Nghị ĐỊnh của chính phủ



tải về 358.59 Kb.
trang1/13
Chuyển đổi dữ liệu28.07.2016
Kích358.59 Kb.
#8431
  1   2   3   4   5   6   7   8   9   ...   13

CHÍNH PHỦ





CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập - Tự do - Hạnh phúc




Số : 33/2005/NĐ-CP




TH.310b




Hà Nội, ngày 15 tháng 3 năm 2005






NGHỊ ĐỊNH CỦA CHÍNH PHỦ

Quy định chi tiết thi hành một số điều của Pháp lệnh Thú y




CHÍNH PHỦ

Căn cứ Luật Tổ chức Chính phủ ngày 25 tháng 12 năm 2001;

Căn cứ Pháp lệnh Thú y ngày 29 tháng 4 năm 2004;

Theo đề nghị của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn; Bộ trưởng Bộ Thủy sản,



NGHỊ ĐỊNH

Chương I

NHỮNG QUY ĐỊNH CHUNG

Điều 1. Phạm vi, đối tượng áp dụng


1. Nghị định này quy định chi tiết thi hành một số điều của Pháp lệnh Thú y về:

  1. Phòng bệnh, chữa bệnh cho động vật, phòng, chống dịch bệnh động vật

  2. Kiểm dịch động vật, sản phẩm động vật; kiểm soát giết mổ, kiểm tra vệ sinh thú y;

c) Quản lý thuốc thú y, chế phẩm sinh học, vi sinh vật, hóa chất dùng trong thú y;

d) Hành nghề thú y.

2. Nghị định này áp dụng đối với tổ chức, cá nhân Việt Nam; tổ chức, cá nhân nước ngoài có hoạt động liên quan đến thú y trên lãnh thổ Việt Nam.

Trong trường hợp Điều ước quốc tế mà Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam ký kết hoặc gia nhập có quy định khác với quy định của Nghị định này thì áp dụng Điều ước quốc tế đó.



Điều 2. Giải thích từ ngữ

Trong Nghị định này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:


1. Động vật mắc bệnh là động vật nhiễm bệnh và có triệu chứng, bệnh tích điển hình của bệnh đó hoặc đã xác định được mầm bệnh.

2. Động vật nghi mắc bệnh là động vật có triệu chứng, bệnh tích của bệnh nhưng chưa rõ, chưa xác định được mầm bệnh hoặc động vật ở trong vùng dịch và có biểu hiện không bình thường hoặc bỏ ăn, sốt.

3. Động vật nhiễm bệnh là động vật có biểu hiện khác thường nhưng chưa có triệu chứng của bệnh.

4. Động vật nghi nhiễm bệnh là động vật dễ nhiễm bệnh và đã tiếp xúc hoặc ở gần động vật mắc bệnh hoặc nghi mắc bệnh.

5. Bệnh dịch động vật là một bệnh truyền nhiễm của động vật có thể lây lan thành dịch.

6. Bệnh phẩm là mẫu được lấy từ động vật sống hoặc chết, có chứa hoặc nghi ngờ chứa tác nhân gây bệnh truyền nhiễm hoặc ký sinh trùng được gửi tới các phòng thí nghiệm để chẩn đoán bệnh.

7. Chẩn đoán bệnh động vật là việc sử dụng các kỹ thuật để xác định bệnh.

8. Cách ly động vật là việc nuôi động vật cách ly hoàn toàn không cho tiếp xúc trực tiếp hoặc gián tiếp với động vật ở cơ sở trong một thời gian nhất định để theo dõi sức khỏe của động vật và khi cần thiết phải xét nghiệm để xác định bệnh.

9. Giám sát dịch bệnh là việc theo dõi, kiểm tra, đánh giá tính chất, nguyên nhân xuất hiện, phương thức lây lan bệnh trong suốt quá trình chăn nuôi, vận chuyển, giết mổ, sơ chế, kinh doanh động vật, sản phẩm động vật.

10. Khống chế dịch bệnh là việc áp dụng các biện pháp nhằm làm giảm sự lây lan dịch bệnh, giảm số ổ dịch, số động vật mới mắc bệnh trong ổ dịch.

11. Thanh toán bệnh động vật là việc áp dụng các biện pháp kỹ thuật về thú y và các biện pháp khác nhằm loại trừ bệnh động vật trong phạm vi nhất định.

12. Chăn nuôi của hộ gia đình, cá nhân là chăn nuôi ở quy mô chưa đạt tiêu chí của kinh tế trang trại theo quy định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.

13. Cơ sở chăn nuôi động vật tập trung là cơ sở chăn nuôi của các doanh nghiệp hoặc cơ sở chăn nuôi từ quy mô trang trại trở lên.

14. Kiểm dịch viên động vật là cán bộ làm nhiệm vụ kiểm dịch động vật, sản phẩm động vật, kiểm soát giết mổ, kiểm tra vệ sinh thú y được cơ quan thú y có thẩm quyền cấp thẻ kiểm dịch viên.

15. Cơ sở giết mổ, sơ chế động vật, sản phẩm động vật là địa điểm cố định, được cơ quan có thẩm quyền cấp đăng ký kinh doanh giết mổ, sơ chế động vật, sản phẩm động vật.

16. Chủ hàng là chủ sở hữu động vật, sản phẩm động vật hoặc người quản lý, người đại diện, người áp tải, người vận chuyển, chăm sóc động vật, sản phẩm động vật đại diện cho chủ sở hữu.

17. Chủ cơ sở là chủ sở hữu cơ sở chăn nuôi, giết mổ, sơ chế, bảo quản động vật, sản phẩm động vật.

18. Nguyên liệu dùng làm thuốc thú y là những chất tham gia vào thành phần cấu tạo của thuốc.

19. Thuốc thú y thành phẩm là dạng thuốc đã qua tất cả các công đoạn trong quá trình sản xuất, kể cả đóng gói trong bao bì cuối cùng, dán nhãn, đã qua kiểm tra chất lượng cơ sở và đạt các chỉ tiêu chất lượng theo hồ sơ đăng ký.

20. Thuốc mới là thuốc có công thức bào chế chứa hoạt chất mới, thuốc có sự kết hợp mới của các hoạt chất, thuốc có dạng bào chế mới, thuốc có chỉ định mới hoặc thuốc có đường dùng mới.

21. Vắc-xin là sản phẩm chứa kháng nguyên khi được đưa vào cơ thể động vật sẽ tạo cho cơ thể động vật khả năng đáp ứng miễn dịch, được dùng với mục đích phòng bệnh.

22. Dư lượng thuốc thú y là lượng hoạt chất hoặc các sản phẩm chuyển hoá của nó còn lại trong mô bào động vật, sản phẩm động vật sau khi đã ngừng dùng thuốc, có thể gây hại cho sức khỏe người tiêu dùng.

23. Thời gian ngừng thuốc cần thiết là khoảng thời gian từ khi ngừng dùng thuốc đến khi giết mổ động vật, khai thác sản phẩm động vật bảo đảm dư lượng thuốc trong sản phẩm động vật không vượt quá giới hạn cho phép.

24. Độ ổn định của thuốc là khả năng duy trì được những đặc tính vốn có về vật lý, hoá học, sinh học, dược tính, độc tính của thuốc trong phạm vi giới hạn quy định khi được bảo quản trong những điều kiện xác định.

25. Thực hành tốt sản xuất thuốc (GMP) là việc áp dụng những nguyên tắc, tiêu chuẩn trong sản xuất nhằm bảo đảm chất lượng thuốc theo đúng tiêu chuẩn chất lượng đã công bố.

26. Tiêu chuẩn chất lượng thuốc là các chỉ tiêu về kỹ thuật, phương pháp kiểm nghiệm, yêu cầu về bao gói, ghi nhãn, vận chuyển, bảo quản và các yêu cầu khác có liên quan đến chất lượng thuốc.

27. Thuốc kém chất lượng là thuốc không đạt tiêu chuẩn chất lượng mà cơ sở đã công bố và được cơ quan có thẩm quyền chấp nhận.

28. Thuốc thú y giả là sản phẩm thuốc thú y chưa được cơ quan có thẩm quyền cấp đăng ký sản xuất hoặc là những sản phẩm được sản xuất dưới dạng thuốc thuộc một trong các trường hợp sau:

a) Không có hoặc không đủ loại dược chất như đã đăng ký;

b) Có dược chất khác với dược chất ghi trên nhãn;

c) Mạo tên, mẫu, mã số đăng ký lưu hành sản phẩm của cơ sở khác;

d) Mạo tên, kiểu dáng công nghiệp của sản phẩm đã đăng ký bảo hộ sở hữu công nghiệp của cơ sở khác.



Điều 3. Hệ thống cơ quan quản lý nhà nước chuyên ngành về thú y

1. ở Trung ương:

a) Cục Thú y trực thuộc Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn; Cục Quản lý chất lượng, An toàn vệ sinh và thú y thủy sản trực thuộc Bộ Thủy sản.

b) Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Cục Thú y; Bộ Thủy sản quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Cục Quản lý chất lượng, An toàn vệ sinh và thú y thủy sản.

2. Ở địa phương:

a) Các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương (sau đây gọi chung là cấp tỉnh) có cơ quan quản lý nhà nước chuyên ngành về thú y cấp tỉnh;

b) Các quận, huyện, thị xã, thành phố thuộc tỉnh (sau đây gọi chung là cấp huyện) có cơ quan quản lý nhà nước chuyên ngành về thú y cấp huyện;

c) Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Bộ Thủy sản phối hợp với Bộ Nội vụ hướng dẫn chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của cơ quan quản lý nhà nước chuyên ngành về thú y các cấp.

ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương quy định cụ thể nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của cơ quan quản lý nhà nước chuyên ngành về thú y các cấp.



tải về 358.59 Kb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
  1   2   3   4   5   6   7   8   9   ...   13




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương