Giới thiệu các tập đoàn xi măng hoạt động tại châu Phi



tải về 33.88 Kb.
Chuyển đổi dữ liệu15.05.2018
Kích33.88 Kb.
#38467


Đập Imboulou tại Congo, một cơ sở hạ tầng góp phần tăng nhu cầu xi măng
Giới thiệu các tập đoàn xi măng hoạt động tại châu Phi

Lợi nhuận của lĩnh vực xi măng tại châu Phi đang tạo ra sự cạnh tranh quyết liệt giữa các nhà sản xuất ở khu vực này. Tập đoàn Dangote Cement của Nigeria vừa thông báo sẽ lắp đặt thêm các nhà máy xi măng tại 11 nước trong châu lục. Trong khi đó những gã khổng lồ khác là Lafarge và Heidelberg vẫn tiếp tục mở rộng hoạt động.

Xi măng tại khu vực châu Phi hạ Sahara đang ngày một lên giá. Theo ngân hàng Ecobank, nếu như năm 2010, khu vực này mới chỉ sản xuất được 48,6 triệu tấn thì đến năm 2015, công suất sẽ tăng lên hơn 100 triệu tấn với khoảng 20 dự án công nghiệp, kèm theo đó là những khoản tiền khổng lồ. Dangote Cement dự kiến đầu tư 1,7 tỷ euro trong vòng 5 năm tới trong khi đó tập đoàn số 1 thế giới Lafarge đã chi 1 tỷ euro trong vòng 3 năm tại khu vực Nam Sahara vẫn muốn duy trì nhịp độ đầu tư này.

Nguyên nhân của sự gia tăng đầu tư xuất phát từ sự mất cân đối giữa lượng cầu tăng từ 5-12% mỗi năm và năng lực sản xuất yếu kém tại địa phương. Do thiếu các nhà máy xi măng, khu vực châu Phi hạ Sahara phải nhập 40% nhu cầu. Hậu quả: với chi phí vận tải cao tại châu Phi (7 euro/tấn trên 100km đường bộ) và lợi nhuận của các nhà nhập khẩu, các nhà bán buôn, giá 1 bao xi măng tại CH Dân chủ Congo hoặc ở Bờ Biển Ngà đắt hơn 4 lần so với ở Pháp ... và 12 lần so với ở Trung Quốc.

Trong khi đó, nhu cầu xây dựng cơ sở hạ tầng và chỗ ở, dẫn đến nhu cầu về xi măng trong khu vực lại đang ở mức cao chưa từng có. Nhưng do giá cao, việc tiêu thụ hàng năm loại vật liệu xây dựng số 1 này chỉ giữ ở mức trung bình 70 kg/người tại khu vực Nam Sahara (không kể Nam Phi), thấp hơn ở Braxin 4 lần. Trong bối cảnh đó, các chính phủ châu Phi sẵn sàng mở cửa cho những tập đoàn công nghiệp nhằm giảm giá xi măng. Chi phí cho những cơ sở hạ tầng lớn mà các chính phủ đã cam kết xây dựng phụ thuộc vào loại vật liệu này. Xi măng cũng là yếu tố quan trọng cần tính đến đối với những người xây dựng nhà cửa (chỗ ở chiếm tới 60% lượng xi măng tiêu thụ) và người dân sẵn sàng trách cứ chính phủ khi xi măng tăng giá.

Tại khu vực châu Phi cận Sahara, thời gian tới, số lượng các nhà máy xi măng có thể tăng gấp đôi để đáp ứng nhu cầu trong nước. Với việc tăng sản xuất và cạnh tranh, giá xi măng sẽ giảm xuống, kích thích sức mua của tầng lớp có thu nhập khiêm tốn hơn.

Trên thực tế, mỗi tập đoàn đều có kế hoạch riêng để tận dụng nguồn lợi này. Trong khi tập đoàn Lafarge của Pháp (doanh thu 18,5 tỷ euro năm 2010), Holcim của Thụy Sĩ (18,5 tỷ euro) và Heidelberg Cement của Đức (11,1 tỷ euro) vẫn thống trị trên thị trường xi măng châu Phi, nắm giữ lần lượt 35%, 20% và 10% thị phần thì Gangote Cement của Nigeria đang tiến hành cuộc tổng tấn công mạnh nhất vào khu vực Nam Sahara. Nếu thành công, tập đoàn này sẽ hướng tới sản xuất 46 triệu tấn vào năm 2015, vươn lên vị trí thứ sáu thế giới.

Ấn tượng trước thành công của những nhà máy xi măng Braxin, tỷ phú người Nigeria Aliko Dangote chuyên nhập khẩu xi măng vào Nigeria từ những năm 80 đã ưu tiên chuyển đổi doanh nghiệp của mình thành một tập đoàn công nghiệp kể từ năm 1999. Xung quanh là những kỹ sư lão luyện trong đó có tổng giám đốc Edwin Devakumar người Ấn Độ, ông Aliko Dangote đã xây dựng 4 nhà máy xi măng khổng lồ tại Nigeria. Sau khi mua lại công ty xi măng Benue Cement vào năm 2010, hiện nay Aliko Dangote nắm giữ 50% thị phần tại Nigeria với sản lượng 8 triệu tấn năm, vượt xa đối thủ cạnh tranh Lafarge (sản xuất 3,5 triệu tấn từ hai nhà máy chi nhánh là Ashaka và Wapco).

Tập đoàn Dangote Cement còn nhìn thấy nhiều tiềm năng phát triển tại Nigeria, thị trường lớn nhất châu Phi với mức thiếu hụt là 7 triệu tấn xi măng một năm. Công ty Obajana thuộc tập đoàn sản xuất 5 triệu tấn/năm sẽ nâng công suất lên 10,2 triệu tấn từ nay đến cuối năm 2012 bằng cách sử dụng gas tự nhiên trong nước nhằm giảm chi phí năng lượng. Còn nhà máy Ibessh cũng của tập đoàn này hiện có quy mô lớn nhất châu Phi, sẽ sản xuất khoảng 6 triệu tấn xi măng vào cuối năm 2012.

Ngoài Nigeria, tập đoàn Dangote Cement thông báo mở thêm một loạt nhà máy tại 11 nước châu Phi. Trước tiên là nhà máy xi măng tại Senegal dự kiến đi vào hoạt động vào đầu năm 2012 với chi phí 350 triệu euro, sản lượng 1 triệu tấn/năm. Vào cuối năm 2012, tập đoàn sẽ lắp đặt 1 nhà máy đóng bao tại Cameroon, nơi được xem là cửa ngõ để xuất khẩu sang CH Chad và CH Trung Phi. Sau đó, vào năm 2014, Dangote Cement sẽ lần lượt mở các nhà máy tại Ethiopia, Zambia, Nam Phi, Tanzania, CH Dân chủ Congo và Gabon. Ông Carl Franklin, giám đốc truyền thông của Dangote Cement cho biết: “Chúng tôi muốn lặp lại mô hình kinh tế đã thực hiện thành công tại Nigeria như xây mới những nhà máy lớn với công suất trên 1 triệu tấn (trong khi công suất trung bình của đối thủ Lafarge là 600.000 tấn). Việc xây dựng sẽ giao cho dối tác của Trung Quốc là công ty Sinoma thực hiện. Việc lắp đặt mới sẽ mang lại lợi nhuận nhiều hơn là khôi phục những nhà máy cũ với chi phí khai thác cao hơn”.



Về phần mình, tập đoàn Lafarge của Pháp thông báo đã sản xuất được 17 triệu tấn xi măng tại châu Phi cận sa mạc Sahara và 27,4 triệu tấn tại Bắc Phi năm 2010. Tập đoàn này đã có mặt tại khu vực phía Nam Sahara từ năm 1985 với 11 nhà máy hoạt động tại châu Phi. Trong vòng 10 năm, Lafarge đã tăng gấp đôi công suất với các dự án tại Nam Phi, Zambia và Ouganda. Sản lượng của tập đoàn này tại Nigeria đã tăng 2,5 triệu tấn năm 2010. Đối với những nhà máy mới, Lafarge ưu tiên đặt sâu trong nội địa các nước châu Phi để ít bị ảnh hưởng bởi hoạt động nhập khẩu xi măng từ châu Á thường vào những thành phố ven biển.

Còn tập đoàn HeidelbergCement của Đức hiện diện tại 8 quốc gia châu Phi với doanh số tăng 12,7% năm 2010 (5,2 triệu tấn) cũng không chịu lép vế. HeidelbergCement đã mở rộng hoạt động vào tháng 9/2010 với việc tham gia phần lớn tài chính vào chi nhánh xi măng của tập đoàn Forrest hiện đang nắm giữ công ty xi măng Lukala gần Kinshasa (CH Dân chủ Congo). Ông Andreas Schaller, giám đốc quan hệ công cộng của tập đoàn thông báo: “Chúng tôi đang chuẩn bị mở các nhà máy tại Liberia và Ghana vào năm 2012, rồi Burkina Faso năm 2013 cũng như tăng công suất tại CH Dân chủ Congo”.

Trước những gã khổng lồ trong ngành xi măng đến từ những nền kinh tế lớn và có công nghệ hiện đại, hai công ty xi măng có quy mô khiêm tốn của Senegal là Ciments du Sahel và Socodim hiện đang hoạt động tốt (2,4 triệu tấn/năm) có thể sẽ rơi vào tình thế khó khăn. Lo ngại về sự “bành trướng” của Dangote Cement, ông Michel Layousse, phó tổng giám đốc Ciments du Sahel nói: “Tại Senegal, không còn đủ chỗ cho một doanh nghiệp thứ ba”. Tuy nhiên, các công ty xi măng Senegal có thể tìm đồng minh là công ty Wacem của Ấn Độ hiện có mặt tại Mali và Togo hoặc công ty Trung Quốc Anhui Conch để liên doanh, liên kết. Đây là những doanh nghiệp cũng đang tìm cách mở rộng hoạt động tại khu vực này.

Mấy năm gần đây, các doanh nghiệp Việt Nam đã bắt đầu xuất khẩu xi măng sang châu Phi mặc dù khối lượng không lớn. Đó là Tổng công ty công nghiệp xi măng Việt Nam, Nhà máy xi măng Cẩm Phả (thuộc Vinaconex) và Công ty CP Xi măng Thăng Long. Những thị trường nhập khẩu là Congo, Angola, Guinea, Mozambique và Sierra Leone.



Hoàng Đức Nhuận (theo Jeune Afrique)




Каталог: uploads -> news -> file
file -> ĐẢng cộng sản việt nam
file -> BỘ CÔng thưƠng vụ thị trưỜng châu phi – TÂY Á – nam á
file -> Danh sách doanh nghiệp xnk sản phẩm Giày dép, da, phụ kiện ở Braxin Mã số thuế (cnpj)
file -> Danh sách một số doanh nghiệp xnk dược phẩm – y tế Braxin (07/07/009)
file -> Giới thiệu thị trường algeria vụ châu phi – TÂY Á – nam á BỘ CÔng thưƠng mục lụC
file -> Vụ Thị trường Châu Phi, Tây Á, Nam Á TÀi liệu cơ BẢn cộng hoà djibouti
file -> TÀi liệu tóm tắt cộng hòa djibouti
file -> VỤ thị trưỜng châu phi – TÂY Á – nam á TÀi liệu cơ BẢn nưỚc cộng hòa hồi giáo ap-gha-ni-xtan
file -> Danh sách một số doanh nghiệp xnk săm lốp ôtô, xe, máy Braxin ( 02/06/2009)

tải về 33.88 Kb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương