Họ và tên: Nguyễn Lục Gia Hân Lớp: 09-qtkd3 mssv: 0950090093 Giảng viên: Trần Thị Lệ Hoa Môn: Kỹ năng thuyết trình



tải về 31.65 Kb.
trang1/10
Chuyển đổi dữ liệu27.02.2022
Kích31.65 Kb.
#50847
  1   2   3   4   5   6   7   8   9   10
13. Nguyễn Lục Gia Hân


Họ và tên: Nguyễn Lục Gia Hân

Lớp: 09-QTKD3

MSSV: 0950090093

Giảng viên: Trần Thị Lệ Hoa

Môn: Kỹ năng thuyết trình

Bài làm

Câu 1. Nêu các bước chuẩn bị một bài thuyết trình?

_ Xác định rõ mục tiêu của bài thuyết trình

_ Tim hiểu khán, thính giả

_ Lựa chọn chủ đề và giới hạn các vấn đề thuyết trình

_ Chuẩn bị nội dung

_ Chuẩn bị các thông tin và các tài liệu liên quan

_ Soạn bài thuyết trình bằng powerpoint

_ Luyện tập trước bài thuyết trình và chỉnh sửa



Câu 2: Nêu và phân tích các bước chuẩn bị một bài thuyết trình?

  • Xác định rõ mục tiêu của bài thuyết trình:

Nhiệm vụ của người thuyết trình là hướng đến lợi ích chung của đám đông, không phải để thể hiện thương hiệu cá nhân hay cái tôi của mình. Do vậy, mục tiêu của một thuyết trình là hướng cho người khác thay đổi tốt hơn, nêu lên một thông điệp hoặc để giải quyết vấn đề đó theo hướng tích cực.

  • Tìm hiểu người nghề/ khán thính giả:

Thành công của một bài thuyết trình không chỉ phụ thuộc vào yếu tố chủ quan của diễn giả mà cả của thính giả. Việc thính giả có thể nghe và hiểu được điều mình nói hoặc đồng cảm với thông điệp mà mình đưa ra thì đó mới là thành công thực sự của 1 người thuyết trình. Ông bà xưa của ta có câu “Biết mình, biết người, trăm trận, trăm thắng” mà đúng không ạ, việc phân tích diễn giả và thính giả giúp chúng ta có những giải pháp hữu hiệu cho bài thuyết trình của mình.

_ Phân tích thính giả (Người nghe):

+ Vậy thì phân tích về thính giả là phân tích về cái gì? Đầu tiên cta cần thu thập những thông tin cơ bản của người nghe như là: Tuổi tác, nghề nghiệp, Trình độ học vấn và chuyên môn, vị trí công việc. Khi phân tích thính giả, thì điều quan trọng cta cầ phải phân tích đó là: Đối tượng người nghe mình là ai? Họ làm công việc gì? Tại sao họ lại nghe minh? Và họ sẽ nghe như thế nào?.. Càng hiểu về thính giả thì chúng ta càng tự tin thuyết trình, đáp ứng nhu cầu thính giả

_ Phân tích diễn giả (Người nói): diễn giả ở đây chính là mình

+ Hãy đặt những câu hỏi cho chính mình để tìm hiểu: Ta Mong đạt được gì? Điều ta nói Có thể ảnh hưởng tới thỉnh giả như thế nào? Ta đã am hiểu về vấn đề trình bày chưa? Đã nắm vững nội dung, có đủ tư liệu, thông tin để trình bày hay không? Năng lực, cương vị của bản thân có dễ được người nghe chấp nhận hay không? Từ đó, ta có thể xác định phương pháp tiếp cận hiệu quả nhất cho bài thuyết trình.


  • Lựa chọn chủ đề và giới hạn các vấn đề thuyết trình:

_ Trong trường hợp cta được tư do chọn chủ đề thì công việc đầu tiên cta cần làm đó là chọn chủ đề thuyết trình mà ta thấy yêu thích và am hiểu và cảm thấy phù hợp với thính giả nhất. Đây là yếu tố đầu tiên quyết định sự thành công của bài thuyết trình. Bởi vì khi mình hiểu đc chủ đề thuyết trình đó thì mình có thể diễn giải nó 1 cách trơn tru và hoàn hảo nhất có thể

  • Chuẩn bị nội dung:

_ Bất kỳ một bài văn hay một bài thuyết trinh nào đó đều có 3 phần: (1) Mở bài, (2) Thân bài và (3) Kết luận. Tuy nhiên, việc tổ chức và thể hiện các phần như thế nào lại là vấn đề khác. Khi chuẩn bị bải thuyết trình, chúng ta đều có những câu hỏi trong đầu như: Làm thể nào để có một mở bài hay, sắc nhọn, lôi cuốn người nghe Làm thể nào để có một thân bài chặt chẽ, nội dung phong phủ, phù hợp với đối tượng nghe mình? Làm thế nào để có một kết luận chắc chắn, dễ nhớ và đi vào lòng người? Cả ba câu hỏi trên có thể trả lời băng cách thiết kế được cấu trúc bài chặt chẽ, logic. Cấu trúc bài bài thuyết trình được mô phỏng giống như “Cái đinh".

_Phần mở bài (Mũi đinh): Phần mở bài được mô phỏng giống như cái mũi định phải thật sắc nhọn thì mới xuyên được qua lớp gỗ đầu tiên. Vì vậy, phần mở bài phải ngắn gọn, sắc sảo, bao hãm được chủ để thuyết trinh để :

+ Thu hút người nghe ngay từ khi bắt đầu thuyết trình

+ Tạo bầu không khi ban đầu

+ Giúp người nghe chuyển từ trạng thái thiếu tập trung sang trạng thái lắng nghe.

_ Phần thân bài (Thân đinh):

+ Phần thân bài được mô phỏng giống như cái Thân đinh, Thân đỉnh cần chắc chắn, độ dài vừa dù, mức độ to nhỏ phủ hợp với vật cần đóng đỉnh. Điều này có nghĩa là, phần thân của bài thuyết trinh cần được thiết kế phù hợp với trình độ và kinh nghiệm của người nghe, và phải phù hợp với thời gian và bối cảnh của hội trường. Nếu như Một bài thuyết trình mà quá ngắn với một khoảng thời gian dài là không phù hợp. Ngược lại một bài thuyết trình quá dài, nội dung phức tạp trong một khoảng thời gian quá ngắn cũng không thích hợp

+ Nội dung thuyết trình phải được cấu trúc một cách hệ thống, trong đó đảm bảo tính logic, tính chặt chẽ và tỉnh hợp lý. Cta ko thể nào lm 1 cái thân bài với 1 2 slide nội dung chính còn trong khi đó nội dung phụ lại chiếm tới 5 6 slide. Như vậy người nghe sẽ nghe không hiểu ý mà cta đang nói và cũng đừng tham lam đưa quá nhiều nội dung vào một bài thuyết trình vì khán giả khó theo dõi.

_ Phần kết luận (Mũ định):

+ Nếu phần Mở bài được ví như mũi đinh và thân bài được ví như thân định thì phần kết luận giống như mũ định để giữ cho chiếc định đó đóng được chắc chắn và không bị tụt vào bên trong. Giống như vậy, sau khi trình bày xong, người thuyết trình cần phải tóm tắt lại những nội dung chính của bài, giúp cho thính giả lưu lại những điểm quan trọng và có ấn tượng về diễn giả và bài thuyết trình. Và có một điều đó là phần kết luận không đc thêm bất kì 1 ý mới nào



  • Chuẩn bị các thông tin và các tài liệu liên quan:

_ Người thuyết trình cần phải nắm rõ các tài liệu liên quan đến vấn đề thuyết trình, nắm bắt được các số liệu, văn bản 1 cách chính xác nhất. Đặc biêt là đối với các vấn đề nhạy cảm như là thông tin về thời sự thì trước khi thuyết trình ít nhất 1 ngày thì người thuyết trình cần cập nhập thông tin lại một lần nữa để đưa ra sô liệu chính xác hơn.

  • .Soạn bài thuyết trình bằng powerpoint:

_ Hiện nay, việc thuyết trình bằng powerpoint là hình thức thuyết trình rất phổ biến bởi nó có nhiều lợi thế về tính trực quan. Tuy nhiên, để thực sự phát huy hiệu quả của hình thức thuyết trình này thì cần phải nắm được các kỹ năng cơ bản trong việc soạn thảo, thiết kế các slide. Mặc dù việc tạo các slide tuy không khó, nhưng thiết kế các slide thuyết trình sao cho ẩn tượng và logic thì lại không đơn giản, bởi nó không chỉ thể hiện trình độ và sự chuyên nghiệp của bạn, mà còn thể hiện sự chuẩn bị chu đáo, cẩn thận với vấn đề cần trình bày.

  • Luyện tập trước bài thuyết trình và chỉnh sửa:

_ Bước cuối cùng quan trọng nhất và thường hay bị bỏ qua nhất, đó là tập luyện trước khi thuyết trình.

_ Mục đích luyện tập: Để tập luyện các động tác cơ bản tự tin đứng trước đám đông. Tập làm sao để nói to, rõ rằng, thong thá, thuần thục, không quá nhánh, quá chậm, có điểm nhất điểm dừng... nhằm thu hút được người nghe luôn tập trung về phía minh. Em thấy các bạn trong quá trình thuyết trình thì đa số các bạn thường nìn vào khoảng không hoặc nhìn vào một vật cố định, thì như vậy sẽ không tạo đc sự giao tiếp đối với thính giả trong quá trình à mình thuyết trình. Quá trình tập luyện để biết được những điểm mạnh để tiếp tục phát huy và làm tốt hơn, những điểm hạn chế để chỉnh sửa, khắc phục kể cả nội dung và phương pháp.




tải về 31.65 Kb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
  1   2   3   4   5   6   7   8   9   10




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương