GiỜ thánh TỐi thứ NĂm tuần tháNH



tải về 333.25 Kb.
trang1/2
Chuyển đổi dữ liệu17.11.2017
Kích333.25 Kb.
#34388
  1   2
GiỜ thánh

TỐI THỨ NĂM

TUẦN THÁNH




GIỜ THÁNH

TỐI THỨ NĂM TUẦN THÁNH
MẪU I
(Lưu ý: Các bài hát trong giờ chầu được soạn ở phần cuối tài liệu này để tuỳ nghi sử dụng)

 - Dấu Thánh Giá. Hát một hát thích hợp.

- Lời nguyện khai mạc.

- Đọc Tin Mừng Mc 10, 42-45.

- Đọc suy niệm 1.

- Hát một bài hát thích hợp.

- Đọc suy niệm 2.

- Hát một bài hát thích hợp.

- Xướng đáp.

- Thinh lặng một chút để cầu nguyện riêng với Thánh Thể.

- Lời nguyện kết thúc.

- Hát kết thúc.



I. LỜI NGUYỆN KHAI MẠC.

Lạy Chúa Giêsu Thánh Thể, chúng con hiện diện đây để gặp gỡ Chúa và lắng nghe Lời Chúa giáo huấn. Chúng con thờ lạy Chúa. Chúng con chúc tụng, và ngợi khen Chúa. Chúng con nhận biết Chúa là Anh Sáng, là Đường, là Sự Thật, là Nước Trường Sinh, là Bánh ban sự sống, là Đấng đến không để được phụ vụ nhưng để phục vụ và hiến mình cho nhân loại.

Xin Chúa ở cùng chúng con trong giờ phút này. Xin ban Thánh Thần của Chúa, để Người đốt nóng tình yêu Chúa trong lòng chúng con. Xin Chúa Thánh hần mở rộng lòng chúng con đón nhận Lời Chúa và dạy chúng con biết phục vụ ân cần như Chúa.

II. SUY NIỆM.

1. SUY NIỆM 1: PHỤC VỤ LÀ YÊU THƯƠNG

Không phải chỉ có trong bài Tin Mừng chúng ta vừa nghe, Chúa mới khẳng định cách rõ ràng: “Ta đến không phải để được người ta phụ vụ, nhưng là để phục vụ và hiến mạng sống làm giá chuộc muôn người”. Trong những năm truyền giáo của mình, Chúa Giêsu đã từng nói: “Tôi sống giữa anh em như người phục vụ” (Lc 22, 27). Vì luôn luôn hiểu mình đến trần gian để phục vụ, Chúa Giêsu đã chấp nhận sinh ra, sống, và nhất là chấp nhận chết trong sự nghèo khó, khổ nhục cả đến tủi nhục nhằm nêu gương lớn cho chúng ta về tình yêu phục vụ đối với anh chị em của mình.

Để thực hành bài học yêu thương phục vụ của Chúa Kitô, chúng ta hãy nghe Lời Người mà chấp nhận lối sống thanh bần, khiêm nhu, nhân từ, hiền hậu…, từ  đó can đảm chối từ mọi tham vọng, mọi tinh thần thống trị, mọi kiểu cách và lối sống xa hoa… Có như thế, người môn đệ của Chúa Kitô hôm nay mới có thể nên giống Chúa Kitô, như  thánh Gioan tông đồ đã từng nhắc nhở: “Chúa Kitô đã thí mạng mình vì ta, và ta, ta cũng phải thí mạng mình vì anh em” (1Ga 3, 16). Và có như thế, người môn đệ Chúa Kitô hôm nay mới có thể sẵn sàng phục vụ, phục vụ khiêm tốn, phục vụ hết mình.

Nhưng phần khó khăn nhất để có được tinh thần phục vụ nơi chính mình, nằm ở chỗ khởi đầu cho tinh thần phục vụ ấy, đó là trái tim yêu thương và tâm hồn quảng đại của từng người.

Có một thực tế, dù rất nghịch lý, nhưng vẫn diễn ra không ngừng và dường như ngày càng lan rộng. Nghịch lý đó là, ai cũng muốn sống yêu thương và được yêu thương, nhưng lòng người và thế giới lại thiếu tình yêu quá nhiều. Thế giới đầy dẫy hận thù, chiến tranh, đau khổ, tàn ác, bạo lực, đói khát, bất công… Mãnh lực sự chết như ngày càng gia tăng, làm suy yếu và hủy diệt sự sống, hủy diệt phẩm giá con người.

Tình yêu, điều mà ai cũng cảm thấy cần thiết nhất, lại là thứ khó đạt đến, đến mức lạ thường. Nhưng cho dù lòng người và thế giới càng nhiều nghịch lý, và nghịch lý càng lớn bao nhiêu, người Kitô hữu càng được mời gọi dấn thân phục vụ cho những giá trị cao cả của tình yêu, phục vụ cho hòa bình, cho sự thăng tiến đời sống của anh chị em bấy nhiêu.

Lạy Chúa Giêsu, như Chúa, chúng con phải “cắm lều” giữa nhân loại, nhằm xây dựng một thế giới tốt đẹp hơn, nhất là đối với những người đau khổ và nghèo khó, những người bị gạt ra bên lề cuộc sống, những người bị chà đạp nhân phẩm. Xin cho chúng con ý thức rằng, hằng ngày có biết bao nhiêu cơ hội để chúng con phục vụ, từ đó chúng con biết tận dụng từng khoảnh khắc của đời sống mình nhằm mang lại ơn thánh hóa cho chính chúng con. Xin cho chúng con biết đến với tha nhân không phải chỉ bằng tình cảm, lời nói, nhưng còn bằng cả thái độ và hành động của lòng yêu thương. Trên hết mọi sự, xin cho chúng con hiểu rằng, yêu thương phải là phục vụ và phục vụ chính là yêu thương.

Lạy Chúa Giêsu Thánh Thể, Chúa đã hết lòng vì yêu chúng con. Chúa đã nêu gương trước cho chúng con bằng việc hiến thân phục vụ nhân loại. Bài học mà Chúa để lại cho chúng con không những bằng lời dạy mà còn bằng cả cuộc sống của Chúa. Xin cho chúng con đáp trả tình yêu của Chúa bằng cả con tim, khối óc, thời gian, sức lực nhằm xả thân đem tình yêu phục vụ anh chị em chúng con. Amen.



2. SUY NIỆM 2: PHỤC VỤ LÀ CHO ĐI

Phục vụ cách không tính toán, nhưng vô vị lợi chính là bằng chứng của yêu thương. Mà yêu thương là cho đi, là trao tặng, dù cả đến bản thân. Yêu thương chính là hy sinh chia sẻ tất cả những gì mình có.

Chúa Giêsu nêu gương cho ta về một tình yêu đồng cảm, một tình yêu thông chia một cách thẳm sâu, nhất là thông chia những khó khăn của cả nhân loại này. Người chia sẻ thân phận con người khi chấp nhận sống giữa thế giới loài người. Người chạnh lòng thương những đám dân không có mục tử chăn dắt (Mt 9, 36). Người hóa bánh ra nhiều để nuôi những người đang đói (Mt 15, 32). Và chính Thánh Thể là một dấu lạ cả thể để nuôi sống chúng ta trong ơn cứu độ đời đời. Chúa đã cho đi tất cả và mãi mãi vẫn tiếp tục ban tặng chúng ta chính mình Người.

Sách Công vụ Tông đồ thuật lại gương sáng của thánh Phêrô và thánh Gioan khi chữa lành một người què đang ăn xin ở khuôn viên đền thờ: “Bạc vàng tôi không có, song có gì thì tôi cho anh: Nhân danh Đức Giêsu Kitô, người Nazaret, anh hãy bước đi!”. Lập tức người què đứng dậy và đi được (Cv 3).

Thánh Phêrô và thánh Gioan biết mình có khả năng nào, và đã cho đi theo khả năng ấy của mình. Những khả năng ấy chính là ơn Chúa ban. Nhưng Chúa không ban ơn để ta giữ lấy cho mình, nhưng để ta ra đi và phục vụ anh chị em như Người muốn. Bởi vậy, người Kitô hữu, vì đã nhận lãnh ơn Chúa, hãy tiếp bước vai trò của Chúa Giêsu ra đi phục vụ đồng loại quanh mình.

Lạy Chúa Giêsu, mỗi người chúng con đều có thể cho đi. Vì không ai nghèo đến nỗi không có gì để cho. Chúng con có trái tim, có nụ cười, có chính bản thân mình… Vì thế, xin cho chúng con biết học lấy tinh thần yêu thương phục vụ, học lấy bài học cho đi dưới bất cứ hình thức nào.

Lạy Chúa, Chúng con ưa thích lãnh nhận. Nhưng xin cho chúng con hiểu rằng, “Chính lúc hiến thân là lúc được nhận lãnh”, để biết cho đi cách tự nguyện, sẵn sàng và vui lòng. Điều quan trọng cần thực hiện trước tiên là, chính chúng con phải phá bỏ những hàng rào ngăn cách, đi bước trước đến gặp gỡ tha nhân. Xin cho chúng con biết đặt lợi ích của anh chị em lên trên lợi ích của mình, biết cậy dựa vào Chúa, và không ngừng cầu nguyện để chúng con luôn được bồi bổ bằng chính ơn Chúa, chỉ có như thế, chúng con mới trở thành người phục vụ đúng nghĩa.

Xin cho chúng con ý thức, là môn đệ của Chúa, chúng con cần phải là những người biết dấn thân giúp đỡ mọi người, biết cho đi và cũng biết khiêm nhường nhận lãnh vì chính nhờ sự nhận lãnh ấy, đời sống chúng con thăng tiến trên đường trọn lành. Xin cho danh Chúa, và Giáo Hội, một khi nhờ sự dấn thân không mệt mỏi của chính chúng con, sẽ rạng sáng hơn. Chúng con xin Chúa tha thứ cho chúng con, vì có những lần chúng con còn tính toán, vụ lợi cho cá nhân mình. Xin tha thứ để chúng con bớt bất xứng hơn. Amen.



III. XƯỚNG ĐÁP.

X. Lạy Chúa Giêsu Thánh Thể là Chúa trời đất / là Đấng cai trị muôn dân / Chúng con phủ phục trước thánh nhan Chúa và tin vững chắc rằng / Chúa đang hiện trong bí tích Thánh Thể để trao tặng chính mình cho chúng con.

Đ. Lạy Chúa Kitô, Vua mọi dân tộc, chúng con thờ lạy Chúa.

X. Lạy Chúa Giêsu nhân từ / Con Một Chúa Cha / đã được chính Chúa Cha trao tặng cho mọi dân tộc trên khắp hoàn cầu làm gia nghiệp thiên thu.

Đ. Chúa muốn tất cả những ai tin Chúa sẽ được cứu rỗi / và hưởng sự sống đời đời.

X. Lạy Chúa Giêsu Kitô / Chúa Cha đã sai Chúa đến thế gian rao giảng Nước Trời / và cứu chuộc nhân loại / Chúa đã đến thế gian trên hai ngàn năm / nhưng vẫn còn nhiều người chưa nhận biết Chúa.

Đ. Chúa con nguyện xin cho danh Thánh Chúa cả sáng/ và Nước Chúa thiết lập được lan rộng.

X. Trong thế giới hôm nay / còn có nhiều người chưa nhận biết Chúa / có nhiều dân tộc chưa được diễn phúc đón nhận Phúc Am.

Đ. Xin cho Giáo Hội có nhiều tâm hồn quảng đại / sẵn sàng hy sinh làm tông đồ đi rao giảng Phúc Am cho muôn dân.

X. Lời Chúa đã gieo vào mảnh đất Việt Nam thân yêu của chúng con / được các nhà truyền giáo vun trồng / các thánh Tử Đạo đã tưới bón bằng chính máu đào của mình.

Đ. Lạy Chúa / xin cho tất cả lương dân đồng bào của chúng con / tin thờ Chúa là Thiên Chúa duy nhất.

X. Chúa đã phán / “Không ai có thể đến với Cha, nếu không nhờ Ta / vì Ta là cửa đưa đến sự sống / là mạch suối trường sinh”.

Đ. Lạy Chúa / xin cho những người thiện tâm đang tìm kiếm lẽ sống và ý nghĩa cuộc đời / nhận ra Chúa, tin Chúa và được sống đời đời.

X. Lạy Chúa Giêsu / Chúa đã hy sinh chịu chết để  cho mọi người được sống / Mình Máu Chúa là bảo chứng của ơn cứu chuộc / là bảo đảm cho sự sống trường sinh của chúng con.

Đ. Xin cho chúng con biết chuẩn bị tâm hồn xứng đáng / và siêng năng lãnh nhận Mình Máu Chúa / để được nên một với Chúa / được đồng hưởng vinh quang cùng Chúa trong sự sống đời đời / Chúa Hằng sống hằng trị muôn đời đời. Amen.

IV. LỜI NGUYỆN KẾT THÚC.

Lạy Chúa Giêsu Thánh Thể, xin cho chúng cảm nhận nhiều hơn tình yêu của Chúa. Một khi đã cảm nhận tình yêu của Chúa, xin cho cuộc đời chúng con trở thành lời tạ ơn, ngợi khen Chúa hôm nay và mãi mãi. Xin cho chúng con biết tận dụng giây phút hiện tại này để sống hết mình với Chúa, để nhận lãnh thật nhiều ơn Chúa, giúp chúng con thi hành nhiệm vụ phục vụ tha nhân hữu hiệu hơn.

Lạy Chúa, xin hãy gởi Thánh Thần sự sống đến cho chúng con, để nhờ ơn Chúa Thánh Thần, cùng mọi người thiện chí, chúng con có thể giải tỏa nỗi thống khổ của những anh chị em xung quanh, và làm giàu thêm tình yêu trong nhân loại. Xin Chúa ban Thánh Thần của Chúa để chúng con có thể yêu anh chị em như Chúa yêu chúng con. Amen.

GIỜ THÁNH

TỐI THỨ NĂM TUẦN THÁNH
MẪU II

- Dấu Thánh Giá.

- Gợi ý thinh lặng bước vào giờ chầu.

- Sau thinh lặng, đọc lời nguyện khai mạc.

- Hát một bài hát thích hợp.

- Đọc Tin Mừng (Ga 13, 4-15).

- Đọc ba bài suy niệm. Sau mỗi suy niệm hát bài hát thích hợp.

- Lời nguyện chung.

- Kinh lạy Cha.

- Lời nguyện kết thúc.

- Hát kết thúc.

I. GỢI Ý CHUẨN BỊ THINH LẶNG BƯỚC VÀO GIỜ CHẦU.

Anh chị em thân mến, tất cả chúng ta đang tụ họp bên nhau và quây quần trước Thánh Thể Chúa để suy tôn Chúa chúng ta là Thiên Chúa cao cả đã hiến mình để nên tấm bánh cho chúng ta hưởng nhờ. Vậy, giờ phút này, để chuẩn bị tâm hồn sốt sắng, chúng ta hãy dành ít giây phút thinh lặng, đặt mình hoàn toàn trước mặt Chúa và thành tâm dâng lên Chúa lòng tôn sùng, kính yêu và biết ơn của mình. Nguyện xin Chúa thánh hóa giờ chầu này và ban ơn cần thiết để chúng ta sống xứng đáng và thanh sạch hơn.



II. CẦU NGUYỆN KHAI MẠC.

Lạy Chúa Giêsu, Chúa là Lời Tình yêu, là chính Người Con Một của Chúa Cha. Chính vì yêu chúng con, Người đã hạ sinh Người Con duy nhất của mình cho trần gian. Và khi hóa thân làm người, Chúa trở nên nguồn ơn cứu độ duy nhất, vĩnh cửu cho chúng con.

Lạy Chúa, quỳ trước Thánh Thể Chúa trong giờ này, chúng con xin dâng lời chúc tụng, cảm tạ, tôn thờ Chúa. Chúng con cảm mến trước một tình yêu lớn lao mà mình không sao hiểu hết, và xin lỗi Chúa vì chúng con còn nhiều bất xứng với tình yêu ấy.

Lạy Chúa, cả Giáo Hội đang tích cực sống năm Thánh Thể. Xin cho niềm hân hoan của từng người chúng con khi được hiệp thông cùng Giáo Hội sống mầu nhiệm Thánh Thể, trở thành niềm ý thức dấn thân cho tha nhân, phục vụ anh chị em đồng loại, như chính Chúa đã bẻ chính cuộc đời, bẻ chính sự sống của mình nuôi dưỡng chúng con.

Lạy Chúa Giêsu Thánh Thể, khi xưa Chúa đã từng quỳ xuống rửa chân cho các môn đệ, thì hôm nay, xin cho chúng con, mỗi lần chiêm ngắm Chúa nơi bí tích Thánh Thể, biết â1y bài học của tình yêu xuất phát từ nơi Chúa để chúng con biết mến chuộng tình thương hơn hận thù ghen ghét; biết tha thứ hơn kết án; biết chia sẻ hơn thu góp; biết phụ vụ hơn đòi phục vụ; biết khiêm nhường chứ không kiêu căng; biết múc lấy ơn bình an từ nơi Chúa và trao ban bình an; biết đón nhận chứ không loại trừ ai dù đó là người thiện cảm hay không thiện cảm. Vì chỉ có đong đầy tình yêu đối với  anh chị em nơi trái tim chúng con như thế, chúng con mới thật sự “rửa chân” cho nhau, nghĩa là thật sự phục vụ lẫn nhau.

III. SUY NIỆM LỜI CHÚA.

SUY NIỆM 1: “NẾU THẦY KHÔNG RỬA CHO ANH…”

Có ai trong chúng ta thương con tằm, con bướm đến nỗi trở nên  bất thường, muốn hóa kiếp thành tằm, thành bướm nhằm thông cảm và chia sẻ cái kiếp làm tằm, làm bướm của chúng? Nếu yêu như thế, sẽ bị xem là đặt tình yêu sai chỗ, nặng hơn, là khó hiểu đến mức điên dại. Nhưng suy cho cùng, dù là loài người hay loài tằm, loài bướm, tất cả đều là thụ tạo. Có khác chăng là ở chỗ, chúng ta là thụ tạo bậc cao mà thôi. Một thụ tạo bậc cao muốn chia sẻ kiếp sống với thụ tạo bậc thấp lại bị coi là bất thường. Vậy mà Thiên Chúa đã yêu chúng ta bằng tình yêu mà chính chúng ta cho là điên dại ấy. Bởi Người là Đấng Tạo Hóa đã hóa thân trở nên loài thụ tạo do chính mình dựng nên!! Một tình yêu tuyệt vời, một tình yêu vượt trên tất cả mọi thứ tình yêu, vượt trên mọi suy nghĩ, mọi thanh âm, Chúa Kitô yêu chúng ta bằng một tình yêu của một vì Thiên Chúa đã làm người.

Chính vì yêu, Chúa Kitô trở thành Lời chung quyết của Tình yêu tự hạ nơi cung lòng Chúa Cha. Một tình yêu bí nhiệm đến nỗi, thánh Phêrô phải thốt lên: “Thầy mà lại rửa chân cho con sao?” (Ga 13, 8a). Thánh Phêrô đâu biết rằng, tình yêu tự hạ của Thiên Chúa cần lắm. Cần đến nỗi: “Nếu Thầy không rửa cho anh, anh không được dự phần với Thầy” (Ga 13, 8b). Vâng, chúng ta rất cần, cần lắm một tình yêu tự hạ như thế. Vì chỉ có một tình yêu tự hạ phát xuất từ Thiên Chúa, con người mới được cứu độ. Chỉ có một tình yêu tự hạ ấy, con người mới được tham dự vào Thiên tính của chính Thiên Chúa. Và chỉ có một tình yêu tự hạ như thế, con người mới được sống trong hạnh phúc đời đời. (Thính lặng một chút).

Lạy Chúa Giêsu Thánh Thể, Tình yêu của Chúa mạnh hơn, lớn hơn sự chết. Không ai đứng ngoài tình yêu ấy, lại có thể sống. “Nếu Thầy không rửa chân anh”, nếu Chúa không tự hạ, không yêu như thế, trần gian đã không còn là trần gian của hôm nay. Xin làm cho trái tim nhân loại, và trái tim của mỗi chúng con biết rung trong nhịp đập của tình yêu Thiên Chúa, để chúng con biết yêu tất cả những gì thuộc về chúng con theo mức độ và bằng cách thức Chúa muốn. Amen.



SUY NIỆM 2. “VÌ THẦY LÀ THẦY VÀ LÀ CHÚA…”

Không ít lần trong cuộc đời chúng ta gặp phải những bi thương, mất mát. Có những bi thương, mất mát như muốn nhận chìm đời mình và làm cho mình suy sụp tưởng như chẳng còn gì. Biết bao nhiêu gia đình đang sum họp, bỗng dưng người vợ hay người chồng phản bội, rẽ sang hướng khác. Gia đình đang sung túc, bỗng dưng một người thân ra đi vĩnh viễn, mà người thân đó có khi là cột trụ của đời sống, của kinh tế gia đình. Mất mát thật to, nỗi buồn càng lớn. Hay con đường tương lai của mình đang rộng mở, sự thành công đang ở trước mặt, bỗng dưng một biến cố đau thương xảy đến, làm mất hết tất cả. Hoặc hy vọng đang ngời ngời sáng phía trước, bỗng dưng mất mát người thân yêu nhất đời mình … Những lúc bi đát đến cùng cực ấy, tâm hồn chúng ta không còn bình an, vì thế đức tin dễ chao đảo, có khi còn oán trách Thiên Chúa.

Những lúc như thế, chúng ta hãy tìm gặp Chúa Giêsu, Đấng đã từng khẳng định: “Anh em gọi Thầy là Thầy và là Chúa thì phải lắm, vì quả thật, Thầy là Thầy và là Chúa”, để lấy lại can đảm, tìm lại nghị lực cho mình. Vì khi gặp gỡ Chúa, ta sẽ thấy ánh sáng từ cuộc đời và gương sống của Người dòi dọi chiếu tỏa và lan tỏa trong cuộc đời và trên nỗi đau của ta. Bởi “Thầy” và “Chúa” nơi Chúa Giêsu, không phải là “thầy” ở phía trên thiên hạ, cũng không phải là “chúa” cai trị mọi người, mặc dù Chúa Giêsu có tất cả quyền hành đó. Vì Chúa là “Thầy” và là “Chúa” nghĩa là “Thầy” và “Chúa” ấy cúi xuống “rửa chân cho các môn đệ và lấy khăn thắt lưng mà lau”. Chúa cúi xuống trên thân phận con người không phải chỉ khi rửa chân, nhưng ngay từ khi bỏ trời cao mặc lấy kiếp người, chấp nhận sinh ra và lớn lên thiếu thốn, nghèo nàn đến cùng cực. Người đã cúi xuống đến mức chấp nhận chết như một tên tử tội, để chia sẻ đến cùng cái cùng cực, bi thương của thân phận làm người. Chúa Giêsu vẫn còn  cúi xuống trong từng ngày sống của cuộc đời chúng ta, khi chấp nhận làm tấm bánh bẻ ra cho chúng ta. Hôm nay, trong bữa tiệc ly, trước khi rời xa các môn đệ, bằng hành động rửa chân cho các ông, Chúa như đúc kết thành bài học, kết hợp với lời, để nói về tình yêu tự hạ trải dài cả cuộc sống trần gian của Người, dạy ta bài học của yêu thương, khiêm nhường và chấp nhận hiến dâng đến mức hao mòn sức lực, hao mòn thời gian, hao mòn cuộc sống và hao mòn cả đến sự sống của bản thân ta. Đúng! Chúa Giêsu là Thầy và là Chúa. Là Thầy và là Chúa, Chúa Giêsu đã làm cho chức vị “Thầy” và “Chúa” của mình nổi bậc, không phải do quyền hành, nhưng do lòng yêu thương, một tình yêu xuất phát từ trái tim Thiên Chúa làm người. (Thinh lặng một chút).

Lạy Chúa Giêsu Thánh Thể, nơi Chúa, chúng con bắt gặp hình ảnh một Người Thầy rất cao cả, nhưng cũng rất gần gũi, có thể xoa diệu mọi vết thương lòng, mang lại bình an thật cho chính tâm hồn chúng con. Bởi những gì chúng con gặp phải hôm nay, chính Người đã tự nguyện gánh lấy để chia sẻ đến cùng cái bi ai đang gieo rắc trong cuộc đời chúng con. Chúng con nguyện xin cho chúng con, sau khi đã tìm gặp Chúa, cũng biết cúi xuống để đem yêu thương chia sẻ cho anh chị em xung quanh, nhằm mang lại bình an, niềm hạnh phúc cho tất cả những ai chúng con gặp gỡ. Xin cho chúng con vững tin, dù gặp phải bất cứ hoàng cảnh nào trong cuộc sống. Xin Chúa cũng hãy nâng đỡ bao nhiêu người, họ là anh em của chúng con, đang quằng quại trong nỗi đau của cuộc đời này. Amen.



SUY NIỆM 3. “ANH EM CŨNG PHẢI RỬA CHÂN CHO NHAU…”

“Anh em chớ mắc nợ nhau điều gì, trừ ra tình thương mến”. Thánh Phaolô gọi bổn phận yêu thương là “nợ”. Mà nếu là nợ thì phải trả.

Nhưng điều thánh Phaolô nói, đã là điều Chúa Giêsu dạy: “Nếu Thầy là Chúa, là Thầy, mà còn rửa chân cho anh em, thì anh em cũng phải rửa chân cho nhau”. Không ai có thể đi vào quỹ đạo của tình yêu Thiên Chúa mà lại khước từ bổn phận yêu thương đồng loại. Nếu Thiên Chúa đã tự hạ thì con người cũng phải khiêm nhường. Bài học của nhập thể, của thập giá, của bí tích Thánh Thể, ngàn đời vẫn còn đó để con người tra vấn về lòng mến của mình. Họ phải yêu như Chúa là Thiên Chúa của họ. (thinh lặng một chút).

Lạy Chúa Giêsu, xin ban cho chúng con một trái tim mới, một trái tim biết đau nỗi đau của người khác, biết vui trong hạnh phúc của người bên cạnh. Xin cho chúng con biết bắt chước Chúa mà hạ mình xuống phục vụ đồng loại theo Lời Chúa dạy: “Thầy đã nêu gương cho anh em, để anh em cũng làm như Thầy đã làm cho anh em”.



IV. LỜI NGUYỆN CHUNG.

Người hướng dẫn: Chúng ta là những người được Chúa yêu thương bằng một tình yêu khiêm hạ thẳm sâu. Có thể nói, trong tình yêu ấy, Người trở thành người phục vụ chúng ta. Vậy giờ đầy chúng ta hãy lấy lòng biết ơn mà cảm tạ Chúa và cầu nguyện cho mọi người.



a. Cầu cho Giáo Hội: Chúng ta cùng cầu nguyện cho Giáo Hội luôn luôn thể hiện sống động và trung thành khuôn mặt Chúa Giêsu yêu thương và hạ mình giữa lòng thế giới hôm nay. Chúng ta không quên cầu nguyện cho Giáo Hội Á châu, đặc biệt là Giáo Hội Việt Nam nhỏ bé này, luôn biết sống Phúc Am, hòa giải và hiệp nhất. Chúng ta cùng cầu nguyện.

Cộng đoàn: Xin Chúa nhậm lời chúng con.



b. Cầu cho Tổ quốc: chúng ta cùng cầu nguyện cho đất nước Việt Nam luôn phát triển, giàu mạnh, bình an để mọi người sống ấm no hạnh phúc, xứng với địa vị con người, địa vị con Thiên Chúa. Chúng ta cùng cầu nguyện.

Cộng đoàn: Xin Chúa nhậm lời chúng con.



c. Cầu cho những người đau khổ: Chúng ta cùng cầu xin cho những người nghèo đói có cơm ăn, áo mặc hằng ngày; những người bệnh tật được bình phục; những người đau khổ tìm được niềm hạnh phúc và những người tật nguyền đủ nghị lực chấp nhận bản thân mình. Chúng ta cùng cầu nguyện.

Cộng đoàn: xin Chúa nhậm lời chúng con.



d. Cầu cho giáo xứ: Chúng ta cùng cầu nguyện cho anh chị em trong giáo xứ chúng ta, biết đoàn kết, yêu thương nhau, để cùng nhau một lòng, một ý xây dựng giáo xứ ngày càng đi lên trong sự hòa thuận và đùm bọc lẫn nhau. Chúng ta cũng cầu nguyện cho từng gia đình trong các khu xóm được tràn đầy phúc lành của Chúa. Chúng ta cùng cầu nguyện.

Cộng đoàn: Xin Chúa nhậm lời chúng con.

Cộng đoàn: Đọc kinh Lạy Cha.

IV. LỜI NGUYỆN KẾT THÚC.

Lạy Chúa Giêsu, xin nhận những lời nguyện mà chúng con vừa dâng lên Chúa. Đó là tất cả nỗi lòng ước mong, niềm trông cậy, và tin tưởng của chúng con. Chớ gì chúng con trở nên những dụng cụ hữu ích trong tay Chúa, để tình yêu của Chúa Cha ngày càng được nhiều người tin nhận và biết ơn Người. Chúng con cầu xin, vì Chúa là Đấng hằng sống và hiển trị cùng Chúa Cha đời đời. Amen.




GIỜ THÁNH THỨ NĂM TUẦN THÁNH

MẪU III
- Hát một bài hát về Thánh Thể

- Một người đại diện đọc lời nguyện khởi đầu.

- Đọc Tin Mừng Mt 11, 28-30.

- Một người đại diện gợi ý suy niệm.

- Đọc 3 suy niệm. Sau mỗi suy niệm, thinh lặng một chút và hát bài hát thích hợp.

- Đọc chung lời cầu nguyện “LẠY CHÚA GIÊSU HIỀN LÀNH VÀ KHIÊM NHƯỜNG”.

- Một bài hát thích hợp.

- Có thể có một vài lời cầu nguyện tự phát (nếu được chỉ định trước và có suy nghĩ trước thì hay và cần thiết).

- Lời nguyện kết thúc.

- Một bài hát kết thúc.

1. LỜI NGUYỆN KHỞI ĐẦU.

Lạy Chúa Giêsu Thánh Thể, giờ đây chúng con được hiện diện trước Thánh Thể Chúa, được dâng lên Chúa những lời kinh tiếng hát đơn sơ. Khi xưa trên đồi Canvê, Chúa đã hiến thân mình làm của ăn nuôi sống linh hồn chúng con, để ai ăn Mình Thánh và uống Máu Thánh Chúa thì được sống muôn đời. Xin cho chúng con siêng năng kính viếng thờ lạy Thánh Thể Chúa; nghiêm trang đứng đắn trong nhà Chúa; siêng năng rước Thánh Thể Chúa để được Ngài chiếm ngự toàn thân chúng con. Chúng con biết rằng, khi đến cùng Chúa chúng con cần sự im lặng để được lắng chìm trong kinh nguyện và được gần kề bên Chúa. Vì thế, xin cho chúng con biết tạm quên sự hiếu động của một trẻ thơ; biết dừng lại những ước mơ, cả đến mộng mơ của một kẻ vừa bước vào tuổi thiếu niên. Xin cho chúng con biết tạm gác lại nỗi lo âu cho những chọn lựa tương lai của người trưởng thành. Chúng con cũng ao ước lắng lại những giăng mắc của bao người lớn tuổi, bao bậc phụ huynh về cuộc mưu sinh đời thường. Lạy Chúa, chúng con muốn quên đi mọi bài học của sách vỡ, mọi bài học nơi học đường; muốn quên mọi ồn ào của tiếng nhạc, tiếng còi xe; quên đi tất cả nỗi long đong lặn lội trong đời thường, cả đến sự bon chen, thèm khát, đam mê, vụ lợi… và tất cả mọi tiếng ồn của cuộc sống dễ làm chúng con xa Chúa. Điều duy nhất trong giờ phút này, chúng con muốn nhớ đến đó là lòng yêu thương của Chúa dành cho chúng con. Vì thế, lạy Chúa, xin thánh hóa giờ thánh này của chúng con. Amen.



2. GỢI Ý SUY NIỆM.

Không có từ ngữ nào diễn tả tình cảm được người ta dùng nhiều cho bằng hai chữ “tình yêu”. Chính vì quá quen thuộc như vậy, nên cũng không có từ ngữ nào bị lạm dụng cho bằng hai tiếng ấy. Người ta nhân danh tình yêu để cho cụ già sắp chết một mũi thuốc, họ gọi là giúp “chết êm dịu” mà mặt trái có thểø nhằm khử đi một gánh nặng, hoặc mưu toan chiếm đoạt một lợi lộc nào, hoặc chỉ vì thù ghét…. Người ta cũng nhân danh lòng thương xót hủy diệt một bào thai vì sợ phải nuôi kẻ tật nguyền, nuôi một đứa con vô thừa nhận, hay đơn giản chỉ vì muốn dấu đi tung tích tội lỗi của chính người cha, người mẹ của bào thai ấy gây ra…. Hủy diệt một nền văn hóa của thổ dân bản địa, người ta cũng cao rao tình yêu. Hay đôi lứa yêu nhau vì muốn chiếm đoạt sắc đẹp, của cải của nhau, đôi lứa ấy cũng nhân danh tình yêu... Tình yêu phát xuất từ con người có khi đáng sợ như đến vậy. Còn Thiên Chúa, tình yêu của Người là tự hủy, là hiến mình, là cứu độ, là trung thành, là trở nên mạch sống... Chúng ta cùng nhìn lên Chúa Giêsu Thánh Thể để chiêm ngắm tình yêu vô bờ của Thiên Chúa. Hãy đến với Thánh Thể Chúa, hãy học cùng Thánh Thể Chúa vì Thánh Thể là nơi biểu lộ tình yêu Thiên Chúa. Đến và học cùng Người, chắc chắn loài người sẽ làm cho xã hội tốt hơn, tha nhân quanh mình bớt đau khổ, cuộc sống của chính mình hạnh phúc hơn.



SUY NIỆM 1 : “HÃY ĐẾN VỚI TA ...” 

Thánh Gioan là người có kinh nghiệm sâu xa về tình yêu Thiên Chúa. Ngài viết: “Không phải chúng ta đã yêu mến Thiên Chúa, nhưng chính người đã yêu thương chúnh ta và sai Con của Người đến làm của lễ đền tội cho chúng ta” (ùGa 4, 10) . Chính Chúa Giêsu là Con Thiên Chúa, đã đến sống giữa trần gian vàù chia sẻ kiếp người với mỗi người. Từ khi Con Thiên Chúa trở thành “Emmanuel”- Thiên Chúa ở cùng chúng ta, Người nên nguồn an ủi lớn lao cho chúng ta. Kiếp người vốn bất tất từ nay không còn vô nghĩa, nhưng có giá trị, vì Chúa Kitô đã làm người để cứu độ loài người. Dù là Thiên Chúa, nhưng khi đã làm người, Chúa Kitô làm người cách trọn vẹn, làm người như người chứ không “khác người”. Có thể nói: Thiên Chúa làm người như cách con người là con người. Chúa hiểu và thông cảm với thân phận con người của chúng ta bằng trái tim của Thiên Chúa đã trở nên phàm nhân. Vì thế, Nười mời gọi chúng ta: “Hãy đến với Ta... Ta sẽ nâng đỡ bổ sức cho các ngươi” (Mt 11, 28). Lạy Chúa, tình yêu của Chúa đối với chúng con là tình yêu bền vững. Hơn thến nữa, nó là chuyện tình lịch sử của niềm tin nơi chúng con. Niềm tin ấy thúc giục chúng con yêu mến Chúa. Và yêu mến Chúa, để càng tin tưởng mà phó thác đời mình cho Chúa. Lạy Chúa, cuộc đời chúng con luôn xao động. Xin Chúa nâng đỡ và bổ sức cho chúng con, để chúng con bước đi vững vàng trong hành trình lữ thứ trần gian.



SUY NIỆM 2: “HÃY HỌC CÙNG TA....”

Thánh Phao-lô đã từng ca tụng sự khiêm nhường của Chúa Kitô: Người “vốn dĩ là Thiên Chúa, mà không nghĩ phải duy trì địa vị ngang hàng với Thiên Chúa, nhưng đã hoàn toàn trút bỏ vinh quang, mặc lấy thân nô lệ” (Philip 2, 6- 7) . Sự khiêm nhường của Chúa Kitô phải được coi là sự khiêm hạ tột cùng, một sự khiêm hạ phát xuất từ tình yêu. Một Tình yêu cao độ đến nỗi làm cho Người từ vị trí Thiên Chúa đã trở nên nghèo hèn , giới hạn trong không gian, thời gian. Người đã phải nương nhờ một nơi, một dân tộc, một lịch sử, một quê hương, một mái gia đình để sinh ra và để sống kiếp con người. Sự khiêm hạ của Con Thiên Chúa không dừng ở đó. Ngườii quyết định chết vì yêu. Làm sao có thể hiểu được Con Thiên Chúa lại trở nên loài thụ tạo mà chính Thiên Chúa dựng nên. Làm sao hiểu đươcï vị Chúa tể lại để chính thụ tạo của mình giết chết, để rồi từ cái chết đó đã trở nên nguồn cứu độ chính thụ tạo. Chỉ có thể gọi Người là Thiên Chúa khiêm hạ vì yêu. Người đã yêu tột cùng, nên đã khiên hạ tột cùng.


Chúa Giêsu dạy chúng ta: “Hãy học cùng Ta vì Ta hiền lành và khiêm nhượng trong lòng” (Mt 11, 28). Có hiền lành và khiêm nhường, chúng ta mới có thể hiểu và thông cảm cho nhau. Không ai vẹn toàn đến nỗi làm được mọi sự. Người ta biết thế, nhưng người ta vẫn kiêu ngao. Sự thông cảm là mở ra, là làm cho cõi lòng mình khỏi ích kỷ cá nhân. Hãy khiêm nhường để biềt thông cảm, và hãy thông cảm để biết yêu thương. Lạy Chúa Giêsu Thánh Thể là suối nguồn tình yêu, xin cho chúng con biết học nơi Chúa sự hiền lành và khiêm nhường đểû chúng con biết mở rộng lòng ra và yêu hết mọi người, cả những người không thân thiện với chúng con.
SUY NIỆM 3: THÁNH THỂ CHÚA GIÊSU

NƠI BIỂU LỘ TÌNH YÊU THIÊN CHÚA

Tình yêu cần có lý lẽ, nhưng tình yêu cũng cần hành động hợp với tình yêu đúng nghĩa. Hành động mới là nghĩa cử yêu thương tròn đầy nhất.Thánh Thể Chúa Giêsu là lý lẽ và hành động của tình yêu Thiên Chúa. Chính lúc Chúa đau thương trên Thánh giá, chính lúc gục đầu trút hơi thở cuối cùng, và chính lúc Trái Tim bị đâm thâu, là lúøc mà tình yêu Thiên Chúa được tỏ bày lên cao đến tột đỉnh. Hướng về Chúa Giêsu, tôn vinh Thánh Thể Người, chúng ta hãy để cho tâm hồn mình trống rỗng để tình yêu Thiên Chúa qua Chúa Giêsu, có thể rót đầy tâm hồn chúng ta. Bởi vì khi trống rỗng, chúng ta mới có thể khao khát. Mà khao khát là một mối phúc. Chúa Giêsu đã từng nói: “Phúc cho những ai đói khát công chính, vì họ sẽ được no đầy” (Mt 5, 6) . Chỉ khi nhận được tình yêu Thiên Chúa , chúng ta mới có thể yêu mến Người và bắt chước Ngài mà yêu thương nhau.Và khi đã yêu thương rồi, chúng ta mới có thể hành động vì yêu. Hành động là điều đến sau, tình yêu phải đi trước . Hành động là hậu kếât tất yếu của tình yêu. Lạy Chúa Giêsu Thánh Thể, xin Chúa ban cho chúng con tình yêu của Chúa. Vì đó là tình yêu rộng mở đón nhận hết mọi người và ôm trọn cả loài người chúng con. Nơi tình yêu của Chúa, kẻ lao nhọc và gánh nặng tìm được chốn nghỉ an, kẻ bất hạnh tìm được niềm vui, kẻ yếu đuối tìm được chỗ dựa vững chắc, kẻ khốn cùng tìm được nguồn an ủi, kẻ cô độc tìm được một người bạn chân thành. Chúng con tôn thờ Thánh Thể Chúa Giêsu, nơi biểu lộ của tình yêu Thiên Chúa. Xin cho chúng con có một trái tim rộng mở như Trái Tim Chúa Giêsu và đừøng bao giờ loại trừ ai ngoài trái tim thịt mềm của chúng con



3. LỜI CẦU NGUYỆN.

Lạy Chúa Giêsu Thánh Thể, Chúa là Đấng hiền lành và khiêm nhường, Chúa là Aùnh sáng trần gian, soi dẫn chúng con trên đường về với Chúa. Xin tuôn đổ ánh sáng Thần Linh vào tâm hồn chúng con. Để nhờ Người hướng dẫn mà mọi việc chúng con làm, mọi lời chúng con nói, mọi điều chúng con suy tưởng đều phản ảnh sự diu hiền và khiêm nhường thẳm sâu của Chúa.

Lạy Chúa Giêsu Thánh Thể, xin ngự đến trong tâm hồn và ở lại trong cuộc đời chúng con, để nhờ ánh sáng của tình thương, sự dịu hiền và lòng khiêm nhường của Chúa chiếu soi, chúng con sẽ làm rạng danh Chúa bằng chính lối sống đầy yêu thương, khiêm cung, bác ái, vị tha, bao dung, niềm nỡ, nhân từ của chính chúng con. Chúng con mong rằng, nếu Chúa làm ánh sáng chiếu soi trên chúng con, thì xin cho chúng con cũng được làm ánh sáng chiếu soi nơi tha nhân xung quanh chúng con.

Lạy Chúa Giêsu hiền lành và khiêm nhường, Chúa là Aùnh sáng trần gian. Xin tuôn đổ Aùnh sáng Thần Linh vào tâm hồn chúng con để ngày vui được Chúa quy tụ này, cũng được tràn đầy Thánh Thần Chúa. Chính Chúa Thánh Thần sẽ chiếu soi khối óc giúp chúng con hiểu, chiếu soi con tim giúp chúng con yêu, chiếu soi trí nhớ giúp chúng con ghi khắc lâu bền Lời Chúa dạy và gương chính Chúa đã sống, nhờ đó chúng con nên dụng cụ bình an trong tay Chúa và là niềm hạnh phúc, nỗi vui mừng của anh chị em xung quanh chúng con.

Lạy Chúa Giêsu Thánh Thể, xin cho ngày (giờ) cầu nguyện và gặp gỡ Chúa hôm nay, cũng trở thành nơi chúng con gặp gỡ nhau, để nơi đây chỉ còn là lòng vị tha, sự tương trợ, niềm khát khao tình yêu và xóa bỏ oán hận. Trên hết mọi sự, lạy Chúa Giêsu dịu hiền và khiêm nhường, nguồn ánh sáng muôn đời của trần gian, xin cho lòng chúng con trở thành nhà Chúa ngự , để mỗi giây phút chúng con sống sẽ là thời gian của niềm bình an đích thật.

4. LỜI NGUYỆN KẾT THÚC.

Lạy Chúa Giêsu Thánh Thể là Thầy con mến yêu. Con thờ lạy Chúa với một tấm lòng tin yêu và khiêm nhường. Con tin, trong hình bánh này, không còn là bánh nữa, nhưng là chính Chúa để nuôi dưỡng chúng con. Vì thế, chính trong mầu nhiệm hạ mình tự hiến, Chúa trở thành thần lương ban cho chúng con sự sống đời đời. 

Lạy Chúa Giêsu Thánh Thể, bài học khiêm hạ nơi chính Chúa rất cần thiết cho đời Kitô hữu của chúng con. Vì thế, Chúa dạy chúng con hãy học nơi Chúa, bởi Chúa là Đấng nhân từ và khiêm hạ. Chính nơi Thánh Thể đã là tất cả nội dung của một bài học lớn lao về lòng nhân từ xót thương và khiêm hạ. Và còn hơn một bài học, nơi Thánh Thể Chúa, chúng con nhận ra cả một bằng chứng sống, một bằng chứng cụ thể về tình yêu của một Thiên Chúa nhân từ đã cúi mình xuống chia sẻ phận người, để cùng làm người với chúng con. Xin cho tất cả chúng con luôn học nơi Chúa bài học của lòng nhân từ, hiền hậu, khiêm cung để chúng con nên giống Chúa hơn và nên người thiết nghĩa với anh em chúng con hơn. Nhờ đó, anh em chúng con sẽ được gặp Chúa nơi tấm thân nhỏ hèn của chính chúng con. Chúa hằng sống hằng trị muôn đời. Amen. 

GIỜ CHẦU THỨ NĂM TUẦN THÁNH

MẪU IV



tải về 333.25 Kb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
  1   2




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương