Ủy ban nhân dân tỉnh hậu giang sở khoa học và CÔng nghệ BÁo cáo kết quả nghiên cứU khoa họC



tải về 5.8 Mb.
trang1/22
Chuyển đổi dữ liệu25.03.2018
Kích5.8 Mb.
#36602
  1   2   3   4   5   6   7   8   9   ...   22
ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH HẬU GIANG

SỞ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ


BÁO CÁO KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU KHOA HỌC

ĐỀ TÀI CẤP TỈNH
PHÒNG TRỊ BỆNH THỐI RỄ (Fusarium spp.)

VÀ THỐI NÕN (Phytophthora spp.) TRÊN CÂY

KHÓM (DỨA) BẰNG BIỆN PHÁP SỬ DỤNG

NẤM ĐỐI KHÁNG Trichoderma spp. VÀ

PHÒNG TRỪ TỔNG HỢP (IPNM)

TẠI TỈNH HẬU GIANG

Cơ quan chủ trì: TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ

Chủ nhiệm đề tài: Ths. DƯƠNG MINH


HẬU GIANG-2010

ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH HẬU GIANG

SỞ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ


BÁO CÁO KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU KHOA HỌC

ĐỀ TÀI (DỰ ÁN) CẤP TỈNH
PHÒNG TRỊ BỆNH THỐI RỄ (Fusarium spp.)

VÀ THỐI NÕN (Phytophthora spp.) TRÊN CÂY

KHÓM (DỨA) BẰNG BIỆN PHÁP SỬ DỤNG

NẤM ĐỐI KHÁNG Trichoderma spp. VÀ

PHÒNG TRỪ TỔNG HỢP (IPNM)

TẠI TỈNH HẬU GIANG

Cơ quan chủ trì: TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ

Chủ nhiệm đề tài: Ths. DƯƠNG MINH

HẬU GIANG-2010

I. THÔNG TIN CHUNG VỀ ĐỀ TÀI

1. Tên đề tài (dự án): “Phòng trị bệnh thối rễ (do Fusarium sp.) và thối nõn (do Phytophthora sp.) trên cây khóm (dứa) bằng nấm đối kháng sinh học Trichoderma spp. và biện pháp tổng hợp (IPNM) tại tỉnh Hậu Giang”

Lĩnh vực: Phòng trừ sinh học dịch bệnh hại cây.

2. Chủ nhiệm đề tài: Ths. Dương Minh

3. Tổ chức chủ trì: Trường Đại học Cần Thơ

Địa chỉ: Đường 3/2, Thành phố Cần Thơ Số điện thoại: 07103-832663

4. Danh sách cán bộ tham gia chính (tên, học vị, chức danh, đơn vị công tác):


Họ và tên

Học vị

Đơn vị công tác

Lê Phước Thạnh

Kỹ sư

Bộ môn Bảo Vệ Thực Vật, Khoa Nông nghiệp & SHƯD, ĐHCT

Lê Bảo Ti

Kỹ sư

Bộ môn Bảo Vệ Thực Vật, Khoa Nông nghiệp & SHƯD, ĐHCT

Trần Ngọc Thúy

Kỹ sư

Bộ môn Bảo Vệ Thực Vật, Khoa Nông nghiệp & SHƯD, ĐHCT

Trần Nguyên Vũ

Kỹ sư

Trồng Trọt K28

5. Thời gian thực hiện đã được phê duyệt:

Năm bắt đầu : Tháng 5/2005 Năm kết thúc: Tháng 5/2007

6. Thời gian kết thúc thực tế (thời điểm nộp báo cáo kết quả): 24/12/2008

7. Kinh phí thực hiện đề tài: 180.000.000 đồng (Một trăm tám mươi triệu đồng)



II. KẾT QUẢ THỰC HIỆN CỦA ĐỀ TÀI

1. Kết quả nghiên cứu:

1.1. Ý nghĩa khoa học của kết quả nghiên cứu

Đề tài phần lớn đã áp dụng tiến bộ khoa học công nghệ cao trong việc triển khai thí nghiệm và ứng dụng thực tiễn. Các thí nghiệm đều được bố trí đúng phương pháp, thu thập số liệu nghiêm túc, xử lý thống kê đầy đủ, do đó kết quả có giá trị khoa học cao.

1.2. Ý nghĩa thực tiễn và khả năng ứng dụng kết quả khoa học.

Đề tài có thể ứng dụng, phát triển khoa học-công nghệ, trong nghiên cứu, giảng dạy và trong sản xuất. Kết quả có triển vọng để chuyển giao và áp dụng rộng rãi trong sản xuất.

2. Các sản phẩm khoa học (nếu có)

Bài báo cáo Tổng kết khoa học và luận văn tốt nghiệp Đại học.



3. Kết quả tham gia đào tạo (nếu có)

Đề tài là đối tượng nghiên cứu cho 01 luận văn tốt nghiệp đại học và hỗ trợ hợp đồng cho 02 cán bộ nghiên cứu của đơn vị trong 02 năm.



4. Các kết quả khác (nếu có)

Trichoderma phòng trị rất có hiệu quả bệnh thối rễ và thối nõn trên khóm tại tỉnh Hậu Giang. Từ đó giúp giảm thiểu nguy cơ ô nhiễm môi trường và môi sinh do việc sử dụng thuốc trừ bệnh hóa học lâu dài. Việc sử dụng phân hữu cơ kết hợp với Trichoderma ngoài khả năng phòng trừ bệnh cây cũng đã dần dần giúp nông dân tạo tập quán sử dụng phân hữu cơ trong canh tác khóm, đồng thời còn giúp cải thiện được phẩm chất sản phẩm, cải thiện tính chất đất đai... hình thành các vùng canh tác nông nghiệp theo hướng bền vững tại tỉnh nhà.

Cần Thơ, ngày tháng năm 2010

Xác nhận của tổ chức chủ trì Chủ nhiệm đề tài

(Ký tên và đóng dấu)
TÓM LƯỢC
Đề tài “Phòng trị bệnh thối rễ (Fusarium spp.) và thối nõn (Phytophthora spp.) trên cây khóm (dứa) bằng biện pháp sử dụng nấm đối kháng Trichoderma spp. và phòng trừ tổng hợp (IPNM) tại tỉnh Hậu Giang” được thực hiện từ tháng 5 năm 2005 đến tháng 5 năm 2007.

Kết quả nghiên cứu của đề tài đã đạt được một số kết quả như sau:



- Qua khảo sát và điều tra từ các nông hộ (19) trồng khóm tại Vị Thanh, tỉnh Hậu Giang, nhóm nghiên cứu đã phân lập được 10 chủng nấm gây bệnh Fusarium solani, 5 chủng nấm gây bệnh Phytophthora nicotianae (được thử nghiệm qua quy trình Koch) và 50 chủng nấm đối kháng Trichoderma. Qua kết quả thử nghiệm cho thấy hai chủng nấm F. solani F-VTa7 (gây bệnh thối rễ) và P. nicotianae P-VTa18 (gây bệnh thối nõn) có thể hiện độc tính cao nhất trên cây khóm con qua quy trình Koch.

- Trắc nghiệm hiệu quả đối kháng của 51 chủng Trichoderma đối với các chủng F. solaniP. nicotianae có độc tính trên đĩa petri (in-vitro) cho thấy, chín (9) chủng Trichoderma T-VTa14c, T-VTa16b, T-VTa18b, T-VTa18c, T-VTa20a, T-VTa23c, T-VTa24a, T-VTa24c và T-VTa25a có khả năng đối kháng tốt và ổn định đối với bệnh thối rễ trên khóm do nấm F. solani và sáu (6) chủng nấm T-VTa14c, T-VTa15a, T-VTa16b, T-VTa17a, T-VTa18b, T-VTa18c có hiệu suất đối kháng cao và ổn định đối với bệnh thối nõn trên khóm do nấm P. nicotianae.

- Trong điều kiện nhà lưới, các chủng Trichoderma T-BM2a, T-VTa14c, T-VTa16b, T-VTa18b, T-VTa18c đều có khả năng đối kháng mạnh với F. solani (F-VTa7) và P. nicotianae (P-VTa18) gây bệnh trên khóm con so với 2 loại thuốc trừ bệnh hóa học Appencard Super 75 DF (phòng trị Fusarium) và Curzate M-8 72 WP (phòng trị Phytophthora). Trong các chủng này, 2 chủng T-BM2a và T-VTa18b tỏ ra có hiệu quả cao trong việc khống chế bệnh hại.

- Dựa vào điều kiện canh tác của nông dân, trong ba mô hình thí nghiệm thực hiện ngoài đồng thực hiện tại thị xã Vị Thanh (tỉnh Hậu Giang) đã cho thấy việc xử lý các chủng Trichoderma triển vọng riêng lẻ hay phối hợp đều có khả năng khống chế bệnh thối rễ và thối nõn. Kết quả này thể hiện qua khả năng phục hồi phục hồi rễ cao, cấp bệnh trên lá giảm và mật số của Trichoderma đều tăng so với các nghiệm thức không xử lý. Việc xử lý bệnh trên ruộng khóm với sự phối hợp các chủng Trichoderma đã giúp kéo dài hiệu quả phòng trị bệnh và giúp cây phát triển tốt.

- Trichoderma đáp ứng tốt với các khoáng N, P, K, Ca và Mg khi được nuôi cấy trong môi trường PDB. Cung cấp đạm ở dạng (NH4)2SO4 (28 mmol), KH2PO4 (4 µmol), CaSO4 (1,25 mmol) và MgSO4 (32 µmol) là tốt nhất cho sự phát triển sợi nấm và sinh bào tử của chủng Trichoderma T-BM2a.



MỤC LỤC





Trang

THÔNG TIN CHUNG VỀ ĐỀ TÀI

ii

TÓM LƯỢC

iv

MỤC LỤC

v

DANH SÁCH CHỮ VIẾT TẮT

vii

DANH SÁCH HÌNH

vii

DANH SÁCH BẢNG

viii

MỞ ĐẦU

1

CHƯƠNG 1: LƯỢC KHẢO TÀI LIỆU

2

1.1 Nấm Trichoderma

2

1.1.1 Khả năng tiết enzym tác dụng đối kháng của Trichoderma trong việc phòng trừ sinh học bệnh hại cây trồng

2

1.1.2 Những yếu tố ảnh hưởng đến sự phát triển và hoạt động đối kháng của Trichoderma

4

1.2 Nấm Phytophthora

6

1.2.1 Sự phân bố của Phytophthora

6

1.2.2 Đặc điểm gây hại của Phytophthora

7

1.3 Nấm Fusarium

7

1.3.1 Sự phân bố của Fusarium

7

1.3.2 Đặc điểm gây hại của Fusarium

8

1.4 Dinh dưỡng trên khóm (dứa)

9

CHƯƠNG 2: PHƯƠNG TIỆN VÀ PHƯƠNG PHÁP

11

2.1 Sưu tập nấm gây bệnh và nấm đối kháng tại thị xã Vị Thanh, Hậu Giang

11

2.2 Xác định tác nhân gây bệnh thối rễ và thối nõn qua quy trình Koch

12

2.3 Trắc nghiệm hiệu quả đối kháng của Trichoderma đối với Fusarium solaniPhytophthora nicotianae đã phân lập được

12

2.4 Khảo sát khả năng đối kháng của các chủng Trichoderma đối với Fusarium solaniPhytopthora nicotianae trong điều kiện nhà lưới

13

2.5 Mô hình đánh giá khả năng đối kháng của các chủng Trichoderma triển vọng đối với bệnh thối rễ (do Fusarium solani) và thối nõn (do Phytophthora nicotianae) trên ruộng trồng khóm

14

2.6 Nghiên cứu tác động của các dinh dưỡng khoáng N, P, K, Ca và Mg lên sự phát triển và hình thành bào tử của Trichoderma T-BM2a

16

CHƯƠNG 3: KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN

18

3.1 Kết quả điều tra

18

3.2 Khả năng tác gây hại của các tác nhân gây bệnh thối rễ và bệnh thối nõn qua quy trình Koch

18

3.3 Hiệu quả đối kháng của các chủng Trichoderma dựa trên khả năng ức chế sự phát triển sợi nấm của các chủng F. solaniP. nicotianae

21

3.4 Hiệu quả đối kháng của các chủng Trichoderma đối với nấm bệnh F. solaniP. nicotianae trên cây khóm trồng trong điều kiện nhà lưới

25

3.5 Khả năng đối kháng giúp phục hồi rễ và nõn của năm chủng Trichoderma có triển vọng đối với bệnh thối rễ, thối nõn do F. solaniP. nicotianae trên ruộng trồng khóm

29


tải về 5.8 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
  1   2   3   4   5   6   7   8   9   ...   22




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương