Faculty of Economics Microeconomics 1 Kinh Tế Vi Mô 1



tải về 103.99 Kb.
Chuyển đổi dữ liệu02.09.2016
Kích103.99 Kb.
#30645

Faculty of Economics Microeconomics 1


Kinh Tế Vi Mô 1

Gợi ý giải bài tập 1 - Lớp DH08KM



Câu 1.


  1. Đường biên khả năng sản xuất (PPF)



  1. Với tổ hợp sản xuất F(27;8) ,Nền kinh tế hoàn toàn không có khả năng, vì nếu sản xuất 8 vạn chiếc xe máy thì nền kinh tế chỉ có thể sản xuất tối đa 20 vạn xe đạp. => F(27;8) nằm ngoài đường PPF.

  2. Với tổ hợp M(25;6), nền kinh tế hoàn toàn có khả năng, nhưng không đạt hiệu quả kinh tế vì nếu sản xuất 6 vạn xe máy thì nền kinh tế có khả năng sản xuất tới 30 vạn xe đạp => M(25;6) nằm trong đường PPF.

  3. Chi phí cơ hội

Nền kinh tế đang sản xuất tại điểm D(20;8), giả sử nền kinh tế chuyển sang sản xuất tại điểm C(30;6). Như vậy, Lượng Xe đạp đựoc sản xuất tăng thêm 10 vạn chiếc, trong khi đó lượng xe máy đựoc sản xuất giảm 2 vạn chiếc => Khi di chuyển từ D sang C, Chi phí cơ hội của việc sản xuất 10 vạn chiếc xe đạp là 2 vạn chiếc xe máy, hay nói cách khác, chi phí cơ hội của việc sản xuất 5 chiếc xe đạp là 1 chiếc xe máy.
Câu 2.





T T

Phát biểu

Đ

S

Giải thích

1

Khi trạng thái của thị trường cạnh tranh hoàn hảo có sự thiếu hụt, sự cạnh tranh giữa những người bán sẽ đẩy giá đến giá cân bằng mới.




*

Sự cạnh tranh của những người mua, chứ không phải của những người bán.

2

Cầu tủ lạnh LG tăng khi giá của nó giảm




*

Giá giảm làm lượng cầu tăng chứ không phải cầu tăng

3

Cung đậu nành sẽ tăng khi thời tiết thuận lợi cho loại cây này

*




Thời tiết là nhân tố ảnh hưởng đến cung các loại cây trồng. Thời tiết thuận lợi làm cung tăng.

4

Giá Pepsi tăng sẽ làm lượng cầu Coca Cola tăng




*

Giá hàng thay thế tăng làm cầu mặt hàng đang xem xét tăng chứ không phải lượng cầu tăng

5

Giá tăng sẽ làm doanh thu của người bán tăng nếu cầu co dãn nhiều.




*

Cầu co dãn nhiều, doanh thu của người bán nghịch biến với giá. Giá tăng, doanh thu sẽ giảm

6

X là hàng hoá thông thường. Cung hàng X sẽ tăng nếu thu nhập của người tiêu dùng tăng.





*

Với hàng thông thường, nếu thu nhập của người tiêu dùng tăng thì cầu tăng chứ không phải cung tăng.




Câu 3.


a. Việc các nhà khoa học phát hiện ra một loại lúa lai mới cho năng suất cao hơn các giống lúa khác sẽ gây ra tác động đối với đường cung. Do giống lúa lai này làm tăng sản lượng mỳ lúa mỳ có thể sản xuất được trên mỗi mẫu đất, nên người nông dân sẵn sàng cung nhiều lúa mỳ hơn tại bất kỳ mức giá nào cho trước, nghĩa là đường cung dịch chuyển sang phải trong khi đường cầu không đổi

P S1

S2

P1


P2

Q1 Q2 Q(Sản lượng)


b. Xăng và Xe là hàng hoá bổ sung, khi cuộc chiến nổ ra ở Trung Đông làm cho giá xăng tăng, do đó, lượng cầu loại xe Cadillac đã qua sử dụng giảm do loại xe này một khi đã qua sử dụng thì tiêu tốn rất nhiều xăng => Đường cầu xe dịch chuyển sang trái, giá xe ở điểm cân bằng giảm.

P (Giá xe)

S

P1

P2

D1

D2



Q(Lượng xe)

Q2 Q1

c. Chỉ ra tác động của biến cố đến thị trường áo sơ mi của Mỹ:

  • Một cơn bão mạnh ở bang Carolina làm hỏng vụ thu hoạch bông


Bông là đầu vào để sản xuất áo sơ mi. Sản lượng bông giảm làm cho giá bông trên thị trường tăng lên: giá các yếu tố đầu vào để sản xuất áo sơ mi tăng  đường cung dịch chuyển sang trái  điểm cân bằng dịch chuyển từ E1 sang E2 làm cho giá áo sơ mi tăng và sản lượng cân bằng giảm.



  • Người ta phát minh ra những chiếc máy đan len mới.

Nhờ tiến bộ khoa học kỹ thuật những chiếc máy đan len mới ra đời làm cho đường cung dịch chuyển sang phải  điểm cân bằng dịch chuyển  giá giảm và sản lượng cân bằng tăng lên.

  • Giá áo khoác bằng da giảm.

Giá áo khoác bằng da giảm => Người tiêu dùng không mua áo khoác bằng Bông nũa và chuyển qua mua áo khoác da => Cầu về bông để sản xuất áo lạnh sử dụng Bông giảm => giá Bông giảm => giảm chi phí đầu vào đối với sản xuất áo sơ mi => Cung Sơ mi tăng, đường cung dịch chuyển sang phải => Giá cân bằng giảm và lượng cân bằng tăng.

d. Xăng là hàng bổ sung cho xe gắn máy. Nếu giá xăng tăng, điều gì sẽ xảy ra đối với:



  • Lượng xe tay ga đựoc bán ra?

Xe tay ga là loại xe tiêu hao nhiều xăng => giá xăng tăng cao => cầu về xe tay ga giảm => đường cầu dịch chuyển sang trái => giá và sản lượng cân bằng của xe tay ga trên thị trường tự do giảm.
P (Giá xe)

S

P1

P2

D1

D2



Q(Lượng xe)

Q2 Q1

  • Thị trường xe gắn máy?

Giá xăng tăng cao làm cầu về xe gắn máy ( xe tay ga và xe số) giảm => đường cầu dịch chuyển sang trái => giá và sản lượng cân bằng của xe gắn máy trên thị trường tự do giảm. (Đồ thị tương tự như trên)

  • Thị trường xe đạp điện?

Xe đạp điện và xe giắn máy là hai loại hàng hóa thay thế nhau, khi giá xăng dầu tăng cao => cầu về xe gắn máy giảm => cầu xe đạp điện tăng => đường cầu xe đạp điện dịch chuyển sang phải => giá và sản lượng cân bằng của xe đạp điện trên thị trường tự do tăng.

Câu 4.

Giá

10

12

14

16

18

20

Lượng cầu

10

9

8

7

6

5

Lượng cung

3

4

5

6

7

8

  1. Vẽ cung cầu và tìm giá, sản lượng cân bằng.

Hàm cầu: Qd = a – b*P

Trong đó: -b = ∆Q/∆P = (9-10)/(12-10) = -0,5.

Thế P = 10, Q = 10 vào pt ta được: 10 = a – (-0,5)*10 => a = 5.


  • Hàm cầu : Qd = 15 – 0,5*P

  • Tương tự ta cũng có hàm cung : Qs = 0,5*P – 2.

  • Giá và sản lượng cân bằng : Qd = Qs  15 – 0,5*P = 0,5*P – 2

  • P* = 17 và Q* = 6,5



S

P
P* = 17




D


Q* = 6,5 Q



  1. Dư cung, dư cầu

P = 12 => Cầu Qd = 9 và Cung Qs = 4 => Dư cầu = 5 .

P = 20 => Cầu Qd = 5 và Cung Qs = 8 => Dư cung = 3



Câu 5.

a/ Khi giá xăng dầu tăng sẽ làm cho chi phí sản xuất của những mặt hàng có sử dụng xăng như là một yếu tố đầu vào trực tiếp hoặc gián tiếp (thông qua chi phí vận chuyển) tăng lên. Điều này có nghĩa là cung những mặt hàng này sẽ giảm (Đường cung dịch sang trái). Kết quả là giá cân bằng sẽ tăng và sản lượng cân bằng sẽ giảm.



b/ Trong một nền kinh tế vận hành theo cơ chế thị trường, khi mà đa số các doanh nghiệp ở địa phương không phải là doanh nghiệp độc quyền và không thuộc sở hữu nhà nước thì không một ai có thể cấm các doanh nghiệp điều chỉnh giá bán khi chi phí tăng. Nếu chính phủ can thiệp bằng chính sách giá tối đa trên diện rộng là đi ngược lại với cơ chế thị trường, và do vậy, các địa phương không thể giữ được sự ổn định về giá (vì không có lực cũng không có quyền, điều này cho thấy, khi một nền kinh tế hoà nhập vào nền kinh tế thế giới, đôi khi sức mạnh thị trường còn lớn hơn sức mạnh của chính phủ). Ngay cả giá điện, chính phủ cũng đang có lộ trình tăng giá.

c/ Có một nhóm người lo sợ rằng, lợi dụng giá xăng dầu tăng, các doanh nghiệp sẽ tăng giá bán cao hơn nhiều lần so với phần tăng của chi phí, làm cho đời sống người tiêu dùng khốn khó. Với một nền kinh tế vận hành theo cơ chế thị trường và hầu hết các doanh nghiệp hoạt động trong bối cảnh cạnh tranh mạnh, thì nỗi lo sợ trên đây là hoàn toàn không đúng. Các doanh nghiệp, dù là hoạt động trong môi trường cạnh tranh hay ngay cả trong môi trường độc quyền, nếu không bị chính phủ kiểm soát giá trước đó, thì khi chi phí tăng, hầu hết sẽ tăng giá với mức thấp hơn chi phí tăng thì mới có thể tối đa hoá lợi nhuận (ngoại trừ các sản phẩm trước đó bị chính phủ khống chế giá tối đa (giá trần), nay mới có thể lợi dụng chi phí tăng để đề nghị tăng giá lên với mức cao, song những doanh nghiệp này là rất ít và hoàn toàn thuộc quyền sở hữu của chính phủ.



Câu 6.

a. Nếu các cơ quan chức năng phán đoán đúng về cung và cầu, thì giá thị trường tự do là bao nhiêu? Dân số Thành phố sẽ thay đổi như thế nào nếu như giá thuê nhà trung bình hàng tháng là 100$ và tất cả những người không tìm được căn hộ sẽ rời khỏi thành phố?

Thị trường cân bằng ta có: QD = QS  100 – 5P=50 + 5P

 P = 5 và Q = 75.

=> P* = 500 ($); Q* = 750.000 (căn hộ).

Khi ấn định mức giá trần thuê nhà là 100$: thấp hơn giá cân bằng thị trường

=> lượng cung nhà ở giảm đi, tình trạng vượt cầu xảy ra.

Ứng với mức giá thuê nhà là 100$, lượng cung chỉ còn 550.000 (căn hộ). Như vậy thiếu 200.000 căn hộ. Nếu tính 3 người/căn hộ  có 600.000 người sẽ phải rời khỏi thành phố.

b.Trường hợp giá thuê nhà được ấn định là 900 ngàn một tháng đối với tất cả các căn hộ:

Trường hợp giá thuê nhà được ấn định là 900$/tháng, lượng cung căn hộ là: QS2=950.000 (căn hộ) => tăng 200.000 căn hộ so với lượng cân bằng => do vậy số căn hộ mới được xây dựng sẽ là 100.000 căn. Tuy nhiên, lượng cầu chỉ ở mức QD2 = 550.000 căn hộ  thị trường xảy ra tình trạng vượt cung.
P($) S
C E

900

A

P* = 500



B F

100
D

550 750 950 Q (ngàn căn hộ)


Câu 7.

Phần lớn cầu về các sản phẩm nông nghiệp của Mỹ là từ các nước khác. Phương trình tổng cầu: Q = 3550 – 266P, đường cầu trong nước là: Qd = 1000 – 46P. Cung trong nước là Q = 1800 + 240P. Giả sử cầu về lúa mì xuất khẩu giảm 40%. P ($/giạ), Q (triệu giạ).

a. Nông dân Mỹ lo ngại về sự giảm sút của cầu xuất khẩu này. Điều gì sẽ xảy ra với giá lúa mì trên thị trường tự do của Mỹ? Liệu những người nông dân có lý do để lo ngại hay không?

Cầu về lúa mì xuất khẩu giảm  tổng cầu lúa mì giảm trong khi cung lúa mì là không đổi giá lúa mì trên thị trường tự do giảm, tác động lớn đến nông dân Mỹ - người cung. Họ hoàn toàn có lý do để lo ngại. Minh họa cụ thể qua các tính toán sau:



  • Tổng cầu ban đầu: QD = 3550 – 266P.

  • Đường cung: QS =1800 + 240P

 ta dễ dàng tính được giá và sản lượng cân bằng lúc đầu:

P* =3,46 ($/giạ); Q* = 2630,4 triệu giạ

Đường cầu xuất khẩu là: Qf = QD – Qd = 2550 – 220P.


  • Cầu xuất khẩu giảm 40%  đường cầu xuất khẩu lúa mì hiện tại là:

Qf’ = 1530-132P. Như vậy đường tổng cầu mới: QD’ = 2530 – 178P

  • Tại điểm cân bằng mới: QD’ = QS => P’* = 1,75$/giạ; Q’* = 2218,5 triệu giạ.

b.Bây giờ giả sử chính phủ Mỹ hàng năm muốn mua vào một lượng lúa mì đủ để đẩy giá lên đến mức bằng 3,00$/giạ.

Với mức giá là 3$/giạ, thị trường không cân bằng ta có:



  • Tổng cầu là: 1996 triệu giạ

  • Tổng cung là : 2520 triệu giạ

  • Chính phủ cần phải mua: 2520-1996=524 triệu giạ.

c.Nếu không có cầu xuất khẩu mà vẫn giữ giá 3$/giạ thì chính phủ phải mua bao nhiêu lúa mì mỗi năm? Và chi phí mà chính phủ phải trả là bao nhiêu?

Lúc này :



  • tổng cầu cũng là cầu trong nước QD = Qd=1000 – 46P

  • Cung không đổi. Với P= 3$

=> Ta tính được QD = 862; QS = 2520

=> Lượng lúa mì chính phủ cần mua = 2520-862 = 1658 triệu giạ

Chi phí chính phủ phải trả = 1658*3 = 4974 triệu $.

Câu 8.


Giá ($)

Cầu (triệu)

Cung (triệu)

60

22

14

80

20

16

100

18

18

120

16

20

a. Xác định và vẽ đồ thị đường cầu, đường cung trên cùng hệ trục tọa độ.

Hàm số cung, cầu dưới dạng tuyến tính tổng quát:

QD = a –bP (1)

QS = c +dP (2)

Trong đó: -b = ∆Q/∆P = -2/20 = -0,1

Tại P = 60, Q = 22. Thế vào (1) ta có: 22 = a -0,1*60  a = 28

Vậy hàm cầu: QD = 28-0,1*P

Tương tự, c = ∆Q/∆P = 2/20 = 0,1

Tại P = 80, Q = 16. Thế vào (2) ta có: 16 = c+0,1*80  c = 8

Hàm cung: QS = 8 + 0,1P

b.Tính mức giá và sản lượng cân bằng.

Tại cân bằng: QS= QD  28-0,1P = 8+0,1P P*= 100 $, Q* = 18 triệu



c.Tính độ co dãn của cung, cầu theo giá khi giá bằng 80$; 100$.

Độ co giãn của cầu

= -b*P/Q

Với P = 80, QD =20

ε= -0,1*80/20 = -0,4

Tương tự, khi P = 100, QD = 18

ε= -0,1*100/18 = -0,56

Độ co giãn của cung

Với P = 80, QS= 16



= 0,1*80/16 = 0,5

P = 100, QS = 18

δ = 0,1*100/18= 0,56

d.Với giá trần là 80$, số lượng mà người tiêu dùng muốn mua là: 20 triệu. Nhưng người sản xuất chỉ muốn bán 16 triệu. Do vậy, xảy ra tình trạng thiếu hụt sản phẩm trên thị trường. Lượng thiếu hụt là 4 triệu.

Câu 9.
S1 S1

P S2 P

S2
P1 P1

(-) (-)

P2 P2
+ (+)


Q1 Q2 Q(Dược phẩm) Q1 Q2 Q(Máy tính)
Cầu không co giãn (Dược phẩm) Cầu co giãn (Máy tính)

Bảng 1: Câu a, b, c.



Tác động của việc cung tăng gấp đôi đối với các trường hợp

Trường hợp

Giá cân bằng

Lượng cân bằng

Mức thay đổi của giá

Mức thay đổi của lượng

Cầu không co giãn (Dược phẩm)

Giảm

Tăng

Giá thay đổi nhiều

Thay đổi không đáng kể

Co giãn (Máy tính)

Giảm

Tăng

Giá thay đổi ít

Thay đổi nhiều

Bảng 2. Câu d.



Thay đổi trong tổng chi tiêu

Trường hợp

Tổng chi tiêu

Cầu không co giãn (Dược phẩm)

Giảm (-)

Cầu co giãn (Máy tính)

Tăng (+)



Hàm số cầu và hàm số cung thị trường của hàng hoá X được ước lượng như sau: (D): PD = -(1/2)QD + 110.




(S) : PS = QS + 20 (Đơn vị tính của QD, QS là ngàn tấn, đơn vị tính của PD, PS là ngàn đồng/tấn)

a) Thị trường cân bằng khi:

  • QS = QD = Q0 và PS = PD = P0

=> Q0 + 20 = -(1/2)Q0 + 110

=> 3/2 Q0 = 90

=> Q0 = 60 ngàn tấn và P0 = 80 ngàn đồng/tấn




  • Thặng dư của người tiêu dùng là diện tích tam giác AP0E0

CS = ½*60*(110-80) = 900 triệu đồng

  • Thặng dư của nhà sản xuất là diện tích tam giác BP0E0

PS = ½*60*(80 - 20) = 1.800 triệu đồng

  • Tổng thặng dư xã hội = CS + PS = 2.700 triệu đồng

c) Độ co giãn của cầu theo giá tại mức giá cân bằng.

  • Ep = (dQ/dP) * (P/Q) = -2* (80/60) = -8/3

  • Ep < -1 : Cầu co giãn nhiều, tổng chi tiêu nghịch biến với giá nên từ mức giá này, nếu các nhà sản xuất thống nhất với nhau giảm giá bán xuống một chút thì tổng chi tiêu của tất cả những người mua dành cho hàng hoá này sẽ tăng.

d)

Nếu có thuế VAT, thị trường cân bằng khi:



  • QS = QD = Q1 và PS + thuế = PD

=> PS + 10% PS= PD hay 1,1 PS = PD

 1,1(Q1 + 20) = -(1/2)Q1 + 110

 1,6 Q1 = 88

=> Q1 = 55 ngàn tấn






Q1= 55 Q0= 60 Q (ngàn tấn)



=> Mức giá người mua phải trả là PD1 = -(1/2)55 + 110 = 82,5 ngàn đồng/tấn, và Mức giá người bán nhận được sau khi nộp thuế là PS1 = 55 + 20 = 75 ngàn đồng/tấn

e)

Người tiêu dùng chịu 2,5 ngàn đồng tiền thuế (82,5 – 80) và nhà sản xuất chịu 5 ngàn đồng tiền thuế (80 - 75) tính trên mỗi tấn sản phẩm.

Tổng tiền thuế chính phủ thu được từ ngành X là: 7,5* 55 = 412,5 triệu đồng

f)


  • Thặng dư của người tiêu dùng giảm

∆CS = - ½* (60+55)*(82,5-80) = -143,75 triệu đồng

(thể hiện trên đồ thị là diện tích hình thang PD1CEoPo)



  • Thặng dư của nhà sản xuất giảm

∆PS = - ½* (60+55)*( 80 - 75) = -287,5 triệu đồng

(thể hiện trên đồ thị là diện tích hình thang PS1FE0P0)



  • Khoản thuế thu được của chính phủ là ∆G = 7,5 * 55 = 412,5 triệu đồng (thể hiện trên đồ thị là diện tích hình chữ nhật PD1CFPS1)

=> Tổng thặng dư xã hội giảm (phần giảm này thường gọi là tổn thất vô ích hay mất mát vô ích) ∆NW = ∆CS + ∆PS + ∆G = -18,75 triệu đồng ( thể hiện trên đồ thị là diện tích tam giác CFE0)





Thực hiện: Trịnh Văn Hợp Hiệu đính: TS.Đặng Minh Phương

Каталог: data -> file
file -> Qcvn 81: 2014/bgtvt
file -> Transformations
file -> SỞ gd&Đt bắc ninh trưỜng thpt hàn thuyêN
file -> ĐỀ thi thử quốc gia năM 2014-2015 MÔn thi: anh văN
file -> VnDoc Tải tài liệu, văn bản pháp luật, biểu mẫu miễn phí Những bài hát tiếng Anh buồn nhất thế giới
file -> Những câu châm ngôn Tiếng Anh hay I love you not because of who you are, but because of who I am when I am with you
file -> Những câu nói hay về tình yêu bằng Tiếng Anh I used to think that dreams do not come true, but this quickly changed the moment I laid my eyes on you
file -> 105 thành ngữ thông dụng trong Tiếng Anh
file -> VnDoc Tải tài liệu, văn bản pháp luật, biểu mẫu miễn phí
file -> BỘ NÔng nghiệp và phát triển nông thôN

tải về 103.99 Kb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương