DÂn số HỌc tài liệu dùng cho Chương trình bồi dưỡng nghiệp vụ


Cơ cấu tuổi, giới tính của dân số Việt Nam năm 1979 và 2009



tải về 2.8 Mb.
trang10/22
Chuyển đổi dữ liệu07.07.2016
Kích2.8 Mb.
#181
1   ...   6   7   8   9   10   11   12   13   ...   22

Cơ cấu tuổi, giới tính của dân số Việt Nam năm 1979 và 2009

Năm

Nhóm tuổi

1979

2009

Tổng số (%)

Nam

(%)

Nữ

(%)

SR

Tổng số

(%)

Nam

(%)

Nữ

(%)

SR

0-4

5-9


10-14

15-19


20-24

25-29


30-34

35-39


40-44

45-49


50-54

55-59


60-64

65+


Tổng

14,62

14,58


15,35

11,4


9,25

7,05


4,72

3,92


3,8

4,01


3,27

2,95


2,29

4,83


100

7,5

7,5


8,9

5,6


4,3

3,3


2,2

1,8


1,7

1,9


1,6

1,3


1,0

1,9


48,5

7,1

7,1


6,5

5,8


4,9

3,8


2,5

2,1


2,1

2,1


1,7

1,7


1,3

2,9


51,5

104,8

104,5


137,6

96,6


87,6

88,0


89,6

87,6


84,5

89,2


91,2

77,7


81,7

66,0


94,2

8,5

8,0


8,5

10,2


9,2

8,9


7,9

7,6


7,0

6,4


5,3

3,6


2,3

6,6


100

4,5

4,2


4,5

5,2


4,6

4,4


4,0

3,8


3,5

3,1


2,5

1,6


1,0

2,6


49,4

4,0

3,8


4,1

5,0


4,7

4,5


4,0

3,8


3,5

3,3


2,8

1,9


1,3

4,0


50,6

111,5

108,7


108,5

105,3


99,0

98,4


100,8

101,3


98,9

94,9


89,3

86,3


82,4

66,1


98,1

Nguồn: 1. Tổng điều tra Dân số và Nhà ở ngày 1.4.2009. Tổng cục Thống kê. Tháng 6.2010. Hà Nội, Việt Nam: trang 41.

2. Điều tra biến động Dân số và KHHGĐ ngày 1.4.2008. Tổng cục Thống kê.

Tháng 6.2009. Hà Nội, Việt Nam: trang 21.

***************************************************



Chương 3

MỨC SINH VÀ CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG
I. KHÁI NIỆM VÀ CÁC THƯỚC ĐO MỨC SINH

1. Khái niệm sinh đẻ và mức sinh

1.1. Sinh đẻ

Sinh đẻ (birth), hoặc đơn giản hơn là sinh, chỉ việc một người phụ nữ sinh ra một đứa trẻ sống. Trong nhiều văn bản, việc sinh ra một đứa trẻ sống được gọi đơn giản là sinh sống, hay đứa trẻ được sinh ra sống.

Ta lưu ý điều kiện “sống” trong định nghĩa này. Một đứa trẻ được gọi là sinh ra sống nếu ngay sau khi ra khỏi bụng mẹ, nó có biểu hiện của cuộc sống như thở, có nhịp tim, cử động, hay cất tiếng khóc. Điều này nghe có vẻ đương nhiên, song trên thực tế việc nhấn mạnh điều kiện “sống” trong khái niệm sinh đẻ là rất quan trọng. Trường hợp thai nhi đã chết trước khi được sinh ra (thai đã chết lưu) không được coi là sinh sống và không được thống kê cùng những đứa trẻ sinh ra sống. Nếu đứa trẻ được sinh ra có biểu hiện của cuộc sống nhưng chết ngay sau đó ít lâu, sau một vài ngày, hoặc sau một vài giờ, hoặc thậm chí sau một vài phút. Những đứa trẻ như vậy được coi là sinh ra sống và cần phải thống kê như những trường hợp sinh sống. Tuy nhiên, trên thực tế những trường hợp như vậy, gia đình, và có thể cả một số nhân viên y tế không coi là các trường hợp sinh sống và họ không thống kê những ca sinh đẻ như vậy. Điều này khiến cho thống kê số trẻ sinh ra sống không chính xác. Việc lưu ý đến điều kiện “sống” trong định nghĩa về sinh đẻ, vì vậy rất quan trọng đối với việc theo dõi mức sinh hay mức tử vong ở trẻ sơ sinh.

1.2. Mức sinh

Mức sinh (fertility) chỉ số trẻ do phụ nữ sinh ra sống (đôi khi còn được gọi là số sinh). Mức sinh của một phụ nữ là số trẻ mà phụ nữ đó sinh ra sống.

Trong các tài liệu về dân số ở Việt Nam, mức sinh còn được dùng để chỉ tổng số trẻ em sinh ra sống trong một năm tại một cộng đồng nhất định hay trên phạm vi cả nước. Lưu ý là mức sinh hiểu theo nghĩa này là kết quả tổng hợp của các quyết định và hành vi sinh đẻ của hàng triệu cặp vợ chồng.

Khả năng sinh sản là khả năng sinh lý, khả năng có thể có con của người phụ nữ. Khả năng sinh sản đối lập với khả năng vô sinh. Lưu ý rằng có những phụ nữ có khả năng sinh sản nhưng không sinh con.



2. Các thước đo mức sinh

2.1. Tỷ số trẻ em phụ nữ (CWR)

Trong đó: CWR: Tỷ số trẻ em phụ nữ.

P0 - 4: Trẻ em ở độ tuổi 0 đến 4.

W15 - 49: Phụ nữ trong độ tuổi sinh đẻ.

Tỷ số này cho biết trung bình 1 phụ nữ trong độ tuổi sinh đẻ có mấy trẻ em dưới 5 tuổi (từ 0 - 4 tuổi).

Ví dụ tỉnh A năm 2009 có 9.044 trẻ em dưới 5 tuổi (0-4 tuổi) và số phụ nữ trung bình từ 15-49 tuổi của tỉnh là 10.542 người. Tỷ số trẻ em phụ nữ của tỉnh A năm 2009 là:



Tỷ số trẻ em - phụ nữ

tỉnh A năm 2009



=

9.044

= 0,86

10.542

Như vậy, năm 2009, cứ một phụ nữ trong độ tuổi sinh đẻ ở tỉnh A có 0,86 trẻ em dưới 5 tuổi.

Lợi ích của thước đo này là rất đơn giản, không cần theo dõi số lượng sinh hàng năm, chỉ cần thông tin về số lượng phụ nữ trong độ tuổi sinh đẻ (từ 15-49 tuổi) và số trẻ em từ 0 đến 4 tuổi của năm nghiên cứu. Tuy vậy, mức độ chính xác không cao và phụ thuộc vào mức độ chết của trẻ em.



2.2. Tỷ suất sinh thô (CBR)

Đây là thước đo được sử dụng rộng rãi để đánh giá mức sinh. Nó biểu thị số trẻ em sinh ra trong một năm so với 1000 người dân.



(phần nghìn)

Trong đó: CBR: tỷ suất sinh thô;

B: số trẻ em sinh ra trong năm của địa phương;

: dân số trung bình của địa phương trong năm.

Tỷ suất sinh thô cho biết trong một năm ở dân số nghiên cứu cứ 1000 người dân có bao nhiêu trẻ em được sinh ra.

Ưu điểm: Đơn giản, dễ tính toán, cần ít số liệu, cho phép ước lượng sơ bộ số dân tăng thêm trong năm, chẳng hạn như nếu biết tỷ suất sinh thô và dân số trung bình ta có thể ước lượng số trẻ em sinh ra trong năm.

Nhược điểm: chỉ tiêu này chịu ảnh hưởng của nhiều cơ cấu dân số như: tuổi, giới tính, tình trạng hôn nhân.

Ví dụ: Ở tỉnh A, năm 2009, có 27.300 trẻ em được sinh ra. Dân số trung bình của tỉnh A trong năm 2009 là 853.373 người. Tỷ suất sinh thô của tỉnh A năm 2009 là:



CBR tỉnh A

=

27.300

* 1000

= 32 (phần nghìn)

853.373

Đối với các vùng khác nhau, trong các thời kỳ khác nhau, tỷ suất sinh thô rất khác nhau. Ở Việt Nam, năm 1976, khi đất nước mới được giải phóng, CBR là 39,5‰, đến năm 1990 là 30‰; năm 1999 là 19,9‰ và năm 2009 là 17,6‰.

2.3. Tỷ suất sinh chung (GFR)

Việc sinh đẻ liên quan trực tiếp đến phụ nữ trong độ tuổi sinh đẻ (từ 15 đến 49 tuổi). Vì vậy, để đo chính xác hơn mức sinh, cần so sánh số trẻ em được sinh ra trong năm với số phụ nữ trong độ tuổi sinh đẻ.

Tỷ suất sinh chung biểu thị số trẻ em sinh ra trong một năm so với 1.000 phụ nữ trong độ tuổi có khả năng sinh đẻ

(phần nghìn)

Trong đó: GFR: tỷ suất sinh chung.

B: số trẻ em sinh ra trong năm của địa phương.

: tổng số phụ nữ trong độ tuổi sinh đẻ của địa phương

Tỷ suất sinh chung cho biết cứ 1.000 phụ nữ trong độ tuổi sinh đẻ trong một năm sinh được bao nhiêu trẻ sống.

Thước đo này đã loại bỏ một phần ảnh hưởng của cơ cấu tuổi và cơ cấu giới tính đối với mức sinh, bởi vì nó chỉ tính số sinh và số phụ nữ trong độ tuổi sinh đẻ. Tuy nhiên, GFR không chỉ phụ thuộc vào mức sinh của phụ nữ mà còn phụ thuộc vào cơ cấu tuổi trong nhóm phụ nữ ở độ tuổi sinh đẻ. Thông thường số phụ nữ trong tuổi sinh đẻ chiếm từ 1/5 đến 1/3 dân số nên giá trị GFR lớn gấp 3 – 5 lần so với giá trị CBR.

Ví dụ: tỉnh A năm 2009 có 32.000 trẻ em được sinh ra, số phụ nữ trung bình từ 15 đến 49 tuổi của tỉnh A năm 2009 là 433.000 người. Tỷ suất sinh chung của tỉnh A năm 2009 là:


GFR tỉnh A

=

32.000

* 1000

= 73,9 phần nghìn

433.000


2.4. Tỷ suất sinh đặc trưng theo tuổi (ASFR)

Đối với mỗi độ tuổi khác nhau, mức độ sinh khác nhau. Để đánh giá mức độ sinh của từng độ tuổi (nhóm tuổi) người ta dùng các tỷ suất sinh đặc trưng theo tuổi.



(phần nghìn)

Trong đó: ASFRx: tỷ suất sinh đặc trưng của tuổi x.

Bx: số trẻ em sinh trong năm của phụ nữ tuổi x.

: số phụ nữ trung bình ở tuổi x.

Tỷ suất sinh đặc trưng theo tuổi cho biết cứ 1.000 phụ nữ ở độ tuổi x thuộc độ tuổi sinh đẻ trong vòng một năm sinh ra được bao nhiêu trẻ sống.

Ví dụ. Tại tỉnh A năm 2009 có số phụ nữ trung bình nhóm tuổi 25-29 là 310.000 người, số trẻ được sinh sống từ những phụ nữ nhóm tuổi 25-29 trong năm 2009 là 65.100 trẻ. Tỷ suất sinh đặc trưng theo tuổi của phụ nữ nhóm tuổi 25-29 ở tỉnh A là:


ASFR29-29 tỉnh A

=

65.000

* 1000

= 210 phần nghìn

310.100

Thước đo này đã loại bỏ hoàn toàn cơ cấu tuổi và giới đối với mức sinh. Tuy nhiên, để xác định được nó cần có số liệu chi tiết mức sinh cho từng độ tuổi. Trong thực tế thường chỉ tính cho từng nhóm tuổi.

Bảng 3.1: Tỷ suất sinh đặc trưng theo tuổi của Việt Nam, năm 2009


Nhóm tuổi

bà mẹ

Số phụ nữ

15-49

(người)


Số trẻ sinh sống trong 12 tháng trước TĐT

(người)


ASFR

(%O)


15 - 19

4.257.045

102.092

24

20 - 24

3.968.673

480.071

121

25 - 29

3.828.866

508.562

133

30 - 34

3.389.906

273.972

81

35 - 39

3.243.539

118.996

37

40 - 44

3.022.031

28.824

10

45 - 49

2.815.996

3.943

1

Nguồn: Tác giả tính toán dựa trên số liệu Tổng điều tra dân số và nhà ở năm 1989, 1999.

Nhìn vào bảng trên ta thấy, đối với các độ tuổi khác nhau, mức sinh rất khác nhau. Mức sinh tăng dần từ độ tuổi 15 - 19 và đạt đỉnh cao ở độ tuổi 25 - 29 hoặc 20 - 24.



2.5. Tổng tỷ suất sinh (TFR)

Đây là thước đo đánh giá mức sinh được sử dụng rất rộng rãi. Phương pháp xác định tổng tỷ suất sinh khá đơn giản, nếu ta xác định được các tỷ suất sinh đặc trưng theo tuổi.



(con/phụ nữ)

Hoặc:


(con/phụ nữ)

Trong đó: TFR: tổng tỷ suất sinh.

ASFRa: tỷ suất sinh đặc trưng cho từng nhóm tuổi (5 năm).
Ví dụ: Theo số liệu ở bảng 3.1 tổng tỷ suất sinh của Việt Nam năm 2009 là:
= 2,03 (con/phụ nữ)

Về bản chất, tổng tỷ suất sinh là số trẻ em bình quân mà một người phụ nữ có thể có trong suốt cuộc đời sinh sản của mình, nếu bà ta sống đến 50 tuổi và trong suốt cuộc đời của mình bà ta có các tỷ suất sinh đặc trưng theo tuổi (ASFRx) như đã xác định cho các độ tuổi khác nhau trong một năm nào đó.

Như vậy, đây là số trẻ sinh sống bình quân cho một thế hệ bà mẹ giả định, chứ không phải của một thế hệ bà mẹ thực tế.

N
ăm 1999, TFR của Việt Nam là 2,3 con/phụ nữ trong độ tuổi sinh đẻ, trong đó thành thị là 1,7, nông thôn là 2,6. Theo số liệu Điều tra biến động dân số và nguồn lao động 1/4/2005, TFR của Việt Nam là 2,08 và theo Tổng điều tra Dân số và nhà ở Việt nam 1/4/2009 thì chỉ tiêu này là 2,03 con/1 phụ nữ.



2.6. Tỷ lệ sinh con thứ ba

Tỷ lệ sinh con thứ ba là số so sánh giữa số trẻ sinh ra trong năm là con thứ 3 trở lên với tổng số trẻ sinh sống của địa phương trong năm ấy.

Công thức tính tỷ lệ sinh con thứ ba:




Tỷ lệ sinh con 3+

=

Số sinh sống lần thứ 3 trở lên

của một địa phương



* 100

= (phần trăm)

Tổng số sinh của địa phuơng trong năm

Ví dụ, tại tỉnh A có tổng số trẻ sinh sống trong năm 2010 là 10,987 trẻ em. Số sinh từ lần thứ 3 trở lên là: 2007 em. Tỷ lệ sinh con thứ 3+ được tính như sau:




Tỷ lệ sinh con 3+ tỉnh A

=

2007

* 100

= 18,26 (phần trăm)

10987

Vậy tỷ lệ sinh con thứ 3+ của phụ nữ tại tỉnh này là 18,26%. Có nghĩa là cứ 100 trẻ em sinh ra sống có 18 trẻ là con thứ 3 trở lên.


3. Mức sinh thay thế

Mức sinh thay thế là mức sinh mà một đoàn hệ phụ nữ có trung bình vừa đủ số con gái để “thay thế” mình vào chu kỳ sản xuất dân số tiếp theo, có nghĩa là mỗi người phụ nữ trong suốt cuộc đời sinh đẻ của mình, chỉ sinh trung bình được một người con gái mà người con gái này lại sống được đến tuổi làm mẹ để thay thế cho mẹ mình vào chu kỳ tái sản xuất dân số tiếp theo.

Tổng tỷ suất sinh cũng có thể được sử dụng để chỉ mức sinh thay thế bằng cách biểu thị số con trung bình đủ để thay thế cả cha lẫn mẹ trong dân số.

Trong điều kiện không có lựa chọn giới tính khi sinh và mức chết tương đối thấp như hiện nay, thì TFR bằng 2,1 được coi là đạt mức sinh thay thế. Nếu có tình trạng mất cân bằng cơ cấu giới tính của trẻ em khi sinh thì TFR sẽ phải lớn hơn 2,1.

Khi đạt mức sinh thay thế thì trong tương lai dài số sinh dần dần sẽ cân bằng với số chết và nếu không có nhập cư và xuất cư thì dân số sẽ ngừng tăng và trở thành dân số không thay đổi.
II. BIẾN ĐỘNG MỨC SINH VÀ CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG


  1. Xu hướng biến động mức sinh

Mức sinh chịu sự tác động của nhiều yếu tố khác nhau, cho nên trong các thời kỳ khác nhau và ở các vùng khác nhau, sự biến động mức sinh khác nhau. Tuy nhiên, nó vẫn diễn ra theo một xu hướng nhất định và có tính quy luật.

Trong giai đoạn đầu của sự phát triển xã hội loài người, chế độ công xã nguyên thuỷ, chế độ nô lệ, do sản xuất chưa phát triển, đời sống của người dân còn gặp nhiều khó khăn, mức sinh cao nhưng mức chết rất lớn, dân số tăng rất chậm. Hàng trăm năm dân số không tăng hoặc chỉ tăng một vài phần trăm sau hàng thế kỷ.

Đến xã hội phong kiến, một mặt lực lượng sản xuất phát triển cao hơn, của cải vật chất tạo ra nhiều hơn, mặt khác người dân có ý thức sinh đẻ nhiều, thích gia đình đông con. Lúc này, quan niệm xã hội cho rằng, mức sinh cao không chỉ là sự hợp lý về mặt kinh tế (việc tăng của cải vật chất chủ yếu dựa vào việc tăng thêm số lượng người làm việc) mà còn là điều kiện cần thiết để duy trì nòi giống, tăng sức mạnh quốc gia. Ngay đầu những năm 50 của thế kỷ XX này, Trung Quốc còn cho rằng, nguồn duy nhất để tăng của cải vật chất cho xã hội là tăng dân số. Vì vậy sau khi giành được chính quyền (năm 1949) Chính phủ Trung Quốc đã chủ trương khuyến khích tăng nhanh dân số.

Bảng 3.2: Biến động mức sinh (CBR) ở các nước trên thế giới


Thời kỳ

Nhóm nước

1950 -

1955

1960 - 1965

1975-1980

1985 -

1990

1999

2009

Chung trên thế giới

Trong đó:

- Các nước phát triển

- Các nước đang phát triển



35,6
22,9

42,1


33,7
20,5

39,9


31,1
17,4

36,4


27,0
15,0

31,0


23,0
11,0

26,0


20
12

22


tải về 2.8 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   ...   6   7   8   9   10   11   12   13   ...   22




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương