Hà Nội, ngày 14 tháng 02 năm 2014



tải về 21.92 Kb.
Chuyển đổi dữ liệu10.08.2016
Kích21.92 Kb.
#15203


BỘ NÔNG NGHIỆP

VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN


Số: 210/QĐ-BNN-TY




CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆTNAM

Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

Hà Nội, ngày 14 tháng 02 năm 2014



QUYẾT ĐỊNH

Ban hành Kế hoạch hành động ứng phó khẩn cấp với các chủng vi rút

cúm nguy hiểm có khả năng lây sang người



BỘ TRƯỞNG BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN


Căn cứ Nghị định số 199/2013/NĐ-CP ngày 26 tháng 11 năm 2013 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn;

Căn cứ Quyết định số 13/2004/QĐ-TTg ngày 28 tháng 01 năm 2004 của Thủ tướng chính phủ về việc thành lập Ban chỉ đạo quốc gia phòng chống dịch cúm gia cầm;

Căn cứ Pháp lệnh Thú y ban hành ngày 29 tháng 4 năm 2004;

Căn cứ Nghị định số 33/2005/NĐ-CP ngày 15 tháng 3 năm 2005 của Chính phủ Quy định chi tiết thi hành một số điều của Pháp lệnh Thú y;

Căn cứ chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ tại Công điện số 200/CĐ-TTg ngày 14 tháng 02 năm 2014;

Theo đề nghị của Cục trưởng Cục Thú y,

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Phê duyệt "Kế hoạch hành động ứng phó khẩn cấp với các chủng vi rút cúm nguy hiểm có khả năng lây sang người" với một số nội dung chính như sau (chi tiết theo bản Kế hoạch đính kèm):

1. Mục tiêu:

Mục tiêu chung: Chủ động phát hiện và sẵn sàng ứng phó nhằm ngăn chặn, giảm thiểu nguy cơ lây nhiễm cho người và tác động bất lợi nếu vi rút cúm A/H7N9 xâm nhập vào Việt Nam.

Mục tiêu cụ thể:

- Giảm thiểu nguy cơ vi rút cúm A/H7N9 xâm nhập vào Việt Nam qua hoạt động nhập lậu gia cầm, sản phẩm gia cầm.

- Phát hiện sớm, xử lý kịp thời ngay khi vi rút cúm A/H7N9 xâm nhập vào Việt Nam.

- Giảm thiểu nguy cơ vi rút cúm A/H7N9 lây nhiễm cho đàn gia cầm và cho người.

- Giảm thiểu tác động tiêu cực cho kinh tế, xã hội.

2. Phương pháp tiếp cận: Phương pháp "Một sức khỏe", trong đó có sự hợp tác chặt chẽ giữa ngành thú y với các ngành khác như y tế, quản lý thị trường, hải quan, bộ đội biên phòng, công an, chính quyền địa phương và các tổ chức quốc tế nhằm triển khai các biện pháp toàn diện, hiệu quả nhất, đảm bảo đạt được các mục tiêu đã đề ra. Kế hoạch hành động được xây dựng dựa trên các tình huống sau:

Tình huống 1: Chưa phát hiện vi rút cúm A/H7N9 trên gia cầm, môi trường và trên người.

Tình huống 2: Chưa phát hiện vi rút cúm A/H7N9 trên gia cầm và môi trường, nhưng có người mắc bệnh.

Tình huống 3: Phát hiện vi rút cúm A/H7N9 trên gia cầm hoặc môi trường, nhưng chưa có người mắc bệnh.

Tình huống 4: Phát hiện vi rút cúm A/H7N9 trên gia cầm hoặc môi trường và có người mắc bệnh.

3. Cơ chế tài chính

- Ngân sách nhà nước hỗ trợ có mục tiêu cho ngân sách trung ương và địa phương đảm bảo kinh phí cho các hoạt động phòng chống dịch cúm gia cầm.



+ Ngân sách trung ương: Đảm bảo kinh phí chỉ đạo, kiểm tra công tác phòng chống dịch, phòng chống buôn lậu gia cầm vào trong nước, tổ chức giám sát phát hiện và phân lập vi rút, tập huấn, hội nghị, hội thảo, nghiên cứu, gửi mẫu đi nước ngoài, công tác truyền thông, tiêu hủy gia cầm và xử lý môi trường.

+ Ngân sách địa phương: Đảm bảo kinh phí chỉ đạo, kiểm tra công tác phòng chống dịch, phòng chống buôn lậu gia cầm vào trong nước, giám sát, tập huấn, hội nghị, hội thảo, gửi mẫu xét nghiệm, thông tin tuyên truyền, chi phí cho các hoạt động phòng chống dịch và hỗ trợ chủ gia cầm, triển khai các biện pháp tại chợ gia cầm, mua sắm dụng cụ, bảo hộ lao động, thuốc sát trùng và triển khai tiêu độc khử trùng, tiêu hủy gia cầm và xử lý môi trường.

- Trước mắt các Bộ, ngành và Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố chủ động sử dụng nguồn kinh phí trong dự toán được giao, nếu có nhu cầu cần bổ sung, đề xuất Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tổng hợp, gửi Bộ Tài chính, Bộ Kế hoạch và Đầu tư báo cáo Thủ tướng Chính phủ xem xét quyết định.

- Huy động nguồn kinh phí viện trợ của các tổ chức quốc tế và các nước để triển khai các hoạt động phòng chống dịch. Kết hợp với các đề án, chương trình, dự án, kế hoạch phòng chống dịch bệnh có liên quan đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt để triển khai, tiết kiệm ngân sách cho nhà nước.

Điều 2. Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chủ động phối hợp với các Bộ, ngành liên quan và Uỷ ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương tổ chức triển khai thực hiện các nội dung của Kế hoạch.

Điều 3. Kế hoạch này sẽ được cập nhật và điều chỉnh thường xuyên, kịp thời tùy theo diễn biến của dịch và quá trình triển khai công tác phòng chống dịch trên thực địa cho phù hợp.

Điều 4. Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày ký. Chánh Văn phòng Bộ, Cục trưởng Cục Thú y, Thủ trưởng các đơn vị liên quan và Chủ tịch Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương và các tổ chức, cá nhân liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.


Nơi nhận:

- Như Điều 3;

- Thủ tướng Chính phủ (để b/c);

- Các Phó Thủ tướng (để b/c);

- Văn phòng Trung ương Đảng (để b/c);

- Văn phòng Chủ tịch nước (để b/c);

- Văn phòng Chính phủ (để b/c);

- Các Bộ thành viên BCĐQGPCDCGC;



- Lưu VT, TY.

BỘ TRƯỞNG

TRƯỞNG BAN CHỈ ĐẠO QGPCDCGC


Cao Đức Phát




tải về 21.92 Kb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương