CỤc thú y cộng hoà XÃ HỘi chủ nghĩa việt nam độc lập Tự do Hạnh phúc



tải về 192.33 Kb.
Chuyển đổi dữ liệu04.08.2016
Kích192.33 Kb.
#11983


BỘ NÔNG NGHIỆP

VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN



CỤC THÚ Y

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Đline 9ộc lập - Tự do - Hạnh phúc

Sline 8ố: 1846/TY-TS

Hà Nội, ngày 17 tháng 10 năm 2014


V/v triển khai nhiệm vụ “Xây dựng giải pháp phòng, chống dịch bệnh đốm trắng và hoại tử gan tụy cấp trên tôm nuôi”







Kính gửi:

- Trung tâm Chẩn đoán Thú y Trung ương;

- Cơ quan Thú y vùng II, III, VI và VII;

- Chi cục Thú y các tỉnh: Quảng Ninh, Nam Định, Hà Tĩnh, Ninh Thuận và Sóc Trăng;

- Chi cục Thủy sản, Chi cục Nuôi trồng thủy sản các tỉnh: Bình Thuận, Bến Tre và Trà Vinh.


Theo số liệu báo cáo của các địa phương, từ năm 2012 đến nay, dịch bệnh đốm trắng trên tôm nuôi đã và đang có chiều hướng gia tăng. Trung bình hàng năm dịch bệnh đốm trắng chiếm khoảng 50% tổng diện tích nuôi tôm bị thiệt hại; dịch bệnh hoại tử gan tụy cấp tuy có giảm về diện tích, nhưng tăng về phạm vi (số xã, huyện, tỉnh) có dịch bệnh; Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN&PTNT) đã chỉ đạo Cục Thú y chủ trì, phối hợp với Tổng cục Thủy sản và các địa phương hướng dẫn người nuôi triển khai nhiều biện pháp phòng, chống. Tuy nhiên, hiệu quả còn chưa cao, dịch bệnh vẫn xảy ra trầm trọng, gây thiệt hại hàng nghìn tỷ đồng cho người dân và ngân sách nhà nước.

Thực hiện ý kiến chỉ đạo của Bộ NN&PTNT về việc triển khai nhiệm vụ “Xây dựng các giải pháp phòng, chống dịch bệnh đốm trắng và hoại tử gan tụy cấp trên tôm”, Cục Thú y đề nghị các đơn vị tổ chức triển khai nhiệm vụ theo nội dung phụ lục đính kèm.

Trong quá trình thực hiện, nếu có vướng mắc gì, đề nghị các đơn vị báo cáo Cục Thú y để phối hợp xử lý./.




Nơi nhận:

- Như trên;

- Bộ trưởng Cao Đức Phát (để b/c);

- TTr. Vũ Văn Tám (để b/c);

- Tổng cục Thủy sản (để p/h);

- Các vụ Kế hoạch, Tài chính, KHCN&MT;

- Sở NN&PTNT các tỉnh liên quan;

- Lãnh đạo Cục;

- Phòng Tài chính;

- Lưu: VT, TS.



KT. CỤC TRƯỞNG

PHÓ CỤC TRƯỞNG

ĐÃ KÝ

Dương Tiến Thể


PHỤ LỤC

Nội dung nhiệm vụ “Xây dựng các giải pháp phòng, chống dịch bệnh đốm trắng và hoại tử gan tụy cấp trên tôm

(Ban hành kèm theo công văn số 1846/TY-TS ngày 17 tháng 10 năm 2014

của Cục Thú y)

I. MỤC ĐÍCH

Có được giải pháp phòng, chống hiệu quả hơn đối với dịch bệnh đốm trắng và hoại tử gan tụy cấp trên tôm nuôi.



II. NỘI DUNG CHÍNH

1. Giám sát lưu hành bệnh, tác nhân gây bệnh đốm trắng (giống Whispovirus thuộc họ Nimaviridae) và gây bệnh hoại tử gan tụy cấp (vi khuẩn Vibrio parahaemolyticus mang gen gây bệnh) trên tôm nuôi

a) Mục đích

- Đánh giá thực trạng nuôi tôm giống và tôm thương phẩm tại một số địa phương trọng điểm về nuôi tôm.

- Đánh giá thực trạng quan trắc môi trường, giám sát dịch bệnh của người nuôi tôm và của các cơ quan chuyên ngành về nuôi trồng, thú y thủy sản.

- Đánh giá mức độ lưu hành virus đốm trắng tại một số địa phương trọng điểm về sản xuất tôm giống và nuôi tôm thương phẩm.

- Xác định một số yếu tố nguy cơ có liên quan đến lưu hành virus đốm trắng và dịch bệnh đốm trắng trên tôm nuôi.

b) Thiết kế

Các nguyên tắc của phương pháp nghiên cứu cắt ngang lặp lại nhiều lần (repeated cross-sectional study) được sử dụng cụ thể như sau:



* Lựa chọn có chủ đích 8 tỉnh: Quảng Ninh, Nam Định, Hà Tĩnh, Ninh Thuận, Bình Thuận, Bến Tre, Trà Vinh và Sóc Trăng. Trong đó:

- Các tỉnh nuôi tôm thương phẩm: Quảng Ninh, Nam Định, Hà Tĩnh, Bến Tre, Trà Vinh và Sóc Trăng.

- Các tỉnh sản xuất tôm giống: Ninh Thuận và Bình Thuận.

* Lựa chọn vùng, cơ sở nuôi tôm: Mỗi tỉnh lựa chọn 30 cơ sở/hộ nuôi tôm (sau đây gọi chung là cơ sở nuôi tôm) theo hình thức bán thâm canh và thâm canh từ các vùng nuôi tôm trọng điểm, cụ thể:

- Trường hợp tỉnh chỉ có 01 vùng nuôi tôm trọng điểm thì chọn ngẫu nhiên 30 cơ sở nuôi tôm để lấy mẫu.

- Trường hợp tỉnh chỉ có 02 vùng nuôi tôm trọng điểm thì chọn ngẫu nhiên 15 cơ sở nuôi tôm/vùng để lấy mẫu.

- Trường hợp tỉnh trên 03 vùng nuôi tôm trọng điểm thì chọn ngẫu nhiên ít nhất 10 cơ sở nuôi tôm/vùng để lấy mẫu.

Các tỉnh lập danh sách các cơ sở nuôi tôm (Phụ lục 1.1), sau đó chọn ngẫu nhiên và ký hiệu mã số (từ 01 – 30) cho các cơ sở nuôi tôm để tiến hành lấy mẫu.

c) Lấy mẫu tại cơ sở nuôi tôm

* Loại mẫu:

- Để xét nghiệm bệnh đốm trắng: Lấy mẫu tôm (bao gồm cả tôm sú và tôm chân trắng) và mẫu giáp xác; tại cơ sở sản xuất tôm giống, lấy mẫu tôm post.

- Để xét nghiệm bệnh hoại tử gan tụy cấp: Lấy mẫu tôm (bao gồm cả tôm sú và tôm chân trắng), mẫu nước và mẫu bùn ở tầng đáy của ao nuôi.

- Lấy mẫu tôm và ghi chép thông tin theo biểu mẫu tại Phụ lục 1.2



* Thời điểm lấy mẫu: Trước lúc thả nuôi 02 tuần và sau khi thu hoạch 02 tuần, liên tục trong 04 tháng (20 tuần), bắt đầu từ 11/2014 đến hết tháng 2/2015; sau khi thu hoạch chỉ lấy mẫu bùn, mẫu nước, mẫu giáp xác ở ao nuôi.

* Tần suất lấy mẫu:

- Lấy mẫu với tần suất 01 lần/tuần.

- Trong suốt quá trình giám sát (20 tuần), không nhất thiết lấy mẫu lặp lại ở cùng một ao, có thể lấy mẫu ở nhiều ao khác nhau, nhưng các ao này đều phải thuộc cơ sở nuôi tôm đã được lựa chọn và gán mã số (từ 01 – 30).

* Số lượng mẫu cho một tỉnh:

- Trường hợp lấy mẫu tại cơ sở sản xuất tôm giống thì lấy 1,5 gram tôm post ở 5 vị trí trong cùng một ao ương nuôi.

- Đối với bệnh đốm trắng:

+ Mẫu tôm: Lấy 25 con tôm ở 5 vị trí khác nhau của mỗi cơ sở nuôi. Tổng số lấy 25 con tôm/cơ sở  30 cơ sở/tỉnh  20 tuần = 15.000 con tôm cho mỗi tỉnh.

+ Mẫu giáp xác: Lấy 05 mẫu/cơ sở  30 cơ sở/tỉnh  20 tuần = 3.000 mẫu.

- Đối với bệnh hoại tử gan tụy cấp:

+ Mẫu tôm: Sử dụng mẫu tôm được lấy để xét nghiệm bệnh đốm trắng để đồng thời xét nghiệm bệnh hoại tử gan tụy cấp.

+ Mẫu nước: Lấy 05 mẫu/cơ sở  30 cơ sở/tỉnh  20 tuần = 3.000 mẫu.

+ Mẫu bùn: 5 mẫu/cơ sở  30 cơ sở/tỉnh  20 tuần = 3.000 mẫu.

* Cách lấy mẫu:

- Đối với mẫu tôm:

+ Tại cơ sở sản xuất tôm giống: Lấy mẫu tôm post ở 5 vị trí khác nhau trong cùng một ao ương nuôi.

+ Tại cơ sở nuôi tôm thương phẩm:

++ Trường hợp cơ sở nuôi tôm chỉ có 01 ao nuôi thì lấy mẫu tại 5 vị trí khác nhau của ao nuôi.

++ Trường hợp cơ sở nuôi tôm có nhiều (trên 02) ao nuôi thì lấy mẫu tại ít nhất 02 ao nuôi; tại mỗi ao nuôi lấy mẫu ở các vị trí khác nhau để đảm bảo tổng số lấy 25 con tôm/cơ sở nuôi.

- Đối với giáp xác, mẫu nước, mẫu bùn: Lấy mẫu tại ít nhất 5 vị trí khác nhau trong cùng một ao lấy mẫu; lấy 100 ml mẫu nước, bùn ở tầng đáy của ao nuôi.

- Quy trình thu mẫu, bảo quản mẫu và vận chuyển mẫu được thực hiện theo Phụ lục 1.3; biên bản giao nhận mẫu được thực hiện theo biểu mẫu tại Phụ lục 1.4



c) Xét nghiệm

- Gộp 05 mẫu của mỗi cơ sở nuôi thành 01 mẫu xét nghiệm.

- Xét nghiệm phát hiện virus đốm trắng và hoại tử gan tụy cấp bằng kỹ thuật PCR.

- Căn cứ đề xuất của Cơ quan Thú y vùng VI và Trung tâm Chẩn đoán Thú y Trung ương, Cục Thú y sẽ ban hành và gửi đến các đơn vị tiêu chuẩn cơ sở xét nghiệm phát biện tác nhân gây bệnh hoại tử gan tụy bằng kỹ thuật PCR để áp dụng.

- Phiếu trả lời kết quả xét nghiệm được thực hiện theo biểu mẫu tại Phụ lục 1.5.

d) Thu thập thông tin về mẫu và các yếu tố nguy cơ

- Thông tin về mẫu được thu thập theo Phụ lục 1.2.

- Thông tin về các yếu tố nguy cơ được thu thập theo Phụ lục 1.6.

- Thông tin về mẫu và yếu tố nguy cơ phải được gửi đến Cơ quan Thú y vùng cùng với mẫu xét nghiệm.

d) Tổ chức thực hiện

* Chi cục Thú y, Chi cục Nuôi trồng thủy sản, Chi cục Thủy sản của các tỉnh (sau đây gọi chung là Chi cục):

- Có văn bản báo cáo các cấp có thẩm quyền về chương trình giám sát.

- Phổ biến nội dung giám sát đến các cơ sở nuôi tôm để họ hợp tác trong việc lấy mẫu, cung cấp thông tin.

- Hướng dẫn chủ cơ sở nuôi tôm hàng ngày đo và ghi chép đầy đủ thông tin về nhiệt độ, độ pH, độ mặn, độ trong, oxy hòa tan, H2S, NO2, NH3 tại các ao nuôi tôm.

- Lập danh sách các vùng nuôi tôm trọng điểm để lựa chọn lấy mẫu; thu thập thông tin từ các cơ sở và địa phương nuôi tôm.

- Lập danh sách các cơ sở nuôi tôm của các vùng được lựa chọn. Từ danh sách đó chọn ngẫu nhiên 30 cơ sở nuôi tôm/tỉnh để lấy mẫu.

- Cử cán bộ kỹ thuật trực tiếp đi lấy mẫu, thu thập thông tin về mẫu, thông tin về các yếu tố nguy cơ.

- Báo cáo kết quả thực hiện về Cục Thú y, Cơ quan Thú y vùng.



* Cơ quan Thú y vùng:

- Hướng dẫn các địa phương triển khai thực hiện, bao gồm cả việc lựa chọn các vùng, cơ sở nuôi tôm, lấy mẫu, thu thập thông tin.

- Chuẩn bị dung cụ lấy mẫu, bảo quản và vận chuyển mẫu từ ao nuôi về phòng thí nghiệm.

- Phân công cán bộ kỹ thuật xuống các địa phương để hướng dẫn, giám sát thực hiện.

- Xét nghiệm mẫu.

- Trả lời kết quả xét nghiệm cho các địa phương theo quy định.

- Tổng hợp thông tin về mẫu, về các yếu tố nguy cơ vào bảng Excel theo hướng dẫn của Cục Thú y; gửi bảng số liệu để Cục Thú y tổng hợp, phân tích báo cáo.

- Báo cáo kết quả thực hiện về Cục Thú y.



* Cục Thú y:

- Điều phối chung mọi hoạt động lấy mẫu, thu thập thông tin.

- Tổng hợp, phân tích dữ liệu.

- Chuẩn bị báo cáo kỹ thuật gửi đến các đơn vị liên quan và Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.

- Tổ chức họp đánh giá kết quả và đề xuất các biện pháp phòng chống.

đ) Thời gian thực hiện: Từ tháng 11/2014 – tháng 4/2015.

e) Kinh phí thực hiện

- Kinh phí của các Chi cục: Chi công tác phí cho cán bộ đi lấy mẫu, gửi mẫu, thu thập thông tin về mẫu và các yếu tố nguy cơ.

- Kinh phí của Trung tâm Chẩn đoán Thú y Trung ương và Cơ quan Thú y vùng: Chi mua dụng cụ lấy mẫu, bảo quản mẫu, xét nghiệm mẫu; hướng dẫn các hoạt động tại thực địa và tổng hợp số liệu giám sát, cụ thể:

+ Trung tâm Chẩn đoán Thú y trung ương: Dụng cụ lấy mẫu và xét nghiệm mẫu của tỉnh Nam Định.

+ Cơ quan Thú y vùng II: Dụng cụ lấy mẫu và xét nghiệm mẫu của tỉnh Quảng Ninh.

+ Cơ quan Thú y vùng III: Dụng cụ lấy mẫu và xét nghiệm mẫu của tỉnh Hà Tĩnh.

+ Cơ quan Thú y vùng VI: Dụng cụ lấy mẫu và xét nghiệm mẫu của tỉnh Ninh Thuận, Bình Thuận và Bến Tre.

+ Cơ quan Thú y vùng VII: Dụng cụ lấy mẫu và xét nghiệm mẫu của tỉnh Trà Vinh và Sóc Trăng.



- Kinh phí của Cục Thú y: Hướng dẫn thực địa và tổng hợp số liệu giám sát; tổ chức họp đánh giá kết quả, xây dựng các giải pháp phòng chống (kết hợp với Mục 3).

2. Nghiên cứu chuyên sâu trong phòng thí nghiệm

a) Mục đích

- Đánh giá, lựa chọn bộ kit chuẩn nhằm hướng dẫn để các địa phương sử dụng xét nghiệm bệnh đốm trắng và bệnh hoại tử gan tụy cấp.

- Xác định vị trí và mật độ virus đốm trắng ở trong các bộ phận quan trọng của con tôm.

- Giải trình tự gien và nghiên cứu xác định các đặc tính gây bệnh của virus đốm trắng và của vi khuẩn gây bệnh hoại tử gan tụy cấp.



b) Thiết kế

- Thu thập 05 bộ kit (bao gồm primer + probe) hiện đang được bán phổ biến nhất trên thị trường để sử dụng trong xét nghiệm PCR phát hiện virus đốm trắng và bệnh hoại tử gan tụy cấp. Trường hợp ít hơn 05 bộ kit thì lấy toàn bộ số bộ kit hiện đang lưu hành tại địa phương để đánh giá.

- Tiêu chí đánh giá: Khả năng phát hiện được các tác nhân gây bệnh, độ ổn định của các bộ kit trong vòng 06 tháng theo dõi; tối ưu hóa các quy trình xét nghiệm PCR hiện nay; đề xuất Cục Thú y hướng dẫn sử dụng quy trình để xét nghiệm phát hiện virus đốm trắng và bệnh hoại tử gan tụy cấp.

- Thu thập các mẫu virus đốm trắng và vi khuẩn gây hoại tử gan tụy cấp có tính đại diện theo địa phương và theo thời gian để xác định:

+ Các bộ phận của tôm có tồn tại của virus đốm trắng hay không? nếu có thì ở mức độ thế nào (chỉ số CT của xét nghiệm PCR, chuẩn độ virus).

+ Giải trình tự xác định các đặc tính di truyền, biến đổi gien của virus đốm trắng, vi khuẩn gây bệnh hoại tử gan tụy cấp.



c) Tổ chức thực hiện

- Trung tâm Chẩn đoán Thú y Trung ương và Cơ quan Thú y vùng VI tổ chức thực hiện các nội dung này.

- Cơ quan Thú y vùng VI tiến hành giải trình tự gien của virus đốm trắng.

d) Thời gian thực hiện: Từ tháng 11/2014 – tháng 4/2015.

đ) Kinh phí thực hiện

Trung tâm Chẩn đoán Thú y Trung ương và Cơ quan Thú y vùng VI sử dụng nguồn kinh phí phòng chống dịch bệnh và nguồn thu phí, lệ phí của các đơn vị để triển khai các nội dung do mình thực hiện.



3. Xây dựng giải pháp phòng, chống dịch bệnh đốm trắng

a) Mục đích: Có được giải pháp phòng, chống dịch bệnh đốm trắng để trình Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn xem xét, phê duyệt.

b) Tổ chức thực hiện: Cục Thú y tiến hành

- Tổng hợp kết quả của các nội dung tại Mục 1 và Mục 2.

- Phân tích, đánh giá và dự thảo các giải pháp phòng, chống.

- Tổ chức 02 cuộc họp với các chuyên gia, các nhà quản lý; đồng thời gửi đến các địa phương, các trường, các hiệp hội và một số người dân để xin ý kiến.

- Trình Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn xem xét, phê duyệt.

c) Thời gian: Từ tháng 2-4/2015.

III. NGUỒN KINH PHÍ THỰC HIỆN

1. Kinh phí Trung ương:

- Cục Thú y, Trung tâm Chẩn đoán Thú y Trung ương và các Cơ quan Thú y vùng sử dụng nguồn kinh phí phòng chống dịch bệnh và nguồn thu phí, lệ phí của các đơn vị để thực hiện.



- Trung tâm Chẩn đoán Thú y Trung ương và các Cơ quan Thú y vùng căn cứ văn bản này lập dự toán chi phí gửi Cục Thú y phê duyệt và tổ chức triển khai thực hiện trong tháng 11 và 12/2014; kinh phí để triển khai thực hiện các hoạt động trong năm 2015 cần được lập và trình Cục Thú y phê duyệt riêng biệt để thuận tiện cho việc quyết toán kinh phí hàng năm.

2. Kinh phí địa phương: Các Chi cục Thú y, Chi cục Nuôi trồng thủy sản và Chi cục Thủy sản báo cáo các cấp có thẩm quyền của địa phương xét cấp kinh phí tham gia thực hiện./.

Phụ lục 1.1: Danh sách các cơ sở nuôi tôm để lựa chọn ngẫu nhiên cho việc lấy mẫu giám sát.


Tỉnh

Huyện



Tên vùng nuôi (1)

Tên chủ cơ sở nuôi tôm (2)

Số ao nuôi tôm của cơ sở

Tổng diện tích cơ sở nuôi tôm (không bao gồm ao chứa/xử lý) của cơ sở nuôi tôm
(đơn vị: ha)


Loại tôm nuôi (3)

Phương thức nuôi (thâm canh hoặc bán thâm canh) (4)

Ghi chú

 

 

 

 

 

 

 

 

 




 

 

 

 

 

 

 

 

 




 

 

 

 

 

 

 

 

 




 

 

 

 

 

 

 

 

 




 

 

 

 

 

 

 

 

 




 

 

 

 

 

 

 

 

 




 

 

 

 

 

 

 

 

 




 

 

 

 

 

 

 

 

 




 

 

 

 

 

 

 

 

 




 

 

 

 

 

 

 

 

 




Lưu ý về nguyên tắc ghi chép số liệu như sau:

  1. Trường hợp vùng nuôi nằm trên diện tích của nhiều xã hoặc nhiều huyện, đề nghị ghi tên xã hoặc huyện có diện tích nhiều nhất của vùng nuôi;

  2. Mỗi cơ sở nuôi tôm ghi một hàng. Mục đích: Có danh sách các cơ sở nuôi tôm để lựa chọn ngẫu nhiên cho việc lấy mẫu giám sát;

  3. Mỗi loại thủy sản ghi một hàng. KHÔNG ghi nhiều loại thủy sản vào cùng một hàng (ví dụ: Không ghi cả tôm thẻ, tôm sú trong cùng 1 hàng).

  4. Mỗi phương thức nuôi (thâm canh hoặc bán thâm canh) ghi một hàng.


Các bước ghi chép:

  1. Bước 1: Chi cục phô tô và chuyển biểu mẫu này để các huyện đề nghị các xã tổng hợp, sau đó nộp lại cho huyện;

  2. Bước 2: Các huyện tổng hợp số liệu của tất cả các xã theo đúng biểu mẫu này rồi gửi cho Chi cục;

  3. Bước 3: Các Chi cục tổng hợp số liệu của tất cả các huyện, sau đó gửi số liệu (cả bản cứng + file mềm) đến Trung tâm Chẩn đoán Thú y Trung ương hoặc Cơ quan Thú y vùng tương ứng.

Phụ lục 1.2: Biên bản lấy mẫu tôm
CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập - Tự do - Hạnh Phúc

………………….., ngày……….tháng…………năm 20……


BIÊN BẢN LẤY MẪU GIÁM SÁT DỊCH BỆNH TRÊN TÔM
1/ Thông tin về cán bộ trực tiếp lấy mẫu:

- Họ và tên: ……………………………………………..…………………………....

- Đơn vị: …………………………………….…..….……………………………..

- Điện thoại (nếu có):……………………….…….....…………………………………



2/ Thông tin về chủ hộ nuôi tôm:

- Họ và tên:………….……………….…….…..……………………………………….

- Địa chỉ (tên xã, huyện, tỉnh): ……………….………………………………………..

- Điện thoại (nếu có):………………………………...…………………………………

- Họ và tên người trực tiếp trông và chăm sóc ao nuôi tôm: …...…………………….

- Điện thoại (nếu có):…………………………..….....…………………………………

- Trình độ kỹ thuật của người trực tiếp trông và chăm sóc ao nuôi: ……………...… …………………………………………………………………..……..……………….

- Toạ độ địa lý ao nuôi (sử dụng thiết bị GPS đã được cấp và đo toạ độ tại vòng lấy mẫu đầu tiên):

+ Toạ độ X (Longatitude): ..........................................................................................

+ Toạ độ Y (Latitude): ................................................................................................

- Tổng số ao nuôi của chủ hộ?: ..........................................ao.

- Tổng diện tích các ao:……………………....ha

- Tổng diện tích của ao nuôi được lấy mẫu: ……………..ha;

- Mật độ nuôi ước tính: …….…..…..con/m2.



3/ Thông tin về mẫu:

TT

Ký hiệu mẫu

Loại tôm (tôm sú, tôm thẻ)

Tình trạng của tôm được lấy mẫu (Khỏe hay Bệnh?)

Tuổi tôm (Ngày tuổi)

Thời gian nuôi (tính từ lúc thả) là bao nhiêu ngày

Thời gian thumẫu (ngày/tháng/năm)





































































































Ghi chú: Lấy 05 tôm cùng loại (cùng là tôm sú hoặc cùng là tôm chân trắng) tại cùng một ao, sau đó cho vào ống đựng mẫu. Mỗi lọ đựng mẫu được ghi một mã số mẫu. Năm tôm này được coi là một mẫu xét nghiệm.

4/ Những điều lưu ý khác (nếu có):

……………………………………………………………………………………………….....

……………………………………………………………………………………………….....

……………………………………………………………………………………………….....

……………………………………………………………………………………………….....

……………………………………………………………………………………………….....




XÁC NHẬN CỦA

ĐẠI DIỆN CƠ SỞ NUÔI TÔM

(Ký xác nhận, ghi rõ họ và tên)


XÁC NHẬN CỦA NGƯỜI

THU MẪU


(Ký xác nhận, ghi rõ họ và tên)


Phụ lục 1.3: Quy trình thu mẫu, bảo quản và vận chuyển mẫu tôm từ thực địa về phòng thí nghiệm.

HƯỚNG DẪN THU, GỬI MẪU XÉT NGHIỆM

I. NGUYÊN TẮC CHUNG

- Hiểu đúng công việc sắp làm.

- Tôm thu mẫu phải còn sống hoặc sắp chết; không thu mẫu tôm chết.

- Chuẩn bị đầy đủ dụng cụ hóa chất cần thiết.

- Các dụng cụ thu, chứa mẫu phải đảm bảo sạch, vô trùng.

- Thu mẫu tại cơ quan đích, có biểu hiện bệnh tích đặc trưng.

- Mẫu vận chuyển đến phòng thí nghiệm càng sớm càng tốt và kèm theo thông tin mẫu. Trên thùng mẫu phải gi rõ địa chỉ, số điện thoại đơn vị gửi và đơn vị nhận mẫu,

II. THU MẪU ĐỂ XÉT NGHIỆM BẰNG PHƯƠNG PHÁP PCR

1. Đối với tôm nhỏ: Thu nguyên con, ngâm trực tiếp vào dung dịch cồn 90%.

2. Ðối với tôm > 40 ngày tuổi: Thu nguyên con, ngâm trực tiếp vào dung dịch cồn 90%. Hoặc cắt lấy phần đầu tôm, sau đó ngâm tôm vào lọ chứa dung dịch cồn 90%.

3. Lưu ý:

- Mẫu tôm thu phải còn sống hoặc sắp chết.

- Dùng chai lọ chứa mẫu phải có miệng rộng và nắp đậy kín, để tránh dung dịch cố định bị rò rỉ ra ngoài.

- Mẫu được ngâm ngập trong dung dịch cố định với tỉ lệ 1:10 (1 thể tích mẫu: 10 thể tích dung dịch cố định).

- Mỗi mẫu phải được dán nhãn và ghi kí hiệu mẫu bằng bút chì.

- Cần đóng gói chai lọ chứa mẫu trong thùng kín khi vận chuyền về phòng thí nghiệm.

- Có thể mẫu tôm còn sống chứa trong túi nilon có bơm oxy để chuyển mẫu về phòng thí nghiệm. Hoặc đựng mẫu qua 2 lần túi nilon, ướp đá hoặc đá khô, đóng thùng xốp kín và chuyển về phòng thí nghiệm trong vòng 24h (đảm bảo mẫu về đến phòng thí nghiệm vẫn còn đá chưa tan).

III THU MẪU XÉT NGHIỆM VI KHUẨN VIBRIO SPP.

1. Đối với mẫu tôm tươi

- Có thể mẫu tôm còn sống chứa trong túi nilon có bơm oxy, ở thùng đá lạnh (ở nhiệt độ 4 - 10º C) để chuyển mẫu về phòng thí nghiệm.

- Mẫu tôm thu phải còn sống hoặc sắp chết.

- Mẫu tôm được chứa qua 2 lần túi nilon, ghi ký hiệu mẫu đầy đủ ướp đá hoặc đá khô, đóng thùng xốp kín và chuyển về phòng thí nghiệm trong vòng 24h (đảm bảo mẫu về đến phòng thí nghiệm vẫn còn đá chưa tan).



2. Đối với mẫu nước, mẫu bùn, mẫu giáp xác

- Thu mẫu tại 5 vị trí khác nhau trên ao, sau đó gộp lại thành 01 mẫu.

- Mẫu được chứa trong chai, lọ sạch, đảm bảo vô trùng.

- Chai, lọ đựng mẫu được bảo quản lạnh (ướp đá), đóng thùng kín và chuyển về phòng thí nghiệm trong vòng 24h (đảm bảo mẫu về đến phòng thí nghiệm vẫn còn đá chưa tan).



Phụ lục 1.4: Biên bản bàn giao mẫu
CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập - Tự do - Hạnh Phúc

………………….., ngày…….tháng………năm 20……


BIÊN BẢN BÀN GIAO MẪU
1/ Đại diện bên giao mẫu:

- Họ và tên: …………………………………………………………………………..

- Cơ quan: ………………………...……Điện thoại (nếu có):………………….…..

2/ Đại diện bên nhận mẫu:

- Họ và tên: ………..………………………………………………………………....

- Địa chỉ:………………………………Điện thoại (nếu có):….….…………………….

3/ Thông tin về mẫu:


TT

Ký hiệu mẫu

Loài tôm/thủy sản

Tình trạng sức khỏe của tôm được thumẫu

Tuổi tôm (Ngày tuổi)

Thời gian nuôi (tính từ lúc thả) là bao nhiêu ngày

Thời gian thumẫu (ngày/tháng/năm)





































































































Ghi chú: Lấy 05 tôm cùng loại (cùng là tôm sú hoặc cùng là tôm chân trắng) tại cùng một ao, sau đó cho vào ống đựng mẫu. Mỗi lọ đựng mẫu được ghi một mã số mẫu. Năm tôm này được coi là một mẫu xét nghiệm.

- Hình thức bảo quản, vận chuyển mẫu khi bàn giao (đề nghị gạch chéo vào một trong các ô sau đây):



rectangle 5rectangle 6

Thùng đá Phương tiện khác

- Chất lượng mẫu khi bàn giao (dựa vào cảm quan để nhận xét):……...…… … .... ... ........................................................................................................................................

……...………...........................................................................................................................



4/ Những lưu ý khác (nếu có):

……………………......................................................................................................




XÁC NHẬN CỦA BÊN GIAO MẪU

(Ký xác nhận, ghi rõ họ và tên)



XÁC NHẬN CỦA BÊN NHẬN MẪU

(Ký xác nhận, ghi rõ họ tên và đóng dấu)




Phụ lục 1.5: Phiếu trả lời kết quả


TÊN ĐƠN VỊ

(TÊN PHÒNG THÍ NGHIỆM)

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập - Tự do - Hạnh phúc


Số: ….... ………………….

………………….., ngày…….tháng………năm 20…




PHIẾU TRẢ LỜI KẾT QUẢ XÉT NGHIỆM

(Kết quả chỉ có giá trị trên mẫu nhận)

Kính gửi: ……………………………............................





Nơi gửi mẫu:......................................................................................................................

Chủ nuôi tôm(hoặc đại diện bên gửi mẫu):......................................................................

Địa chỉ:..............................................................................................................................

Loài thủy sản được lấy mẫu:.............................................................................................

Loại mẫu:..................................... Số lượng mẫu:........................................................

Tình trạng bệnh phẩm khi nhận :……………………........……………………...............

Ngày lấy mẫu:.................................. Ngày, giờ nhận mẫu..............................................

Yêu cầu xét nghiệm:..........................................................................................................

KẾT QUẢ

Phương pháp xét nghiệm: .......................................................................................................

Ngày xét nghiệm:.....................................................................................................................

Số lượng mẫu xét nghiệm:....................Số mẫu dương tính (+):..............................................




TT

Ký hiệu mẫu

Loại mẫu

Loài thủy sản

Kết quả































Kết luận: ...............................................................................................................................

...............................................................................................................................................




Nơi nhận:

- Như trên;

- Cục Thú y (để b/c);

- Lưu VT.


Thủ trưởng đơn vị xét nghiệm

(Ký, ghi rõ họ tên và đóng dấu)

(Ví dụ: Nguyễn Văn A)




Phụ lục 1.6: Bộ câu hỏi thu thập thông tin về các yếu tố nguy cơ

PHIẾU THU THẬP THÔNG TIN

VỀ CÁC YẾU TỐ NGUY CƠ

(Áp dụng cho người nuôi tôm)

Số phiếu:…… …………………………

Ngày thu thập:…………………………

Tuần thu thập (từ 01 – 20):…………

­­­­

I. THÔNG TIN CỦA NGƯỜI TRẢ LỜI PHỎNG VẤN

1. Họ và tên: ……………………………………Điện thoại ………………………….…..……

2. Vai trò:  Chủ cơ sở  Cán bộ kỹ thuật  Khác
II. THÔNG TIN CHUNG VỀ CƠ SỞ

3. Tên cơ sở: …………………………………………Điện thoại …...……………...………….

4. Địa chỉ: Thôn/ấp: …………………………Xã/phường/thị: …………………..…………

Huyện/thị xã/thành phố: …………………Tỉnh/thành phố: …………..………..

5. Có sổ nhật ký ao nuôi tôm hay không?  Có  Không  Không biết

6. Phương thức nuôi tôm (quan sát thực tế để đánh dấu vào ô sau):

 Quảng canh  Bán thâm canh  Thâm canh  Khác

7. Mật độ thả nuôi trung bình hiện tại tại cơ sở:

Tôm sú: ………………con/m2 Tôm thẻ:………………con/m2

8. Tình hình nuôi tôm hiện tại:

Tổng số ao/đầm nuôi……… (áo) Tổng diện tích mặt nước nuôi: ………………… ha

Trong đó:

Tổng số ao nuôi tôm sú: …………… Tổng diện tích nuôi tôm sú: ……...…….… ha

Tổng số ao nuôi tôm thẻ: …………… Tổng diện tích nuôi tôm thẻ: ……...….…. ha

9. Tổng số ao lắng …………………….. Tổng diện tích ao lắng ………………...……. ha

10. Dụng cụ (chài, vợt, thau/chậu, xô……):

Khử trùng dụng cụ trong quá trình nuôi không?

 Không  Có  Không biết

Nếu có, khử trùng bằng gì:

 Xà phòng  Iodine  Formol  KMnO4 (thuốc tím)  Chlorine  Khác (ghi hoạt chất chính) ..................................

- Thời điểm khử trùng:  Sau khi dùng dụng cụ  Trước khi dùng dụng cụ

- Dụng cụ dùng chung hay riêng cho từng ao?  Chung  Riêng từng ao

11. Nguồn cấp và thoát nước:

 Chung một đường  Riêng biệt

Có hệ thống lưới lọc nước:  Không  Có

Nước cấp vào ao là loại nào dưới đây:

 Nước từ hệ thống sông/kênh/rạch chung cho cả vùng nuôi

 Trực tiếp từ biển
III. CHUẨN BỊ AO ĐANG NUÔI CỦA CƠ SỞ

12. Cải tạo đáy ao:  Có  Không

13. Nếu có cải tạo, làm như thế nào?

Lạo vét toàn bộ bùn đáy sau mỗi vụ nuôi:  Có  Không

Cày/xới đáy ao:  Có  Không

Phơi dáy ao nuôi:  có  Không

Dùng hóa chất gì để cải tạo đáy ao?:

 Vôi (ghi tên, liều lượng khoảng?)

 Khác (nếu khác thì đề nghị ghi chi tiết dưới dây, ghi tên hoạt chất chính)

Tên hóa chất khác: ................................................………….........….......……

14. Kết cấu đáy ao:  Đất, đất cát  Bê tông/gạch/  Phủ bạt

15. Kết cấu bờ:  Đất, đất cát  Bê tông/gạch/  Phủ bạt

16. Xy phông đáy ao nuôi: Có Không

17. Diệt tạp trước khi nuôi bằng gì?

 Vôi  Thuốc bảo vệ thực vật  Chlorine  Saponin

 Dây thuốc cá  Hóa chất khác (ghi rõ hoạt chất chính):...............................

18. Gây màu nước (nuôi nước) như thế nào? (tích vào ô thích hợp)

 Dùng chế phẩm vi sinh

 Dùng hữu cớ (phân chuồng, phân xanh):  Đã ủ  Chưa ủ

 Dùng bột cá

 Phân vô cơ/hóa học (NPK, phân lân...)

 Khác: Tên………………..................

19. Kiểm tra quản trắc môi trường trước khi thả giống?  Không  Có

(Nếu có thì đo những chi tiêu nào, giá trị đo dưới đây, nếu không trả lời câu 20)

 pH ;  Kiềm ;  Độ trong cm;  Độ mặn;  Ô xy hòa tan (DO);

 khí độc (H2S, NH3)  Vibrio  Khác…………………………..…;
III. QUÁ TRÌNH NUÔI TÔM TẠI CÁC AO ĐANG NUÔI TẠI CƠ SỞ

20. Mùa vụ thả giống có được chính quyền địa phương thông báo hay không?

 Có  Không  Không rõ

21. Con giống đang thả nuôi có nguồn gốc từ tỉnh nào?

Tôm sú có ngồn gốc từ tỉnh:……………….. của công ty nào? ……………..……..…..

Tôm thẻ có ngồn gốc từ tỉnh:……………….. của công ty nào? ………….………..…..

22. Con giống được kiểm dịch hay không?

 Có  Không  Không rõ

23. Có giấy chứng nhận kiểm dịch (kiểm tra giấy và đánh dấu vào một trong các ô sau):

 Có  Không  Không rõ

24. Cơ sở có tự đem con giống đi xét nghiệm trước khi mua hay không?

 Có  Không (nếu không trả lời tiếp câu 25)

Nếu có thì xét nghiệm những bệnh gì dưới đây?

 Đốm trắng  Hoại tử gan tụy cấp tính  Đầu vàng  IHHNV

 Taura  Bệnh khác (ghi tên bệnh): ………..……………………. …..

25. Hoạt động quan trắc môi trường



Cơ sở có tự đo chỉ số/chỉ số môi trường ao nuôi không?

 Có  Không (Nếu có, quan trắc chỉ số/chỉ tiêu gì?)

 pH ;  Kiềm ;  Độ trong ;  Độ mặn ;  Ô xy hòa tan (DO)

 khí độc (H2S, NH3);  Vibrio;  Coliforms; Khác:………………


26. Các thuốc, hóa chất sử dụng trong quá trình nuôi:

Hóa chất dùng khử trùng nước:  Vôi (CaO)  Iodine  KMnO4 (thuốc tím)



 Chlorine  Formol  TCCA  BKC

Khác: ………………………………………………………………………………….……..……

 Hóa chất dùng điều chỉnh pH, độ kiềm:  Vôi (CaO)  Dolomit



Khác: ………………………………………………………………………………….……..……

 Hóa chất dùng điều chỉnh Ni tơ trong nước:  Mật đường



Khác: ……………………………………………………………………………………...………

 Hóa chất dùng xử lý phèn ao nuôi:  Vôi  EDTA KMnO4



Khác: ……………………………………………………………………………………...………

 Hóa chất dùng điều chỉnh tảo:  CuSO4; khác: …………………………………………………

 Hóa chất dùng điều chỉnh khí độc:  Zeolit  CEC

Khác: ……………………………………………………………………………………...………

 Vitamin, acid amin dùng cho tôm: …………………………………………………………………

 Khoáng, vi lương (Premix) dùng trong nuôi tôm trong quá trình lột vỏ: ……………………

……………………………………………………………………………………………………

…………… ……………………………………………….………………………………………

 Kháng sinh phòng bệnh: …………………………………….………………………………………

Tần suất dùng kháng sinh: ………………lần/tháng

Sử dụng kháng sinh trong vòng bao nhiêu ngày của mỗi vụ nuôi?...............................

Kháng sinh sử dụng là: Nnguyên liệu  Thành phẩn  Thuốc tây (người)

27. Thức ăn sử dụng:

 Thức ăn công nghiệp  Thức ăn tự chế nấu chín  Thức ăn tự chế nhưng sông

28. Bảo quản thức ăn:

Nền kho hoặc nơi cất trữ thức ăn:  Nền đất  Nền cứng (gạch/bê tông)

Kệ kê thức ăn:  Có  Không


IV. TÌNH HÌNH DỊCH BỆNH

29. Lịch sử dịch bệnh tại cơ sở nuôi

Trong quá trình nuôi tôm 12 tháng trở lại đây, cơ sở nuôi đã từng bị bệnh nào gây thiệt hại từ 40% tôm tại ao nuôi hay không?  Có  Không



(Nếu có trả lời các phần dưới đây, nếu không chuyển sang câu 30)

 Đốm trắng;

Loài mắc:  Tôm thẻ Tôm sú Tuổi tôm bệnh: …………. (ngày)

Mắc vào khoảng tháng …../201…….

 Hoại tử gan tụy cấp

Loài mắc: Tôm thẻ Tôm sú Tuổi tôm bệnh: …………. (ngày)

Mắc vào khoảng tháng …../201…….

 Đỏ thân

Loài mắc: Tôm thẻ Tôm sú Tuổi tôm bệnh: …………. (ngày)

Mắc vào khoảng tháng …../201…….

 IHHNV

Loài mắc: Tôm thẻ Tôm sú Tuổi tôm bệnh: …………. (ngày)



Mắc vào khoảng tháng …../201…….

 Bệnh khác (chỉ liệt kê bệnh gây thiệt hại lớn trên 40% ao nuôi): ………………..………..

Loài mắc: Tôm thẻ Tôm sú Tuổi tôm bệnh: …………. (ngày)

Mắc vào khoảng tháng …../201…….



30. Tình trạng sức khỏe tôm nuôi hiện nay (tại các ao đang nuôi)

30.1. Trong số ao đang nuôi hiện tại có ao nào có dấu hiệu tôm bất thường hoặc chết hay không?  Có  Không (Nếu không thì chuyển sang câu 31, nếu có đề nghị trả lời các tiếp theo dưới đây)

Tôm có biểu hiện bất thường và chết tại bao nhiêu ao …………………………….….

Tổng số ao tôm thẻ bị: ………. Tổng diện tích ao thẻ bị: …………… ha

Tổng số ao tôm sú bị: ………. Tổng diện tích ao sú bị: ………..…… ha

Ngày phát hiện tôm có biểu hiện bất thường: …………………………… Với biểu hiện:

 Đỏ thân  Phân trắng  Đốm trắng trên vỏ vùng đầu

 Gan tụy sưng, đổi màu hoặc teo nhỏ  Tôm chuyển màu vàng

 Khác: ……………………………………………………………………………………………...……

………………………………………………………………………………………………………….……



Theo định hướng và kinh nghiệm của ông bà: Tôm đang bị bệnh gì?........................................

30.2. Nếu tôm có hiện tượng bất thường và chết, cơ sở đã xử lý và can thiệp ao nuôi như thế nào? (có thể là dự kiến sẽ sử dụng)



- Hóa chất xử dụng để xử lý môi trường: Tại các ao số: ……………………….

Tên hóa chất 1 (ghi tên hoạt chất chính nếu có):………………………………………

Tên hóa chất 2 (ghi tên hoạt chất chính nếu có):………………………………………

Tên hóa chất 3 (ghi tên hoạt chất chính nếu có):………………………………………



- Thuốc trộn vào cho tôm ăn:

+ Vitamin (ghi tên): …………………… …………………………………………………..…..

+ Khoáng: …………………………………………………………………………………...

+ Thuốc kháng sinh đang sử dụng:



Kháng sinh 1 (ghi tên kháng sinh) …………………………Thời gian dùng..…. (ngày)

Kháng sinh 2 (ghi tên kháng sinh) …………………………Thời gian dùng..…. (ngày)

Kháng sinh 2 (ghi tên kháng sinh) …………………………Thời gian dùng..…. (ngày)

Thuốc kháng sinh sử dụng là:  Nguyên liệu  Thành phẩm

 Dùng trong thú y  Dùng trên nhân y (thuốc tây)

V. TÌNH HÌNH DỊCH BỆNH TẠI VÙNG NUÔI

31. Theo tại vùng ông bà đang nuôi tôm, bệnh nào xảy ra phổ biến mà gây thiệt hại trên 40%?

 Đốm trắng;  Hoại tử gan tụy cấp  Đỏ thân  IHHNV

 Bệnh khác (chỉ liệt kê bệnh gây thiệt hại trên 40% ao nuôi): ………………..……………..

Trong đó: bệnh nào là phổ biến nhất: …………………………………………………………..

Loài mắc:  Tôm thẻ  Tôm sú



Trong đó loài nào bị mắc nhiều hơn?...............................................................................

Tuổi tôm bệnh trung bình: ……………… Tháng bệnh nhiều nhất ………………... VI. CÁC THÔNG TIN KHÁC

32. Đã bao giờ khai báo cho thú y xã hoặc người phụ trách nuôi trồng thủy sản tại địa phương khi tôm bị chết nhiều hay không?  Có  Không (Nếu có chuyển sang câu 33)

Nếu không thì tại sao?

 Không biết là phải khai báo

 Biết phải khai báo nhưng không thực hiện do:

 Do có khai báo thì cũng không đem lại lợi ích gì với hộ nuôi như:  Không được hỗ trợ kỹ thuật;  Không được hỗ trợ hóa chất  Không được tham gia các lớp tập huấn do huyện hoặc tỉnh tổ chức

 Cơ sở tự xử lý  Lý do khác ………………………………………………

Để cơ sở thực hiện việc khai báo dịch bệnh, theo anh chị cần điều kiện gì? …….……

…………………………………………………………………………………………

33. Ông bà có xả nước từ ao bệnh chưa xử lý ra ngoài môi trường ?  Có  Không

34. Theo ông bà, hiện tại trên vùng nuôi tỷ lệ hộ có tôm bệnh chưa xử lý, xả nước ra ngoài môi trường chiếm khoảng bao nhiêu %? ………..

35. Cơ sở có biết ai phụ trách về tình hình dịch bệnh trên địa bàn ấp/thôn hoặc xã không?

 Có  Không  Không biết

36. Chính quyền địa phương có thường xuyên tuyên truyền các quy định về thả nuôi?

 Hàng ngày  Hàng tuần  Hàng tháng  Không  Không biết

37. Chính quyền địa phương có thường xuyên tuyên truyền các quy định về phòng chống bệnh thủy sản?

 Hàng ngày  Hàng tuần  Hàng tháng  Không  Không biết

38. Ông bà có sẵn sàng cho lấy mẫu giám sát  Có  Không  Không biết

39. Ông bà nhận được hỗ trợ (hóa chất) của nhà nước?  Có  Không  Không biết Nếu không thì cần điều kiện gì để cơ sở tham gia?: ………….………………………

40. Theo kinh nghiệm của ông bà, làm thế nào để phòng chống bệnh đốm trắng, hoại tử gan tụy cấp có hiệu quả ? ....................................................................................................................

......................................................................................................................................................

......................................................................................................................................................



Xin trân trọng cảm ơn sự hợp tác của ông/bà.



tải về 192.33 Kb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương