Hà nội, 2009 Mục lục Chương Tổng quan về Thương mại điện tử 7


Một số vấn đề cần lưu ý khi ứng dụng marketing điện tử



tải về 2.96 Mb.
trang34/77
Chuyển đổi dữ liệu18.08.2016
Kích2.96 Mb.
#22291
1   ...   30   31   32   33   34   35   36   37   ...   77

3.6. Một số vấn đề cần lưu ý khi ứng dụng marketing điện tử


* Điều kiện để cửa hàng B2C thành công

Có nhiều điều kiện để một cửa hàng thương mại điện tử bán lẻ (B2C) thành công, tuy nhiên, các điều kiện cơ bản thường là:

Thương hiệu mạnh: Dell, Sony, eBay, Cisco

Uy tín được đảm bảo: Ford, Charles Shwab, Amazon

Khả năng số hóa: phần mềm, âm nhạc, phim

Giá cao: thiết bị điện tử, văn phòng

Tiêu chuẩn hóa: sách, CDs, vé máy bay

Hàng đóng gói: hoa, quà tặng



* Các tiêu chí đánh giá một gian hàng B2C

Khi xây dựng một gian hàng thương mại điện tử, doanh nghiệp có nhiều tiêu chí để đánh giá, tuy nhiên, mô hình 7C được coi là mô hình đánh giá khá toàn diện các yếu tố cơ bản của một gian hàng thương mại điện tử.

Nội dung (Content)

Hình thức (Context)

Liên kết (Connection)

Khách hàng (Community)

Giao dịch (Commerce)

An toàn trong giao dịch (Communication)

Cá biệt hóa (Customization)

* Nguyên nhân thất bại của các hoạt động marketing điện tử

Có thể thấy trong marketing điện tử có nhiều công ty thành công những cũng không ít công ty thất bại. Những thất bại này do một số nguyên nhân khá điển hình, cụ thể:

Coi nhẹ mục tiêu lợi nhuận

Coi nhẹ dịch vụ khách hàng

Chi phí xây dựng thương hiệu quá lớn

Không đủ vốn đề duy trì đến thời đỉểm hòa vốn

Website không hiệu quả, không hấp dẫn

3.7. Những lưu ý khi vận dụng marketing điện tử trong xuất nhập khẩu


Hoạt động E- Marketing tại Việt Nam hiện nay mới chỉ ở mức độ E-marketing trong giai đoạn website giao dịch, tức là các doanh nghiệp Việt Nam mới chỉ sử dụng website và các phương tiện điện tử khác chủ yếu nhằm mục đích tiến hành quảng bá thương hiệu và sản phẩm, cung cấp thông tin về sản phẩm dịch vụ cho khách hàng, phần lớn là loại hình quảng cáo trực tuyến nhưng dịch vụ này cũng không đem lại hiệu quả khả quan. Theo một chuyên gia về quảng cáo trực tuyến tại Việt Nam, tổng doanh thu từ quảng cáo trực tuyến tại Việt Nam mới chỉ đạt khoảng 15 đến 20 tỷ đồng mỗi năm, trong đó VnExpress chiếm tới 60% [12].

Cùng với xu thế hội nhập, nhà nước ta đang từng bước hoàn thiện cơ sở hạ tầng công nghệ, pháp lý để tạo điều kiện tốt nhất cho các doanh nghiệp có thể hội nhập với xu thế phát triển của thế giới và cùng với nỗ lực của nhà nước, bản thân các doanh nghiệp cũng đang từng bước thay đổi nhận thức cho phù hợp với xu thế mới. Việc áp dụng thương mại điện tử nói chung và hoạt động Marketing điện tử nói riêng chính là một nỗ lực điển hình của nhà nước và các doanh nghiệp Việt Nam trong quá trình hội nhập nền kinh tế thế giới.

Để có thông tin về nhận thức của các doanh nghiệp xuất nhập khẩu về e- marketing, nhóm đề tài có tiến hành khảo sát ngẫu nhiên 35 doanh nghiệp xuất nhập khẩu bằng cách phát phiếu điều tra qua bộ câu hỏi và thu được 1 số thông tin như sau:

Phần lớn các doanh nghiệp được hỏi là doanh nghiệp vừa và nhỏ (70% doanh nghiệp có số nhân viên dưới 100 người), nhưng tham gia vào lĩnh vực xuất nhập khẩu đã lâu. Gần 30 % doanh nghiệp có kinh nghiệm xuất nhập khẩu trên 10 năm. Về loại hình sở hữu doanh nghiệp có 43% là công ty trách nhiệm hữu hạn và doanh nghiệp tư nhân

Điều đáng quan tâm là 57 % các doanh nghiệp xuất nhập khẩu được hỏi có bộ phận chuyên trách về marketing. Về các hoạt động E-marketing đã tiến hành, thì 54% doanh nghiệp đã quảng cáo qua mạng Internet, 45% doanh nghiệp thường xuyên tìm kiếm khách hàng qua mạng, 37% doanh nghiệp nghiên cứu thị trường qua mạng Internet. Ngoài ra, các hoạt động khác như xúc tiến bán hàng qua mạng, bán hàng qua mạng, thanh toán qua mạng... cũng được các doanh nghiệp vận dụng, mặc dù tỷ lệ chưa cao.

Về chi phí cho hoạt động E-marketing, phần lớn doanh nghiệp (chiếm 45%) chi dưới 5% của doanh số bán hàng, 28% doanh nghiệp chi từ 5- 10% doanh số bán hàng. Như vây, phần lớn các doanh nghiệp xuất nhập khẩu chi cho hoạt động E-marketing dưới 10 % doanh thu bán hàng. Điều này cũng phù hợp với quy định chi tiêu của Bộ Tài chính Việt Nam. Cá biệt, cũng có 6% doanh nghiệp chi trên 30% doanh số bán hàng cho hoạt động E-marketing.

Phần lớn các doanh nghiệp đã chuẩn bị sẵn sàng cho việc ứng dụng e- marketing, 97 % các doanh nghiệp có hơn 50% nhân viên sử dụng thành thạo máy vi tính trong công việc hàng ngày. Liên quan đến trình độ sử dụng các ứng dụng của Internet trong doanh nghiệp, 62% doanh nghiệp thành thạo trong việc gửi và nhận email cũng như tìm kiếm các thông tin trên mạng. Tuy nhiên, chỉ có 22 % doanh nghiệp thành thạo các thao tác quảng cáo và giao dịch qua mạng cũng như sử dụng thành thạo các phần mềm ứng dụng trong quản trị bán hàng qua mạng. Tỷ lệ này cũng hợp lý, khi mà hiện nay việc bán hàng qua mạng của các doanh nghiệp xuất nhập khẩu nhìn chung chưa phổ biến.

Mặc dù các doanh nghiệp nhận thức được việc vận dụng E-marketing vào nâng cao hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp và đầu tư thích đáng cho hoạt động này, nhưng điều đáng lo ngại là trình độ ngoại ngữ của các nhân viên của doanh nghiệp chưa cao. Theo tự đánh giá của các doanh nghiệp xuất nhập khẩu được khảo sát, 34% doanh nghiệp cho rằng có rất ít người sử dụng thành thạo ngoại ngữ ở công ty mình. Bên cạnh đó, 22% doanh nghiệp cho rằng công ty của họ có nhiều người thành thạo ngoại ngữ nhưng công việc của họ lại không liên quan gì tới marketing cũng như E-marketing. Chỉ có 25 % doanh nghiệp cho rằng nhân viên kinh doanh của họ thành thạo ngoại ngữ trong công việc và giao tiếp.

Điều đáng mừng là có 68% doanh nghiệp có website riêng của mình và hàng ngày cập nhật thông tin trên website. Khi đánh giá về hình thức và thiết kế website của doanh nghiệp mình, 37% doanh nghiệp đồng ý rằng website được thiết kế chuyên nghiệp cả về nội dung, hình thức và đảm bảo các yếu tố kỹ thuật an toàn cho giao dịch. Một bộ phận lớn doanh nghiệp thì lại cho rằng website của họ chỉ là nơi cung cấp thông tin về sản phẩm, chứ không chú trọng tới vấn đề thiết kế. Tuy nhiên, không có doanh nghiệp nào đồng ý với nhận định website của doanh nghiệp họ chỉ là nơi cung cấp địa chỉ và điện thoại của doanh nghiệp.

Điều này chứng tỏ, ít nhiều các doanh nghiệp cũng đã nhận thức và quan tâm hơn tới nội dung của các website. Khi đánh giá về các chức năng E-marketing đựơc thực hiện thông qua website, các doanh nghiệp đều đồng ý rằng, đây là nơi cung cấp thông tin về sản phẩm, doanh nghiệp, đồng thời là kênh giao dịch với khách hàng. Bên cạnh đó, ít có doanh nghiệp đồng ý với nhận định website của doanh nghiệp họ là kênh bán hàng trực tuyến với đầy đủ các chức năng

Như vậy, nhìn chung các doanh nghiệp xuất nhập khẩu đã có nhận thức tốt và khá quan tâm tới việc vận dụng E-marketing. Tuy nhiên, để các doanh nghiệp vận dụng tốt hơn hoạt động này trong kinh doanh đòi hỏi phải có các giải pháp đồng bộ cả từ phía Chính phủ, các bộ, ngành và bản thân các doanh nghiệp.

Tóm lại, mức độ ứng dụng thương mại điện tử và E-marketing của các doanh nghiệp Việt Nam đã có nhiều nét khởi sắc, nhưng nhìn chung doanh nghiệp cũng chỉ mới dừng ở mức độ quảng bá thương hiệu, giới thiệu sản phẩm và trao đổi thông tin bằng các phương tiện điện tử. Ở cấp độ cao hơn, việc giao dịch và ký hợp đồng bằng các công cụ điện tử cũng được một số doanh nghiệp ứng dụng, nhưng con số này chưa nhiều. Trong giao dịch với các đối tác nước ngoài, doanh nghiệp có thể sử dụng nhiều hơn hình thức trao đổi bằng thư điện tử, tuy nhiên với giao dịch trong nước doanh nghiệp vẫn có xu hướng sử dụng giấy tờ truyền thống. Đối với khách hàng là cá nhân, một số doanh nghiệp đã bán hàng qua mạng, thói quen mua hàng truyền thống của người Việt Nam chưa tạo cơ hội cho các dịch vụ này phát triển. Chính vì vậy, nhiều doanh nghiệp đánh giá vẫn cần thời gian đáng kể để thói quen tiêu dùng và tập quán kinh doanh trong xã hội có sự điều chỉnh tương ứng.




tải về 2.96 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   ...   30   31   32   33   34   35   36   37   ...   77




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương