BÁo cáo kết quả ĐỀ TÀi nghiên cứU oOo nghiên cứu chọn giống lúa phẩm chất cao thông qua công nghệ di truyền phục vụ TỈnh hậu giang danh sách những người thực hiện đề tài



tải về 3.9 Mb.
trang1/21
Chuyển đổi dữ liệu06.03.2018
Kích3.9 Mb.
#36393
  1   2   3   4   5   6   7   8   9   ...   21
BÁO CÁO KẾT QUẢ ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU

-----oOo-----
NGHIÊN CỨU CHỌN GIỐNG LÚA PHẨM CHẤT CAO THÔNG QUA CÔNG NGHỆ DI TRUYỀN PHỤC VỤ TỈNH HẬU GIANG
Danh sách những người thực hiện đề tài


Chức Danh

Họ và tên

Chức Vụ

Cơ Quan

PGS. Ts

Nguyễn Thị Lang

Trưởng Bộ Môn

Viện lúa Đồng Bằng Sông Cửu Long

ThS.

Bùi Thị Dương Khuyều

CBKT

Viện lúa Đồng Bằng Sông Cửu Long

KS.

Trịnh Thị Luỹ

CBKT

Viện lúa Đồng Bằng Sông Cửu Long

KS.

Phạm Thị Thu Hà

CBKT

Viện lúa Đồng Bằng Sông Cửu Long

ThS.

Phạm Hoài An

Phó Giám Đốc

Trung Tâm Khuyến Nông Tỉnh Hậu Giang

KS.

Lê Hoàng Ấu

Trưởng trạm

Trạm Khuyến Nông Huyện Phụng Hiệp

GS. Ts

Bùi Chí Bửu

Viện Trưởng

Viện Khoa Học Nông Nghiệp Miền Nam


MỤC LỤC

-----oOo-----

TÀI LIỆU THAM KHẢO 127

PHỤ CHƯƠNG 131

DANH SÁCH BẢNG

-----oOo-----


Bảng 1: Đơn vị và diện tích vùng qui hoạch sản xuất lúa Hậu Giang 9

Bảng 2: Tỉ lệ và diện tích các giống sản xuất tại Hậu Giang qua các vụ năm 2007 10

Bảng 3: Phân cấp đánh giá độ trở hồ 20

Bảng 4: Các loại DNA markers thông dụng 36

Bảng 5: Các giống thí nghiệm đưa khảo nghiệm cho tỉnh Hậu Giang 49

Bảng 6: Các dòng có triển vọng, dùng đánh giá để chuẩn bị đưa sản xuất 50

Bảng 7: Một số đặc điểm các giống trong tổ hợp lai 50

Bảng 8: Danh sách nông dân thực hiện khảo nghiệm so sánh năng suất giống lúa có triển vọng tại các điểm tỉnh Hậu Giang vụ Hè Thu 2006 51

Bảng 9: Danh sách nông dân thực hiện khảo nghiệm so sánh năng suất giống lúa có triển vọng tại các điểm tỉnh Hậu Giang vụ Đông Xuân 2006 51

Bảng 10: Danh sách nông dân thực hiện khảo nghiệm so sánh năng suất giống lúa có triển vọng tại các điểm tỉnh Hậu Giang vụ Hè Thu 2007 51

Bảng 11: Danh sách nông dân thực hiện khảo nghiệm so sánh năng suất giống lúa có triển vọng tại các điểm tỉnh Hậu Giang vụ Đông Xuân 2007 52

Bảng 12: Tiêu chuẩn hệ thống đánh giá mẫu (Lang và ctv., 2004) 53

Bảng 13: Thành phần môi trường nuôi cấy 57

Bảng 14: Các chất trích DNA (dung dịch DNA extraction buffer) 58

Bảng 15: Dung dịch TE (TE buffer pH 8,0) 59

Bảng 16: PCR buffer (10 X) pha trong 5 ml 63

Bảng 17: Thành phần cho một mẫu DNA thực hiện phản ứng PCR 64

Bảng 18: Chương trình chạy PCR cho SSR (Lang, 2002) 64

Bảng 19: Danh sách các cặp mồi sử dụng (http://www.gramene.org/) 64

Bảng 20: Phân tích các giống có liên quan 4 tính trạng phẩm chất cơm và protein 72

Bảng 21: Marker và mã trình tự được đánh giá cho 96 mẫu giống lúa địa phương và 33 73

Bảng 22: Biến động độ bền gel trên các giống cao sản 75

Bảng 23: Phân tích ANOVA của bền gel trên bộ giống cao sản 77

Bảng 24: Các thông số di truyền trên các tính trạng AC, GC và GT trên tổ hợp 79

Bảng 25: Biến động độ bền gel của các dòng F2 80

Bảng 26: Phân tích Anova độ bền gel trên tổ hợp 81

Bảng 27: Kết quả xác định chiều dài độ bền gel của các dòng con lai giữa cặp lai 82

Bảng 28: Phân tích Anova độ bền gel trên tổ hợp C51/ Jasmine 85 82

Bảng 29: Marker phân tử, trình tự, nhiễm sắc thể và kích thước 84

Bảng 30: Chú thích giống các sản phẩm PCR trên hình 15 85

Bảng 31: Chú thích giống các sản phẩm PCR trên hình 16 86

Bảng 32: Kết quả kiểu gen với hai marker RM 42 và Wx 86

Bảng 33: Trung bình, biến động kiểu gen (gcv), phương sai kiểu gen và phương sai 87

Bảng 34: Hàm lượng AC, GT, GC trên các tổ hợp lai 88

Bảng 35: Hệ tương qua của các tính trạng với AC với GC và GT trên hai quần thể F2 89

Bảng 36: Hệ tương qua kiểu gen (rg), kiểu hình (rp) và môi trường (re) trên 89

Bảng 37: Phân tích biến động di truyền mùi thơm trên các tổ hợp F3 được ghi nhận 91

Bảng 38: Các đặc điểm sinh trưởng của các giống lúa 91

Bảng 39: Đặc tính nông học 92

Bảng 40: Đặc tính nông học của các giống lúa 93

Bảng 41: Năng suất và thành phần năng suất 93

Bảng 42: Năng suất và thành phần năng suất của các giống lúa phẩm chất 94

Bảng 43: Các chỉ tiêu phẩm chất của các giống phẩm chất 95

Bảng 44: Phẩm chất của các giống 96

Bảng 45: Kết quả tái sinh tế bào soma trên vài giống 97

Bảng 46: Ảnh hưởng chuyển túi phấn từ môi trường mô sẹo sang môi trường tái sinh 98

Bảng 47: Tỉ lệ cây tái sinh trên vài tổ hợp 99

Bảng 48: Đánh giá tỉ lệ mô sẹo và phát triển cây tái sinh trên tổ hợp giàu vitamine 100

Bảng 49: Tỉ lệ tạo mô sẹo trên các môi trường 101

Bảng 50: So sánh kết quả một số dòng từ nuôi cấy túi phấn vụ Hè Thu 2003 101

Bảng 51: Phân tích phẩm chất 102

Bảng 52: Các đặc tính hình thái của các dòng nuôi cấy túi phấn từ tổ hợp lai F1 102

Bảng 53: Các thành phần năng suất của các dòng nuôi cấy túi phấn từ tổ hợp lai F1 103

Bảng 54: Phân tích phẩm chất cơm trên các cặp lai 103

Bảng 55: Năng suất và thành phần năng suất của một số giống từ tế bào nuôi cấy soma 103

Bảng 56: Phẩm chất của các giống sản xuất từ tế bào soma và túi phấn 104

Bảng 57: Đánh giá năng suất hai dòng đưa đi khảo nghiệm 105

Bảng 58: Nguồn gốc các giống lúa triển vọng 105

Bảng 59: Đặc tính nông học và năng suất của một số dòng lúa có triển vọng 106

Bảng 60: Các chỉ tiêu xay chà và phẩm chất cơm của một số dòng lúa có triển vọng 106

Bảng 61: Những dòng lúa được đánh giá cao qua hội thảo ngoài đồng tại Viện lúa 107

Bảng 62: Đánh giá chất lượng cơm của các giống triển vọng 108

Bảng 63: Năng suất và các thành phần năng suất nhóm A0 109

Bảng 64: Tính kháng sâu bệnh trong nhóm A0 (số liệu rầy nâu, đạo ôn do phòng Bảo 109

Bảng 65: Thành phần lý hóa của nhóm đất thí nghiệm bốn Huyện (thu mẫu 2006) 110

Bảng 66: Kết quả phân tích ANOVA của 9 giống tại 6 địa điểm của Hậu Giang 111

Bảng 67: Phân tích kết quả thí nghiệm của 8 giống tại 6 điểm của tỉnh Hậu Giang 112

Bảng 68: Kết quả năng suất của 16 giống tại 6 điểm của Hậu Giang trong vụ Hè Thu 2007 113

Bảng 69: Kết quả năng suất của 11 giống tại 6 điểm của Hậu Giang trong 114

Bảng 70: Chỉ tiêu xay chà và phẩm chất cơm của các giống lúa có triển vọng 115

Bảng 71: Đánh giá mùi thơm của các giống có triển vọng 115

Bảng 72: Phản ứng rầy nâu và đạo ôn và rầy nâu trên giống triển vọng 116

Bảng 73: Danh sách giống tác giả cho Tỉnh 117

Bảng 745: Kết quả ghi nhận khảo nghiệm giống lúa trong các vụ lúa 119




DANH SÁCH HÌNH

-----oOo-----

Hình 1: Marker RM297 liên kết với nhiễm sắc thể 6 trên lúa mùa 67

Hình 2: Sản phẩm PCR trên gel agarose 3% đánh giá sự đa hình kiểu gen của nguồn 69

Hình 3: Gen PC liên kết với marker RM234 70

Hình 4: Sản phẩm PCR trên gel agarose 3% đánh giá sự đa hình kiểu gen của nguồn 71

Hình 5: Đa dạng nguồn gen trên các marker siêu vệ tinh của 40 giống lúa mùa địa 74

Hình 6: Kết quả thể hiện chiều dài độ bền gel của các giống cao sản 75

Hình 7: Sự biến động về cấp độ bền gel của các giống cao sản 75

Hình 8: Phân nhóm về sự biến động di truyền trên các giống lúa cao sản 76

Hình 9: Lai tại nhà lưới bằng phương pháp hồi giao 77

Hình 10: Sơ đồ phát triển giống thông qua phương pháp hồi giao và sự trợ giúp bằng 78

Hình 11: Đánh giá độ bền gel bằng phương pháp sinh hóa 79

Hình 12: Độ trở hồ của cặp lai C51/ Jasmine 85 80

Hình 13: Sự biến động về cấp độ bền gel trên các dòng F2 của cặp lai Basmati/ IR 861 81

Hình 14: Kiểm tra chất lượng DNA 83

Hình 15: Sản phẩm PCR của 10 giống lúa được chọn, với primer 85

Hình 16: Sản phẩm PCR của 10 giống lúa được chọn, với primer RM42 F - R được 86

Hình 17: Cây lúa chuyển sang môi trường tái sinh 97

Hình 18: Túi phấn được đưa vào môi trường nuôi cấy 98

Hình 19: Nuôi cấy túi phấn từ túi phấn, hình thành mô sẹo, cây tái sinh, phát triển 101

Hình 20: Vùng đất trống thí nghiệm các giống 110

Hình 21: Hình ảnh một số giống lúa đánh giá mùi thơm 116





  1. MỞ ĐẦU

Chiến lược tạo giống lúa có phẩm chất tốt liên quan tới hạt dài, hàm lượng amylose khoảng 20%, ít bạc bụng là ưu tiên số 1, kế đến là mùi thơm, hàm lượng dinh dưỡng cũng là một mục tiêu cần quan tâm (Lang và ctv., 2005). Phương pháp chọn tạo giống truyền thống (conventional) vẫn còn nguyên giá trị của nó trong cải tiến giống lúa theo mục tiêu chiến lược này. Tuy nhiên, nó cần được kết hợp với các phương pháp hiện đại để thúc đẩy hiệu quả tốt hơn. Việc khai thác các tính trạng quan trọng này đòi hỏi có sự tham gia của di truyền số lượng, di truyền tế bào (đa dạng hóa nguồn bất dục đực) và di truyền phân tử (đánh dấu gen mục tiêu của tính trạng). Phương pháp đột biến, phương pháp nuôi cấy túi phấn, phương pháp khai thác biến dị soma, cần được xem xét lại một cách thận trọng và rút kinh nghiệm để có những cải tiến mới hơn trong chọn tạo giống, nhất là so sánh hiệu quả của các phương pháp này với chọn tạo giống cổ truyền. Mùi thơm là một thử thách khó khăn, nhưng vẫn không khó bằng cải tiến tính trạng độ bền thể gel mà các giống lúa bản địa hơn hẳn giống cải tiến, trong giai đoạn hiện nay. Tương tác giữa giống và môi trường là một thách thức cần được tiếp tục nghiên cứu và có giải pháp cụ thể. Thị hiếu của từng thị trường lúa gạo cũng là nội dung mà chúng ta cần quan tâm, đặc biệt là nhóm lúa nếp và lúa japonica.

Do đó, việc lai tạo ra giống lúa mới trên cơ sở kết hợp phương pháp truyền thống và công nghệ sinh học, kháng sâu bệnh hại chính, phẩm chất gạo tốt, hoặc có hương vị đặc sản (thơm ngon), là mục tiêu chính của đề tài. Chúng tôi mong muốn đây là một trong các biện pháp tổng hợp để sản xuất nông nghiệp của cả nước đạt mục tiêu chung trong quá trình tiến đến phát triển nông nghiệp bền vững, lợi tức của nông dân không ngừng gia tăng. Do đó, đề tài đã được sự quan tâm hợp tác của nhiều đơn vị từ Tỉnh đến Huyện, Xã trong mạng lưới khảo nghiệm đánh giá giống lúa của Tỉnh. Ngoài ra, Viện Lúa ĐBSCL rất quan tâm đến chất lượng hạt giống, cung cấp giống gốc, giống siêu nguyên chủng đối với giống có triển vọng và giống chủ lực cho Hậu Giang.

Chúng tôi hi vọng rằng, kết quả của đề tài này sẽ góp phần cải tiến hiện trạng sản xuất lúa gạo của Hậu Giang trong bước đường công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp và nông thôn.


    1. Mục tiêu đề tài:

Mục tiêu 1: Ứng dụng công nghệ di truyền trong chọn giống lúa phẩm chất cao.

Mục tiêu 2: Đào tạo cán bộ cho tỉnh Hậu Giang.

    1. Nội dung

Nội dung 1: Ứng dụng công nghệ phân tử trong chọn dòng lúa đặc sản.

Nội dung 2: Ứng dụng nuôi cấy, xử lý biến dị soma trong chọn dòng lúa phẩm chất cao bao gồm lúa thơm đặc sản.

Nội dung 3: Nghiên cứu chọn dòng triển vọng theo hướng đặc sản và nâng cao chất lượng giống lúa có phẩm chất

Nội dung 4: Khảo nghiệm và chọn lọc các giống có phẩm chất tốt, năng suất cao phù hợp cho từng vùng sinh thái tỉnh Hậu Giang

Nội dung 5: Tập huấn nâng cao kiến thức cán bộ, giới thiệu các phương pháp mới trong nghiên cứu và ứng dụng các tiến bộ mới vào sản xuất

Nội dung 6: Cung cấp giống lúa tác giả có chất lượng (100 kg) cho Tỉnh

  1. TỔNG QUAN CÁC KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU TRONG VÀ NGOÀI NƯỚC

    1. Định hướng sản xuất lúa của ngành nông nghiệp Hậu Giang từ 2006 - 2010

a) Qui hoạch vùng lúa chất lượng cao phục vụ cho nhu cầu trong nước và chế biến xuất khẩu: tổng diện tích: 60.000 ha, trong đó bao gồm:

Bảng 1: Đơn vị và diện tích vùng qui hoạch sản xuất lúa Hậu Giang



Stt

Đơn vị

Diện tích (ha)

Ghi chú

1

Huyện Châu Thành

3.000




2

Huyện Châu Thành A

6.000




3

Huyện Phụng Hiệp

12.000




4

Huyện Long Mỹ

17.000




5

Huyện Vị Thuỷ

16.000




6

Thị xã Ngã Bảy

3.000




7

Thị xã Vị Thanh

2.500




8

Quốc doanh

5.000




Cộng

60.000




  1. Theo kế hoạch 200.000 ha lúa xuất khẩu của Tổng Công Ty Lương thực Miền Nam, tương đương 1,2 triệu tấn lúa (cuộc họp ngày 24/10/2007 tại TP HCM).

    • Hậu Giang thông qua hợp đồng với Công ty Mêkông

    • Kết quả đạt được: 1.050 ha, trong vụ Đông Xuân 2007 - 2008, trong đó:

      • Huyện Châu Thành A: ...................................570 ha

      • Huyện Phụng Hiệp: xã Thạnh Hoà ...............250 ha

      • Thị xã Ngã Bảy: xã Hiệp Lợi :..........................30 ha

      • Huyện Vị Thủy: Hợp tác xã Vị Đông:....................200 ha (nhà máy chế biến gạo Vị Thanh)

    • Các giống lúa được sản xuất phục vụ theo hợp đồng với Công ty: Chủ yếu bằng những giống có phẩm cấp gạo cao: Jasmine 85, OM 2718... và sẽ tiếp tục thực hiện trong vụ Hè Thu 2008 và phát triển trong những năm tiếp theo khi tình hình dịch bệnh trên lúa tạm lắng.

      1. Những thuận lợi trong sản xuất lúa và lúa xuất khẩu của Hậu Giang

Hậu Giang đã xác định và qui hoạch được vùng sản xuất lúa chất lượng cao phục vụ cho thị trường trong nước và chế biến xuất khẩu.

Các bộ giống mới đưa vào sản xuất thử nghiệm hàng năm, làm cơ sở cho việc thay đổi các giống cũ bằng những giống mới phù hợp với các địa phương hơn. Từ 2005 đến 2007 mỗi vụ có từ 10 đến 15 giống được đưa đi khảo nghiệm.

Hằng năm, trong chương trình khuyến nông bằng các nguồn kinh phí của Tỉnh, Trung ương đã hỗ trợ một phần giá giống để tạo điều kiện người sản xuất tiếp cận giống mới thuận lợi hơn. Mỗi năm đưa về tỉnh từ 100 đến 150 tấn giống lúa cấp nguyên chủng.

Bước đầu đã hình thành mạng lưới nhân giống lúa ở các huyện, thị với những nông dân được Viện lúa tập huấn kỹ thuật nhân giống lúa trong các Câu lạc bộ, Hợp tác xã nhờ đó chất lượng giống sản xuất được đảm bảo.

Hậu Giang cũng đang xúc tiến thành lập Công ty Lương thực Hậu Giang tại Phường 7 - thị xã Vị Thanh.


      1. Những hạn chế trong sản xuất lúa phục vụ cho công tác giống lúa của tỉnh Hậu Giang

  1. Cơ cấu giống

Quá nhiều giống được nông dân đưa vào để sản xuất lúa lương thực. Theo kết quả điều tra trong đó có 38 giống lúa được trồng trong vụ Đông Xuân 2006 - 2007 và Hè Thu 2007, còn Thu Đông 2007 số giống có ít hơn do diện tích giảm. Tỉ lệ diện tích sử dụng giống xác nhận trong toàn Tỉnh thực tế vẫn còn thấp (dưới 40%).

Tỉ lệ các giống trong các mùa vụ của năm 2007, như sau:



    1. Đông Xuân 2006 - 2007: 81.205 ha

    2. Hè Thu 2007: 76.584 ha

    3. Vụ Thu Đông: 33.038 ha

Bảng 2: Tỉ lệ và diện tích các giống sản xuất tại Hậu Giang qua các vụ năm 2007



Stt



Tên giống

Đông Xuân

2006 - 2007

Hè Thu

2007

Thu Đông

2007

Tỉ lệ (%)

Diện tích (ha)

Tỉ lệ (%)

Diện tích (ha)

Tỉ lệ (%)

Diện tích (ha)

1

OM 576

27,60

22.416

33,61

25.738

24,16

7.980

2

OM 2395

21,96

17.831

11,82

9.050

15,15

5.000

3

IR 50404

13,11

10.649

19,85

15.205

27,86

9.203

4

OM 2718

6,40

5.200

3,06

2.344







5

OM 2717

4,66

3.780













6

OM 4498

3,94

3.200

4,68

3.585







7

OM 5930

3,12

2.530

7,76

5.943

6,18

2.041

8

OMCS 2000







3,00

2.300







Cộng

80,79

65.606

83,78

64.165

73,35

24.224

Giống khác

19,21

15.599

16,22

12.419

26,65

8.814


tải về 3.9 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
  1   2   3   4   5   6   7   8   9   ...   21




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương