ĐÁnh giá chất lưỢng của máY ĐẾm tế BÀo t cd4 – pima lê Chí Thanh, Vũ Xuân Thịnh, Khưu Văn Nghĩa Trần Tôn, Trương Thị Xuân Liên



tải về 3.39 Mb.
trang1/22
Chuyển đổi dữ liệu15.07.2016
Kích3.39 Mb.
#1735
  1   2   3   4   5   6   7   8   9   ...   22
ĐÁNH GIÁ CHẤT LƯỢNG CỦA MÁY ĐẾM TẾ BÀO T CD4 – PIMA
Lê Chí Thanh, Vũ Xuân Thịnh, Khưu Văn Nghĩa

Trần Tôn, Trương Thị Xuân Liên

Viện Pasteur Tp. HCM

SUMMARY

Objective: This is a cross-sectional study which aims to compar the results obtained on the same samples made ​​with Pima CD4 cell count and CD4 cell count system FACS Calibur machine. Results: The number of blood samples average 437 CD4 cells/mm3 (range 3-2176 cells/mm3) was determined by standard techniques with Fac Calibur machine. Of these 39 patients with CD4 below 350 cells/mm3, and 55 patients had more than 350 CD4 cells/mm3. The average age is 35. Compare results of CD4 count by 2 systems showed that: Pima and FacsCalibur showed a high correlation with only two system R2, the correlation is 0.975. There is no difference in the mean values ​​(FacsCalibur = 437 cells/mm3 compared with Pima = 430 cells/mm3). Most of the difference in outcomes range from allowing difference, especially with the number of samples in the range of CD4 T 0-350 cells/mm3. The difference between the two methods lies primarily within 1SD (difference 80 cells). Overall, compared with the reference method, the results obtained from the CD4 cell count - Pima is similar and equivalent precision. Rating sample storage time showed that the level of correlation between the two analyzes are still highly correlated: R2 = 0.979. However, there are differences in average values ​​in the two samples. Conclusion: Pima CD4 cell counting machines are precision equivalent system Facs Calibur cytometry. It also has high. However stability, due to the Pima machine different results when saving a 24 model should be further evaluated for the maximum retention time patterns when tested with the Pima.
ĐẶT VẤN ĐỀ

Chiến lược chăm sóc điều trị những người nhiễm HIV ngày càng hướng đến việc tiếp cận sớm và tiện lợi cho người nhiễm. Chương trình điều trị 2.0 đang được triển khai thí điểm tại Việt Nam. Trong chương trình này, việc triển khai các xét nghiệm tại chỗ (Point of care Diagnostics) là một trong những yếu tố quan trọng. Máy đếm tế bào CD4 – Pima, một loại máy đếm nhỏ, gọn, thao tác đơn giản, phù hợp cho việc triển khai xét nghiệm tại tuyến cơ sở. Mục đích của nghiên cứu này nhằm so sánh kết quả xét nghiệm đếm tế bào T CD4 thực hiện trên máy Pima với xét nghiệm tham chiếu thực hiện trên máy Fac calibur tại phòng xét nghiệm miễn dịch HIV viện Pasteur Tp Hồ Chí Minh.



PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

1. Thiết kế nghiên cứu

Nghiên cứu mô tả cắt ngang, so sánh kết quả thu được trên cùng một mẫu bệnh phẩm thực hiện với máy đếm tế bào CD4 Pima và hệ thống đếm tế bào CD4 máy FacsCalibur đã đạt chứng nhận về tiêu chuẩn ISO 15189. Đánh giá độ lặp lại và khả năng phân tích mẫu máu bảo quản sau 24h.



2. Mẫu nghiên cứu

Bệnh nhân nhiễm HIV đến thực hiện xét nghiệm CD4 tại khoa xét nghiệm sinh học lâm sàng – Viện Pasteur Tp. HCM.

Cỡ mẫu tối thiểu là 30 mẫu do thực hiện trên quần thể bệnh hiếm, tỉ lệ nhiễm nhỏ hơn 0,5%.

2ml máu được lấy vào ống chứa chất chống đông K3EDTA.



3. Vật liệu hóa chất

Máy đếm tế bào CD4 – Pima, dựa trên nguyên lý đọc tín hiệu huỳnh quang bằng máy camera quét.

Hệ thống máy đếm tế bào FacsCalibur và máy huyết học Celldyn Ruby, dựa trên nguyên lý đếm tế bào dòng chảy.

Mẫu chứng nội được sản xuất tại Viện Pasteur Tp. HCM.

Bộ hóa chất và chứng đi kèm cho máy Pima.

Bộ hóa chất gồm các kháng thể gắn huỳnh quang kháng CD4-FITC, CD3-PE, CD8 PerCP, CD45-APC; dung dịch hóa chất ly giải và chạy mẫu đi kèm theo máy Fac Calibur.

Thực hiện các quy trình xử lý mẫu theo hướng dẫn của nhà sản xuất.

4. Phương pháp thống kê: Dữ liệu được nhập trên phần mềm epidata và phân tích trên phần mềm thống kê Stata 10.

KẾT QUẢ

94 mẫu máu đã được lấy vào đánh giá. Các mẫu máu có số lượng T CD4 trung bình là 437 tế bào/mm3 (dao động từ 3-2176 tế bào/mm3) được xác định bằng kỹ thuật chuẩn với máy Fac Calibur. Trong đó có 39 bệnh nhân có T CD4 dưới 350 tế bào/mm3 và 55 bệnh nhân có T CD4 trên 350 tế bào/mm3. Tỉ lệ nam giới chiếm 62%. Có độ tuổi trung bình là 35.



1. So sánh kết quả 2 hệ thống đếm CD4: Pima và FacsCalibur

So sánh kết quả đếm tế bào lympho T CD4 trên 2 hệ thống máy cho thấy có sự tương quan cao trên hai hệ thống máy với chỉ số tương quan R2 là 0.975. Đặc biệt là ở mức CD4 từ 0 – 350 tế bào/mm3.



group 7

Hình 1: Khảo sát sự tương quan về kết quả đếm số lượng tế bào lymho T CD4 trên 2 phương pháp. 1: Hệ thống máy FacsCabibur, 2: hệ thống máy Pima
Khảo sát sự khác biệt về giá trị trung bình tuyệt đối của 2 phương pháp cho thấy, không có sự khác biệt về giá trị trung bình. (FacsCalibur = 437 tế bào/mm3 so với Pima = 430 tế bào/mm3).

Hình 2: So sánh sự khác biệt về giá trị trung bình số lượng tế bào lymho T CD4 được đếm bởi 2 phương pháp: Hệ thống máy FacsCabibur (1), hệ thống máy Pima (2)


Khảo sát về sự sai lệch kết quả tuyệt đối giữa hai phương pháp ở các lần chạy. cho thấy đa phần sự sai biệt về kết quả đều nằm trong khoảng sai biệt cho phép, đặc biệt với các mẫu có số lượng T CD4 trong khoảng từ 0 – 350 tế bào/mm3. Sự sai lệch giữa hai phương pháp nằm chủ yếu trong khoảng 1SD (chênh lệch 80 tế bào).



Hình 3: Biểu đồ Bland Altman khảo sát sự khác biệt về kết quả ở các lần chạy giữa hai hệ thống Pima và FacsCalibur Dual Flatform
Nhìn chung, so với phương pháp tham chiếu, kết quả thu được từ máy đếm tế bào CD4 – Pima là tương đồng và có độ chính xác tương đương.

2. Khảo sát độ ổn định của máy và khả năng phân tích mẫu bảo quản 24h

Để đánh giá độ ổn định của máy, 55 mẫu xét nghiệm CD4 đã được phân tích lập lại 2 lần liên tiếp trên máy Pima. Kết quả cho thấy mức độ tương quan giữa 2 lần chạy liên tiếp là R2 = 0.976. Giá trị trung bình ở hai lượt chạy cũng không có sự khác biệt (Lần 1 = 378 tế bào/mm3 so với Lần 2 = 375 tế bào/mm3). Sự sai biệt về kết quả ở những mẫu có giá trị từ 0 – 350 tế bào CD4/mm3 nằm trong khoảng 50 tế bào). Máy đếm tế bào CD4 Pima có độ lặp lại cao.





Hình 4: Biểu đồ Bland Altman khảo sát sự khác biệt về kết quả ở các lần chạy giữa hai lần lập lại
Đánh giá thời gian lưu giữ mẫu có ảnh hưởng đến kết quả xét nghiệm với máy Pima được thực hiện trên 43 mẫu tươi và lưu giữ sau 24h ở nhiệt độ 18-250C cho thấy: Mức độ tương quan giữa hai lần phân tích vẫn có độ tương quan cao: R2 = 0.979. Tuy nhiên, có sự khác biệt về giá trị trung bình ở hai loại mẫu. (Mẫu máu tươi = 413tế bào/mm3 so với mẫu máu sau 24h = 456 tế bào/mm3, p = 0.0002). Số lượng tế bào CD4 có xu hướng tăng khi đo với bảo quản mẫu sau 24h.


*


Hình 5: Ghi nhận khác biệt có ý nghĩa thống kê (*p=0.002) khi so sánh giá trị trung bình của 2 loại mẫu: mẫu tươi (1) và mẫu lưu 24h ở nhiệt độ phòng (2)
BÀN LUẬN

Kết quả khảo sát trên mẫu máu người Việt Nam cho thấy máy đếm tế bào CD4 – Pima có tính chính xác và độ ổn định cao, kết quả này tương đồng với các nghiên cứu thực hiện ở các nước khác [1,2,3,4].

Trong nghiên cứu này, việc đánh giá kết quả xét nghiệm từ máy Pima trên mẫu máu đầu ngón tay chưa được khảo sát. Theo một nghiên cứu tại Ấn Độ của Madhuri Thakar và các cộng sự, mức độ tương quan giữa hai cách lấy mẫu như trên là R2 = 0,854 và kết quả xét nghiệm CD4 trong trường hợp này phụ thuộc rất nhiều vào độ chính xác của cách lấy mẫu [3]. Bên cạnh đó, một nghiên cứu khác cũng đưa ra dữ liệu máy Pima cũng có khả năng phân tích mẫu máu đã được cố định của các chương trình ngoại kiểm về xét nghiệm CD4. [1]

Một vấn đề khác là mẫu sau khi giữ 24h ở nhiệt độ phòng khi phân tích trên hệ thống máy Pima có kết quả khác biệt so với mẫu tươi.



KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ

Máy đếm tế bào CD4 Pima có độ chính xác tương đương với hệ thống máy đếm tế bào FacsCalibur. Máy cũng có độ ổn định cao.

Tuy nhiên, do máy Pima cho kết quả khác biệt khi lưu mẫu sau 24h nên cần phải đánh giá thêm về thời gian lưu mẫu tối đa khi xét nghiệm với máy Pima.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. CDC US. Evaluation Report: Pima CD4 Assay-2012.

2. Ilesh V. Jani. Instituto Nacional de Saúde Maputo, Mozambique –Cost Comparison of Point-Of-Care and Conventional CD4 Testing in Resource-Limited Settings - IAS 2011.

3. Thakar et al. 26 Utility of the point of care CD4 analyzer, PIMA,to enumerate CD4 counts in the field settings in India. AIDS Research and Therapy 2012, 9:

4. Sukapirom K, Onlamoon N, Thepthai C, Polsrila K, Tassaneetrithep B, Pattanapanyasat K. Performance evaluation of the Alere PIMA CD4 test for monitoring HIV-infected individuals in resource-constrained settings. J Acquir Immune Defic Syndr. Oct 1,201158(2):141-7.

MÔ TẢ MỘT SỐ ĐẶC ĐIỂM VÀ HÀNH VI NGUY CƠ LÂY NHIỄM HIV

Ở HỌC VIÊN TẠI TRUNG TÂM CHỮA BỆNH - GIÁO DỤC - LAO ĐỘNG XÃ HỘI TỈNH HÀ NAM NĂM 2011
Nguyễn Ngọc Ánh, Đinh Ngọc Hải, Trần Đắc Phu

Trung tâm Phòng chống HIV/AIDS tỉnh Hà Nam

Cục Quản lý môi trường y tế - Bộ Y tế
TÓM TẮT

Nghiên cứu một số đặc điểm học viên cai nghiện ma tuý thuộc Trung tâm Chữa bệnh - Giáo dục - Lao động xã hội (gọi tắt là Trung tâm 06) được thực hiện theo phương pháp nghiên cứu mô tả cắt ngang với cỡ mẫu bao gồm 300 đối tượng nhằm nâng cao hiệu quả của công tác cai nghiện nói chung và triển khai điều trị nghiện các chất dạng thuốc phiện bằng thuốc thay thế nói riêng. Kết quả cho thấy loại ma túy mà đối tượng đã từng sử dụng chủ yếu là heroine (80,6% ; hình thức sử dụng ma túy của đối tượng chủ yếu là tiêm chích: 87,7%. Có 23,2% số đối tượng dùng lại bơm kim tiêm của người khác và 26,6% số đối tượng đưa bơm kim tiêm của mình đã dùng cho người khác dùng lại. Chỉ có 39,3% số đối tượng nghiên cứu có dùng chung bơm kim tiêm khi tiêm chích ma túy thường xuyên làm sạch bơm kim tiêm trước khi dùng chung. Phương pháp làm sạch bơm kim tiêm chủ yếu bằng biện pháp súc nước lạnh (69,9%) hoặc nước nóng nước nóng (25,0)%.

SUMMARY

This study aims to explore some characteristics of drug addiction detainees in Rehabilitation center (06 center). This study was a cross-sectional study with 300 subjects sampling. This study proposes to improve the efficiency of the overall detoxification and treatment implementation of opiate addiction with alternative medicine in particular. The results showed that the drug has been used objects mainly heroine (80.6%); forms of drug use is the primary target injection with 87.7%. There is 23.2% of objects reuse syringes and 26.6% of objects giving their used needles to other people. Only 39.3% of the study subjects shared needles frequent injecting drug users clean needles before using them. Methods clean needles mainly by cold-water (69.9%) or hot water (25.0%).

ĐẶT VẤN ĐỀ

Tại tỉnh Hà Nam tính đến ngày 16 tháng 02 năm 2011 lũy tích số người nhiễm HIV là 1.206 người, trong đó số chuyển sang giai đoạn AIDS là 637 và tử vong do AIDS là 395; Hình thái lây truyền chủ yếu qua đường TCMT chiếm tỷ lệ 52,5%. Về tệ nạn ma túy tại tỉnh Hà Nam, tính đến ngày 30 tháng 4 năm 2010 toàn tỉnh có 1.283 người nghiện ma túy có hồ sơ kiểm soát trong đó nam giới là 1.264 và nữ là 19 người; do vậy nguy cơ lây nhiễm HIV trong nhóm này là rất cao.

Để góp phần giải quyết vấn đề gia tăng tỷ lệ lây nhiễm HIV trong nhóm tiêm chích ma túy và từng bước nâng cao hiệu quả của công tác cai nghiện nói chung và tổ chức, triển khai điều trị nghiện các chất dạng thuốc phiện bằng thuốc thay thế nói riêng, chúng tôi tiến hành nghiên cứu “một số đặc điểm của học viên cai nghiện tại Trung tâm Chữa bệnh - Giáo dục - Lao động xã hội (gọi tắt là Trung tâm 06) tỉnh Hà Nam năm 2011”.

Mục tiêu nghiên cứu:

Xác định một số đặc điểm của học viên cai nghiện tại Trung tâm 06 tỉnh Hà Nam nhằm phục vụ việc triển khai điều trị nghiện các chất dạng thuốc phiện bằng thuốc thay thế khác góp phần giải quyết sự gia tăng tỷ lệ lây nhiễm HIV trong nhóm tiêm chích ma tuý.



ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

Nghiên cứu được tiến hành trong khoảng thời gian từ tháng 4 năm 2011 đến tháng 10 năm 2011. Áp dụng phương pháp nghiên cứu dịch tễ học mô tả, điều tra ngang thông qua biểu mẫu thu thập thông tin thiết kế sẵn. Đối tượng nghiên cứu là toàn bộ học viên tại Trung tâm cai nghiện 06 tỉnh Hà Nam tại thời điểm nghiên cứu với cỡ mẫu là 300.

Điều tra viên trực tiếp là cán bộ của Trung tâm Phòng, chống HIV/AIDS Hà Nam. Xử lý và phân tích số liệu theo phương pháp thống kê ứng dụng trong y sinh học.

KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ BÀN LUẬN

1. Một số đặc điểm của đối tượng nghiên cứu

Bảng 1. Phân bố đối tượng nghiên cứu theo địa dư



Đơn vị hành chính

Số lượng

Tỷ lệ (%)

Thành phố Phủ Lý

65

21,7

Huyện Thanh Liêm

51

17,0

Huyện Duy Tiên

43

14,3

Huyện Kim Bảng

34

11,3

Huyện Bình Lục

32

10,7

Huyện Lý Nhân

32

10,7

Các tỉnh khác

43

14,3

Tổng

300

100,0

Kết quả bảng 1 cho thấy học viên cai nghiện tại Trung tâm 06 có hộ khẩu thường trú chủ yếu ở tỉnh Hà Nam trong đó thành phố Phủ Lý chiếm tỷ lệ cao nhất là 21,7%. Số đối tượng ngoại tỉnh là 14,3% và phần lớn là các đối tượng cai nghiện tự nguyện.

Bảng 2. Phân bố đối tượng nghiên cứu theo nhóm tuổi



STT

Nhóm tuổi

Số lượng

Tỷ lệ (%)

1

≤ 19

8

2,7

2

20 - 24

55

18,3

3

25 - 29

81

27,0

4

30 - 34

66

22,0

5

35 - 39

52

17,3

6

40 - 44

28

9,3

7

≥ 45

10

3,4




Tổng số

300

100,0

Kết quả bảng 2 cho thấy tuổi học viên chủ yếu ở nhóm tuổi từ 20 - 39, trong đó nhóm tuổi 25 - 29 chiếm tỷ lệ cao nhất là 27,0%.

Bảng 3. Phân bố đối tượng nghiên cứu theo nghề nghiệp



STT

Nghề nghiệp

Số lượng

Tỷ lệ (%)

1

Lao động tự do

170

56,7

2

Nghề nghiệp ổn định

89

29,7




- Lái xe

31

10,3

- Công nhân

22

7,3

- Làm ruộng

20

6,7

- Dịch vụ nhà hàng

11

3,7

- Cán bộ, viên chức

5

1,7

3

Học sinh, sinh viên

4

1,3

4

Thất nghiệp

37

12,3




Tổng

300

100,0

Trước khi vào cai nghiện tại Trung tâm 06 các học viên không có nghề nghiệp ổn định, lao động tự do chiếm tỷ lệ 56,7%. Tỷ lệ có nghề nghiệp ổn định là 29,7%.

Bảng 4. Phân bố đối tượng nghiên cứu theo giới tính và tình trạng hôn nhân



Giới tính

Hôn nhân


Nam

Nữ

Chung

Số lượng

Tỷ lệ (%)

Số lượng

Tỷ lệ (%)

Số lượng

Tỷ lệ (%)

Chưa kết hôn

128

42,7

6

2,0

134

44,7

Đã kết hôn

162

54,0

4

1,3

166

55,3

Tổng

290

96,7

10

3,3

300

100

Goá

0

0,0

3

1,0

3

1,0

Ly thân, ly dị

19

6,3

0

0,0

19

6,3

Từ kết quả của bảng 4 cho thấy các học viên cai nghiện tại Trung tâm chủ yếu là nam giới chiếm tỷ lệ 96,7%; chỉ có 3,3% là nữ giới trong đó đã kết hôn ở nam giới là 54,0% và ở nữ giới là 1,3%.



Biểu đồ 1. Tỷ lệ tái nghiện quay trở lại trung tâm để cai nghiện của đối tượng nghiên cứu
Biểu đồ 1 cho thấy số học viên cai nghiện lần đầu tại Trung tâm Chữa bệnh - Giáo dục - Lao động xã hội tỉnh Hà Nam là 57,9%. Có 40,1% số học viên tái nghiện quay trở lại cai tại Trung tâm lần thứ 2 và 2,0% cai lần thứ 3.

2. Hành vi sử dụng ma túy và kiến thức, thái độ, thực hành phòng lây nhiễm HIV/AIDS của đối tượng nghiên cứu



Biểu đồ 2. Hình thức sử dụng ma túy của đối tượng nghiên cứu

Biểu đồ 2 cho thấy trong tổng số 300 học viên cai nghiện được hỏi có tới 87,7% (263 học viên) sử dụng ma túy bằng đường tiêm chích và chỉ có 12,3% sử dụng ma túy bằng đường hút hít.

Bảng 5. Hình thức sử dụng ma túy theo thời gian nghiện

Hình thức

Thời gian nghiện



Chích (n=263)

Hút, hít (n=37)

Số lượng

Tỷ lệ (%)

Số lượng

Tỷ lệ (%)

< 1 tháng

02

0,7

14

37,8

1tháng - 2 năm

104

39,6

20

54,0

> 2 năm

157

59,7

3

8,2

Tổng

263

100

37

100

Tiến hành nghiên cứu sâu về hình thức sử dụng ma tuý cho thấy khi đã nghiện thời gian dài thì phần lớn các đối tượng chuyển từ đường hút sang chích. Cụ thể ở nhóm tiêm chích có 0,7% đối tượng nghiện dưới 1 tháng và 59,7% là đối tượng nghiện trên 2 năm. Tuy vậy ở nhóm nghiện dạng hút thì chỉ có 8,2% đối tượng nghiện trên 2 năm.

Bảng 6. Loại ma tuý sử dụng của đối tượng nghiên cứu (n=300)



STT

Loại ma tuý sử dụng

Số lượng

Tỷ lệ (%)

1

Heroine

242

80,6

2

Cần sa, tài mà

108

36,0

3

Thuốc lắc

16

5,3

4

An thần, khác

45

15,0

Kết quả trên cho thấy loại ma túy mà đối tượng sử dụng trước khi cai nghiện chiếm tỷ lệ cao là Heroine (80,6%) rồi đến cần sa (36,0%).



Каталог: bitstream -> VAAC 360 -> 114
114 -> Đào Việt Tuấn Trung tâm Phòng, chống hiv/aids hải Phòng
VAAC 360 -> CỤc phòNG, chống hiv/aids
VAAC 360 -> XÂy dựng phưƠng pháp in-house đo tải lưỢng VI rút hiv- 1 BẰng kỹ thuật real time rt-pcr nguyễn Thùy Linh *,, Dunford, Linda*,, Dean, Jonathan*,, Nguyễn Thị Lan Anh *,, Carr, Michael *,, Coughlan, Suzie*,, Connell, Jeff *, Nguyễn Trần Hiển
VAAC 360 -> DỰ BÁo nhu cầu và ngân sách sử DỤng thuốc arv tại việt nam (2011 2015)
VAAC 360 -> Danh sách bài báO ĐĂng trên kỷ YẾu hội nghị khoa học quốc gia lần thứ IV
VAAC 360 -> CỤc phòNG, chống hiv/aids báo cáo kết quả nghiên cứU ĐỀ TÀi cấp cơ SỞ
VAAC 360 -> Trung tâm phòNG, chống hiv/aids thanh hóa báo cáo kết quả nghiên cứU ĐỀ TÀi cấp cơ SỞ

tải về 3.39 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
  1   2   3   4   5   6   7   8   9   ...   22




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương