật này cần phải hiểu rỏ ràng minh bạch.

Chúng ta hoàn toàn sinh hoạt trong hư huyễn, nên không có cách nào tiếp xúc được chân thật. Chỉ có buông bỏ phân biệt, vọng tưởng, chấp trước. Trong kinh Hoa Nghiêm nói, viên giáo sơ trú trở lên, họ tiếp xúc được chân tướng. Tiếp xúc được chân tướng, đó chính là cỏi thật báo trang nghiêm của Chư Phật Như Lai. Nên cỏi thật báo trang nghiêm không xa rời chúng ta, giống như chúng ta đang ở trong nhà nhiếp ảnh vậy, cảnh giới bên ngoài không nhìn thấy. Nhưng từ trong ống kính truyền bá cảnh giới bên ngoài, chúng ta ở trong nhìn thấy toàn bộ. Sự việc như vậy. Phân biệt, vọng tưởng, chấp trước của chúng ta sẽ hiện toàn bộ trên màn hình, tuyệt đối không phải là trên sự thật.

Điều này trước đây chúng ta học Hoa Nghiêm đã giảng qua rất nhiều lần, cũng giảng rất rỏ ràng. Xác thực kiểu liên hệ này giống như mạng internet vậy. Quý vị thấy tám thức chính là tám màn hình, 51 tâm sở chính là 51 màn hình. Thật ra 51 là quy nạp, nhưng triển khai ra vô lượng vô biên. Tự nó có thể trao đổi, giống như mạng internet hiện nay vậy. Từ mạng internet của tôi có thể nhìn thấy người khác, người khác cũng có thể truyền tin tức cho tôi, có thể hổ tương trao đổi, hổ tương truyền bá, biến pháp giới hư không giới. Tất cả tin tức chúng ta đều nhận được. Một sát na là thời gian rất nhanh, sau khi vừa nhận được, ba loại hiện tượng đều cải biến tất cả.

Trong “Hoàn Nguyên Quán” nói là xuất sanh vô tận, hiện tượng này giống như ống vạn hoa vậy. Chỉ người có định công thật sự mới biết, “phàm sở hữu tướng giai thị hư vọng”. Họ có năng lực không bị cảnh giới bên ngoài phiền nhiễu. Đây là pháp thân Bồ Tát. Phật Bồ Tát trong mười pháp giới đều không có biện pháp. Vì họ vẫn dùng A lại da như chúng ta vậy, chỉ là họ dùng một cách thuần chân, còn chúng ta thì lệch lạc. Như vậy là sai, chúng ta đã dùng sai. Có thể nói là đã dùng sai tâm, tất cả đều trái với luân lý, đạo đức, nhân quả_chính là dùng sai. Luân lý, đạo đức, nhân quả vốn là chánh đáng. Nên trong kinh điển của Tôn giáo thường gọi là chánh pháp.

Những gì mà cổ thánh tiên hiền giáo huấn là chánh pháp. Con người phải tin tưởng chánh pháp, phải nương theo chánh pháp mà sống, làm việc, đối nhân tiếp vật. Vũ trụ là một không gian an tường hoà bình, không có bất cứ thiên tai gì. Còn dùng sai, dùng tà nguỵ, dùng không chánh đáng. Tai nạn nhỏ thì cũng là bệnh tật tử vong của chính mình, đây là tai nạn nhỏ. Còn tai nạn lớn chính là những tai biến của địa cầu như động đất, sống thần, gió bảo, núi lữa bọc phát. Đây là hậu quả do tham-sân-si-mạn dẫn phát. Phật dạy chúng ta, cần tu giới định tuệ, diệt trừ tham sân si thì những tai biến của thuỷ-hoả-phong sẽ không còn nữa. Nên tham sân si là căn nguyên của tất cả bệnh tật, là nguồn góc tai hoạ của tất cả thiên tai.

Ngày xưa có những đại thánh hiền giáo hoá chúng sanh, hiện nay không có. Vì sao ngày nay chư vị thánh hiền không đến? Vì người ngày nay không có lòng tin. Đến giáo hoá họ, chẳng những họ không tin tưởng mà còn nói ta mê tín, và muốn cười nhạo chúng ta. Chư Phật Bồ Tát thị hiện ở nhân gian là tuỳ theo căn cơ mà giáo hoá. Trên hội Lăng Nghiêm Phật nói rất hay, họ đến thế gian là “tuỳ chúng sanh tâm, ứng sở tri lượng”, tuỳ theo mức độ cảm ứng không có chút gì miễn cưỡng. Đem tánh tướng lý sự trong toàn bộ vũ trụ nói một cách rỏ ràng minh bạch, để giúp chúng ta giác ngộ. Sau khi giác ngộ đem sai lầm của chính mình sữa đổi lại, thì chúng ta sẽ chứng quả.

Giai đoạn này gọi là tu hành. Hành là hành vi. Khởi tâm động niệm là hành vi của ý, ngôn ngữ là hành vi của miệng, tạo tác là hành vi của thân. Hành vi sai lầm thì nhất định phải sữa đổi. Như vậy gọi là tu hành, tu hành là cải đổi hành vi sai lạc của mình. Tiêu chuẩn của sai trái là gì? Là tánh đức. Tự tánh vốn đầy đủ thiện đức thiện năng, cần phải y cứ vào điều này. Trong Phật pháp nói, ngũ giới thập thiện là tánh đức. Các bậc cổ thánh tiên hiền thường nói ngũ luân, ngũ thường, tứ duy, bát đức. Nên những giáo huấn của thánh hiền, chúng ta có lý do để tin tưởng, nhất định vượt qua mười ngàn năm.

Ấn độ Bà la môn giáo, hơn 13 ngàn năm lịch sử. Chúng ta tin rằng, giáo dục mà thánh hiền truyền lại cũng không thua gì nó. Chỉ là lúc đó không có văn tự. Phát minh văn tự của Trung quốc là vào thời đại hoàng đế, cách chúng ta bây giờ 4500 năm. Khổng tử nói rất hay, chúng ta tin rằng người đọc sách này là người của thánh hiền. Tuyệt đối sẽ không nói vọng ngữ, sẽ không gạt người. Người thật thà nhân hậu, lời của ông ta có thể tin tưởng. Ông ta tự nói một đời mình là “thuật nhi bất tác, tín nhi háo cổ”. Ý này chính là nói, sở học, sở tu, sở giáo, sở truyền một đời của Phu Tử, đều không phải của chính mình, là của cổ thánh tiên hiền. Ngày xưa từng đời từng đời truyền lại, nhưng không có ghi bằng văn tự. Nhưng thời của Khổng Tử đã có văn tự, đem những truyền thuyết của cổ nhân, dùng văn tự viết ra rồi lưu truyền cho hậu thế. Nên người đời sau gọi ông là người tập đại thành. Xưng ông là “Đại thành chí thánh tiên sư”,tập đại thành của cổ kim, không phải của chính mình. Ông ta tin tưởng người xưa, thích những giáo huấn này của cổ nhân.

Do hai câu nói này của ông, khiến chúng ta nhớ lại những gì trong luận ngữ nói. Là Khổng Tử nói, cũng có thể là hơn mười ngàn năm trước tổ tông truyền lại. Giáo huấn của tổ tông rất đơn giản, thấu triệt, quan trọng, cũng dễ nhớ, không có văn tự cũng có thể nhớ được. Như năm câu của ngũ luân: “Phụ tử hữu thân, phu phụ hữu biệt, quân thần hữu nghĩa, trưỡng ấu hữu tự, bằng hữu hữu tín”. Tôi nghĩ truyền mười vạn năm cũng không truyền sai, vì nó quá đơn giản. Ngũ thường thì càng đơn giản hơn chỉ có năm chữ: “nhân lễ nghĩa trí tín”. Tứ duy có bốn chữ: “lễ nghĩa khiêm sĩ”. Bát đức có tám chữ: “hiếu đệ trung tín, nhân ái hoà bình”. Đây là Khổng tử ghi lại truyền đến chúng ta ngày nay. Đây là tánh đức!

Người Trung quốc ngày xưa, từ đời này sang đời khác cho đến cuối đời Mãn Thanh, năm đầu của dân quốc, đều vẫn tuân thủ những đạo đức này. Chỉ là đến dân quốc, không nói cũng không nhắc đến những điều này. Từ từ mọi người quên mất. Bây giờ nhắc đến những vấn đề này, có rất nhiều người trong nước cảm thấy vô cùng xa lạ. Trước đây vài năm tôi ở tiểu trấn Thang Trì làm thực nghiệm. Chỉ làm một thực nghiệm của Đệ tử quy, dân ở đó đều cảm thấy vô cùng kinh ngạc. Lão tổ tông của chúng ta sao lại có những thứ hay như vậy, mà chúng tôi không biết?

Triển khai dạy học ba bốn tháng, tiểu trấn này đã thay đổi 180 độ. Lương tâm của con người đã thức tĩnh, khiến chúng tôi cảm nhận câu tánh người vốn thiện của tổ tông nói một cách sâu sắc . Thiện là thật, ác chỉ là giả. Chúng ta vốn là thiện, chỉ là ta làm cho thiện bị mê. Thiện mất đi, ác mới khởi lên. Tìm thiện trở về thì ác lập tức bị tiêu trừ, bị hoá giải. Nên sau ba năm làm thí nghiệm ở Thang trì, tôi đúc kết thành hai câu nói: nhân chi sơ tánh bản thiện”. Câu thứ hai làcon người rất dễ dạy. Trước khi tôi làm việc này, cứ nghĩ rằng phải cần hai đến ba năm mới thấy hiệu quả. Không ngờ mới ba bốn tháng mà hiệu quả đã rỏ ràng. Những thầy giáo như chúng tôi đều cảm thấy vô cùng kinh ngạc.

Ông Cao Xướng Lễ, bộ trưởng tư pháp nhiệm kỳ trước của đại lục Trung quốc. Ở trung tâm của chúng tôi nữa tháng, ông ta nói với thư ký của vùng đó, vừa đúng lúc ngày đó tôi dạy. Tôi nghe ông ta nói: “kinh nghiệm của Thang Trì có thể cứu Trung quốc”. Đây là thật. Cho nên có người hỏi tôi, quốc gia đang gặp thiên tai, chúng ta phải hỏi ai? Đây là trong việc hài hoà cứu vãn nguy cơ, do ông Trần Đại Huệ đề xuất. Tôi nói với ông ta, ông xem đứa bé ba tuổi, khi nó gặp khó khăn nó tìm ai? Nhất định đi tìm ba mẹ nó, chứ không tìm người khác. Ngày nay xã hội quốc gia gặp khó khăn thì nên tìm ai? Tìm tổ tông thì có thể giải quyết, nếu tổ tông không còn thì họ cũng lưu lại những bảo bối này. Trong những kinh điển này có phương pháp giải quyết. Nếu ta làm mất nó, thì dù có ra bên ngoài tìm cũng không tìm thấy. Nhất định phải trở về tìm tổ tông.

Trong lịch sử Trung quốc, triều đại huy hoàng nhất là nhà Đường. Trên quốc tế hiện nay, chúng ta đi du lịch qua nhiều quốc gia, nhìn thấy quốc lộ Đường nhân. Vì sao họ không nói là Hán nhân, không nói là Tống nhân, mà gọi là quốc lộ Đường nhân? Điều này nói rõ, trị quốc, giáo dục của nhà Đường các triều đại khác không sao bì kịp. Đây là sự nghiệp của Đường Thái Tông.

Mười sáu tuổi, Đường Thái Tông theo phụ thân khởi nghĩa. Đó là những năm sau triều đình Tuỳ Thang Đế mục nát, nhân dân lầm than. Nên người phản kháng chính phủ rất đông. Cha con Đường Thái Tông cũng một trong số đó. Thời gian năm sáu năm bình định được động loạn, xã hội củng an định, dựng nên chính quyền nhà Đường. Phụ thân ông là Đường Cao Tổ. Sau khi phụ thân qua đời, ông ta kế thừa vương vị, tức la Đường Thái Tông. Năm đó Thái Tông hai mươi bảy tuổi còn rất trẻ. Ông ta nghĩ làm sao để trị tốt quốc gia, khiến nhân dân có thể sống những tháng ngày hạnh phúc. Vua còn trẻ đọc sách chưa nhiều, nhưng ông ta biết tìm tổ tông, nên phái Nguỵ Trừng lãnh đạo một tổ. Thành viên của tổ này lúc đó đều là nhà nho.

Điển tịch mà Trung Quốc lưu lại tổ tông lưu lại, kinh-sử-tử-tập bốn loại lớn này rất phong phú. Nên không biết bắt đầu đọc từ đâu? Làm gì có nhiều thời gian như vậy để đọc? Nên hạ lệnh cho Nguỵ Trừng, hi vọng Nguỵ Trừng thay ông sưu tập, trong những điển tịch này những điều có liên quan đến tu thân, tề gia, trị quốc, bình thiên hạ. Những văn tự này ông ta cần. Họ đến phòng sách tìm, thấy rồi thì đem nó viết ra và đưa cho ông ta xem, tìm trong số lượng lớn sách đó . Tìm được sáu mươi lăm loại kinh-sử -tử, còn tập thì không cần, vì tập là văn học ông ta không cần xem. Trong sáu mươi lăm loại đó, những gì ông ta cần đều viết ra, biên tập thành bộ sách gọi là “Quần Thư Trị Yếu”.

“Quần” là rất nhiều, những điển tịch này trong một “đại quần”. Tu thân , tề gia, trị quốc, bình thiên hạ là những văn hiến quan trọng nhất. Số lượng không nhiều, tổng cộng có năm mươi vạn chữ. Sau khi bộ sách này thành công, Đường Thái Tông ngày ngày đọc nó không rời tay. Vương công đại thần và quan ngũ phẩm trở lên, tất cả đều phải học. Đây chính là đại Đường thịnh thế, họ nương tựa giáo huấn của tổ tông. Sở dĩ ông ta lợi hại vì ông biết tìm tổ tông. Tinh tuý của tổ tông ông ta đều đọc được. Nên chúng ta hiểu, chỉ có bảo bối của tổ tông để lại. Không những có thể cứu đất nước và còn có thể cứu toàn thế giới nữa.

Có thể cứu toàn thế giới không phải là tôi nói, là tiến sĩ Thang Ân Tỷ người Anh nói. Trong niên đại 70 của thế kỷ 20, tiến sĩ Thang Ân Tỷ đã nói điều này. Muốn giải quyết vấn đề xã hội của thế kỷ 21, chỉ có học thuyết Khổng Mạnh của Trung quốc và Phật pháp đại thừa_là người nước Anh nói. Trí tuệ, tu thân và lý niệm tề gia, trị quốc, bình thiên hạ, cùng với phương pháp, kinh nghiệm, thành quả của cổ nhân. Thành quả là chứng minh. Nếu thật sự y theo lời cổ nhân mà làm thì thái bình thạnh thế ngay trước mắt. Điều vô cùng đáng tiếc chính là cuốn sách “Quần Thư Trị Yếu” này, sau khi nhà Đường mất, cuốn sách này cũng không thấy vá đã thất truyền. Nên các triều đại Tống Nguyên Minh Thanh đều không xem được cuốn sách này.

Khi Càn Long Hoang Đế thoái vị, trao vương vị cho con và làm Thái hoàng thượng. Trong lịch sử Trung quốc chỉ một mình ông làm Thái hoàng thượng. Con trai Gia Khánh, Hoàng Đế Gia Khánh đăng cơ, người Nhật Bản tặng ông một phần lễ vật. Trong lễ vật có một bộ “Quần Thư Trị Yếu”, nhờ vậy mới phát hiện và tìm lại được. Nên bộ sách “Quần Thư Trị Yếu” này từ Nhật Bản lại truyền về Trung quốc. Đầu năm dân quốc, lúc đó truyền đến Trung quốc. Tôi nhìn thấy trong lời tựa viết không quá mười cuốn, phân lượng quá ít. Nhưng người biết nó không nhiều, người xem qua nó thì càng ít.

Tôi biết có sự tình như vậy, có bộ sách như vậy, nhưng tôi chưa xem qua. Nên trong tâm cũng thường nghĩ đến. Mười mấy năm trước, tại nhà in ấn thương vụ Đài Loan, đem “Tứ Khố Toàn Thư” in ra. Thư cục thế giới đem “Tứ Khố Hội Yếu” in ra. Đây là hai quốc bảo của Trung quốc, chúng tôi rất vui. Vì sao? Sẽ không thất truyền, vì có nhiều bộ như vậy phân tán trên toàn thế giới, trong thư viện của các quốc gia, thư viện các trường đại học cũng lưu giữ. Sách này sẽ không thất truyền. Chúng tôi cảm thấy vô cùng an ủi. Tuổi của tôi cũng đã lớn, lúc đó tôi hơn 60 tuổi, gần bảy mươi tuổi. Không còn thời gian đọc sách nữa, nhưng tôi mua những sách này. Bộ “Hội Yếu” trước sau tổng cộng mua gần hết sáu mươi bộ, phân tặng cho các thư viện của trường đại học trong nước. Còn “Toàn Thư” tôi chỉ mua được một bộ. Cuốn cuối cùng nó không còn, bây giờ để ở giảng đường, quý vị có thể nhìn thấy.

Nhưng năm trước họ lại phát tâm tái bản, đây là cơ hội tốt. Tái bản, tôi mua liền một trăm bộ. Đúng lúc có người đồng tu đưa tôi số tiền, hy vọng số tiền của tôi dùng vào trong sự nghiệp giáo dục. Tôi đem số tiền đó mua một trăm bộ “Tứ Khố Toàn Thư”. Tiệm sách đối với tôi vô cùng ưu đãi, đặc biệt giảm giá nên mua được nhiều. Một bộ năm vạn tiền Mỹ. Ông ta đưa tôi số tiền là 500 vạn mỹ kim, vừa đủ mua một trăm bộ. Nên chư vị đồng tu phải nhớ rằng, tôi sẽ không quyên góp người khác. Tôi không hy vọng có người đưa tôi tiền. Việc tốt như vậy, sẽ có người chịu phát tâm để gánh vác. Quyên góp một nơi một ít quá vất vả, mà việc ấn tống sách cũng khó thể thực hiện.

Sau khi mua số sách này, tôi nghĩ làm sao để đem những điều trọng yếu trong sách trích dẫn ra, biên tập thành một tập sách khác, sẽ phương tiện hơn. Tôi không có thời gian làm việc này thì cũng tìm người khác làm. Cách nghĩ này hoàn toàn giống như Đường Thái Tông. Tôi tìm vài giáo sư đại học trong nước, hình như dùng hết năm sáu vạn tiền nhân dân tệ để mời. Họ đều đã nghĩ hưu, những vị giáo thọ này đã giúp tôi chọn ra những đoạn trọng yếu, nhưng cũng không được lý tưởng lắm. Nên tôi nghĩ đến bộ sách của Đường Thái Tông, kết quả tôi đã nghĩ được. Không ngờ đầu năm dân quốc, nhà in ấn Thương vụ đem “Quần Thư Trị Yếu” ra in hai lần, chính là “Quần Thư Trị Yếu” này. Một lần là nguyên bản_bản mà năm Gia Khánh nhà Thanh lên ngôi, Nhật Bản đã tặng lại bộ sách tưởng rằng đã thất lạc này. Một lần khác là họ sắp chữ in.

Trong “Tùng Thư Tập Thành”, văn bản của nó và cuốn Vạn Hữu Văn Khố hoàn toàn tương đồng, điều này thật không dể gì_đó là vào những năm đầu dân quốc. Năm nay tôi đã 85 tuổi, trước tôi rất lâu, lúc đó tôi còn chưa sanh. Mặc dù khi giảng kinh tôi thường nhắc đến, có rất nhiều bạn đồng tu đều đã nghe. Nên đến đâu cũng giúp tôi lưu ý tìm kiếm, và tìm được hai bộ. Cả hai loại sách đều tìm được, tôi giao cho nhà sách thế giới. Nhà sách thế giới là bạn cũ của tôi, nhờ họ in ấn đúng theo nguyên bản. Tôi nói tôi sẽ mua giúp họ một vạn bộ. Sách này in xong, gần đây họ gởi đến một bộ để tôi xem. Số lượng vẫn là rất lớn, nên tôi nghĩ có thể ở trong đây chọ lại 360 đoạn. Mổi đoạn nhỏ một ngày một đoạn, tất cả 360 đoạn. Hoặc là 360 câu, một ngày một câu. Biên tập thành một cuốn sách nhỏ, có thể bỏ trong túi áo.

Tôi đưa ra ý kiến này, có bạn đồng học hưởng ứng, nên hôm nay gởi cho tôi một lá thư này. Công việc bắt đầu rồi, Ngày 23 thánh 4 lựa chọn vòng thứ nhất kết thúc, tức là đã viên mãn. Ngày 30 tháng 4 tuyển chọn lần thứ hai. Ngày 15 tháng 5 là quyết định triển khai ấn tống, có thể đưa cho tôi xem. Chúng tôi sẽ chuẩn bị in. Họ nói, khoảng tháng sáu tháng bảy bắt đầu phiên dịch qua tiếng Anh. Tôi tin rằng cuối năm nay bản tiếng Anh có thể xuất bản, và có thể lưu hành trên toàn thế giới. Kinh phí cho những công việc này tôi đã có đủ, hy vọng mọi người nghe được điều này sanh tân hoan hỷ là tốt. Không cần chi tiền cho tôi, không cần cầm tiền cho tôi.

Nếu có người nói, tôi làm những việc này rất cần tiền, nên mọi người cùng nhau quyên góp. Nhưng đó không phải là quyên cho tôi, mà quyên cho họ, họ đều nhận hết. Tôi xin nói trước, nói rỏ ràng minh bạch. Tôi sẽ không hỏi bất cứ ai để quyên tiền, nếu khi tôi thật sự muốn hỏi người quyên tiền. Tôi sẽ đi tìm ông chủ của xí nghiệp, tôi cần một ngàn vạn nhanh lấy tiền cho tôi. Một người là được, tôi sẽ không tìm người thứ hai. Việc này có duyên thì họ làm, và cũng là công đức của họ, tôi giúp họ giới thiệu. Vì những năm gần đây, trước đây ông Diệp cục trưởng cục Tôn giáo từng nói với tôi, có một vài người trong nước lấy danh nghĩa của tôi đi khắp nơi quyên tiền. Ông ta nói, như vậy là phi pháp. Những việc này, quý vị đều không biết. Tôi thật sự không biết. Ông ta nói, quốc gia đang xử lý sự việc này. Tôi nói, quá tốt! Tôi cũng rất cám ơn chính phủ. Nên chư vị đồng học nhất định phải ghi nhớ, lấy danh nghĩa của tôi ra bên ngoài quyên góp, tôi hoàn toàn không biết. Những việc mà tôi làm, tôi cũng thường nói, nên rất nhiều người biết tôi đang làm những việc này. Về mặt kinh phí hoàn toàn không thiếu. Cả đời tôi không đưa tay ra quyên tiền người khác. Đã 85 tuổi rồi còn hỏi người quyên tiền thì còn ra thể thống gì? làm sao lại có chuyện này? Nên sau này khi sách xuất bản, hoan nghênh mọi người in lại, cũng không cần gởi tiền. Tôi không chịu trách nhiệm việc này. Những bộ sách này không có bản quyền, hoan nghênh mọi người in ấn để lưu hành. Việc này ngay ở đây đặc biệt tuyên bố với mọi người. Đây đều là việc tốt.

Kinh điển cũng như vậy. Chúng ta đối với kinh Vô Lượng Thọ cũng có chọn lựa để đọc. Vì đây chính là một khai thị vô cùng quan trọng. Tất cả tôi chọn ra được mười bảy điều, mà trong quy tắc chung của những người tu hành pháp môn tịnh độ . Số lượng quá nhiều sẽ không nhớ hết, câu quan trọng nhất cần phải ghi nhớ. Giống như thân pháp giới của Chư Phật Như Lai, nhập vào trong tâm tưởng của tất cả chúng sanh. Điều này rất quan trọng. Phật ở đâu? Phật ở trong tâm chúng ta, “thị tâm thị Phật, thị tâm tác Phật”. Trong “Quán Kinh” đã nói như vậy. Thị tâm thị Phật chính là ý của câu này “chư Phật Như Lai thị pháp giới thân nhập nhất thiết chúng sanh tâm tưởng trung”. Còn hiện tại chúng ta niệm Phật tức là thị tâm tác Phật. Câu này là thị tâm thị Phật. Chúng ta chịu phát nguyện cầu sanh tịnh độ, niệm Phật A Di Đà là thị tâm tác Phật. Làm gì có đạo lý không thành tựu!

Nên tâm chúng sanh, tâm của chính chúng ta với tâm của Phật là một, làm gì có sai biệt. Nên cảm ứng đạo giao thật không thể nghĩ bàn, chỉ cần chúng ta khởi tâm động niệm, thì tất cả chư Phật Như Lai đều biết hết. Trên kinh văn nói: “Phật tức tri chi, cáo chư Tỳ Kheo, thị Vương Tử đẳng, hậu đương tác Phật”. Đây cũng giống như Đức Thế Tôn đã thọ ký cho họ. Về lý trước đã nói rồi. Đoạn ở sau, đoạn này là nói rỏ về nhân quả, nói rỏ con người không hề chết đi, nói rỏ luân hồi là thật không phải giả.

Quý vị xem trong kinh văn nói: “bỉ ư tiền thế, trú Bồ Tát đạo”. Chính là nói A Xà Vương Tử và đồng bạn, không phải chỉ tu hành trong đời này mà trong nhiều đời nhiều kiếp. Có thể gặp Phật, nghe Phật giảng kinh thuyết pháp, phước báo lớn biết bao! Ngẩu nhiên gặp được Phật đều là nhân duyên vô lượng kiếp trước. Nếu không như vậy thì làm sao gặp được?

Vô số kiếp lai, cúng dường tứ bách ức Phật”. Chúng ta thử nghĩ xem, thiện căn phước báo của họ lớn bao nhiêu. Quay đầu nhìn lại chính mình, chúng ta sanh trong thời đại mạt pháp của Phật, ngày nay có thể gặp được kinh Vô Lượng Thọ, có thể nghe được những lời Phật dạy trong kinh. Nếu chúng ta đời trước không phải ở trong Bồ Tát đạo, vô số kiếp đến nay cúng dường không biết bao nhiêu Phật. Chúng ta có thể có thiện căn phước đức nhân duyên như vậy chăng? Nên không thể coi thường chính mình. A Xà Vương Tử có thể làm được, thì chúng ta đều có thể làm được. Hoàng Niệm Tổ ở đây khuyến khích chúng ta, nên hoan hỷ nghe pháp giống như A Xà Vương Tử và đồng bạn. Đem những việc trong kinh đã nói, về lý đều phải hiểu cho rỏ ràng, đều phải hiểu cho minh bạch.

Chính mình tin tưởng sâu sắc không nghi ngờ, đặc biệt là pháp môn này thật không thể nghĩ bàn. Pháp môn vô cùng thù thắng, là pháp lớn vô thượng thứ nhất. Chính là câu Nam Mô A Di Đà Phật này. Chúng ta phải đem câu A Di Đà Phật để trong tâm, tất cả những thứ nhớ nhung trong lòng đều buông bỏ hết. Khởi tâm động niệm trong mọi lục mọi nơi, trong tâm đều có Phật A Di Đà. Đời này chúng ta vãng sanh đến thế giới Cực Lạc, thấy Phật A Di Đà và thành Phật là đã thành công. Việc của thế giới này đừng nghĩ đến nó. Biết cũng tốt, không biết cũng tốt, không sao. Không liên quan đến chúng ta.

Chúng ta nghĩ là muốn giúp đở những chúng sanh khổ nạn này. Vậy thì tôi khuyên quí vị trước tiên là phải thành tựu chính mình. Tự mình chưa thành tựu thì làm sao giúp người khác. Thành tựu chính mình nhanh nhất, vững vàng nhất không gì hơn là vãng sanh tịnh độ thân cân Phật A Di Dà. Như vậy rất nhanh sẽ thành tựu.

Ở trước chúng ta đọc qua trong 48 nguyện, nguyện thứ mười hai nói, sanh đến thế giới tây phương Cực Lạc, mặc dù là cỏi phàm thánh đồng cư hạ hạ phẩm vãng sanh, đều làm A Duy Việt Trí Bồ Tát. Như vậy mà chưa ghê gớm sao? A Duy Việt Trí Bồ Tát là pháp thân Bồ Tát. Trong đại thừa nói là minh tâm kiến tánh, kiến tánh thành Phật. Đó là A Duy Việt Trí Bồ Tát. Cho nên chúng ta sanh về thế giới tây phương Cực lạc. Đến đó trí tuệ, thần thông, đạo lực chúng ta sẽ gần giống như Phật A Di Đà. Có thể nói ngang bằng với Đức Thế Tôn, và Huệ Năng Đại Sư. Vì họ là A Duy Việt Trí Bồ Tát. Chúng ta mới có năng lực, mới có trí tuệ, mới có phương pháp, mới có kinh nghiệm giúp những chúng sanh đau khổ. Như vậy chúng ta đã thật sự có đại từ đại bi cứu khổ cứu nạn, và là con đường duy nhất có thể thực hiện hoài bảo của mình. Chúng ta không thể bỏ lở.

Thời gian đến thế giới Cực Lạc càng nhanh càng tốt. Vì sao? Đi sớm thì về sớm. Phải làm thật mới thật sự hoàn thành đại nguyện của chúng ta. Quý vị xem bên dưới nói quan hệ của những người này với Đức Thích Ca Mâu Ni Phật. “Ca Diếp Phật thời, bỉ đẳng vi ngã đệ tử”, “Ngã” ở đây là Đức Thế Tôn. Lúc đó đã từng tu học Phật pháp với Phật Thích Ca Mâu Ni, và hôm nay lại gặp. Đức Thế Tôn ở nơi đây thị hiện thành Phật, những người học sinh cũ trong quá khứ đều gặp lại. Họ đến cúng dường “kim cúng dường ngã, phục tướng trực dã”, lại gặp mặt.

Đây không phải là một đời, trong đoạn kinh văn này nói rất nhiều đời. Đời đời kiếp kiếp không rời Phật pháp. Hay nói cách khác, đời dời kiếp kiếp họ không mê hoặc điên đảo. Đây là một việc vô cùng khó khăn. Từ đây có thể biết, công phu tu hành của A Xà Vương Tử và đồng bạn không phải ít. Không phải tam quả A na hàm trở lên, làm sao có thể chứng được bất thoái chuyển? Đức Thế Tôn thành Phật, họ còn tham dự pháp hội để gây ảnh hưởng cho chúng, giúp Phật giáo hoá chúng sanh. Đây là việc đáng quý và vô cùng khó khăn, cũng là tượng trưng cho nguyện lực không thể nghĩ bàn. Học trò thương yêu thầy giáo, cảm ân thầy giáo. Nên đời đời kiếp kiếp đeo đuổi.

Trong đời này của chúng ta, từ lúc trẻ gặp được những vị thầy giáo này, đều là nhân duyên trong quá khứ. Không có duyên phận làm sao ta có thể gặp được? Không có nhân duyên làm sao ta có thể học được? Nên khiến chúng ta ở đây phản tĩnh. Nhân duyên học Phật của tôi là khi học triết học với thầy Đông Phương Mỹ. Duyên của tôi với thầy Phương rất sâu. Thầy cũng là một trong các nhà triết học đương đại. Thầy gặp được kinh điển cũng là cơ hội rất ngẩu nhiên. Tôi lúc đó là hiếu kỳ nên mới đến thỉnh giáo thầy Phương, triết học trong kinh Phật Thầy học được từ đâu? Thầy nói với tôi là học trong thời kỳ kháng chiến. Chính là thời kỳ thế chiến thứ hai. Thầy Phương dạy học ở trường đại học trung ương, có một thời gian ông bị bệnh. Một người bạn giới thiệu núi Nga Mi phông cảnh rất đẹp, hoàn cảnh cũng vô cùng ưu nhã, nơi đó là chổ dưỡng bệnh tốt nhất. Ông liền đến đó.

Dưỡng bệnh ở núi Nga Mi hơn ba tháng, lúc đó trên núi không có tin tức. Báo, tạp chí đều không có, cũng không có điện thoại. Trên núi chỉ có kinh Phật. Người đọc sách không có việc gì thì xem kinh Phật, không ngờ càng xem lại càng thích. Từ đó về sau không có ngày nào không đọc kinh. Lần đầu tiên Đài Loan in ấn Vạn Tục Tạng của Nhật Bản. Tôi biết được tin tức này và nói với thầy Phương, thầy Phương nói thật sao? Thật, là thật. Đến ngày thứ hai ông ta đặt mua một bộ, tôi cũng mua một bộ. Nghiên cứu kinh Phật thì tư liệu của bộ Tục Tạng này vô cùng quan trọng, vì trong đó chú giải của cổ nhân rất nhiều. Muốn xem chú giải của người xưa thì xem ở nơi Vạn Tục Tạng. Đại Chánh Tạng thu thập kinh nhiều, nhưng chú giải rất ít. Nếu muốn xem chú giải của cổ nhân thì xem trong Vạn Tục Tạng.

Sau khi tôi gặp thầy Lý khoảng hai ba năm. Ở trường thầy lên lớp toàn dạy kinh Phật. Chuyện này đại khái cũng là lần đầu tiên của trường đại học, cũng có thể chỉ có một lần như vậy. Thầy giảng một mục lớn. Đó là những năm tuổi về già dạy ở trườn đại học Đài Loan khoảng hai mươi năm. Giảng “đại thừa Phật học”, “Tuỳ Đường Phật học”, “Nguỵ Tấn Phật học”. Sau khi nghĩ hưu ở trường đại học Đài Loan, thì đại học Phủ Nhân mời đi. Ở trường đại học Phủ Nhân giảng “Hoa Nghiêm triết học”. Thời gian khi tuổi về già, giáo trình ông dạy toàn là Phật học. Ông mất năm 79 tuổi, ông đi quá nhanh.

Nếu ông sống thêm mười năm, thì đối với giới Phật giáo Đài Loan ảnh hưởng sẽ rất lớn. Đúng lúc họ đối với đại thừa toàn bộ tiếp nhận thì thầy Phương ra đi, vô cùng đáng tiếc. Lúc tôi theo học thầy Phương mới bốn mươi mấy tuổi. Khi đó đối với Phật pháp còn chưa hoàn toàn tiếp nhận, ông ta chỉ thích một phần nào đó, chính là trong kinh Phật giảng triết học rất nhiều. Thầy còn nói với tôi, trong Phật giáo một nửa là triết học tối cao, một nửa là mê tín. Phần mê tín đó không cần học. Học tánh tông của nó như Tam Luận Tông, Thiền Tông, Pháp Tướng duy Thức Tông. Hiên Thai và Hoa Nghiêm ông ta cũng rất thích. Đặc biệt giới thiệu kinh Hoa Nghiêm cho tôi.

Khi tuổi về già, không còn nói trong Phật giáo có một bộ phận mê tín nữa. Những gì vốn cho rằng là mê tín, đều là học thuật cao siêu. Lúc này ông toàn bộ đều tiếp nhận, thật khó được. Ông cũng quy y, chính thức thọ pháp tam quy, bái Hoà Thượng Quảng Khâm làm thầy. Trở thành đệ tử chân chánh của nhà Phật. Đây không phải là mê tín, phải thật sự hiểu thật sự minh bạch. Tôi đối với Phật Pháp cũng như vậy. Không hiểu nó rỏ ràng minh bạch tôi sẽ không tin tưởng.

Đây là nói về quan hệ thầy trò, và quan hệ với Phật. Giống như quan hệ của thầy Phương Đông Mỹ với Phật. Nếu không phải trong quá khứ có căn cơ thâm hậu thì làm sao có thể? Là việc không thể. Tôi với Thầy Phương vừa gặp đã quen, tuyệt đối không phải ngẩu nhiên. Tôi vào cửa Phật cũng là thầy Phương dẫn dắt. Không phải Thầy tôi không thể sanh khởi tín tâm. Đại sư Chương Gia khuyên tôi xuất gia, kêu tôi học Đức Thế Tôn. Như vậy mà ngẩu nhiên ư? Đưa tôi cuốn sách Phật đầu tiên để đọc là “Thích Ca Phổ”, “Thích Ca Phương Chí”. Là những truyện ký của Phật Thích ca do người thời nhà Đường biên tập. Trong thu thập của Đại Tạng Kinh có. Nói với tôi, anh nên học Phật, anh đối với Đức Thế Tôn nên nhận rỏ. Nếu anh không biết về ngài, thì những lời giáo huấn thật sự của Đưc Thế Tôn anh không học được, nên nhất định phải biết rỏ về ngài

Đức Thích Ca là tấm gương tốt nhất cho chúng ta. Học nho phải học Khổng Mạnh, Khổng Mạnh là mẩu người tốt. Học đạo phải học Lão Trang. Là điển hình của thời đó thì làm sao mà sai. Nên trong đoạn văn này, nói những quan hệ này. Là đời đời kiếp kiếp chứ không phải là đời này kiếp này. Chúng ta kính yêu thầy giáo, tôn trọng thầy giáo, thì giáo huấn của thầy ta thường ghi nhớ. Thời thời khắc khắc cần đem những giáo huấn này vào trong cuộc sống thiết thực, vào trong công việc thiết thực, thiết thực trong việc đối nhân xử thế tiếp vật. Thật hữu dụng.

Chính tôi cũng học Phật sáu mươi năm, giảng kinh dạy học năm mươi ba năm. Tôi không có đạo tràng, cũng không ở đâu nhất định. Một đời sống qua những ngày tháng du mục. Nơi nào có duyên tôi đến nơi đó. Đạo tràng này quý vị đều biết, là bậc tiền bối cho chúng ta chữ ngộ kiến lập cúng dường mọi người. Hy vọng chúng ta có thể chân chánh y theo lời Phật dạy để làm. Nhân giới sanh định, nhân định phát tuệ, như vậy chúng ta sẽ thành công. Giới cần phải có ba căn bản. Ba căn bản la Nho Thích Đạo. Chúng ta có thể bỏ một hai năm thời gian thực hành nó cho được, thì đã đầy đủ cơ sở của thánh hiền, đầy đủ cơ sở học Phật. Chúng ta có tư cách thành Bồ Tát, thành Phật. Có tư cách trở thành Khổng Mạnh, Lão Tràng chứ không phải làm không được. Thời gian mười năm sẽ có thành tựu tương đối khả quan.

Quý vị có thấy cư sĩ Lưu Tố Vân ở Đông Bắc Trung quốc. Cô ấy 55 tuổi mới nghe đến Phật Pháp, nhưng 65 tuổi đã thành tựu_mười năm là thành tựu. Đúng như cổ nhân nói: “thập tải hàn song, nhất cử thành danh”. Cô ta thật sư nghe kinh và hiểu rỏ ràng minh bạch, phát tâm “nhất môn thâm nhập, trường thời huân tu”. Suốt trong mười năm đó cô ta chỉ nghe một bộ kinh Vô Lượng Thọ, nghe đĩa. Tôi hỏi cô ây, kinh Vô Lượng Thọ tôi giảng qua mười lần, cô nghe lần nào? Cô ta cũng không biết, rồi đem tình hình nói với tôi. Đó là trước đây tôi giảng tại thư viện Cảnh Mỹ. Hình như là lần thứ hai thứ ba gì đó, rất sớm. Lúc đó là dùng máy ghi âm để ghi âm, không có hình là ghi âm. Sau đó bộ băng ghi âm này, làm thành đĩa CD bây giờ. Cô ta nghe bộ đĩa này, một ngày nghe một đĩa một tiếng đồng hồ. Một giờ đồng hồ mà nghe mười lần như vậy, tức là một ngày nghe kinh mười giờ đồng hồ. Suốt mười năm không gián đoạn. Nghe hết một bộ rồi nghe lại từ đầu. Một ngày một tiếng đồng hồ lặp lại mười lần. “Nhất môn thâm nhập, trường thời huân tu” cô ta đã làm được.

Ngoài việc nghe kinh ra, cô ta còn niệm Phật A Di Đà. Tâm địa thanh tịnh, không nhiễm chút trần nào, người vô cùng thành thật. Hiện nay ra bên ngoài giảng kinh dạy học. Mọi người hỏi, cô làm sao mà học thành? Cô ta nói có sáu chữ. Cô ta một đời thành tựu là nhờ vào sáu chữ này. Thứ nhất là thành thật, thứ hai nghe lời, thứ ba là phải thực hành. Sáu chữ này không phải mình cô ta có, mà chư Phật Bồ Tát xưa nay trong ngoài đểu thành tựu bằng sáu chữ này. Ta một đời không thể thành tựu, hay nói cách khác là ta không thành thật, không nghe lời, không chịu thực hành. Đời này coi như ta sống một cách uổng phí. Cô ta có thể nắm chặt sáu chữ này không buông, thì mười năm thành tựu.

Tuy chỉ học một bộ Kinh Vô Lượng Thọ, kinh Vô Lương Thọ Thật sự thuộc nhuần nhuyễn. Nhưng mời cô ta giảng kinh điển khác, vẫn giảng một cách lưu loát. Như vậy là sao? “Nhất kinh thông, nhất thiết kinh thông”. Kinh Vô Lượng Thọ là bộ kinh thứ nhất trong tất cả kinh điển mà Đức Thế Tôn giảng trong 49 năm. Cô ta đã chọn đúng, học bộ kinh này được tất cả Chư Phật gia trì. Vì sao vậy? Quý vị xem, trong bộ kinh nàyThế Tôn giới thiệu sự tán thán cầu mười Phương Phật. Trong kinh Di Đà chúng ta thấy chư Phật sáu phương tán thán, không có vị Phật nào không tán thán thế giới Cực Lạc. Không có vị Phật nào không tán thán Phật A Di Đà.

Trong kinh này Thế Tôn dạy chúng ta, Chư Phật tán thán thế giới Cực Lạc và Phật Di Đà, Đức Thế Tôn làm người đại diện. Tán thán ngài là một vị Phật cực kỳ tôn nghiêm trong ánh sáng quang minh, là Vua trong các Phật. Chọn kinh rất quan trọng! Lần đầu tiên tôi giảng Kinh Hoa Nghêm, là năm dân quốc thứ mười sáu. Lúc đó tôi thường hoằng pháp ở hải ngoại, trở về Đài Loan lại tiếp tục giảng. Tôi nhớ đã giảng mười mấy năm, giảng một năm “Bát Thập Hoa Nghiêm”. “Tứ Thập Hoa Nghiêm” cũng giảng nữa năm. Đột nhiên có một hôm tôi nghĩ đến Văn Thù, Phổ Hiền học pháp môn gì mà thành tựu? Thiện Tài Đồng Tử đã học pháp môn gì? Vì đằng sau không có nói đến. Tôi liền lật đến ở sau xem, nhìn thấy quyển ba mươi chín của Tứ Thập Hoa Nghiêm. Trong đó Văn Thù, Phổ Hiền đều phát nguyện cầu sanh tịnh độ. Xem tiếp năm mươi ba lần tham bái,Thiện Tài Đồng Tử lần thứ nhất tham phỏng là Tỳ Kheo Kiết Tường Vân.

Tỳ kheo Kiết Tường Vân tu pháp môn gì? là tu Thuyền Châu Tam Muội, chuyên niệm Phật A Di Đà. Vì Thiện Tài khai thị hai mươi mốt pháp môn niệm Phật, hai mươi mốt là tượng trưng cho sự đại viên mãn của Mật tông. Đem tất cả kinh pháp mà ba đời mười phương chư Phật nói, quy nạp thành hai mươi mốt loại lớn. Tất cả kinh giáo toàn là pháp môn niệm Phật, thật không thể nghĩ bàn! Thiện Tài lần thứ nhất tham vấn, tiên nhập vi chủ. Và xem lần tham vấn cuối cùng thứ năm mươi ba là Phổ Hiền Bồ Tát thập đại nguyện vương đạo quy Cực Lạc. Như vậy mới hoàn toàn hiểu được, Thiện Tài Đồng Tử triệt ngộ đầu và cuối, chính là tu pháp môn niệm Phật _Một đời thành tựu! Trong đó năm mươi mốt vị thiện tri thức là đại diện cho tất cả pháp môn. Tất cả pháp môn Thiện Tại đều thông đạt, đều thấu triệt. Nhưng không tu gì ngoài pháp môn niệm Phật. Ngoài ra chỉ xem qua nghe qua.

Từ chổ này tôi mới hoàn toàn yên tâm tu tịnh độ. Trước đây chỉ là đối với tịnh độ không bài xích, không phản đối, nhưng không có hứng thú gì. Đối với nó không biết, không hiểu rỏ. Nên tôi theo pháp môn tịnh độ là Hoa Nghiêm, Pháp Hoa, Lăng Nghiêm dẫn dắt tôi. Hai mươi lăm chương trong kinh Hoa Nghiêm, thì Quan Âm Thế Chí tôi đã biết. Trước đây Đại Sư Chương Gia nói với tôi, Phật pháp khó hiểu nhưng dể hành trì. Hành trì thật không khó, nhưng hiểu thì quá khó. Ta không hiểu thì lòng tin không sanh khởi, nguyện cũng không phát được. Nên cái biết nhất định cần phải thông qua, sau đó chúng ta mới hiểu và lãnh hội được 49 năm giảng kinh thuyết pháp của Đức Thế Tôn.

Vì sao? Để giúp những bạn đồng học trung căn thượng căn đoạn nghi sanh tín. Mục đích ở chổ này. Khi tín tâm đã thật sự sanh, nguyện đã thật sự phát thì rất để dàng, không còn gì khó khăn nữa. Lưu Tố Vân đã làm được điều này, vì cô ta có lòng tin, có thể kiên trì mười năm không thay đổi. Một bộ kinh một ngày nghe mười lần. Đây là hiện thân thuyết pháp, làm một tấm gương tốt nhất cho chúng ta. Nên biết cô ta năm mươi lăm tuổi bắt đầu học, sáu mươi lăm tuổi thành công. Vậy các bạn đồng học ở học viện chúng ta, hình như cũng đều xấp xỉ tuổi này. Gần năm mươi rồi, vẫn còn kịp. Nếu muốn học Lưu Tố Vân, tốt nhất là mười năm ở đây phải thành tựu, mới không có lổi với đạo tràng này, mới không có lổi với cúng dường của mười phương.

Ngày nay đạo tràng học như vậy, đại khái trên toàn thế giới có thể chỉ có một đạo tràng này. Quý vị ở đây tự do tự tại, không có bất cứ câu thúc nào. Cách làm này của chúng ta là học Đức Thế Tôn, nhưng đệ tử của Thế Tôn mổi người đều trì giới tu định và khai ngộ. Còn các bạn đồng học của chúng ta vẫn là phàm phu, vẫn là tự tư tự lợi, vẫn là danh văn lợi dưỡng. Tập khí phiền não còn chưa buông bỏ. Nếu không thành tựu, không thành tựu đời sau chính là tam đồ. Cơ hội vãng sanh thế giới Cực Lạc không lớn. Đây là vấn đề mà chúng ta cần phải biết. Bây giờ nghe được bộ kinh này, ở đây giảng bộ kinh này rất tỷ mỷ, đã vượt qua hơn sáu trăm tiếng đồng hồ rồi. Giảng xong bộ kinh này tôi tính cũng phải một ngàn hai trăm tiếng.

Tôi hy vọng ở đây thêm ít thời gian. Vì ở đây mổi ngày tôi có thể giảng bốn tiếng. Cuối năm này hoặc mùa xuân sang năm, bộ kinh này có thể giảng xong. Đây là một việc lớn. Mọi người thật sự nắm bắt được sáu chữ của Lưu Tố Vân. Nghe lời, không phải nghe lời tôi. Lời của tôi quý vị không tin, nếu quý vị tin tưởng chăng phải đã thành công từ lâu rồi sao? Nghe lời Phật giảng trong kinh điển. Mọi người chúng ta là đồng học, thầy của chúng ta là Chư Phật Bồ Tát. Quý vị thực hành sẽ thật sự có thành tựu.

Hiện nay trên địa cầu này thiên tai ngày càng nhiều, ngày càng nghêm trọng. Người học Phật chân chánh tâm định, không bị cảnh giới bên ngoài quấy nhiễu. Ta ở chổ này thì chổ này là mãnh đất phước. Nên mọi người cần có lòng tin, cần có nguyện lực. Lòng tin và nguyện lực thật không thể nghĩ bàn. “Phổ Hiền dĩ thập đại nguyện vương đạo quy Cực Lạc. Di Đà dĩ tứ thập bát nguyện tiếp dẫn chúng sanh. Tịnh độ tông là pháp môn của Phổ Hiền, mổi lần nhắc đến kinh này đều thận trọng và trịnh trọng giới thiệu với mọi người.

Phẩm thứ hai “Đức Tôn Phổ Hiền” trong kinh này. Ba cội rễ Nho Thích Đạo nếu chúng ta không nắm chặt, thì mười nguyện Phổ Hiền không làm được. Cảnh giới của mười nguyện ở sau vượt qua ở trước. Không có mười nguyện Phổ Hiền thì ta không có điều kiện đi vào thế giới Cực Lạc. Điều này không thể không biết. Mười nguyện Phổ Hiền là cảnh giới Hoa Nghiêm. Không có 48 nguyện thì ta với Phật A Di Đà không có cùng chí hướng. Con đường vãng sanh của ta sẽ có chướng ngại. Nên chúng tôi biên soạn cuốn hai thời công phu của tịnh tông, kinh văn đọc tụng của thời buổi sáng chính là 48 nguyện trong phẩm thứ sáu của kinh này. Chúng ta cần phải tâm đồng như tâm Phật, nguyện đồng như nguyện Phật.

Còn thời khoá buổi chiều, chúng ta phải lựa chọn kinh văn là phẩm ba mươi hai đến phẩm ba mươi bảy của kinh này. Đoạn kinh văn đó rất dài, trong đó nói gì? Nói về ngũ giới thập thiện, đoạn ác tu thiện, sám hối nghiệp chướng. chúng ta dùng những điều này chuyên tu tịnh độ. Kinh đọc thuộc lòng, cảnh và duyên mọi lúc mọi nơi đều hiện tiền, mới có thể tiếp thu được giáo huấn trong kinh điển. Giúp chúng ta cải tà quy chánh, giúp chúng ta tâm niệm đoan chánh. Đời này mới không uổng phí, nhất định vãng sanh.

“Nhất thiết giai lại tín nguyện hạnh vi tư lương nhi chứng bỉ ngạn”. Phải hết lòng tin tưởng, phải có nguyện vọng khẩn thiết, và phải hết lòng hành trì. Thật sự hành trì là sao? Chính là tôi thường khuyến khích mọi người, đem Phật A Di Đà để trong tâm. Ngoài Phật A Di Đà ra toàn bộ đều buông bỏ, trong tâm chỉ có Phật A Di Đà. Như vậy mới có thể chứng bỉ ngạn. bỉ ngạn chính là vãng sanh thế giới Cực lạc. “Thị cố Tĩnh Am sư vân, tu hành cấp vụ, lập nguyện vi tiên”. Tổ sư Tĩnh Am nói, tu hành là việc cấp bách nhất, và điều cần thiết phải làm đó là lập nguyện. Lập nguyện y cứ vào nơi chánh tín, Nếu không tin thì nguyện lập không thành. Khi đã tin thì nguyện mới sanh khởi.

Quý vị xem từng phẩm từng đoạn trong kinh văn này, Chư Phật Bồ Tát, chư vị Tổ sư hết lòng hết dạ khuyên dạy chúng ta. Chúng ta không thể không cảm ân, không thể không siêng năng. Vì thế gian này là giả, bao gồm thân thể của chính mình, không có thứ gì ta có thể đem theo được. Nhưng tín nguyện hạnh có thể đem theo. Dựa vào niềm tin chân chánh, lời nguyện khẩn thiết và hành trì tinh tấn thì Phật A Di Dà sẽ đến tiếp dẫn ta vãng sanh.

Đoạn cuối cùng là cúng dường bốn trăm ức Phật. “Ca Diếp Phật thời, bỉ đẳng vi ngã đệ tử, kim cúng dường ngã, phục tướng trực dã. Biểu thiện căn dữ nhân duyên chi bất khả thiểu dã”. Quý vị xem trong kinh Di Đà đã nói, vãng sanh đến thế giới tây phương Cực Lạc, “dĩ thiểu thiện căn phước đức nhân duyên đắc sanh bỉ quốc”. Đây giống như ý này.

Như vậy, thiện căn phước đức nhân duyên của chúng ta thiếu chăng? Không thiếu. Thiện că là gì? Thiện căn là có thể tin, có thể hiểu. Nếu đối với pháp môn này chúng ta có nghi hoặc, không hiểu, là vì thiếu thiện căn. Có thể bổ túc không? Có thể. Như cư sĩ Lưu Tố Vân vậy, một ngày một tiếng nghe một đĩa. Một tiếng đồng hồ nghe lặp lại mười lần. Như vậy là sao? Là đem thiện văn bổ túc thêm. Thiện căn của cô ta bổ túc đủ rồi, quý vị hỏi cô ấy có nắm chắc việc vãng sanh không? Cô ấy nắm chắc, tuỳ thời cô ta có thể vãng sanh. Nên đối với thế gian này triệt để buông bỏ, lúc nào vãng sanh cũng được. Còn nếu có người muốn học với cô ta, thì có thể ở thêm vài ngày. Nếu không còn người học cô ta có thể vãng sanh. Sống chết tự tại.

Phước đức là ta có thể nguyện có thể hành. Ta nguyện sanh tịnh độ, nếu thật niệm Di Đà thì ta có phước. Nhân duyên ở ngay trong đời này, được thân người, nghe Phật pháp, gặp được tịnh độ tông, lại gặp được bản hội tập này. Duyên như vậy quá thù thắng, nhân duyên này thật không dể gì gặp được. Ba điều kiện này đều đã có, nếu ta không thể vãng sanh, là vì nghiệp chướng của mình quá nặng, phiền não tập khí quá sâu. Nếu ta vẫn cứ như cũ không vượt qua được tập khí phiền não, mổi ngày đang huân tập. Thiện căn phước báo không đủ thì nên học Lưu Tố Vân, có thể trong một thời gian ngắn tiêu trừ nghiệp chướng. Tất cả đều trong chữ tâm.

Đức Thế Tôn cũng thường nói, khắc chế tâm vào một chổ, thì chẳng có việc gì không làm được. Đem tâm để ở đâu? Để nơi Phật A Di Đà. Trong tâm không có Phật A Di Đà, cứ suy nghĩ lung tung. Như vậy là sai. Ai làm trở ngại chúng ta? Tự mình làm trở ngại mình. Ai phá hoại ta? Tự mình phá hoại mình. Không có bất cứ ai có năng lực phá hoại mình. Vì ta còn tham sân si, nếu ý niệm về tham sân si sâu nặng, thì từng giờ từng phút cần phải đưa ra cảnh cáo. Tham tương ứng với Ngạ quỷ , sân tương ứng với địa ngục, si tương ứng với súc sanh . Nếu ba con đường còn sâu nặng, thì ta với họ có duyên rất sâu. Ta vẫn còn tự tư tự lợi, vẫn còn danh văn lợi dưỡng. Điều này nói rỏ, ta đối với đại thừa không hiểu. Ở trong pháp đại thừa không đạt được pháp vị. Không nếm được pháp vị, không đạt được pháp hỷ. Trong thời gian dài như vậy mà ta đều bỏ lở, ta cứ sống qua ngày trong vọng tưởng và đã phụ Đức Thế Tôn, đã phụ thiện căn phước đức nhơn duyên mà ta đã tu tập được trong quá khứ. Chúng ta vẫn dùng tâm luân hồi để tạo nghiệp luân hồi. Như vậy không thể vãng sanh.



Phẩm “Phước Huệ Thỉ Văn” của kinh này nói, đây vẫn còn ở trong phẩm bốn mươi bảy, đếm từ dưới lên là phẩm thứ hai. Trong kinh văn nói: “Nhược bất vãng tích tu phước huệ, ư thử chánh pháp bất năng văn”. Vô Lượng Thọ của tịnh độ tông, là chánh pháp thứ nhất khi Thế Tôn thành đạo. Điều kiện này nếu đời đời kiếp kiếp trong quá khứ có căn cơ phước huệ, khi nghe chánh pháp này mới sanh tâm hoan hỷ, mới chịu thực hành. Còn như ta thiếu phước huệ, đời này gặp được rồi cũng không tin tưởng, gặp được rồi vẫn không muốn vãng sanh. Thế giới này tốt, chổ này đáng để cho ta lưu luyến. còn thế giới Cực Lạc thì chưa thấy nên ta không tin tưởng. Như vậy là sao? Là không có phước huệ. Vì sao nói không có phước huệ? Bởi pháp môn này ta gặp được rồi, đời này có thể làm Phật. Như vậy thì phước báo lớn biết bao nhiêu? Như vậy thì trí tuệ như thế nào. Nên khi không tin tưởng sẽ không chịu học, như vậy là bình thường.

Người phước huệ lớn, trong vạn ức người khó lắm chỉ được một hai người. Phải biết rằng gặp được pháp môn này, nghe được pháp môn này, không tin tưởng, không muốn vãng sanh đó là hiện tượng bình thường, là đại đa số.

Năm đó ở Đài Trung thầy Lý nói với tôi. Ông ta lấy ví dụ đạo tràng liên xã ở Đài Trung của mình, một vạn người trong liên xã đó, người thật sự có thể vãng sanh chỉ có năm ba người. Ba phần trên một vạn, năm phần trên một vạn, ngoài ra không thể vãng sanh. Do nguyên nhân gì? Thiếu phước huệ. Thầy Lý là người có đức, ngày ngày giảng kinh dạy học. Hiện thân thuyết pháp làm gương mẩu cho mọi người thấy. Người xem hiểu không nhiều, người tham gia náo nhiệt thì rất đông, thật đáng tiếc! Nên cần phải thực hành.

Tôi ở Đài Trung mười năm, thầy Lý đưa bản này cho tôi, các bạn đồng học rất nhiều người không biết. Bản thầy cho tôi chính là chú giải bên lề sách của Thầy. Lúc đó bản này của Hoàng Niệm Tổ chưa xuất bản. Bản này sau, bản của thầy Lý trước. Nên hồi còn trẻ tôi đã giảng qua mười lần, chỉ có lần cuối cùng là tham khảo “Đại Kinh Giải” của Hoàng Niệm Tổ. Trước đó thì không, toàn là y theo chú giải bên lề sách của thầy Lý để giảng. Bên dưới hai câu nói: “Dĩ tằng cúng dường chư Như Lai, tắc năng hoan hỷ tín thử sự”. Ta đã trồng phước đức rất lớn. Trong quá khứ đã thấy Phật, cúng dường chư Phật Bồ Tát. Phước báo như vậy đích thực không nhiều. Người như vây trong đời này, mặc dù họ vãng sanh vào cỏi phàm thánh đồng cư, cũng là thượng bối vãng sanh.

Thượng bối vãng sanh đã là tự tại rồi, muốn đi khi nào thì đi. Khi lâm chung Phật Sẽ đến tiếp dẫn. Không cần người trợ niệm, không cần người giúp đỡ. Tự mình là chủ tể của chính mình, đây là thượng bối vãng sanh. Nên gặp được họ thật hoan hỷ. Chúng ta dùng một bài kệ này để xem Lưu Tố Vân. Lưu Tố Vân trong quá khứ khẳng định là tu phước huệ lớn, cho nên khi gặp được, cô ấy đã sanh khởi tín tâm lớn như vậy. “Nhất môn thâm nhập trường thời huân tu”, mười năm không thay đổi, không bị cảnh giới xoay chuyển. Đây chính là bí quyết thành công của cô ta.

Kim ngã đẳng năng ngộ thị kinh, phục năng tín thọ, tắc quyết phi tiểu duyên”. Kim là ngày nay. Đây là lời Hoàng Niệm Tổ nói. Chúng ta ngày nay, trong thời đại này, có thể gặp được bộ kinh này. Sau khi gặp được có thể tin, có thể tiếp nhận, đây không phải là duyên nhỏ. Bên dưới nói: “Cái do ư quá khứ sanh trung, phi ư nhất Phật nhị Phật nhi chủng thiện căn. Thật ư vô lượng phật sở chủng thiện căn dã”. Lời này là thật không phải giả. Nếu trong quá khứ không trồng được thiện căn lớn như vậy, ta làm sao có thể sanh khởi tín tâm? Từ điểm này chúng ta có thể phản tĩnh, có thể lãnh hội được trong quá khứ ta có trồng thiện căn hay không? Có trồng phước huệ hay không?

Hôm nay tôi gặp được pháp môn hy hữu như vậy. Có thật sự xem nó hy hữu không, hay là xem nó bình thường không là gì cả? Bình thường không là gì cả là không có thiện căn phước đức. Như vậy là sao? Không phân biệt tốt xấu. Bộ “Đại Tạng Kinh” này để ngay trước mắt, rất nhiều kinh điển. Lúc tôi ở Mỹ có một bạn đồng tu, bây giờ nghe nói đang ở Bắc Kinh, là người đại diện công ty bên Mỹ. Một người bạn đồng tu ở Đạt La Tư hỏi tôi. Ông ta hỏi, nếu trong tất cả kinh, chỉ cho phép thầy chọn một kinh, thầy sẽ chọn bộ nào? Tôi không suy nghĩ cũng không do dự, mà trực tiếp nói với ông ta, tôi sẽ chọn yếu giải kinh Di Đà của Ngẩu Ích đại sư. Nếu không phải mọi nơi trên thế giới, người này mời giảng kinh này, người kia mời giảng kinh kia. Vì tuỳ thuận chúng sanh. Còn nếu theo ý tôi, thì cả đời này tôi chỉ giảng “A Di Đà kinh Yếu giải”, giảng một bộ này.

Vì sao? Lúc đó bản hội tập của Kinh Vô Lượng Thọ, tôi còn chưa nhìn thấy. Nhưng khi nhìn thấy hai bản này rồi, bản nào tốt? cả hai đều tốt. Nếu ta muốn giảng tỷ mỷ thì Kinh Vô Lượng Thọ. Còn muốn lược thuyết, thì cuốn Yếu Giải. Ấn Quang đại sư khen ngợi cuốn “Yếu Giải”, ngài nói cho dù Đức Phật tái sanh để viết chú giải cho Kinh Di Đà, cũng không thể vượt qua cuốn này. Khen ngợi đến tột cùng. Hay nói cách khác, Yếu Giải là do chính Phật A Di Dà nói. Bộ kinh này cư sĩ Hạ Liên Cư dùng thời gian mười năm hội tập thành công. Phật A Di Đà gia trì ông ta, nên hội tập mới hoàn chỉnh như vậy. Rất khó gặp, rất hy hữu. chẳng thể không trân quý. Đúng là trăm ngàn vạn kiếp khó tao ngộ, vậy mà chúng ta đã tao ngộ.

Cố diệc ưng như A Xà Vương Tử đẳng, văn kinh phát nguyện, trì lục tự chi đức hiệu. Nhập nhất thừa chi nguyện hải, triển chuyển giáo thọ, đồng chứng Di Đà dã”. Đây là lời Hoàng Niệm Tổ khuyến khích chúng ta. Quý vị nói, chúng ta nên hay không nên giống như A Xà Vương Tử? Sau khi nghe kinh này đã thật sự phát nguyện. Thật sự đem Phật A Di Đà để trong tâm. Có thể để Phật A Di Đà trong tâm, đây chính là “nhất thừa chi nguyện hải”. Nhất thừa là một đời thành Phật. Câu sau là giúp người có duyên là “triển chuyển giáo thọ”. Gặp được người đồng tu có duyên, ta phải thật tâm dạy họ. Tôi dạy họ thật không nên dạy họ giả. Tôi dạy họ cái chân thật nhất, cái thuần tịnh nhất. Người oán kẻ thân đều truyền thọ chánh pháp bình đẳng.

Mục đích cứu cánh là đồng chứng Di Đà. Đây chính là nguyện vọng của A Xà Vương Tử. Đời này chúng ta muốn làm Phật, thật muốn làm Phật. Không những muốn làm Phật, mà chúng ta còn muốn làm Phật A Di Đà, muốn theo ngài học tập. Học tập thành tựu giống y như ngài vậy_Đồng tâm, đồng đức, đồng nguyện, đồng hạnh. Ở nơi thế gian này, những gì quý vị cần, tôi hoàn toàn không cần, không có xung đột với quý vị. Những gì tôi cần, quý vị cũng không cần. Cho nên không xung đột, mọi người có thể sống với nhau hài hoà. Quý vị cần ngũ dục lục trần, danh văn lợi dưỡng của thế gian này, toàn bộ đều cho quý vị. Nếu muốn những thứ này, nói thật với quý vị, quý vị không ra khỏi luân hồi lục đạo. Đây là trong lục đạo.

Nếu ta muốn vãng sanh thật sự, cần xả bỏ hết thế gian. Đến thân tình cũng không thể mang theo. Thân tình cũng là gốc của phiền não, những thứ này liên luỵ rất lớn. Là chướng ngại lớn cho việc vãng sanh thế giới Cực Lạc. Chẳng những chướng ngại ta vãng sanh, mà còn chướng ngại chánh tín, chướng ngại lý giải, chướng ngại trí tuệ, chướng ngại phước đức của ta. Có hàng trăm cái hại mà không có chút lợi nào. Như vậy thì lưu luyến nó làm gì?

Còn trong tâm có Phật A Di Đà, như vậy thì có trăm lợi mà không có gì hại. Vậy tại sao ta không chọn?



Hết giờ rồi, hôm nay chúng ta học đến đây.
HẾT TẬP 322


Каталог: chugiaikvltpdf
chugiaikvltpdf -> Tịnh Độ Đại Kinh Giải Diễn nghĩa Tập 474 Chủ giảng: Tịnh Không Pháp Sư Chuyển ngữ: Hạnh Chơn Biên tập: Minh Tâm Thời gian: 28. 06. 2011
chugiaikvltpdf -> Tịnh Độ Đại Kinh Giải Diễn Nghĩa Tập 537 Chủ giảng: Tịnh Không Pháp Sư Chuyển ngữ: Hạnh Chơn Biên tập: Minh Tâm Thời gian: 13. 08. 2011
chugiaikvltpdf -> Tịnh Độ Đại Kinh Giải Diễn Nghĩa Tập 321 Chủ giảng: Tịnh Không Pháp Sư Chuyển ngữ: Hạnh Chơn Biên tập: Bình Minh Thời gian: ngày 13 tháng 03 năm 2011
chugiaikvltpdf -> Tịnh Độ Đại Kinh Giải Diễn Nghĩa Tập: 383 Chủ giảng: Tịnh Không Pháp Sư Chuyển ngữ: Lý Hương Biên tập: Bình Minh Thời gian: 22/04/2011
chugiaikvltpdf -> Tịnh Độ Đại Kinh Giải Diễn Nghĩa Tập 332 Chủ giảng: Tịnh Không Pháp Sư Chuyển ngữ: Liên Hải Biên tập: Bình Minh Giảng ngày: 19 tháng 03 năm 2011
chugiaikvltpdf -> Tịnh Độ Đại Kinh Giải Diễn Nghĩa Tập 355 Chủ giảng: Tịnh Không Pháp Sư Chuyển ngữ: Hạnh Chơn Biên tập: Bình Minh Thời gian: 01. 04. 2011
chugiaikvltpdf -> Tịnh Độ Đại Kinh Giải Diễn Nghĩa Tập 339 Chủ giảng: Pháp Sư Tịnh Không Chuyễn ngữ: Nguyên Thanh Biên tập: Bình Minh Giảng ngày: 23 tháng 03 năm 2011
chugiaikvltpdf -> Tịnh Độ Đại Kinh Giải Diễn Nghĩa Tập 341 Chủ giảng: Tịnh Không Pháp Sư Chuyển ngữ: Liên Hải Biên tập: Minh Tâm Thời gian: 24. 03. 2011
chugiaikvltpdf -> Tịnh Độ Đại Kinh Giải Diễn Nghĩa Tập 398 Chủ giảng: Tịnh Không Pháp Sư Chuyển ngữ: Hạnh Chơn Biên tập: Nguyên Tâm Thời gian: 06. 05. 2011
chugiaikvltpdf -> Tịnh Độ Đại Kinh Giải Diễn Nghĩa Tập 399 Chủ giảng: Pháp Sư Tịnh Không Chuyển ngữ: Minh Tuệ Biên Tập: Nguyên Tâm Thời gian: 06. 05. 2011

tải về 130.87 Kb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương