TỰ ÐIỂn phụng vụ



tải về 0.56 Mb.
trang1/13
Chuyển đổi dữ liệu28.07.2016
Kích0.56 Mb.
#8221
  1   2   3   4   5   6   7   8   9   ...   13

TỰ ÐIỂN PHỤNG VỤ

A

A-men


(= Amen)

Lời tung hô của người Do Thái nói lên sự ưng thuận. Bắt nguồn từ động từ âman, diễn tả tính chất của những gì có cơ sở vững chắc, những gì bền bỉ. Theo nghĩa ẩn dụ, động từ này vừa ám chỉ phẩm chất của một người trung tín, vừa nói lên hành vi qua đó người ta tín thác nơi một người khác.

Tiếng A-men đôi khi được lặp lại để kết thúc bốn trong năm tập thánh vịnh (Tv 40,14; 71,19; 88,53; 105,48).

Thưa Amen có nghĩa là bằng lòng với điều vừa mới nói hay vừa được thực hiện. Tiếng Amen biểu lộ hành vi đồng lòng của dân đối với Công Trình Thiên Chúa như được các thừa tác viên thể hiện. Tiếng A-men cũng là hành vi tán đồng của cộng đoàn đối với những lời nguyện do vị chủ tế dâng lên nhân danh cộng đoàn. Lời A-men long trọng nhất chính là lời A-men ở cuối kinh Tạ Ơn, khi các tín hữu tung hô A-men bày tỏ sự tán đồng với Hiến Tế Thánh Thể, được kết thúc bằng Vinh Tụng Ca "Chính nhờ Ðức Kitô..." (Per Ipsum). Sự tán đồng này cũng chính là sự ưng thuận của dân Ít-ra-en đối với Giao Ước trong Phụng Vụ Xi-nai (xc. Xh 24,7).

Cũng cần đặc biệt nhấn mạnh đến lời thưa A-men của tín hữu khi hiệp lễ, được coi như một sự tin tưởng trọn vẹn vào lời Mình Thánh Chúa Kitô được linh mục hay thừa tác viên có thẩm quyền công bố.

A-na-pho-ra


(= Anaphore)

Từ ana trong tiếng Hy Lạp có nghĩa là trên cao, và phora nghĩa là đem theo. Như thế, a-na-pho-ra là một hành động biểu thị cử chỉ hiến tế. Cũng vậy, trong tiếng Híp-ri, hiến lễ là lễ vật dâng lên Thiên Chúa (Ơlâh: hy lễ toàn thiêu, bởi động từ âlah: đưa lên). Ðiểm cốt yếu của hy lễ là việc tiến dâng lễ vật lên giới thần linh, là thế giới thánh thiêng, viên mãn.

Trong phụng vụ Ðông Phương, kinh a-na-pho-ra biểu thị phần trung tâm của thánh lễ, tương đương với phần kinh Tạ Ơn của phụng vụ La Tinh, không chỉ do cấu trúc của kinh Tạ Ơn, nhưng còn do chính bản văn. Nói khác đi, kinh A-na-pho-ra chính là phần hiến tế đúng nghĩa nhất trong thánh lễ.

Các kinh a-na-pho-ra nổi tiếng nhất là kinh trong phụng vụ do thánh Gioan Kim Khẩu và thánh Ba-xi-li-ô soạn. Nhưng cũng phải kể đến các kinh của Addai và Mari, Der Balizeh, Sérapion, thánh Mác-cô và thánh Gia-cô-bê...


Á Phụng Vụ

(= Paraliturgie)

Á phụng vụ là tất cả những hành vi đạo đức mang tính cộng đoàn, không thuộc về phụng vụ theo nghĩa chặt (việc cử hành thánh lễ, các bí tích, các phụ tích hay các Giờ kinh Phụng vụ) chẳng hạn như Chầu Thánh Thể (xc. Chầu Thánh Thể), việc chuẩn bị sám hối mà không cử hành bí tích Sám hối, Chặng đàng Thánh giá và lần chuỗi Mân Côi cộng đoàn và tất cả những hình thức đạo đức tập thể khác như tháng kính Ðức Mẹ, các Kinh Cầu...

Cần ghi nhận rằng việc phát triển một số hình thức đạo đức bình dân có thể làm sai lạc tinh thần Kitô giáo đích thực, là tinh thần cần được nuôi dưỡng bằng phụng vụ đúng nghĩa hơn là những việc sùng kính ít nhiều có tính cách chủ quan, gắn liền với những tình cảm mau qua. Khi phê chuẩn những việc đạo đức hoặc việc thánh thiện ấy, Công đồng Va-ti-ca-nô II thêm: "Phải chiếu theo các mùa phụng vụ mà xếp đặt các việc ấy cho hòa hợp với phụng vụ, để có thể được coi là phát xuất từ phụng vụ và để tiến dẫn Dân Chúa đến với phụng vụ, vì tự bản chất, phụng vụ vượt xa các việc ấy" (PV số 13).


Am-Rô-Xi-Ô (Nghi thức)

(= Ambrosien)

(Xc. Phụng vụ)
An-Pha

(= Alpha)

Chữ hoa đầu tiên trong mẫu tự Hy-Lạp. Vào lúc bắt đầu nghi thức Phục Sinh, trọng tâm của năm phụng vụ, vị linh mục vừa vẽ chữ An-pha phía trên đầu cây thánh giá và chữ Ô-mê-ga (chữ cuối của bảng mẫu tự) phía dưới thánh giá, vừa đọc:

"Chúa Kitô, hôm qua và hôm nay, nguyên thủy và cùng đích, An-pha, Ô-mê-ga, thời gian là của Chúa và mọi thế hệ là của Chúa, vinh quang và vương quyền là của Chúa, qua mọi thế hệ cho đến muôn đời. A-men" (xc. Kh 1,8; Ô-mê-ga).

Ngay đầu cuốn Tự điển phụng vụ này, cần nhấn mạnh rằng mọi Công trình Thiên Chúa đều có Ðức Kitô là trung tâm, Người là lời mở đầu và kết thúc cho tất cả các buổi cử hành phụng vụ. Vừa là Con Thiên Chúa, vừa là Con loài người, nên duy chỉ mình Người, qua vai trò trung gian và hy tế của mình, mới có thể đóng ấn trên Giao ước mới và vĩnh cửu, một Giao ước trong đó chúng ta được tháp nhập vào nhờ việc tham dự thánh lễ, các bí tích, các phụ tích và các Giờ kinh phụng vụ.

An Táng


(= Sépulture) Ðó là việc chôn cất người quá cố tại nghĩa trang, có làm phép huyệt, rảy nước thánh và xông hương. Khi hạ huyệt, vị chủ sự nói vài lời, có thể triển khai thành lời nguyện giáo dân, kết thúc bằng kinh Lạy Cha và lời nguyện (xc. Quá cố, Chết, Tang lễ).

Áo Các Phép


(= Surplis)

Áo các phép có màu trắng, nhẹ, hơi rộng và dài quá đầu gối. Các giáo sĩ mặc áo này bên ngoài áo chức khi tham dự các buổi cử hành trọng thể. Ngày nay áo này ít được dùng, và được thay thế bằng áo trắng dài. Vị chưởng nghi, kể cả các tu sĩ, đôi khi mặc một áo các phép dài và thẳng gọi là áo Ghê-gô-ri-ô (xc. Áo ren).



Áo Choàng


(= Chape)

Ðó là áo khoác dài phủ hết thân người, dùng trong các cuộc lễ, may bằng một tấm vải hình bán nguyệt. Hai vạt áo khoác được giữ thẳng trước các khuy cài.

Áo choàng được dùng trong các buổi cử hành phụng vụ long trọng ngoài thánh lễ. Thông thường, đó là y phục của vị chủ sự, nhưng đôi khi cả người tham dự cũng mặc, gọi là những người mặc áo choàng. Trong những dịp trọng thể, các ca viên cũng mặc áo choàng đó.
Áo Choàng Vai

(= Camail)

Nguyên thuỷ là một chiếc mũ trùm đầu đan theo kiểu mắt lưới. Sau biến thành loại phẩm phục của giám mục, các kinh sĩ và một số phẩm chức khác trong Hội thánh. Loại áo này phủ kín vai, ngực và tay, được mặc bên ngoài áo ren khi tham dự các giờ kinh thần vụ long trọng (xc. Khăn phủ ngực).

Áo Dài Có Mũ


(= Coule)

Lúc đầu, đây là một loại áo khoác của các dân quê để che mưa nắng. Sau đó, nó trở thành áo riêng của các đan sĩ: một loại áo dài rộng, tay áo cũng rộng, có mũ trùm đầu, giống như áo dài mặc khi lãnh nhận bí tích Rửa tội, dựa theo lời thánh Phaolô: "Khi được dìm vào nước Thánh tẩy để nên một với Ðức Ki-tô, thì tất cả anh em được mặc lấy Ðức Ki-tô" (Gl 3,27). Ðan sĩ lãnh nhận áo dài này khi khấn trọng, và sẽ mặc áo này ít là trong các giờ kinh chính. Áo này mặc bằng cách trùm qua đầu. Các linh mục triều cũng có thể sử dụng áo này thay cho áo dài trắng.





tải về 0.56 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
  1   2   3   4   5   6   7   8   9   ...   13




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương