DÂn số HỌc tài liệu dùng cho Chương trình bồi dưỡng nghiệp vụ


Lược đồ 31: Lược đồ của Ronald Freedman “Các yếu tố tác động đến mức sinh”



tải về 2.8 Mb.
trang12/22
Chuyển đổi dữ liệu07.07.2016
Kích2.8 Mb.
#181
1   ...   8   9   10   11   12   13   14   15   ...   22

Lược đồ 31: Lược đồ của Ronald Freedman “Các yếu tố tác động đến mức sinh”



2.3. Mô hình sinh tổng hợp của Bongaarts

Nếu thừa nhận rằng số sinh cực đại là số sinh xảy ra trong điều kiện không có bất kỳ sự điều chỉnh hay hạn chế nào về sinh, Bongaarts gọi đây là khả năng sinh đẻ tự nhiên thay đổi rất ít từ nhóm dân cư này sang dân cư khác. Xuất phát từ việc sắp xếp khả năng sinh đẻ quan sát được từ một số nước khác nhau, Jonh Bongaarts và Poten năm 1983, cho rằng chỉ có 6 biến quan trọng nhất tác động lên tái sản xuất dân số là:



  1. Kết hôn

  2. Tỷ lệ và hiệu quả sử dụng các biện pháp tránh thai

  3. Tỷ lệ phá thai

  4. Vô sinh tạm thời sau khi sinh con

  5. Tần suất quan hệ tình dục của vợ chồng

  6. Vô sinh

Như vậy, khả năng sinh đẻ cao, việc cho con bú là nhân tố giải thích chính của khả năng sinh đẻ cực đại với khả năng sinh đẻ thực tế trong điều kiện không áp dụng KHHGĐ và phá thai. Nếu việc sinh đẻ thực tế thấp thì nguyên nhân chủ yếu là do việc áp dụng các biện pháp tránh thai. Nghiên cứu của Bongaarts chỉ ra rằng 97% mức chênh lệch giữa khả năng sinh đẻ tự nhiên cực đại và mức sinh đẻ thực tế là do tác động của 4 yếu tố trung gian là: Vô sinh tạm thời sau khi sinh và cho con bú, tỷ lệ và hiệu quả của việc sử dụng biện pháp tránh thai, tỷ lệ phá thai và tỷ lệ kết hôn.

3. Lý thuyết dựa trên cơ sở kinh tế (chi phí và lợi ích)

3.1. Kinh tế học về trẻ em

Trong các phân tích về mức sinh dựa trên kinh tế học vi mô, trẻ em được nhìn nhận như hàng hóa tiêu thụ lâu bền giống như xe hơi hay mua nhà ở. Những hàng hóa mang lại sự thỏa mãn cho người tiêu dùng trong thời gian dài. Theo lý thuyết hành vi tiêu dùng của mỗi cá nhân, các cá nhân (ông bố và bà mẹ) có nguồn tài chính có hạn và cố gắng tới mức tối đa để thỏa mãn nhu cầu bằng cách lựa chọn giữa các loại hàng hóa khác nhau. Sự lựa chọn của họ chịu ảnh hưởng bởi thu nhập, giá cả các loại hàng hóa. Một sự lý giải là khi thu nhập tăng, các ông bố, bà mẹ muốn cho con cái họ được học hành tốt hơn tức là họ thích về mặt chất lượng con hơn là số lượng con.

Có thể phân tích theo một cách khác (có thể phù hợp hơn đối với các nước đang phát triển) coi trẻ em như một loại đầu tư hay tài sản về kinh tế (của để dành). Cha mẹ hy vọng nhận được lợi ích về kinh tế trong tương lai từ con cái họ. Những nguồn lợi này sẽ tăng lên, nếu người con làm việc trên những mảnh ruộng của gia đình hay kinh doanh trong gia đình mà không nhận lương, hoặc trao một phần lương của mình cho cha mẹ, hoặc có thể nuôi nấng chăm sóc bố mẹ khi họ đã cao tuổi

3.2. Chi phí kinh tế cho con cái

Cùng với các lý thuyết về xã hội, có nhiều lý thuyết về kinh tế được đưa ra giải thích xu hướng biến động mức sinh. Theo Liebenstein (nhà khoa học người Áo) có 3 lợi ích có thể thu được, đó là: coi trẻ em như vật tiêu dùng, là nguồn thoả mãn nhu cầu cá nhân cho các bậc cha mẹ; trẻ em như là đơn vị sản xuất, tức là họ sẽ tham gia lao động vào thời điểm nào đó và sẽ đóng góp vào thu nhập gia đình và trẻ em như nguồn bảo hiểm lúc tuổi già của các bậc cha mẹ và những người thân khác. Đồng thời, việc có thêm trẻ em cũng có hai loại chi phí phải bỏ ra, đó là các chi phí trực tiếp cho việc nuôi nấng đứa trẻ từ khi mang thai đến khi đứa trẻ có thể tự lập được; hai là, các chi phí gián tiếp bao gồm các cơ hội bị mất đi do việc có thêm một đứa con do các bà mẹ không đi làm, không có điều kiện nâng cao trình độ và tham gia các công tác xã hội khác.

Nếu trẻ em được xem như hàng hóa tiêu dùng lâu bền hay là vốn đầu tư, thì cần xem xét xem chi phí cho việc sinh con và nuôi con là bao nhiêu. Chi phí sinh và nuôi con có thể chia thành hai loại:

+ Chi phí tài chính trực tiếp: Đây là toàn bộ chí phí về nuôi dưỡng, khám chữa bệnh, giáo dục của đứa con từ khi người mẹ mang thai đến khi đứa trẻ trưởng thành (25 tuổi chẳng hạn).

+ Chi phí cơ hội: Đây là khoản chi phí hay khoản thu nhập cha mẹ bị mất đi do phải nuôi dưỡng và giáo dục con cái, nếu người mẹ phải bỏ việc để nuôi con nhỏ, hoặc người bố có thể phải ngừng làm để phụ với người mẹ nuôi con ốm. Nếu người mẹ vẫn tiếp tục đi làm thì đó là khoản chi để nuôi con như chi thuê người giúp việc trông trẻ. Đây cũng coi là chi phí cơ hội, bởi vì nếu không có con thì người mẹ đã không phải chi khoản chi này.

Từ quan điểm kinh tế đơn thuần cho thấy trẻ em không phải là lĩnh vực đầu tư tốt nhất đối với các nước phát triển. Chi phí nuôi dưỡng trẻ em cao và lợi ích kinh tế thu lại được từ trẻ em rất thấp. Ngoài ra, khi người lao động làm việc khi còn trẻ đến già họ nhận được lương hưu và các khoản trợ cấp xã hội mà không cần sự trợ giúp của con cái lúc về già. Do vậy, ở những nước phát triển, mức sinh thấp.

Ở các nước đang phát triển, nuôi trẻ em, chi phí về kinh tế thấp, đặc biệt là các vùng nông thôn. Ngay ở độ tuổi rất nhỏ, trẻ em đã có thể đóng góp vào thu nhập gia đình như làm đồng, chăm sóc gia súc, gia cầm…. Khi cha mẹ già những đứa con là nguồn trợ cấp chủ yếu cho cha mẹ. Vì vậy, mức sinh ở các nước đang phát triển thường cao.

Trên thực tế, việc sinh và nuôi dưỡng trẻ em không chỉ bị tác động bởi yếu tố kinh tế. Tình cảm yêu thương trìu mến, mong muốn về một gia đình bình thường và nhiều vấn đề khác đã được xem xét đến trong phân tích chi phí và lợi ích của việc sinh con. Vì vậy, phân tích quyết định về số trẻ em cần sinh ra cần phải xem xét đến khái niệm giá trị sử dụng mà trẻ em mang lại (ở đây khái niệm này được các nhà kinh tế sử dụng giống như sự thỏa mãn về nhu cầu cá nhân).



Giá trị của con cái: Những khía cạnh kinh tế đơn thuần không thể giải thích đầy đủ về mức sinh. Vì vậy, phân tích chi phí và giá trị của đứa con không thể chỉ đơn thuần về mặt kinh tế.

Giá trị của đứa con có thể đo bằng: Niềm hạnh phúc, gia đình đầy đủ, danh tiếng khi đứa con thành đạt và tính năng động của gia đình khi có những đứa con ở tuổi trưởng thành. Đánh giá về giá trị của những đứa con có thể khác nhau giữa người cha và mẹ. Người phụ nữ thường nhấn mạnh giá trị tình cảm của những đứa con trong khi đó thì nam giới lại nhấn mạnh nhiều đến vai trò nối dõi tông đường, gia đình dòng họ.



Phân loại giá trị của con cái


Loại giá trị

Ví dụ

Lợi ích do con cái mang lại

1. Tình cảm


  • Con cái là niềm vui, niềm hạnh phúc của các cặp vợ chồng.

  • Con cái là đối tượng yêu thương trừu mến và là người đồng hành với cha mẹ trong suốt cuộc đời.

2. Lợi ích kinh tế và sự bảo đảm

  • Con cái có thể đóng góp vào kinh tế gia đình nhờ làm việc trong kinh tế gia đình (làm ruộng, kinh doanh trong gia đình); làm công việc nhà tạo điều kiện cho cha mẹ làm thêm việc tăng thu nhập.

3. Tự làm giàu, phát triển và đạt địa vị trong xã hội

  • Nuôi dạy con cái là cơ hội đòi hỏi cha mẹ phải phấn đấu.

  • Con cái tạo điều kiện để cha mẹ trưởng thành và sống có trách nhiệm hơn.

  • Không có con những người kết hôn vẫn chưa được chấp nhận đầy đủ là những người trưởng thành.



Loại giá trị

Ví dụ

4. Sự thừa nhận nhờ con cái

  • Cha mẹ tự hào và hài lòng quan sát con cái họ trưởng thành và dạy dỗ chúng những điều mới mẻ. Cha mẹ kiêu hãnh về tài năng của con cái họ.

5. Sự tiếp tục bền vững của gia đình

  • Con cái làm tăng cường mối quan hệ hôn nhân giữa vợ và chồng.

  • Con cái tiếp tục dòng dõi của gia đình tên tuổi và truyền thống của gia đình.

Chi phí

1. Về tình cảm

  • Cha mẹ có thể phải lo lắng nhiều về con cái nhất là về hành vi cư sử, sức khỏe và sự an toàn của chúng.

  • Con cái thường gây ồn ào, không gọn gàng và nhiều khi gây phiền toái.

2. Về kinh tế

  • Chi phí cho ăn uống, may mặc và học hành và các khoản khác của con cái có thể là gánh nặng cho cha mẹ.

3. Sự hạn chế hay chi phí cơ hội

  • Sau khi có con cha mẹ ít được tự do hơn đối với đời sống xã hội, nghề nghiệp và các nhu cầu cá nhân.

4. Nhu cầu về thể xác

  • Trông nom con cái yêu cầu nhiều sức lực, cha mẹ có thể mệt mỏi hơn và quên nhu cầu sinh lý của mình.

5. Chi phí gia đình

  • Cha mẹ ít có thời gian quan tâm đến nhau hơn và có thể xảy ra cãi cọ do chăm sóc con sinh ra.

Giá trị của gia đình lớn (đông con)

1. Mối quan hệ anh em ruột thịt

  • Trẻ em cần có anh em ruột thịt (nếu chỉ có một đứa con, đứa trẻ sẽ thấy cô đơn, được chiều chuộng dẫn tới ích kỷ).

2. Sở thích về giới tính của con

  • Cha mẹ có thể có mong muốn có con trai, hoặc con gái hoặc kết hợp cả hai.

3. Sự sống sót của con cái

  • Cha mẹ cần nhiều con để đảm bảo rằng có một số còn sống đến tuổi trưởng thành.



Loại giá trị

Ví dụ

Giá trị của gia đình ít con

1. Sức khỏe của người mẹ

  • Có quá nhiều lần mang thai người mẹ sẽ bị tổn hại sức khỏe.

2. Chi phí xã hội

  • Trái đất trở lên quá đông đúc.

  • Quá nhiều trẻ em là gánh nặng cho xã hội.



TÓM TẮT CHƯƠNG
1. Sinh sản là yếu tố cơ bản ảnh hưởng đến quá trình biến động tự nhiên dân số. Nó không chỉ ảnh hưởng đến quy mô, tốc độ tăng dân số mà nó còn ảnh hưởng lớn đến quá trình phát triển kinh tế xã hội. Mức sinh phản ánh mức độ sinh sản của tập hợp dân cư trong một thời gian nhất định. Có nhiều chỉ tiêu đánh giá mức sinh như: tỷ suất sinh thô; tỷ suất sinh chung; tỷ suất sinh đặc trưng theo tuổi; tổng tỷ suất sinh. Trong đó tổng tỷ suất sinh là chỉ tiêu có ý nghĩa nhất để đo lường mức sinh.

2. Mức sinh chịu tác động của nhiều nhân tố như: Đặc trưng nhân khẩu học của các cặp vợ chồng (Tuổi kết hôn; thời gian chung sống; ý muốn sinh con); trình độ phát triển kinh tế; trình độ phát triển của xã hội (phát triển của giáo dục; y tế và sự nghiệp đấu tranh vì sự tiến bộ của phụ nữ).

3. Mức sinh thay thế là là mức sinh mà một đoàn hệ phụ nữ có trung bình vừa đủ số con gái để “thay thế” mình vào chu kỳ sản xuất dân số tiếp theo. Có thể dựa trên tổng tỷ suất sinh (TFR) để đánh giá một dân số đã đạt mức sinh thay thế hay chưa. Nếu TFR đạt ở khoảng 2,1 con/1 phụ nữ, thì đạt mức sinh thay thế.

4. Có nhiều nhân tố ảnh hưởng đến mức sinh. Có thể chia thành các nhóm như sau: nhóm các yếu tố thuộc về tự nhiên sinh học; nhóm yếu tố thuộc kinh tế; nhóm yếu tố văn hóa – xã hội (phong tục tập quán, giáo dục và sự tiến bộ của phụ nữ). Nhóm yếu tố thuộc tiến bộ về y học và y tế và nhóm yếu tố thuộc yếu tố chính trị, chính sách, kinh tế-xã hội và dân số.



CÂU HỎI THẢO LUẬN




  1. Phân biệt mức sinh với khả năng sinh sản?

  2. Nêu ý nghĩa của các chỉ tiêu đánh giá mức sinh? Tại sao nói Tổng tỷ suất sinh là chỉ tiêu có ý nghĩa nhất trong đánh giá mức sinh?

  3. Thế nào là mức sinh thay thế? Nghiên cứu mức sinh thay thế có ý nghĩa gì đối với quản lý quá trình dân số và quá trình quản lý kinh tế xã hội?

  4. Các yếu tố ảnh hưởng đến mức sinh có thể chia thành mấy nhóm; Phân tích chi tiết từng nhóm cụ thể?

BÀI TẬP THỰC HÀNH



1 - Cho sè liÖu d©n sè cña tØnh H 2009 nh­ sau:


Nhãm tuæi

Sè N÷ TB

(1000 ng)

TØ lÖ nam trong tæng sè d©n (%)

ASFRx

(%0)

0-4

250

51

-

5-9

256

51

-

10-14

230

50

-

15-19

200

50

26

20-24

190

50

170

25-29

170

50

200

30-34

130

49

150

35-39

90

47

90

40-44

80

46

40

45-49

70

44

9

50-59

50

41

-

60+

205

38

-

1. Ph©n tÝch tØ lÖ phô thuéc cña d©n sè n÷ vµ nam tØnh H.

2. TÝnh CBR, GFRvµ TFR. BiÓu diÔn c¸c tû suÊt sinh ®Æc tr­ng theo tuæi lªn ®å thÞ vµ nhËn xÐt.



2 - Cho sè liÖu d©n sè cña tØnh A 2009 nh­ sau:


Nhãm tuæi

D©n sè TB

1000 ( ng)

TØ lÖ n÷ trong d©n sè (%)

Sè sinh sèng trong n¨m (1000 ng)

0-4

512

49

-

5-9

520

49

-

10-14

464

50

-

15-19

404

50

5,2

20-24

380

50

32,3

25-29

338

50

34,0

30-34

256

51

19,5

35-39

171

53

8,1

40-44

148

54

3,2

45-49

126

56

0,63

50-59

85

59

-

60+

348

63

-

1. Ph©n tÝch c¬ cÊu tuæi chung cho toµn bé d©n sè, c¬ cÊu tuæi cña d©n sè nam vµ d©n sè n÷ tØnh A.

2. TÝnh CBR, GFR vµ TFR. BiÓu diÔn c¸c tû suÊt sinh ®Æc tr­ng theo tuæi lªn ®å thÞ vµ nhËn xÐt.

3. NhËn xÐt møc sinh thay thÕ cña tØnh A biÕt tû sè giíi tÝnh khi sinh cña tØnh A lµ 105, hÖ sè sèng trung b×nh cña bÐ g¸i tõ khi sinh ®Õn khi thay thÕ c¸c bµ mÑ lµ 0,90.


3 - Cã sè liÖu d©n sè n¨m 2009 cña tØnh Y nh­ sau:

(Ьn vÞ tÝnh: 1.000 ng­êi)

Nhãm tuæi

D©n sè trung b×nh

Trong ®ã d©n sè nam

Sè sinh sèng

0-14

828

418

-

15-19

250

130

4,20

20-24

225

155

20,90

25-29

210

105

22,05

30-34

157

85

13,50

35-39

120

55

6,50

40-44

85

40

2,16

45-49

75

35

0,60

50+

332

144

-

1. §¸nh gi¸ chÕ ®é t¸i s¶n xuÊt d©n sè cña tØnh Y nÕu biÕt x¸c suÊt sinh con trai lµ 0,51; HÖ sè sèng cña c¸c bÐ g¸i tõ khi sinh sèng ®Õn tuæi bµ mÑ lµ 0,97.

2. TÝnh sè con mµ mét phô n÷ ph¶i sinh ®ñ ®Ó thay thÕ nÕu biÕt hÖ sè chÕt cña trÎ em g¸i míi sinh ®Õn ®é tuæi cã kh¶ n¨ng sinh ®Î lµ 0,04; X¸c suÊt sinh con g¸i lµ 0,488.
****************************************

MỨC CHẾT VÀ CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG
I. CÁC KHÁI NIỆM VÀ THƯỚC ĐO MỨC CHẾT

1. Các khái niệm

Chết là một hiện tượng tự nhiên mà bất kỳ sinh vật nào cũng đều trải qua. Sống và chết là hai mặt đối lập của mỗi sinh vật nói chung và từng con người nói riêng.

Khái niệm về chết được Liên hợp quốc và tổ chức Y tế thế giới thống nhất định nghĩa như sau: "Chết là sự mất đi vĩnh viễn tất cả những biểu hiện của sự sống ở một thời điểm nào đó, sau khi có sự kiện sinh sống xảy ra (sự chấm dứt tất cả những biểu hiện của sự sống mà không một khả năng nào khôi phục lại được)". Như vậy, sự kiện chết xảy ra chỉ sau khi có sự kiện sinh sống. Khoảng thời gian kể từ khi sinh đến khi chết là độ dài cuộc sống, hay còn gọi là một đời người.

Có thể phân loại sự kiện chết thành nhiều loại:



  • Chết sớm sau khi sinh - sơ sinh (neonatal death): Là sự kiện chết xảy ra trong khoảng thời gian từ khi con người được sinh ra theo định nghĩa sinh sống đã nêu ở chương 3 đến khi tròn 30 ngày tuổi.

  • Chết muộn sau khi sinh (post-neonatal death): là sự kiện chết xảy ra trong 11 tháng sau sinh trước khi tròn một tuổi.

  • Chết trẻ em dưới 1 tuổi (infant death): Là sự kiện chết xảy ra trong khoảng thời gian từ khi có sự kiện sinh sống cho đến khi tròn 12 tháng tuổi.

  • Chết trẻ em từ 1-4 tuổi (juvenile death): là sự kiện chết xảy ra trong khoảng thời gian từ 1 đến 4 năm sau khi đứa trẻ sinh sống.

  • Chết trẻ em dưới 5 tuổi: Là sự kiện chết xảy ra trong khoảng thời gian sau khi đứa trẻ sinh sống cho đến khi tròn 60 tháng tuổi.

  • Các sự kiện chết ở lứa tuổi khác thì sẽ gọi tên theo độ tuổi mà người đó đã sống.

2. Các thước đo mức chết

Có nhiều thước đo đánh giá mức độ chết. Mỗi thước đo phản ánh khía cạnh này hay khía cạnh khác của sự chết và có những ưu, nhược điểm nhất định.



2.1. Tỷ suất chết thô (CDR)

Tỷ suất chết thô là thước đo đơn giản đánh giá mức độ chết. Nó biểu thị số người chết tính trên 1.000 người dân trong một năm nhất định.



(phần nghìn)

Trong đó: CDR: tỷ suất chết thô;

D: số người chết trong một năm của địa phương;

: Số dân trung bình của địa phương trong năm nghiên cứu.

Ví dụ: Năm 2009, ở nước B có 84.000 người chết, số dân trung bình của nước này trong năm 2009 là 18.900.000 người. Tỷ suất chết thô của nước B trong năm 2009 tính được là:



CDR tỉnh A

=

84.000

* 1000

= 4,4 (phần nghìn)

18.900.000

Năm 2009, ở nước B có 4,4 người chết trên 1000 người dân.

Tỷ suất chết thô trung bình trên thế giới hiện nay vào khoảng 9‰ và không có sự khác biệt nhiều giữa các nước phát triển và đang phát triển, đặc biệt từ những năm 80 trở lại đây. Ở Việt Nam, mức chết thô đã giảm thấp trong những năm qua và hiện đã có xu thế tăng lên do cơ cấu dân số đang già đi.



tải về 2.8 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   ...   8   9   10   11   12   13   14   15   ...   22




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương