Tịnh Độ Đại Kinh Giải Diễn nghĩa Tập 474 Chủ giảng: Tịnh Không Pháp Sư Chuyển ngữ: Hạnh Chơn Biên tập: Minh Tâm Thời gian: 28. 06. 2011



tải về 136.31 Kb.
Chuyển đổi dữ liệu04.08.2016
Kích136.31 Kb.
#12470

Tịnh Độ Đại Kinh Giải Diễn Nghĩa Tập 474 /18

Tịnh Độ Đại Kinh Giải Diễn nghĩa

Tập 474

Chủ giảng: Tịnh Không Pháp Sư

Chuyển ngữ: Hạnh Chơn

Biên tập: Minh Tâm

Thời gian: 28.06.2011

Địa điểm: Cao Hùng_Đài Loan
Chư vị pháp sư, chư vị đồng học, mời ngồi xuống. Mời quý vị xem Đại Thừa Vô Lượng Thọ Kinh Giải, trang 599, bắt đầu xem từ câu thứ hai, hàng thứ năm từ dưới lên.

Tuyết sơn, tức đại tuyết sơn. Nam thiệm bộ châu, núi này rất cao, mùa đông mùa hạ đều đóng tuyết, nên gọi là tuyết sơn. Núi tuyết trắng tinh, lấy điều này ví như giới đức và định tịnh. Kinh Hưng nói: “Định tịnh mãn đức, như tuyết sơn dã”, đây là giới thiệu về núi tu di mà trong kinh nói.

Núi tu di là trung tâm của một tiểu thế giới, Nam thiệm bộ châu chính là địa cầu, giống như một hòn đảo nhỏ trong hư không vậy. Núi ở nam thiệm bộ châu cao nhất, cũng có thể gọi là núi tu di trên địa cầu. Không thể gọi đây là núi tu di của một đơn vị thế giới. Một đơn vị thế giới là một hệ ngân hà, trong hệ ngân hà nơi nào cao nhất? Trong kinh nói, chúng ta là trung tâm của nó, là nòng cốt của hệ ngân hà. Chúng ta có thể nhìn thấy hình ảnh thiên văn của cận đại, hệ ngân hà như cái đĩa vậy, ở giữa đích thực là cao nhất, từ từ kéo rộng ra hai bên, chính là biên giới xung quanh, biên giới xung quanh mỏng manh hơn, mặt trời chạy quanh hệ ngân hà. Trong kinh điển nói núi tu di, có lẽ chính là trung tâm của hệ ngân hà.

Trong kinh nói, núi cao nhất ở một vùng, tu di cũng có nghĩa này_diệu cao. Như hòn đảo này của Đài Loan, đỉnh núi cao nhất của Đài Loan là núi tu di, núi diệu cao của Đài Loan, nghĩa là như vậy. Núi của địa cầu này, núi tuyết cao nhất chính là Hy Mã Lạp Sơn, quanh năm tuyết phủ, nên gọi là núi tuyết. Trong đây có biểu pháp, lấy sự băng khiết thanh tịnh của núi tuyết, không có tạp sắc, một mãng tuyết trắng, ví như giới đức và định tịnh. Người tu hành trì giới thanh tịnh không có nhiễm ô, dùng núi tuyết này làm ví dụ.

Tu thiền định, thiền định có thể giúp chúng ta khôi phục tâm thanh tịnh, tâm thanh tịnh cũng là không có nhiễm ô. Thế nên dùng tuyết sơn làm ví dụ, tượng trưng cho ý nghĩa này.

Trong Hội Sớ nói: Lấy giới đức ví như núi tuyết, giới đức thanh tịnh, như đại tuyết sơn, thường tinh khiết, có thể chiếu soi chúng sanh, khiến họ được thanh tịnh mát mẻ. Nhưng giới khoa học hiện đại nói, trên địa cầu phát sinh thiên tai khác thường. Tuyết phủ quanh năm trên Hy Mã Lạp Sơn có thể sẽ bị tan chảy, băng ở Nam bắc cực cũng sẽ tan chảy. Dự tính tuyết phủ trên núi cao bị tan chảy, băng ở Nam bắc cực bị tan chảy, nước biển trên địa cầu có thể sẽ dâng cao 50 mét, 50 mét cũng khá cao. Các thành thị ven biển đều bị chìm hết, đây là tình trạng trái đất hiện nay.

Trong kinh điển Đức Phật không nói tương lai, ngài chỉ nói pháp vận, pháp vận của Đức Thế Tôn, dùng cách nói hiện nay chính là ảnh hưởng của ngài. Về mặt diện tích, ngài có thể ảnh hưởng đến toàn thế giới, về mặt thời gian nó ảnh hưởng đến một vạn hai ngàn năm. Một vạn hai ngàn năm, hiện nay đã qua 3038 năm. Đức Thế Tôn diệt độ, lịch sử Trung quốc có ghi chép, ngài xuất thế vào năm Chu Chiêu Vương thứ 24, viên tịch vào năm Chu Mục Vương thứ 23. Nếu theo tính toán này, Đức Thế Tôn diệt độ đến nay là 3038 năm. Cũng chính là nói, thời kỳ chánh pháp của Phật đã qua, chánh pháp 1000 năm. Tượng pháp cũng đã qua, tượng pháp cũng 1000 năm. Mạt pháp mười ngàn năm, mười ngàn năm mà đã qua hết 1000 năm, hiện nay là bắt đầu một ngàn năm thứ hai, nên về sau còn gần 9000 năm nữa.

Thế vận, chính là thế vận của thế giới có hưng suy, nhưng địa cầu sẽ không hủy diệt. Người nước ngoài nói tận thế, thế giới tận thế, Phật pháp không thừa nhận thuyết này, nhưng sẽ có thiên tai. Thịnh thế cũng hoàn toàn xem nhân tâm, nhân tâm bất thiện chính là thời loạn, trái đất xuất hiện nhiều thiên tai. Nếu nhân tâm lương thiện, thế giới này là thịnh thế, sơn hà đại địa đều rất tốt đẹp. Thực tế, ngày nay chúng ta đối với lý luận này, tương đối có trình độ nhận thức, chúng ta không hoài nghi.

Thật ra thế giới Cực Lạc và trái đất này không có gì khác biệt, đều là “duy tâm sở hiện, duy thức sở biến”, cùng một đạo lý. Vì sao thế giới đó tốt đẹp như thế, thế giới này so với thế giới đó thua quá xa, nguyên nhân do đâu? Đức Phật dạy: Cư dân ở thế giới Cực Lạc đều là thượng thiện nhơn. Thiện mà Đức Phật nói ở đây, chính là Thập Thiện Nghiệp Đạo, ngài nói, Thập thiện nghiệp đạo có tam phẩm thượng trung hạ. Ở trong thế giới này tu thượng phẩm thập thiện, quả báo đời sau là ở cõi trời. Trung phẩm thập thiện là nhân đạo, phú quý nhân gian. Hạ phẩm thập thiện là đường tu la và đường la sát, chia thành ba phẩm thượng trung hạ.

Thế giới tây phương Cực Lạc thượng thiện, thượng thiện họ làm quá viên mãn, chúng ta có thể xưng họ là thượng thượng thiện. Trong Phật giáo đại thừa Phật thường nói: “Tất cả pháp từ tâm tưởng sanh”, người ở thế giới Cực Lạc đều là hàng thượng thượng thiện, hèn gì thế giới đó lại tốt đẹp đến thế. Nếu người trên trái đất này cũng có thể tu thượng thượng thiện, trái đất này liền biến thành thế giới Cực Lạc, không khác gì với thế giới Cực Lạc. Trong Kinh Hoa Nghiêm nói: “Cảnh tùy tâm chuyển”, cảnh là hoàn cảnh, địa cầu chúng ta ở là hoàn cảnh, hoàn cảnh là tùy tâm chuyển. Đạo lý này mãi đến thời cận đại mới được giới khoa học phát hiện, lúc mới phát hiện, vẫn không được phổ biến chấp nhận.

Nếu thế giới người học khoa học đều khẳng định sự thật này, thì trái đất này sẽ được cứu. Đến ông Bố Lai Đăng, một nhà khoa học người Mỹ, năm trước dự hội nghị ở Tuyết Lê. Hội nghị này các nhà khoa học lớn thảo luận về dự ngôn thiên tai của Maya năm 2012, thảo luận về luận đề này. Ông nói, 2012 là một thời cơ chuyển biến của nhân dân trên địa cầu, nếu cư dân trên địa cầu đều có thể bỏ ác dương thiện, cải tà quy chánh, đoan chánh tâm niệm. Chẳng những không có thiên tai, mà địa cầu còn trở thành tốt đẹp hơn. Nhận định này của ông hoàn toàn giống với kinh điển đại thừa nói, vấn đề là người trên trái đất này có chịu thay đổi chăng? Có thể buông bỏ mười ác nghiệp, siêng năng tu Thập thiện nghiệp đạo chăng? Vấn đề này phải nhờ vào giáo dục, đặc biệt là giáo dục Tôn giáo.

Năm trước, tôi đi cùng đoàn phỏng vấn của Tôn giáo Malaysia, phỏng vấn Vatican. Chúng tôi gặp Giáo hoàng, cùng thảo luận đến vấn đề này, vấn đề này cũng là họ đề cập trước. Chúng ta hy vọng Thiên chúa giáo có thể hướng dẫn tín đồ của họ, tín đồ của Thiên chúa giáo trên toàn thế giới trên mười ức người. Chúng ta kiền thành cầu nguyện cho thiên tai trên thế giới, có hiệu quả chăng? Có hiệu quả, nhưng đây chỉ là trị ngọn, không phải trị gốc, đạo trị gốc nhất định là giáo dục. Chúng ta hy vọng, mỗi Tôn giáo đều trở về với giáo dục xã hội.

Ban đầu những giáo chủ sáng lập giáo đoàn, không phải chuyên làm việc cầu nguyện, cầu nguyện là việc phụ, chủ yếu là dạy học, trong kinh điển mọi người đều có thể nhận thấy điều này.

Đức Phật dạy học suốt 49 năm, thời gian dài nhất. Mohammod dạy 27 năm, Chúa Giê-xu dạy được ba năm thì bị người ám hại, Moses cũng dạy được hơn 20 năm. Thế nên giáo dục rất quan trọng, dạy điều gì? Dạy người đoạn ác hành thiện, dạy luân thường, dạy đạo đức, dạy nhân quả. Hiểu rõ ràng minh bạch, con người mới thật sự quay đầu, cải tà quy chánh, đoan chánh tâm niệm, thiên tai trên địa cầu mới hóa giải được. Rất nhiều người biết đạo lý này, hy vọng người biết đạo lý này dẫn đầu thực hành. Bắt đầu từ bản thân mình, nổ lực thực hiện.

Tâm địa đích thực phải tinh khiết trong sạch như núi tuyết vậy, không có ô nhiễm, không có tà niệm. Mỗi Tôn giáo đều nói đến quên mình vì người, một tín đồ kiền thành có thể làm được, hy sinh bản thân, phục vụ đại chúng, đặc biệt là đối với những chúng sanh đau khổ.

Bên dưới Tịnh Ảnh Sớ nói: Tuyết sơn hiện lên sự định tĩnh thanh tịnh của nó, đây đều là nói tâm lý. Các đức đều thanh tịnh, gọi là thanh tịnh đệ nhất_tịnh là thanh tịnh. Trí tuệ thanh tịnh, đức hạnh thanh tịnh, phục vụ thanh tịnh, sinh hoạt cá nhân cũng thanh tịnh, nên gọi là thanh tịnh bậc nhất. Đẳng là bình đẳng, nhất là nhất như, bình đẳng nhất như. Tịnh là bổn tịnh, tâm vốn tịnh, đây là thật, tâm thanh tịnh là chân tâm.

Ngài Huệ Năng minh tâm kiến tánh, liền đưa ra báo cáo với ngũ tổ Hoằng Nhẫn, câu đầu tiên ngài nói: “đâu ngờ tự tánh vốn tự thanh tịnh”. Thế nên tâm thanh tịnh là chân tâm, không bị ô nhiễm. Các bậc cổ đức ngày xưa cũng khẳng định, họ nói: Tánh người vốn thiện, cái thiện đó chính là tịnh, cái thiện này không phải thiện của thiện ác, mà là từ tán thán, không có chút khuyết điểm nào. “Chỉ ư chí thiện”, nhà Phật dùng thanh tịnh, dùng thanh tịnh bình đẳng, thanh tịnh bình đẳng là chí thiện.

Tinh khiết như núi tuyết, dùng núi tuyết làm biểu pháp. Tâm này nhất như, nên bất động như núi tuyết. Dùng ý này, bất động chính là định, thanh tịnh chính là bình đẳng nhất như. Tâm này bình đẳng, nên gọi là tam vô sai biệt. Tam ở đây là nói Phật, tâm, chúng sanh, là một mà ba, ba mà một. Thế nên Đức Phật nói với chúng ta một cách khẳng định rằng: “Tất cả chúng sanh vốn là Phật”. Các bậc cổ đức dạy_Tứ Thư người Trung quốc đọc nhiều nhất, ngày xưa không có ai không đọc Tứ Thư. Đại Học khai tông minh nghĩa, chính là đem tông chỉ nói ra: “Đại Học chi đạo, tại minh minh đức, tại thân dân, tại chỉ ư chí thiện”. Mấy câu này tư tưởng hoàn toàn tương đồng với điều Phật nói: “Tất cả chúng sanh vốn là Phật”.

Thánh học, giáo dục của thánh nhân, mục đích không phải dạy người thăng quan phát tài, không phải dạy người theo đuổi danh văn lợi dưỡng, mà dạy người thành thánh thành hiền, nên họ nói minh minh đức. Minh đức, trong Phật pháp gọi là tự tánh, hiện nay tự tánh bị nhiễm ô, cần phải khôi phục minh đức của họ, nên thêm vào một chữ minh_minh minh đức. Chữ minh ở trước là một động từ, minh đức ở sau mới là danh từ, vì sao cần phải minh minh đức? Đương nhiên minh đức đã không còn minh, nên cần phải dạy. Phải dựa vào phương pháp giáo dục mới có thể khôi phục minh đức. Tướng của minh đức là thân dân, thân dân là gì? Nhà Phật gọi là nhân từ bác ái, đây là thân dân. Trong Ngũ Luân nói: “Phụ tử hữu thân”, thân là thương yêu, phải thương yêu đối với dân, thương yêu chân thành. Đây là mẫu mực, là hình tượng của thánh hiền.

“Chỉ ư chí thiện” là tư duy, ngôn luận, hành vi của quý vị, đều là giúp thế nhân đạt tới chỗ tốt nhất, thiện nhất. Đây là mục tiêu, tôn chỉ dạy học của các bậc thánh hiền xưa, chúng ta gọi đây là thánh học. Phật pháp là thánh học của Ấn độ, mục tiêu của nó là dạy quý vị khôi phục tự tánh. Chúng ta vốn là Phật, nên phải trở về địa vị Phật. Chữ Phật là dịch âm từ tiếng Ấn độ, nó có nghĩa là trí tuệ viên mãn, đức hạnh viên mãn. Ngài không phải thần, cũng không phải tiên, ngài là người_Người có đủ trí tuệ đức hạnh viên mãn, nên gọi là Phật, cùng một nghĩa với người xưa nói: “Tánh người vốn thiện”.

Học Phật, chí ở chỗ thành Phật. Học giáo dục thánh hiền, chí ở nơi thánh hiền, không liên quan đến giàu nghèo sang hèn. Khổng Tử không là phải quý tộc, mà là người bình dân. Trong những học sinh ưu tú nhất, Khổng tử thường khen ngợi là Nhan Hồi. Nhan Hồi có thể nói, nói như ngày nay gọi là thanh bần, cuộc sống vật chất chỉ duy trì được cuộc sống mà thôi, thông thường người ta không chịu được. Nhưng Khổng tử nói, Nhan Hồi vẫn luôn hạnh phúc, cuộc sống của ông rất an vui, không hề lo lắng, không hề oán hận. Cuộc sống thật an vui, vì sao? Vì “học nhi thời tập chi bất diệc duyệt hồ”. Niềm vui của ông xuất phát từ nội tâm, không liên quan đến đời sống vật chất. Về mặt vật chất rất thiếu thốn, nhưng đời sống tinh thần của ông lại vô cùng phong phú, khế nhập cảnh giới của thánh hiền, đây là điều chúng ta nên học tập.

Sau khi Phật giáo truyền vào Trung quốc, đã hỗ tương thành tựu cùng truyền thống văn hóa bản địa, và hòa thành nhất thể với truyền thống văn hóa ở đây. Thang Ân Tỷ người Anh nói rất hay: “Tâm lượng người xưa quá lớn, có thể bao dung nền văn hóa dị tộc khác nhau”. Chính là chỉ cho Phật giáo, họ hoàn toàn tiếp nhận. Mà Phật giáo cũng làm phong phú thêm cho nền văn hóa truyền thống có sẵn của bản địa, hợp quần càng tăng thêm sức mạnh. Đây đều là sự thật, nên chúng ta phải nhận thức nó thật rõ ràng.

Phật giáo, hiện nay có thể nói là Phật giáo Trung quốc. Ấn độ không còn, Phật giáo tại Trung quốc. Trên toàn thế giới, nếu nói đến Phật giáo, đích thực Phật giáo tại Trung quốc, nhưng người Trung quốc trong thời đại này đã bỏ qua, không học. Hình như có một vài quốc gia nghiên cứu kinh điển Phật học hơn Trung quốc, có thật vượt qua Trung quốc chăng? Vượt qua người Trung quốc hiện đại, không vượt qua cổ nhân Trung quốc. Không những thời thượng cổ_chúng ta nói thượng cổ là 2000 năm. Những năm cách đây không xa, thời cận cổ đại nhà Mãn Thanh, các vị đại đức xuất gia và tại gia, đều rất ưu tú. Hiện nay trên thế giới tu học Phật pháp, cũng không thể vượt qua, chúng ta nên nổ lực thêm, không nên để rớt sau họ. Không vượt qua được, cũng không thể thua xa như vậy, phải nổ lực tinh tấn.

“Tâm Phật chúng sanh, tam vô sai biệt”, năng lượng này ngang nhau. Tâm chúng ta phải tương ưng với Phật, có thể khắc phục tập khí phiền não, có thể hóa giải tất cả thiên tai. Nếu tâm chúng ta không thể hợp nhất với Phật, mà hợp nhất với chúng sanh. Hiện tại chúng sanh đã không học thánh giáo, cũng không học Phật pháp, điều này rất phiền phức. Tư tưởng người hiện đại đều là danh văn lợi dưỡng, trái đất bị bệnh!

Mấy chữ này tôi viết mấy năm trước: “Tham sân si mạn nghi là nguyên nhân của mọi bệnh tật”, hiện nay chúng ta đều có đủ. Có nguyên nhân của bệnh. “Oán hận não nộ phiền là duyên của các bệnh căn”. Quý vị xem, có nhân có duyên, ở sau quả báo liền hiện tiền. “Lục phủ ngũ tạng không điều hòa” là thân bệnh của chúng ta. “Trời đất thay đổi khác thường”, là hiện nay địa cầu sinh bệnh, đây là quả báo của mọi bệnh tật. “Bệnh khổ chết yểu”, đây là quả báo bệnh tật của chúng ta. “Tai họa tự nhiên”, đây là quả báo bệnh tật bên ngoài của chúng ta. Cá nhân bịnh khổ chết yểu, hoàn cảnh cư trú tai họa tự nhiên, làm sao để cứu vãn tất cả những bệnh báo này? Chư Phật Bồ Tát, chư vị tổ sư cho chúng ta thuốc, chính là nhân lễ nghĩa trí tín, là thuốc chữa lành mọi bệnh tật.

Trong Phật pháp chính là Thập thiện nghiệp đạo, trong truyền thống giáo dục là nhân lễ nghĩa trí tín. Đã khai nhưng phương thuốc đơn giản để trị nhân của bệnh, duyên của bệnh, quả của bệnh, báo của bệnh. Đích thực có thể cứu bản thân, khiến mình được lìa xa bệnh khổ, chính mình có thể xa rời bệnh khổ, thì nơi cư trú cũng không có thiên tai. Ngạn ngữ có câu: “Người phước ở đất phước, đất phước người phước ở”. Nếu không có bệnh nhân, không có bệnh duyên, quý vị là người có phước. Nếu thân tâm có bệnh nhân bệnh duyên, như vậy không phải là người có phước báo, thế nên cần phải đoạn tham sân si mạn nghi.

Trong Phật pháp thường nói: “Cần tu giới định tuệ, tức diệt tham sân si”, điều này trong kinh điển đại thừa tiểu thừa Đức Phật thường nói. Oán hận não nộ phiền, chúng ta thường nói là tập khí, kích động, đây không phải là việc tốt, tổn thương rất lớn cho bản thân. Phải giác ngộ, cần phải buông bỏ nó.

Trong kinh giáo đại thừa dạy rất hay, nói rất nhiều đạo lý về chân tướng sự thật này. Mấy ngày trước chúng ta đã học, chúng ta học được một câu nói rất có ý nghĩa, rất thú vị. Trong kinh điển đại thừa nói: “Bất đoạn chi giả”, bốn chữ này rất ý nghĩa. Bất đoạn chính là tướng tương tục, rốt cuộc vũ trụ này là sao? Là huyễn tướng, không phải thật, chúng ta không thể không biết điều này. Nguyên ý trong kinh văn là “Bất đoạn chi vô”, vô là không có, là không. Như trong Kinh Bát Nhã nói_600 quyển Đại Bát Nhã, Đức Thế Tôn lúc còn tại thế giảng suốt 22 năm. Quả thật là nói đến nòng cốt, nói đến chân tướng của tất cả pháp, bao gồm thân thể của chúng ta, tư tưởng, thân tâm của chúng ta đều bao hàm trong, là gì? Là không gián đoạn, giả tướng không hề gián đoạn, vô không hề gián đoạn. Nói giả tướng dể hiểu hơn, nói vô khó hiểu, nhưng nói vô tư tưởng thâm sâu hơn, tốt hơn giả tướng.

Khi chúng ta học ở trước, tôi dùng đoạn phim để làm ví dụ, quý vị sẽ biết như thế nào gọi là không gián đoạn. Quý vị xem, đây là cuộn phim, nó ở trong máy chiếu phim, tốc độ của nó một giây 24 tấm, đây là phim đèn chiếu. 24 tấm phim đèn chiếu, không có tấm nào tương đồng, nên nó là vô. Tấm trước diệt rồi, tấm ở sau tiếp tục sanh, đây gọi là không gián đoạn. Nó không gián đoạn, toàn là giả, căn bản thì không có gì cả.

Bồ Tát Di Lặc nói với chúng ta rằng: Hoàn cảnh hiện thực của chúng ta, chính là thế giới hiện tại, những gì chúng ta nhìn thấy, những gì nghe được, và những gì tiếp xúc được, tần suất này cao bao nhiêu? Nên nhớ, đoạn phim chiếu một giây 24 tấm là gạt chúng ta. Nhưng trong hoàn cảnh hiện thực, Bồ Tát Di Lặc nói: một giây là 1600 triệu, đơn vị là triệu, 1600 triệu tấm một giây, như vậy làm sao biết được nó là giả? Chân tướng sự thật này ai thấy được? Trong kinh điển đại thừa thường nói: Bát địa Bồ Tát, bát địa là bất động địa. Tâm của họ định, thanh tịnh đến cực điểm, họ hoàn toàn nhận ra được tốc độ tần suất dao động này.

Thế nên từ trên âm bản này, chúng ta lãnh hội được một cách rất rõ ràng, nhìn thấy được cái vô của bất động, căn bản thì không có những điều này.

Nhà khoa học người Đức, họ nghiên cứu vật chất, vật chất rốt cuộc là gì? Họ nói là không, kết quả luận văn mà họ nghiên cứu nói: Trên thế giới căn bản không có cái gọi là vật chất, vật chất phát sinh như thế nào? Ý niệm là cơ sở của vật chất, là ý niệm, quả thật như Đức Phật nói: “Tất cả pháp từ tâm tưởng sanh”, là tâm tưởng biến hiện thành vật chất, tâm tưởng làm sao biến thành? Một ý niệm, trong mỗi ý niệm đều có hiện tượng vật chất, nghĩa là A lại da. Nghiệp tướng của A lại da là dao động, hiện nay khoa học gọi là năng lượng. Từ năng lượng biến hiện ra, khoa học gọi là tin tức, từ tin tức tích lũy biến hiện thành hiện tượng vật chất, vậy vật chất từ đâu mà có? Vật chất là từ ý niệm biến hiện ra, ý niệm tốt thì hiện tượng vật chất tốt, ý niệm không tốt thì hiện tượng vật chất không tốt, chính là như vậy.

Ý niệm của thế giới Cực Lạc tốt đẹp, người đến đó tâm địa đều thanh tịnh, đều chân thành, không có vọng niệm. Sau khi đến thế giới Cực Lạc, Phật A Di Đà ngày ngày giảng kinh thuyết pháp, không có ngày nào rảnh rỗi. Đến thế giới Cực Lạc là để học tập, học đến khi nào có thể đoạn tận tất cả tập khí phiền não, quý vị liền tốt nghiệp, sẽ được thành Phật. Thế giới Cực Lạc là trường học, trong kinh này Đức Phật giới thiệu, ngài không nói quốc vương của thế giới này, không nói thế giới cực Lạc có đại thần, chưa từng nghe nói, xưa nay không đề cập đến thế giới Cực Lạc có sĩ nông công thương, có tổ chức xã hội gia đình, không có, chưa từng nói đến.

Từ kinh điển, chúng ta lãnh hội được, thế giới Cực Lạc là một trường học. Chỉ có hai hạng người, một là Phật, một là Bồ Tát, Phật là thầy, Bồ Tát là học trò. Thế giới này là ngôi trường, một trường học vô cùng rộng lớn. Tất cả chúng sanh trong mười phương thế giới, vãng sanh đến đó là đi cầu học, vì sao đi cầu học? Vì để thành Phật. Thế giới Cực Lạc là lớp bảo đảm, khi đến đó không có ai không thành Phật. Thành Phật là thành tựu trí tuệ viên mãn, thành tựu đức năng viên mãn, cũng thành tựu phước báo viên mãn. Có trí tuệ, có đạo đức, làm sao không có phước báo được! Nên trí tuệ, đức năng, tướng hảo đều đầy đủ, nhất định phải biết điều này.

Ngày nay chúng ta sống trong thế giới này, chúng ta không hề có chút oán hận nào, vô cùng hoan hỷ, hoan hỷ điều gì? Hoan hỷ vì ý niệm chúng ta mạnh mẽ hơn đối với việc cầu vãng sanh thế giới Cực Lạc, thế giới này không đáng để chúng ta lưu luyến, chúng ta phải toàn tâm toàn ý buông bỏ vạn duyên. Như trong kinh nói: Phát tâm bồ đề, nhất hương chuyên niệm Phật A Di Đà, như vậy là đã đến được thế giới Cực Lạc. Thiên tai nhiều, tốt, tốt ở đâu? Khiến chúng ta không thể không đến thế giới Cực Lạc, không thể không chọn thế giới Cực Lạc, trong Phật pháp gọi đây là nghịch tăng thượng duyên. Khi đến thế giới Cực Lạc, ở đó là thuận tăng thượng duyên.

Thế giới Cực Lạc là thân pháp tánh, là cõi pháp tánh. Pháp tánh là vĩnh viễn không hề thay đổi, không thay đổi biến hóa như thế giới này của chúng ta. Con người có sanh lão bệnh tử là biến hóa, người ở thế giới Cực lạc đều vô lượng thọ. Vô lượng thọ là họ trẻ mãi, không già yếu, họ trẻ mãi không thay đổi. Người ở thế giới Cực Lạc là hóa sanh, họ không có thai sanh, thai sanh, noãn sanh, thấp sanh, toàn bộ đều là hóa sanh, điều này ở trong kinh chúng ta thấy rất rõ ràng minh bạch. Thế nên nhất tâm nhất ý muốn nắm lấy thế giới Cực Lạc.

Do những thiên tai hiện nay gợi lên, vốn là tôi muốn giảng xong Kinh Hoa Nghiêm, bây giờ nghĩ lại không giảng nữa. Tôi chuyên giảng Kinh Vô Lượng Thọ, chuyên niệm Phật A Di Đà. Kinh Vô Lượng Thọ này tôi sẽ giảng lần này đến lần khác, giảng đến khi tôi vãng sanh là thôi. Tuổi già một bộ kinh, một câu Phật hiệu, đơn giản biết bao!

Đại sư Liên Trì dạy rất hay: Tam tạng 12 bộ kinh, để cho người khác ngộ, ai muốn học tôi đều tặng, quý vị học đi, tôi không học. Thời gian của tôi đã hết, không học nữa, tôi chỉ học Kinh Vô Lượng Thọ, chỉ niệm Phật A Di Đà, một phương hướng, một mục tiêu. Mục tiêu của tôi là về thế giới Cực Lạc, thân cận Phật A Di Đà.

Bên dưới “Nhất sắc thuần bạch”, đây là tâm Phật chúng sanh tam vô sai biệt_nhất sắc thuần bạch, đoạn này là nói núi tu di. Nói đến núi tuyết, đại tuyết sơn trên trái đất này, ý nghĩa biểu pháp của nó.

Bên dưới giải thích đoạn nhỏ thứ hai: “Nhẫn nhục như đất, tất cả đều bình đẳng”. Lấy đại địa ví cho nhẫn nhục bình đẳng. Bình đẳng tức rời các phân biệt, có phân biệt là không bình đẳng, có ý niệm tự tư tâm sẽ không thanh tịnh, bị ô nhiễm. Thế nên tham sân si mạn nghi là nhiễm ô, những thứ này không sạch sẽ, tâm thanh tịnh của chúng ta bị nó làm ô nhiễm. Chúng ta muốn khôi phục tâm thanh tịnh, tất nhiên phải đoạn trừ tham sân si mạn nghi, tâm khôi phục lại sự thanh tịnh.

Trong tâm có phân biệt tức là không bình đẳng, nên biết tự tánh là thanh tịnh bình đẳng giác. Trên đề kinh này nói: Thanh tịnh bình đẳng giác. Chân tâm, chân tâm của chúng ta vốn là như vậy. Học Phật không gì khác, chính là khôi phục thanh tịnh bình đẳng giác của chính mình, giác sẽ không mê, không còn mê hoặc. Nhưng khôi phục cũng có thứ tự, đầu tiên nhất định phải khôi phục thanh tịnh. Sau khi khôi phục thanh tịnh, nhất định phải khôi phục bình đẳng, sau đó tự nhiên đại triệt đại ngộ.

Nếu thật sự muốn khôi phục, cần thiết phải buông bỏ dục vọng, đối với dục vọng cuộc đời phải hạ xuống mức độ thấp nhất. Quý vị xem Đức Phật, dục vọng cuộc sống của ngài, tất cả tài sản của ngài là ba y một bát, tối ngủ dưới gốc cây, ngày ăn một bữa. Đây là phương thức sống của ngài, suốt đời không thay đổi. Lúc ngài niết bàn ngay trong rừng cây, không phải trong phòng, ở bên ngoài! Suốt đời ngài không kiến lập đạo tràng, cũng không làm nhà tranh.

Phật giáo truyền đến Trung quốc, thật sự những bậc cổ đức tu hành, hầu như toàn là ở nhà tranh. Rất ít có bậc cổ sư nào chưa từng ở nhà tranh, họ lúc trẻ tu hành đều ở nhà tranh. Nhà tranh tự mình làm, rất đơn giản. Lên núi chặt vài gốc cây làm cột đở, ở trên lợp ít tranh cỏ, vô cùng đơn giản, tuyệt đối không cầu xa hoa. Như vậy tâm sẽ định, không có dục vọng. Cuộc sống tinh thần là nghiên cứu học tập kinh điển, trong công việc này có niềm vui vô cùng. Thật sự thưởng thức được pháp vị, đích thực như cổ nhân nói, quý vị muốn bỏ cũng không được, đối với nó sinh ra vô lượng hoan hỷ. Khiến chúng ta nghĩ đến niềm vui của Khổng tử và Nhan hồi, niềm vui của Khổng tử, Nhan hồi ở đâu? Vui ở trí tuệ. Phiền não ngày một ít, trí tuệ ngày một tăng trưởng, như vậy an vui biết bao. Trong lòng chỉ sanh trí tuệ, không sanh phiền não, như vậy sao không an vui được! Đây là điều chúng ta nên học tập.

Tôi học Phật 60 năm nay, được sự giúp đở của thầy Phương Đông Mỹ, không có thầy thì tôi không biết được Phật pháp, không biết được những gì tốt đẹp. Lúc trẻ đã ngộ nhận, cho rằng đây là Tôn giáo, tưởng rằng đây là mê tín, không hề có ý đến gần. Ở Đài Loan tôi theo thầy học triết học, nhờ thầy từ bi thương yêu. Tôi vốn là muốn đến trường dự thính môn của thầy, không ngờ thầy không cho tôi đến trường. Hẹn với tôi, chủ nhật hàng tuần đến nhà, thầy dạy cho tôi một bài học hai tiếng, một tuần hai tiếng. Học sinh chỉ mình tôi, nơi bàn tròn trong phòng khách nhỏ ở nhà thầy. Thầy giảng cho tôi một bộ triết học khái luận, mục sau cùng là triết học kinh Phật, nói quá rốt ráo.

Khi đề cập đến danh từ này, tôi cảm thấy rất ngạc nhiên. Tôi nói, Phật giáo là Tôn giáo, là mê tín. Trong tôn giáo, thông thường người ta gọi Phật giáo là đa thần giáo_Đa là lễ lạy tất cả. Đa thần giáo trong Tôn giáo, gọi là Tôn giáo cấp thấp, Tôn giáo cấp cao chỉ lạy một vị thần. Người khác rất coi thường, sao nó lại có triết học? Thầy Phương nói: Anh còn trẻ nên không biết, Phật Thích Ca là nhà triết học vĩ đại nhất trên toàn thế giới, triết học kinh Phật là đỉnh cao nhất của triết học trên toàn thế giới, học Phật là hưởng thụ cao nhất của đời người. Tốt như vậy ư! Xưa nay tôi chưa từng nghe đến, tôi nhập môn học Phật chính là như vậy. Sau khi nhập môn, lại có nhân duyên gặp được Chương Gia đại sư. Nền móng học Phật của tôi là nhờ Chương Gia đại sư đặt để, đại sư dạy tôi ba năm. Cũng giống như học với Thầy Phương vậy, mỗi tuần học hai tiếng, nhân duyên này có thể gặp không thể cầu. Không có căn bản này, tôi gặp được thầy Lý cũng vô dụng.

Sau khi Chương Gia đại sư viên tịch, một năm sau tôi quen thầy Lý, thầy Lý khuyên tôi học giáo nghiên cứu kinh điển. Điều này tôi rất thích, đây là Chương Gia đại sư dạy tôi. Ngài khuyên tôi xuất gia, khuyên tôi học Phật Thích Ca Mâu Ni. Tôi biết Đức Thế Tôn là nhà giáo dục xã hội, thân phận của ngài là người làm công tác giáo dục xã hội tình nguyện. Ngài dạy học không nhận học phí, không phân biệt, chỉ hỏi đến học. Chỉ cần quý vị thích, bằng lòng học, ngài đều hoan hỷ dạy quý vị. Tâm bình đẳng, không có phân biệt, không có chấp trước. Thầy giáo tốt như vậy, đến đâu để tìm! Thế nên chúng ta mới nhận rõ diện mạo của Phật giáo.

Nói Phật giáo là Tôn giáo thì sao? Quý vị phải hiểu hai chữ Tôn giáo này nói như thế nào, nghĩa là gì, chúng ta đều sơ suất đối với vấn đề này. Thầy dạy chúng ta nên tra từ điển xem, hai chữ Tôn giáo này nói gì? Chúng tôi tra xong đến trình với thầy.

Tông có rất nhiều nghĩa, nó có ba nghĩa chính. Thứ nhất là chủ yếu, thứ hai là quan trong, thứ ba là tôn sùng. Giáo là giáo dục, dạy học, giáo hóa. Nối hai chữ Tôn giáo lại, lập tức hoát nhiên đại ngộ, thì ra Tôn giáo là giáo dục chủ yếu, dạy học quan trọng, và giáo hóa tôn sùng, như vậy là hoàn toàn rõ ràng. Trước đây đã giải thích sai danh từ này, như vậy mới khâm phục các bậc tổ sư, đối với các Tôn giáo đều thêm vào chữ Tôn_Tôn giáo. Trong dạy học, danh xưng này thật sự có thể nói là tôn sùng đến chí cao vô thượng.

Nó phải chăng là giáo dục chủ yếu? Đúng vậy, vì sao? Vì nó có thể giúp quý vị thành thánh thành hiền, nó có thể giúp quý vị thành Phật thành Bồ Tát. Đây không phải dạy học chủ yếu, vậy còn gì chủ yếu nữa chăng? Nó là giáo dục phổ thế, đây là đối với một số người, đối với đại chúng xã hội, người người đều nên học.

Nhà Phật là Thập thiện nghiệp đạo, quý vị xem Kinh Thập Thiện Nghiệp Đạo ở trước, nếu là bản hoàn chỉnh, thì trong Đại Tạng Kinh có. Ở trước có một bài “Thượng Dụ” của hoàng đế Ung Chính, nó giống như một lời tựa vậy. Hoàng đế Ung Chính tôn sùng, nếu xã hội đại chúng, người người đều học Thập Thiện Nghiệp Đạo, như vậy thiên hạ được thái bình, hoàng đế không có việc làm, rất nhàn hạ, giáo dục này quan trọng biết mấy!

Giáo dục phổ thế của Nho gíao, hiện nay chúng ta đề cập đến Đệ Tử Quy. Giáo dục phổ thế của Đạo giáo là Thái Thượng Cảm Ứng Thiên. Giáo dục phổ thế của Phật giáo là Thập Thiện Nghiệp Đạo. Ngày xưa ba bài học này không ai không nói, không ai không siêng năng học tập. Nó không phải nói, không phải thuộc, không phải đọc, mà là phải làm được. Chính là một chuẩn mực của ngôn ngữ tạo tác, khởi tâm động niệm trong cuộc sống hằng ngày, mỗi người đều phải tuân thủ.

Quý vị xem mấy ngàn năm lịch sử, nền trị an lâu dài, thái bình thịnh thế từ đâu mà có? Từ nền giáo dục này hình thành nên. Thế nên giáo dục Tôn giáo ngày xưa, chính hoàng đế chủ quản. Giáo dục của Nho gíao giao cho tể tướng, bên dưới có bộ giáo dục_Lúc đó không gọi là bộ giáo dục, gọi là lễ bộ, lễ bộ thượng thư chính là bộ trưởng giáo dục. Nho giaos do tể tướng quản lý, Phật và Đạo do Hoàng đế quản lý. Về sau như Hồi giáo truyền vào Trung quốc, đạo Cơ đốc lúc đó gọi là Kinh giáo, đều truyền đến vào thời nhà Đường. Tất cả đều do hoàng đế quản lý, hoàng đế bình đẳng, lấy tâm bình đẳng đối đãi với đạo Cơ đốc, đạo Hồi.

Tôi đi qua chùa Thanh Chân ở Bắc Kinh, đạo tràng của đạo Hồi, kiến trúc rất giống Phật giáo, theo hình thức cung điện. Trên bức hoành là “Sắc Kiến”, do hoàng đế hạ lệnh kiến lập, tức quốc gia xây dựng. Ngày xưa các vị đế vương nhận ra sự quan trọng của giáo dục, đẩy mạnh nền giáo dục này khiến thiên hạ thái bình, vì sao? Vì người người đều được dạy tốt. Mọi người đều là người tốt, nên những việc họ làm đều là việc tốt.

Nếu chư vị quan sát tượng tận, ngày xưa 360 nghề, nghề nào an vui nhất, khiến người hâm mộ nhất? Nói để quý vị biết, làm quan. Làm quan địa vị rất cao, đãi ngộ cũng không tệ, nhưng không có việc làm, vì sao? Vì không có án để xử lý. Một tháng có một hai vụ án là đã nhiều, không có người phạm pháp, không ai làm việc xấu, đây là do nguyên nhân gì? Nền giáo dục quá tốt, trong công đức này đích thực giáo dục Tôn giáo là chủ yếu, quả thật là một nền giáo dục chủ yếu, giáo dục con người thật tốt. Mọi người đều học, hoàng đế cũng học, ông không học làm sao biết là hay? Thế nên ông cũng học, những người làm quan cũng học.

Phát sinh tranh chấp giữa người và người, nếu kiện lên quan, quan phủ vừa vừa gặp bèn nói: Phu tử nói gì, Phật Bồ Tát đã nói ra sao, quý vị không thấy hổ thẹn sao còn tranh chấp? Giải quyết ngay lập tức, tức giải hòa, không còn tương tranh, hai bên nhường nhau, vấn đề lập tức được giải quyết. Quả đúng là bảo, Nho Thích Đạo là tam bảo, Nho Thích Đạo đều dạy chúng ta nhẫn nhục.

Trong hành môn, nhẫn vô cùng quan trọng, nếu không nhẫn được thì đạo nghiệp không thể tăng trưởng, vì sao? Vì cảnh giới phải nâng cao mới được định, nhẫn nhục là phương tiện trước của tu định. Quý vị không nhẫn nhục, làm sao có định? Không có định, làm gì có trí tuệ? Không những Phật pháp coi trọng nhẫn nhục, Nho gíao coi trọng, Đạo giáo càng không cần phải nói. Thánh nhân của tam giáo đều dạy chúng ta nhẫn nhục, nhẫn được tâm mới thanh tịnh, tâm mới không dao động. Thế nên dùng đại địa để ví với nhẫn nhục.

Quý vị thấy, đất bình đẳng biết bao. Quý vị lấy nước hoa danh quý đổ trên đất, nó đều tiếp thu. Phân đổ trên đất, nó cũng tiếp nhận, không có phân biệt. Không hề nói thứ này tốt tôi cần, không tốt tôi không cần, không có như vậy, tiếp thu tất cả. Đây là dạy chúng ta dùng tâm bình đẳng để đối nhân tiếp vật, đối đãi tất cả mọi người, tâm phải bình đẳng. Tâm bình đẳng chính là đạo, tâm bình đẳng chính là chân tâm. Tâm bình đẳng tức không có phân biệt, có phân biệt tức không bình đẳng. Có tham vọng cá nhân trong đó tức không sạch sẽ, không thanh tịnh.

Vãng Sanh Luận, Thích Tâm Luận Vô Phân Biệt nói, tức giải thích tâm vô phân biệt. Nghiệp là tạo tác, khởi tâm động niệm là tâm nghiệp, chính là ý. Giải thích điều này: “Như địa phụ hạ, vô khinh trọng chi thù”. Thù là bất đồng, sai biệt_không có sai biệt, giống như đất vậy.

Bên dưới giải thích: “Đại địa tải vật, trọng giả khinh giả đồng nhất phụ hạ, vô sở giản trạch”. Nó không có phân biệt, “vô hữu phân biệt”. Giống như quẻ càn trong Dịch Kinh, chính là nói về đất, “hậu đức tải vật”. Hậu đức là gì? Đức dày nhất chính là nhẫn nhục, chính là bình đẳng. Đất biểu hiện ra chính là bình đẳng, nhẫn nhục. Chúng ta phải học nó, học giống như đất vậy, có thể nhẫn, có thể nhẫn một cách bình đẳng. Ví như đức nhẫn nhục của Bồ Tát, xa rời tất cả phân biệt bỉ ngã, ân oán, nghịch thuận. Chúng ta học được như vậy chăng?

Mặt trái của nhẫn nhục là ngạo mạn, tự mình luôn cho rằng cao hơn người khác một bậc. Nên biết, ngạo mạn là sanh câu phiền não, không phải quý vị học được trong đời này, là tập khí đời đời kiếp kiếp trong quá khứ mang lại. Đức Phật nói càng thâm sâu hơn, ba độc phiền não tham sân si này, từ khi bắt đầu có cái ta, thì đã mang lại phiền não này rồi.

Pháp tướng tông nói rất thấu triệt, nói nguyên khởi của vũ trụ, nguyên khởi của vạn vật, nguyên khởi của cái ta, ta từ đâu đến, tất cả đều là tự tánh biến hiện ra. Tự tánh là bản thể của vạn vậy, bao gồm tự thân chúng ta. Trong tông môn thường nói: “Bản lai diện mục khi cha mẹ chưa sanh ra”, đó là gì? Là tự tánh. Bản lai diện mục là Phật, không phải gì khác, thế nên Đức Phật nói: Tất cả chúng sanh vốn là Phật, bản lai diện mục của quý vị là Phật, Phật sao lại biến thành như vậy? Vì mê muội, một niệm bất giác mà có vô minh. Đây là quý vị bắt đầu mê, rất khó nói, không nói ra được, làm gì có bắt đầu?

Nhà Phật nói vô minh, ở trước thêm vào chữ vô thỉ_vô thỉ vô minh. Một niệm bất giác mà có vô minh, vô minh này gọi là vô thỉ vô minh, vô thỉ là gì? Không có bắt đầu, đó là gì? Không có bắt đầu là giả, không phải thật, không có bắt đầu sao lại có hiện tượng này?

Trong Kinh Lăng Nghiêm, tôn giả Phú Lâu Na đã đưa ra vấn đề này để thỉnh giáo Đức Thế Tôn. Vô thỉ vô minh từ đâu mà có? Đây quả thật gọi là truy cứu triệt để nguồn gốc, vì tất cả pháp, mười pháp giới y chánh trang nghiêm đều là từ vô minh biến hiện ra. Vô minh này bắt đầu từ đâu mà có? Đức Phật dạy, nó không có nguyên nhân, nó không có chổ đến, nó không có chổ đi. Nghe không hiểu, sau cùng Phật đưa ra một ví dụ, ngài kể câu chuyện: Diễn Nhược Đạt Đa Mê Đầu Nhẫn Ảnh, câu chuyện này chúng ta nghe là hiểu ngay, vì sao? Lúc nhỏ chúng ta có, lúc nhỏ đi học, khi chúng tôi đi học là thời kỳ kháng chiến. Thời kỳ kháng chiến, mấy lớp lớn của học sinh tiểu học, lớp 5 lớp 6 đã học lớp quân sự, đó là lớp huấn luyện trong thời kỳ cấp thiết nhất. Sáng sớm đi học, thầy giáo thường cử hành tập hợp khẩn cấp, một tiếng còi thổi lên, ba phút sau phải tập hợp đông đủ tại thao trường. Phục trang chỉnh tề, đồng phục và mũ đều đội nghiêm chỉnh, áo mũ đều xong hết. Có hiện tượng này, có học sinh gấp gáp tìm mũ của mình, hỏi bạn: Có thấy mũ của tôi không? Bạn chỉ: không phải bạn đội trên đầu đó sao? Quên là mình đã đội trên đầu, đội trên đầu lại lật đật đi tìm, ví dụ này rất hay! Quý vị nói, họ mê như vậy là có từ khi nào? Không có. Áo quần mang rất chỉnh tề, không có chuyện gì, chỉ là nhất niệm bất giác, một niệm bất giác liền trở thành lúng túng như vậy.

Đức Phật đưa ra ví dụ này rất hay, khiến chúng ta biết được, vô minh không phải thật, nên gọi là vô thỉ, nó không có bắt đầu. Có bắt đầu, nó liền có kết quả, không có bắt đầu thì không có kết quả. Thực tế mà nói, cho đến khi đọc được, xem được Bồ Tát Xứ Thai Kinh, qua đoạn đối thoại của đức Thế Tôn và Bồ Tát Di Lặc, mới hoàn toàn hiểu được. Nhất niệm bất giác đó, ngày nay khoa học gọi là hiện tượng dao động. Quý vị nhất định phải biết, hiện tượng dao động này, tần suất dao động này khởi lên, nó lập tức dừng lại. Dao động thứ hai là thứ hai, không phải cái thứ nhất, nên nó là giả không phải thật, đây gọi là gì? “Bất đoạn chi vô”, nó đích thực là vô. Vì dao động này khởi lên, quí vị sai! Quý vị đang mê ở trong đó, cho rằng có thật. Đây là xuất hiện A lại da, A lại da là vọng tâm, hoàn toàn là giả, ý giống như nhận hình ảnh trong khi mê vậy. Nhưng sao? Nhưng họ bất giác, không có tự giác. Họ mê, càng mê càng sâu, tạo thành hiện tượng này, dù mê có sâu hơn nữa đều là một niệm. Nên đối với vấn đề này Phật giảng giải thâm sâu hơn, ngài không nói quá khứ, không nói vị lai. Không có quá khứ, vị lai, chỉ ngay bây giờ, vấn đề này mới thật sự giải quyết. Quý vị vừa giác, hiện tượng dao động này lập tức khôi phục bình thường, không có quá khứ, vị lai. Quá khứ, vị lai là giả tướng khi mê.

Chúng ta học Bách Pháp Minh Môn, khi mới học Phật đều học qua sách này, là nhập môn của Pháp tướng tông. Thời gian và không gian nó đều sắp ở đâu? Sắp trong 24 bất tương ưng hành pháp. Thời phân ngày nay nói là thời gian, thời gian là gì? Phương phân, phương là nói không gian. Thời gian không gian đều thuộc bất tương ưng hành pháp, bất tương ưng hành pháp, nói như cách nói hiện nay chính là khái niệm trừu tượng. Là trong khái niệm trừu tượng sanh ra, nhất định không có sự thật, là giả! Điều này không dể hiểu, nhưng nó là chân tướng sự thật, nên một niệm giác lập tức khôi phục, hiện tượng dao động không còn. Hiện tượng dao động là nghiệp tướng của A lại da, khoa học gọi nó là năng lượng, nên năng lượng sinh ra từ trong hiện tượng dao động, không có dao động là không có năng lượng. Nhưng năng lượng vẫn là từ trong tự tánh biến hiện ra, nên tự tánh thật không thể nghĩ bàn! Năng sanh vạn pháp, năng sanh năng hiện, A lại da năng biến. Năng sanh, năng hiện, năng biến là căn bản của nó, đều là chân như tự tánh. Nhưng trong chân như tự tánh, nó không phải là gì cả, ba loại hiện tượng đều không có. Thế nên khoa học, triết học đối với nó cũng không có cách nào, làm sao biết có? Đức Phật nói: “Chỉ có chứng được mới biết”. Khi quý vị chứng được sẽ hoàn toàn biết được, làm sao để chứng? Buông bỏ, buông bỏ khởi tâm động niệm, buông bỏ phân biệt, buông bỏ chấp trước liền chứng được, chúng ta sẽ hiểu được.

Khoa học, triết học vì sao không thể chứng được? Các nhà khoa học và triết học chưa buông bỏ khởi tâm động niệm, chưa buông bỏ phân biệt chấp trước. Vì vậy họ chỉ thấy được A lại da, không thấy được tự tánh, đạo lý chính là ở đây. Nếu họ thật sự buông bỏ khởi tâm động niệm, phân biệt chấp trước, các nhà khoa học liền thành Phật. Họ có thể làm thí nghiệm buông thử xem, buông bỏ xem phải chăng có thể thành Phật? Buông bỏ thật sự thành Phật. Nên cảnh giới vi tế như vậy, tam tế tướng của A lại da, Phật nói bát địa, cao hơn là cửu địa, thập địa, đẳng giác, diệu giác. Năm địa vị này họ thấy được một cách rõ ràng, công phu thiền định đó quả thật thâm sâu. 51 địa vị Bồ Tát, năm địa vị cao nhất họ nhìn thấy, họ không cần máy móc khoa học, cũng không cần dùng toán học cao siêu, họ ở trong định nhìn thấy được. Tiểu định, định của A la hán, có thể thấy được luân hồi lục đạo, đó không phải giả. Trong định không có tầng không gian, nên nhìn lên trên có thể thấy được trời Phi Tưởng Phi Phi Tưởng Xứ, nhìn xuống dưới có thể thấy được 18 tầng địa ngục, có thể thấy được địa ngục A tỳ. Trong tam giới họ đều biết, họ đều thấu suốt. Năng lực từ đâu đến? Bản năng, năng lực này là mình vốn có, chỉ cần phá bỏ chướng ngại, năng lực liền khôi phục.

Trong kinh nói, chỉ cần không chấp trước, không chấp trước đối với tất cả pháp thế xuất thế gian, vì sao? Xuất thế gian pháp, Phật pháp cũng là giả, không phải thật. Kinh Kim Cang nói rất hay: “Pháp còn phải bỏ, huống gì phi pháp”. Trong tự tánh làm gì có Phật pháp? Không có. Phật pháp từ đâu mà có? Phật pháp đến từ pháp thế gian, vì người thế gian mê, nên Phật dùng phương pháp giúp họ giác ngộ, pháp giúp quý vị giác ngộ gọi là Phật pháp. Khi quý vị giác ngộ, giác ngộ rồi thì không dùng nữa, cũng như chúng ta có bệnh mới có thuốc vậy, bệnh lành thì thuốc cũng không còn. Làm gì có thuốc? Do có bệnh mới có thuốc, không có bệnh sẽ không có thuốc. Quý vị có mê hoặc mới có Phật pháp, ngộ rồi thì Phật pháp cũng không còn, nên phải hiểu đạo lý này. Tâm thanh tịnh mới thật sự đạt được.

A la hán được tâm thanh tịnh, Bồ Tát được tâm bình đẳng, Phật đại triệt đại ngộ. Giác là đại giác, đại triệt đại ngộ. Nên thanh tịnh bình đẳng giác chính là Phật, Bồ Tát, A la hán, cũng là tam học giới định tuệ. Thanh tịnh là giới, bình đẳng là định, giác là tuệ_Tam học giới định tuệ. Cũng là tam bảo Phật pháp tăng, thanh tịnh là tăng bảo, bình đẳng là pháp bảo, giác là Phật bảo. Trên đề kinh này, ý nghĩa quả thật phong phú!

Thế nên bộ kinh này quả đúng là tượng trưng cho tất cả các kinh, là tinh hoa của mọi kinh điển. Tu từ bộ kinh này có thể thành tựu viên mãn, an vui như vậy sao không thực hành? Nó bao hàm Kinh Hoa Nghiêm, nó cũng bao hàm Kinh Pháp Hoa, hiển mật đều ở trong đó, là kinh điển không thể nghĩ bàn. Cần phải tìm hiểu về nó, phải toàn tâm thâm nhập mới thật sự đạt được lợi ích.

Trong Vãng Sanh Luận Chú nói rất hay, chúng ta tiếp tục xem bên dưới. “Thanh tịnh như thủy”. Bồ Tát thanh tịnh, giống như dòng nước trong sạch, có thể rửa sạch mọi thứ trần lao cấu nhiễm. Giác ngộ là đã buông bỏ, đây là ví dụ đã buông bỏ, vì sao không buông được? Chưa giác ngộ, không thấu triệt chân tướng sự thật, cho rằng những giả tướng này đều là thật. Đặc biệt tưởng rằng thế gian đều là giả, Phật pháp là thật, đây là hạng người nào? Tiểu thừa. Quý vị có năng lực ra khỏi lục đạo, nhưng không ra khỏi mười pháp giới. Khi nào biết Phật pháp cũng là giả, quý vị mới có thể ra khỏi mười pháp giới.

Quý vị nhất định phải biết, trong tự tánh thanh tịnh tâm, ba loại hiện tượng đều không có. Khi nào buông bỏ, không còn tất cả ba loại hiện tượng này, liền trở về tự tánh, chứng được diệu giác. Trong ba loại hiện tượng này, hiện tượng vật chất là cái đầu tiên chúng ta phải bỏ. Thật sự biết được cái giả của không gián đoạn, hoặc là dùng trong kinh nói: “bất đoạn chi vô”. Nó căn bản không có, nên chấp trước là sai, bao gồm thân thể này, thân thể là vật chất. Khởi tâm động niệm là hiện tượng tinh thần, tư duy tưởng tượng là gì? Thân thể đã chết, nhưng nó vẫn tồn tại gọi là linh hồn. Thân có sanh tử, linh hồn không có sanh tử.

Đài Loan xuất bản một cuốn sách: Khải Tát Quân Đoàn Đông Chinh Trung Quốc Chi Mê, cuốn sách này do một người Trung quốc viết, ghi chép lại cuộc đàm thoại của người và quỷ. Quân đoàn La Mã là Khải Tát đại đế phái một đội quân hơn mười vạn người xâm lược Trung quốc, lúc đó hoàn toàn là đi bộ. Từ La Mã đi bộ đến Trung quốc, vô cùng gian nan, đến Trung quốc đánh trận mấy lần đều thua, sau đó toàn quân đều chết tại Trung quốc. Đội quân quỷ này vẫn chưa giải thể, vẫn chưa giải tán. Những linh hồn này hiện nay vẫn còn, nhập vào thân thể người khác và kể lại câu chuyện này, là thật không phải giả. Chứng minh điều gì? Linh hồn quân nhân chết cách đây 2100 năm, hiện nay vẫn vô cùng linh hoạt, họ rất khổ! Được Bồ Tát giúp đỡ, nên cả đội quân này đều quy y. Có một vị là Lợi Tân Bồ Tát, thông thường chúng ta tưởng tưởng, có thể là hóa thân của Bồ Tát Quán Thế Âm.

Bồ Tát nói với họ: Trung quốc không phải của quý vị, quý vị đến làm gì? Tôi đọc đến câu này có cảm xúc rất sâu sắc, đây chính là gì? Con người phải chấp nhận số mạng, số mạng có thì trước sau cũng có, số mạng không có dù cưỡng đoạt cũng không có. Trung quốc không phải của quý vị, trong số mạng của quý vị không có duyên với Trung quốc, nên quý vị đều chết ở Trung quốc. Điều này nhắc nhở chúng ta điều gì? Những đất đai và tài nguyên dùng thủ đoạn chiến tranh đoạt lấy, vẫn là số mạng quý vị có, số mạng không có thì không đạt được. Như vậy hà tất dùng chiến tranh, dùng thủ đoạn tàn khốc này?

Hiện nay họ đều biết hối cải, dần dần hiểu rõ chân tướng sự thật, yêu cầu xây cho họ cái miếu. Họ có chỗ ở, có nơi để an thân lập mệnh tu hành. Cư sĩ Tề Tố Bình thật đã kiến lập cho họ một cái miếu ở An Túc, khoảng cuối năm này có thể hoàn công, nói rõ điều gì? Con người không có chết. Nếu con người không chết, sao có thể đắc tội với người? Đắc tội với người thì oan oan tương báo, đời đời kiếp kiếp không bao giờ dứt, quả là phiền phức!

Nếu hiểu rõ chân tướng sự thật, tuyệt đối không đắc tội với bất cứ ai. Bị uất ức cũng không sao, không kết thù với người. Chịu uất ức, tương lai tôi phải báo thù, đời sau của họ lại đến báo thù tôi, tôi muốn báo thù họ. Như vậy khổ biết bao, hai bên đều khổ. Sau khi hiểu được, đều bỏ qua tất cả, dù uất ức đến đâu cũng không sao, thấy quá rõ!

Chương Gia đại sư nói nhìn thấu, quý vị sẽ buông bỏ. Thật buông bỏ mới nhất tâm niệm Phật, mới nắm chắc được chuyện vãng sanh. Ở thế gian này, người nào có ân với tôi đều phải báo, có oán với tôi đều bỏ qua, hóa giải tất cả. Họ có oán với tôi, tôi không có oán với họ, ở đây tôi không có. Chúng ta nên hóa giải oán kết như thế nào, báo ân như thế nào? Tự mình tinh tấn tu hành, tu hành thành công, đem công đức này hồi hướng là cách báo ân thiết thực nhất, thật sự giải oan thích kết. Vì sao? Vì quý vị đã thành Phật. Thành Phật quan trọng, thân cận Phật A Di Đà quan trọng, vãng sanh thế giới Cực Lạc quan trọng, những ân ân oán oán này không quan trọng, giữ mãi những điều này để làm gì? Thế nên cần phải buông xả, đây đều thuộc nhẫn nhục ba la mật.

“Bồ Tát thanh tịnh, do như tịnh thủy”, mới có thể rửa sạch tất cả trần lao, nghĩa là tập khí phiền não, “tẩy chư trần cấu”. “Xí thạnh như hỏa, thiêu phiền não tân”, ở sau có giải thích. Hỏa ví như trí tuệ, tân tượng trưng cho phiền não. Trí tuệ Bồ Tát mạnh mẽ sắc bén, giống như ngọn lửa mãnh liệt, đốt cháy tất cả phiền não.

“Như hỏa thiêu tân”, giống như lửa đốt cháy tất cả củi, nên cầu trí tuệ rất quan trọng. Trí tuệ đến từ tâm thanh tịnh, tâm thanh tịnh đạt được từ nhẫn nhục. Vậy nên không có nhẫn nhục, tâm sẽ không thanh tịnh, tâm không thanh tịnh, vĩnh viễn không có trí tuệ. Sau đó mới biết được, nhẫn nhục vô cùng quan trọng đối với người học Phật chúng ta!

Trong lục ba la mật có hai loại quan trọng nhất, thứ nhất là bố thí, bố thí là gì? Buông bỏ, nếu không buông được thì không thể trì giới. Ngày nay người học Phật rất nhiều, Phật tử tại gia không thực hành được Thập thiện nghiệp đạo, xuất gia không hành trì được luật Sa di, vì sao? Phải nghĩ đến nguyên nhân này.

Vì sao cổ nhân có thể làm được, còn hiện nay chúng ta không làm được? Không chịu bố thí, không chịu buông bỏ, nên không làm được. Công đức bố thí quả thật không thể nghĩ bàn. Bố thí được, nhưng không thể nhẫn nhục, chỉ có thể tu phước báo thế gian, không thành tựu được công đức. Thế nên nhẫn nhục có thể đem phước báo bố thí biến thành công đức, như vậy rất lợi ích. Phước báo không thể ra khỏi tam giới, công đức siêu việt tam giới! Quý vị cần công đức hay cần phước báo? Phải hiểu đạo lý này.

Lương Võ Đế là một vị đại đức hộ trì Phật pháp nhiệt tâm nhất trong thời cổ đại. Ông dùng địa vị quốc vương, lấy sức mạnh quốc gia để hộ trì Phật pháp. Kiến tạo tự viện đạo tràng, trong Truyện ký nói ông xây dựng 480 ngôi, độ mấy mươi vạn người xuất gia, Phật pháp rất hưng thịnh, tự cho rằng công đức của mình rất lớn.

Khi tổ sư Đạt Ma đến Trung quốc gặp ông, ông ta vô cùng hoan hỷ thỉnh giáo tổ sư: Suốt cuộc đời ông làm những việc này công đức này có lớn chăng? Có bao nhiêu công đức? Tổ sư Đạt Ma nói: Không có chút công đức nào. Ông ta nghe nói vậy quả thật không vui, liền tiễn khách, về sau không gặp nữa. Thế nên Lương Vũ Đế không vãng sanh, chưa được chứng quả, nguyên nhân là gì? Không có công đức nhẫn nhục. Tán thán ông ta thích, nói ông ta không có công đức liền nổi giận, ông ta không thể khiêm tốn hỏi thử vì sao không có công đức? Công đức rốt cuộc là gì? Ông ta không hỏi, nếu hỏi tiếp, nhất định Tổ sư nói cho ông ta một cách rõ ràng. Một câu nói nghe không lọt tai, lập tức trở mặt tiễn khách.

Tổ sư Đạt Ma đến Thiếu Lâm Tự diện bích 9 năm mới gặp được Huệ Khả. Ngài Huệ Khả quả thật hiếm có, ở trong hội của Tổ sư ngài đại triệt đại ngộ, trở thành vị tổ sư đời thứ hai của Thiền tông. Không nhẫn nhục làm sao được? Thế nên suốt đời Lương Võ Đế tu là phước báo thế gian, cùng lắm là đi về đâu? Trời đao lợi, như vậy là cao nhất. Lên trên nữa, lên trên nữa nhất định phải có chút định công. Trời dạ ma có vị đáo định, ông không tu.

Sau khi thấy những trường hợp này chúng ta mới biết, hiểu được phương pháp tu học, hiểu được sự quan trọng của lục ba la mật. Không bố thí thì giới không thanh tịnh, không cách nào trì giới được. Trì giới là gì? Phải xả được, phải buông bỏ được. Khi trì giới rồi, phải tu nhẫn nhục, không tu nhẫn nhục giới luật đều là phước báo, phước báo thế gian. Trì giới rất thanh tịnh, trì giới một cách tinh nghiêm, nhưng thế nào? Ngạo mạn, coi thường người không trì giới, như vậy chính là không có nhẫn nhục ba la mật.

Chúng ta vừa thấy, họ giới luật thanh tịnh, họ là tu thiện thế gian, thuộc về thập thiện của thế gian, được quả báo nhỏ của nhân thiên. Tức là dù tu giỏi đến đâu, cũng chỉ giới hạn ở cõi trời đao lợi, không đến được Da ma thiên. Dạ ma thiên phải có chút định công_Vị đáo định. Đã từng tu định có chút công phu, nhưng cảnh giới của định chưa hiện tiền, lên cao thêm đều nhờ vào thiền định.

Thiền định tu thành đạt được sơ thiền, họ không còn ở cõi dục giới, mà đến cõi sắc giới, sắc giới sơ thiền thiên, nhị thiền, tam thiền, tứ thiền, tầng này cao hơn tầng kia. Lên trên toàn là tu định, trong định tự nhiên có thượng phẩm thập thiện, tự nhiên có giới luật gọi là định cộng giới, sau khi khai ngộ gọi là đạo cộng giới. Đạo cộng định, tầng lớp này rất cao, ít nhất là trên tiểu thừa sơ quả, đại thừa Kinh Hoa Nghiêm nói là sơ tín vị trở lên. Chúng ta ngày nay đến sơ tín vị cũng không đạt được, vì sao? Sơ tín đã đoạn 88 phẩm kiến hoặc của tam giới.

Ngày nay người xuất gia và cư sĩ tại gia, mấy người đoạn tận 88 phẩm kiến hoặc trong tam giới? Không có. Đoạn tận mới nhập môn, nhập môn đại thừa. Tiểu thừa là chứng sơ quả Tu đà hoàn, ngang bằng với cảnh giới ly tứ tướng của nửa bộ trước trong Kinh Kim Cang. Quý vị muốn hỏi Tu đà hoàn, hỏi Bồ Tát sơ tín vị, họ đã phá tứ tướng: “Vô ngã tướng, vô nhân tướng, vô chúng sanh tướng, vô thọ giả tướng”. Những điều này phải nói về lý, không phải nói tùy tiện, công phu chân thật! Học từ đâu? Từ trên hành môn để nói, nhất định từ Đệ Tử Quy, Cảm Ứng Thiên, Thập Thiện Nghiệp. Vì sao ngày nay chúng ta không thực hành được Thập Thiện Nghiệp? Không có cơ sở của Đệ Tử Quy và Cảm Ứng Thiên, lại không học tiểu thừa.

Từ sau thời Tùy Đường không còn học tiểu thừa, dùng Nho Đạo thay thế tiểu thừa, như vậy không học Nho và Đạo sao được? Nho Đạo quan trọng nhất là học Đệ Tử Quy, Cảm Ứng Thiên. Phải đem Đệ Tử Quy và Cảm Ứng Thiên biến thành cuộc sống của mình, khởi tâm động niệm đều căn cứ vào đó không được trái. Có cơ sở này rồi thì tu Thập Thiện Nghiệp Đạo không khó, dể hơn nhiều. Cổ nhân làm được, ngày nay chúng ta cũng làm được, ngày nay làm không được là do tu học sơ sài, không học theo thứ lớp.

Người nào học Phật bắt đầu từ Đệ Tử Quy? Nói với chư vị, Cổ nhân bắt đầu như thế, chỉ có người trong thời hiện đại này đã bỏ quên, đây là điều chúng ta không thể không biết.

Hết giờ rồi, hôm nay chúng ta học đến đây.


Hết tập 474
Каталог: chugiaikvltpdf
chugiaikvltpdf -> Tịnh Độ Đại Kinh Giải Diễn Nghĩa Tập 537 Chủ giảng: Tịnh Không Pháp Sư Chuyển ngữ: Hạnh Chơn Biên tập: Minh Tâm Thời gian: 13. 08. 2011
chugiaikvltpdf -> Tịnh Độ Đại Kinh Giải Diễn Nghĩa Tập 321 Chủ giảng: Tịnh Không Pháp Sư Chuyển ngữ: Hạnh Chơn Biên tập: Bình Minh Thời gian: ngày 13 tháng 03 năm 2011
chugiaikvltpdf -> Tịnh Độ Đại Kinh Giải Diễn Nghĩa Tập 322 Chủ giảng: Tịnh Không Pháp Sư Chuyển ngữ: Hạnh Chơn Biên tập: Bình minh Thời gian: ngày 13 tháng 03 năm 2011
chugiaikvltpdf -> Tịnh Độ Đại Kinh Giải Diễn Nghĩa Tập: 383 Chủ giảng: Tịnh Không Pháp Sư Chuyển ngữ: Lý Hương Biên tập: Bình Minh Thời gian: 22/04/2011
chugiaikvltpdf -> Tịnh Độ Đại Kinh Giải Diễn Nghĩa Tập 332 Chủ giảng: Tịnh Không Pháp Sư Chuyển ngữ: Liên Hải Biên tập: Bình Minh Giảng ngày: 19 tháng 03 năm 2011
chugiaikvltpdf -> Tịnh Độ Đại Kinh Giải Diễn Nghĩa Tập 355 Chủ giảng: Tịnh Không Pháp Sư Chuyển ngữ: Hạnh Chơn Biên tập: Bình Minh Thời gian: 01. 04. 2011
chugiaikvltpdf -> Tịnh Độ Đại Kinh Giải Diễn Nghĩa Tập 339 Chủ giảng: Pháp Sư Tịnh Không Chuyễn ngữ: Nguyên Thanh Biên tập: Bình Minh Giảng ngày: 23 tháng 03 năm 2011
chugiaikvltpdf -> Tịnh Độ Đại Kinh Giải Diễn Nghĩa Tập 341 Chủ giảng: Tịnh Không Pháp Sư Chuyển ngữ: Liên Hải Biên tập: Minh Tâm Thời gian: 24. 03. 2011
chugiaikvltpdf -> Tịnh Độ Đại Kinh Giải Diễn Nghĩa Tập 398 Chủ giảng: Tịnh Không Pháp Sư Chuyển ngữ: Hạnh Chơn Biên tập: Nguyên Tâm Thời gian: 06. 05. 2011
chugiaikvltpdf -> Tịnh Độ Đại Kinh Giải Diễn Nghĩa Tập 399 Chủ giảng: Pháp Sư Tịnh Không Chuyển ngữ: Minh Tuệ Biên Tập: Nguyên Tâm Thời gian: 06. 05. 2011

tải về 136.31 Kb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương