DÂn số HỌc tài liệu dùng cho Chương trình bồi dưỡng nghiệp vụ



tải về 2.8 Mb.
trang11/22
Chuyển đổi dữ liệu07.07.2016
Kích2.8 Mb.
#181
1   ...   7   8   9   10   11   12   13   14   ...   22

Nguồn: World Population Data Sheet các năm

Bảng 3.3: Mức sinh của các vùng Việt Nam năm 1999 và 2009



Năm

Các vùng

1999

2005

2009

CBR

TFR

Con/phụ nữ



CBR

TFR

Con/phụ nữ



CBR



TFR

Con/phụ nữ



Toàn quốc

Trong đó:

Đồng bằng sông Hồng

Đông Bắc

Tây Bắc


Bắc Trung bộ

Duyên hải Nam Trung bộ

Tây Nguyên

Đông Nam bộ

Đồng bằng sông C. Long


19,9
16,2

19,3


28,9

21,4


20,9

29,8


18,2

18,9


2,3
1,9

2,3


3,6

2,8


2,5

3,9


1,9

2,1


16,7
16,1

19,1


19,1

16,3


16,3

21,0


16,0

15,9


2,08
2,13

2,3


2,3

2,3


2,3

2,68


1,73

1,87


17,6
17,6

19,6


-

16,9


-

21,9


17,5

16


2,03
2,11

2,24*


-

2,21*


-

2,65


1,69

1,84


Nguồn: Kết quả Tổng điều tra dân số 1.4.1999, Tổng cục Thống kê, 2000.

Năm 2005: Kết quả Tổng điều tra biến đông dân số, nguồn lao động 1.4.2008, Tổng cục thống kê, 2009.

* Năm 2009: Tổng Điều tra dân số và nhà ở: 53 chỉ tiêu công bố ngày 31 tháng 12 năm 2009.

Trình độ phát triển càng cao, đời sống vật chất và tinh thần càng được cải thiện, ý thức người dân đã thay đổi, chuyển từ gia đình đông con sang gia đình ít con. Mức chết thấp và ổn định, khắc phục được tình trạng sinh bù, sinh dự phòng... Tất cả điều đó đã làm mức sinh giảm đi. Vì vậy, khi so sánh mức sinh giữa các nước, giữa các thời kỳ, người ta đều có nhận xét chung là mức sinh ở các nước phát triển thấp hơn nhiều so với các nước đang phát triển (Bảng 3.2). Hoặc trong cùng một nước, cùng một thời kỳ, cùng đi lên theo bậc thang của xã hội từ tầng lớp hạ lưu đến tầng lớp trung lưu và thượng lưu; từ tầng lớp nông dân, công nhân đến tầng lớp viên chức và trí thức, mức sinh giảm một cách hoàn toàn hợp quy luật.

Ở Việt Nam, trong thời gian qua, mặc dù chịu sự tác động của chiến tranh và các biến động xã hội khác, nhưng mức sinh vẫn diễn ra theo một xu hướng nhất định. Mức sinh giảm rõ rệt đặc biệt từ những năm 90 trở lại đây. Ở miền Bắc, khi mới được giải phóng, năm 1957, CBR là 46,7‰ đến 1970 là 34,6‰. Cả nước khi mới thống nhất, năm 1976, CBR là 39,5‰; 1990 là 30,5‰; 1993 là 28,5‰; 1996 là 22,8‰; 1999 là 19,9‰ và 2009 là 17,6‰.

Ngay trong cùng một thời kỳ, đối với các vùng khác nhau, do đặc điểm khác nhau, mức sinh cũng khác nhau (Bảng 3.3).



2. Các yếu tố ảnh hưởng đến mức sinh

Có nhiều yếu tố ảnh hưởng đến mức sinh, các yếu tố này tác động qua lại lẫn nhau, khó có thể tách riêng ảnh hưởng của từng yếu tố. Tuy vậy, người ta vẫn phân nhóm các yếu tố ảnh hưởng và có nhiều cách phân nhóm khác nhau. Dưới đây chỉ là một cách phân nhóm.



2.1. Những yếu tố tự nhiên, sinh vật

Sinh đẻ trước hết là hiện tượng sinh học, vì vậy, nó phải chịu sự tác động của các yếu tố này. Khả năng sinh sản chỉ có ở một nhóm tuổi nhất định (tuổi có khả năng sinh sản). Nơi nào có số phụ nữ trong tuổi có khả năng sinh sản càng cao (đặc biệt độ tuổi từ 20 đến 30) thì mức sinh cao và ngược lại. Cơ cấu giới tính càng phù hợp càng tạo điều kiện thuận lợi cho mức sinh.

Điều kiện tự nhiên của môi trường sống cũng ảnh hưởng đến mức sinh. Nơi nào có điều kiện tự nhiên thuận lợi cho sự phát triển sinh sản thì nơi đó dân số tăng nhanh.

2.2. Phong tục tập quán và tâm lý xã hội

Mỗi nước, mỗi thời kỳ, mỗi dân tộc, mỗi hình thái kinh tế-xã hội đều có các phong tục tập quán và tâm lý xã hội khác nhau. Những tập quán và tâm lý này xuất hiện và tồn tại trên những cơ sở thực tế khách quan của nó. Tập quán và tâm lý xã hội có tác động lớn đến mức sinh đẻ. Tập quán kết hôn sớm, muốn có nhiều con, thích con trai, có nếp có tẻ... là tập quán và tâm lý chung của xã hội cũ, những xã hội có trình độ kinh tế, văn hoá thấp kém. Khi cơ sở kinh tế - xã hội thay đổi, khoa học kỹ thuật phát triển, xuất hiện những phong tục tập quán mới như kết hôn muộn, gia đình nhỏ, nam nữ bình đẳng... dẫn đến mức sinh giảm. Muốn thay đổi phong tục tập quán và tâm lý xã hội không chỉ chú trọng tuyên truyền giáo dục, làm cho người dân tự nguyện, tự giác thay đổi tập quán và tâm lý, mà phải thúc đẩy kinh tế-xã hội phát triển, nâng cao mức sống của người dân vì tồn tại xã hội quyết định ý thức xã hội.



2.3. Những yếu tố kinh tế

Nhóm yếu tố này rất đa dạng và tác động theo nhiều hướng khác nhau. Có nhiều quan điểm khác nhau về ảnh hưởng của nó đối với sự biến động mức sinh. Theo quan điểm của đa số các nhà nhân khẩu học và bằng thực tế người ta xác minh rằng, đời sống thấp thì mức sinh đẻ cao và ngược lại. Ảnh hưởng của trình độ phát triển kinh tế, mức sống tới mức sinh đã là đối tượng nghiên cứu của nhiều người. Người đầu tiên nghiên cứu về mối quan hệ này là A. Xmít. Từ những nghiên cứu của mình, ông ta đã rút ra kết luận nổi tiếng là: "Nghèo đói tạo khả năng cho sự sinh đẻ". Các Mác (Karl Marx) khi nghiên cứu mối quan hệ giữa thu nhập và sinh đẻ cũng đã xác định rằng, dưới chủ nghĩa tư bản, số sinh đẻ tỷ lệ nghịch với quy mô của cải mà người công nhân có. Dưới chủ nghĩa xã hội, nhiều nhà khoa học cũng nghiên cứu về mối quan hệ này và cho rằng, quy luật được hình thành bởi Các Mác về sự phụ thuộc nghịch giữa mức sống và sinh đẻ tác động cả dưới chủ nghĩa xã hội. Tất nhiên, mối quan hệ giữa trình độ phát triển kinh tế, mức sống và mức sinh trong các thời kỳ khác nhau có khác nhau. Khi mức sống còn rất thấp, thu nhập không đảm bảo những nhu cầu tối thiểu thì mối quan hệ đó là phụ thuộc thuận. Khi đời sống đã nâng cao đến mức độ nhất định, nhưng chưa thoả mãn đầy đủ mọi nhu cầu cuộc sống thì mối quan hệ đó lại là nghịch. Khi đời sống đã đạt đến mức rất cao, có thể thoả mãn đầy đủ mọi nhu cầu vật chất và tinh thần của người dân, mối quan hệ đó có thể là thuận. Tuy nhiên chỉ giới hạn ở mức độ nhất định.



2.4. Các yếu tố kỹ thuật

Trình độ phát triển kỹ thuật càng cao, đặc biệt những thành tựu về y học, càng tạo điều kiện cho loài người chủ động điều tiết mức sinh. Tuỳ thuộc vào điều kiện cụ thể của từng nước trong từng thời kỳ hoặc là khuyến khích hay hạn chế sinh, Nhà nước áp dụng các biện pháp kỹ thuật khác nhau. Đối với các gia đình, các cặp vợ chồng không có khả năng sinh đẻ, y học đã có biện pháp khắc phục vô sinh. Trước hết bằng kỹ thuật chuyên môn, y học đã chữa cho nhiều cặp vợ chồng từ vô sinh trở lên sinh đẻ được. Hoặc bằng biện pháp thụ tinh nhân tạo, thụ tinh từ ống nghiệm, các cặp vợ chồng không có khả năng sinh con đã có con, tạo điều kiện cho gia đình hạnh phúc. Cũng bằng biện pháp kỹ thuật chuyên môn (triệt sản, đặt vòng, tiêm và uống thuốc, bao cao su...) giúp các cặp vợ chồng sinh đẻ có kế hoạch (sinh muộn, sinh ít, giãn khoảng cách sinh, thôi sinh đẻ...) thực hiện việc sinh đẻ theo mong muốn. Ngày nay nhờ có yếu tố kỹ thuật, đã điều tiết trực tiếp mức sinh, làm cho loài người chủ động sinh đẻ theo ý muốn của mình.



2.5. Chính sách dân số

Nhận thức được vai trò của dân số, mối quan hệ giữa dân số với phát triển kinh tế-xã hội, Nhà nước với chức năng quản lý của mình đã đề ra những chủ trương, chính sách và biện pháp để điều tiết quá trình vận động và phát triển dân số cho phù hợp với nhu cầu và khả năng phát triển của đất nước trong mỗi thời kỳ. Chính sách dân số hiểu theo nghĩa rộng, đó là toàn bộ chủ trương, chính sách có liên quan đến dân số. Theo nghĩa hẹp, là những chủ trương, biện pháp của Nhà nước điều tiết quá trình phát triển dân số. Nó bao gồm các biện pháp tuyên truyền, giáo dục, biện pháp kinh tế, hành chính và những biện pháp về kỹ thuật chuyên môn. Đến nay, ở nhiều nước, chính sách dân số đã phát huy tác động to lớn trong việc điều tiết các quá trình vận động dân số theo hướng cần thiết. Ở nước ta, nhờ chính sách dân số, trong những năm gần đây, tốc độ tăng dân số đã giảm đáng kể.


III. MỘT SỐ LÝ THUYẾT VỀ MỨC SINH

(chỉ dùng để học viên tham khảo)

1. Lý thuyết dựa trên cơ sở sinh học

Một thuật ngữ quan trọng phản ánh khía cạnh sinh học của mức sinh là khả năng sinh đẻ (fecundity). Thuật ngữ này chỉ khả năng về mặt sinh học của người phụ nữ có thể sinh đến một số con nhất định. Khả năng sinh đẻ khác với mức sinh ở chỗ khả năng sinh đẻ chỉ tiềm năng sinh đẻ về mặt sinh học trong khi mức sinh chỉ số sinh sống trên thực tế. Một phụ nữ có khả năng sinh đẻ có thể không có con vì nhiều lý do khác nhau.

Những phụ nữ không có khả năng sinh đẻ còn được gọi là phụ nữ vô sinh (infertility). Có hai loại vô sinh, là vô sinh nguyên phát, chỉ việc không có khả năng sinh đẻ do bẩm sinh, và vô sinh thứ phát, chỉ việc không có khả năng sinh đẻ do các yếu tố bên ngoài như tai nạn, thương tích, hay di chứng của nạo thai tác động đến khả năng sinh đẻ. Một phụ nữ có thể có khả năng sinh đẻ, đã có con, nhưng sau đó có thể trở thành vô sinh vì nhiều lý do khác nhau.

Khả năng sinh đẻ của phụ nữ không giống nhau. Các nghiên cứu trên thế giới cho thấy khả năng này thay đổi theo tuổi. Khả năng sinh đẻ tăng từ tuổi bắt đầu hành kinh và đạt mức cao nhất trong khoảng tuổi từ 20-30 và sau đó giảm dần cho đến khi mãn kinh.

Khái niệm khả năng sinh đẻ phần nhiều mang tính giả thuyết vì trên thực tế cũng chưa có ai làm thí nghiệm xem một phụ nữ có khả năng sinh đẻ về mặt sinh học có thể sinh được tối đa bao nhiêu người con. Tuy nhiên, khái niệm này rất quan trọng về mặt lý thuyết. Dựa trên khái niệm này một nhà nhân khẩu học người Pháp là Henry đã đưa ra khái niệm mức sinh tự nhiên (Weeks 1996). Mức sinh tự nhiên là mức sinh khi không có bất cứ một biện pháp hạn chế sinh đẻ có ý thức nào. Khác với khả năng sinh đẻ, mức sinh tự nhiên có thể đo được và có thể ước lượng được từ số liệu của các cuộc điều tra hay tổng điều tra dân số. John Bongaarts sử dụng số liệu của 30 nước đã ước tính mức sinh tự nhiên có thể dao động từ 7 đến 16 con cho suốt cuộc đời sinh đẻ của một phụ nữ (Bongaarts 1978). Nếu một phụ nữ có thể sinh con trong vòng 35 năm, từ năm 15 tuổi đến 49 tuổi, thì để sinh được 16 con họ sẽ có khoảng cách sinh trung bình là 2,2 năm. Mức sinh tự nhiên thường được dùng để so sánh với mức sinh thực tế của mỗi nước để thấy được các biện pháp kiểm soát sinh đẻ đã có tác dụng đến mức nào.

Một cộng đồng có mức sinh tự nhiên khá nổi tiếng trong các nghiên cứu Dân số học là cộng đồng người Hutterites hiện sống ở hai tiểu bang Bắc và Nam Dakota ở Mỹ và ở Canada. Đây là cộng đồng người theo giáo phái rửa tội lại (Anabaptism) có xuất xứ từ Đông Âu, di cư sang châu Mỹ vào cuối thế kỷ 19. Người Hutterites kết hôn sớm, có chế độ dinh dưỡng và chăm sóc sức khỏe tốt, tin vào điều dạy trong kinh thánh là có càng nhiều con càng tốt, họ có hoạt động tình dục đều đặn và không sử dụng bất cứ biện pháp tránh thai hay phá thai nào. Lúc di cư sang Mỹ và Canada ước tính chỉ có khoảng 400 người. Sau khoảng 100 năm dân số của cộng đồng này đã tăng gấp đôi hơn 6 lần với dân số vào cuối thế kỷ 20 khoảng 30.000 người. Thống kê vào năm 1930 cho thấy trung bình một phụ nữ Hutterites sinh hơn 12 người con trong suốt cuộc đời sinh đẻ của họ. Thời gian gần đây tuổi kết hôn của phụ nữ Hutterites đã tăng lên nhiều, kèm theo các khó khăn về đất đai cũng như các thay đổi trong nhận thức về chăm sóc sức khỏe, nhiều phụ nữ Hutterites triệt sản vào cuối thời kỳ sinh sản, khiến cho mức sinh trung bình của phụ nữ Hutterites vào năm 1980 đã giảm xuống còn khoảng 6 con cho một phụ nữ (Weeks 1996).

Mức sinh tự nhiên cao như trên cũng rất hiếm ngay cả đối với các cộng đồng không sử dụng một biện pháp tránh thai nào. Đối với các cộng đồng có mức sinh tự nhiên (không sử dụng một biện pháp tránh thai nào), mức sinh chủ yếu phụ thuộc vào khuôn mẫu hôn nhân và các yếu tố sinh học khác. Trong mọi cộng đồng hầu hết việc sinh đẻ xảy ra trong khuôn khổ hôn nhân, và không phải cuộc hôn nhân nào của phụ nữ cũng bắt đầu vào tuổi 15. Người ta ước tính ở châu Phi phụ nữ có khoảng 10% thời gian trong khoảng từ 15 đến 45 tuổi sống ngoài hôn nhân, và ở châu Âu con số này lên đến 40% (Bongaarts 1987). Các yếu tố sinh học khác cũng tác động đến mức sinh tự nhiên. Ngoài những trường hợp vô sinh như nêu trên, người phụ nữ có nhiều giai đoạn bị vô sinh tạm thời, như vô sinh trước tuổi hành kinh, vô sinh ngay sau khi sinh, vô sinh khi đang cho con bú, hay vô sinh vì những rối loạn sinh học tạm thời (thường thấy ở những người suy dinh dưỡng). Người ta ước tính trong một cộng đồng bình thường, khoảng thời gian vô sinh tạm thời trung bình của phụ nữ có thể lên đến gần 20% trong độ tuổi từ 15 đến 45, và ở những cộng đồng có tình trạng suy dinh dưỡng phổ biến, tỷ lệ này có thể cao hơn nhiều (Bongaarts 1987). Ngay cả đối với phụ nữ có khả năng sinh đẻ, có chu kỳ kinh nguyệt đều, và thường xuyên có hoạt động tình dục, cũng không phải lần quan hệ tình dục nào cũng dẫn đến thụ thai thành công. Người ta ước tính xác suất thụ thai thành công của những phụ nữ này hàng tháng là chỉ trong khoảng từ 10 đến 50%. Khi đã thụ thai thành công, cũng chỉ khoảng 50% trường hợp giữ được thai này trong 9 tháng và sinh được con sống. Ước tính có khoảng 1/3 trường hợp thụ thai thành công bị sảy thai chỉ trong 2 tuần đầu sau khi thụ thai (Bongaarts 1987). Một trong những nguyên nhân của sự sảy thai tự phát này là sự đào thải về mặt sinh học những bào thai có khuyết tật (cơ chế chọn lọc tự nhiên). Sau mỗi trường hợp sảy thai, dù khoảng thời gian mang thai dài hay ngắn, đều có một khoảng thời gian nhất định mà trong đó người phụ nữ bị vô sinh tạm thời. Điều này khiến cho số con mà một phụ nữ có thể sinh ngay cả khi không sử dụng một biện pháp tránh thai nào là khá hạn chế.

Cần lưu ý là trong hàng loạt những “sự cố” trong quá trình thụ thai, mang thai nói trên có sự tham gia của cả các nguyên nhân xã hội tác động thông qua tần số giao hợp, chế độ dinh dưỡng, vệ sinh, lao động và các hoạt động khác của phụ nữ. Điều này sẽ được bàn kỹ trong các phần sau.

Khái niệm khả năng sinh đẻmức sinh tự nhiên còn ít được biết đến ở Việt Nam, song đây là khái niệm rất quan trọng, cho ta thấy giữa khả năng sinh học và thực tế sinh đẻ có khoảng cách rất lớn. Khoảng cách này là kết quả của tác động của các điều kiện kinh tế, xã hội, chính trị, văn hóa đến quyết định sinh đẻ của các cặp vợ chồng hay của người phụ nữ. Điều này còn thể hiện mối quan hệ giữa sinh đẻ và các quá trình phát triển (phi sinh học) đang diễn ra.


  1. Lý thuyết dựa trên cơ sở xã hội, chính trị, và văn hóa

2.1. Theo Kingsley David Judith Blake

Như trên đã đề cập qua, mức sinh không chỉ phụ thuộc vào các yếu tố sinh học, mà nó còn phụ thuộc vào các yếu tố phi sinh học khác, bao gồm các yếu tố kinh tế, xã hội, chính trị và văn hóa. Ta có thể thấy điều này rõ hơn trong khung phân tích các yếu tố trực tiếp tác động đến mức sinh do Kingsley David và Judith Blake đưa ra dưới đây (Kingsley David and Blake, 1956). Theo Kingsley David Judith Blake, chỉ có 11 yếu tố tác động trực tiếp đến mức sinh. Những yếu tố này được nhóm thành 3 nhóm yếu tố dưới đây.



Nhóm I: Các yếu tố tác động đến cơ hội giao hợp (các biến số giao hợp)

A. Các yếu tố tác động đến việc hình thành và giải thể hôn nhân hoặc quan hệ tình dục kiểu như hôn nhân (sau đây gọi chung là “hôn nhân”7) trong độ tuổi tái sinh sản:

1. Tuổi kết hôn lần đầu (hay tuổi tham gia mối quan hệ tình dục lần đầu)

2. Tỷ lệ phụ nữ không bao giờ kết hôn hay có quan hệ tình dục

3. Khoảng thời gian trong độ tuổi tái sinh sản mà người phụ nữ không tham gia vào hôn nhân hoặc quan hệ tình dục kiểu như hôn nhân (sau khi ly hôn, ly thân, chồng chết, hay giữa hai lần hôn nhân, v.v...)

B. Các yếu tố tác động đến giao hợp trong hôn nhân hay trong mối quan hệ kiểu như hôn nhân:

4. Kiêng quan hệ tình dục tự nguyện

5. Kiêng quan hệ tình dục không tự nguyện (như do bất lực, bệnh tật, sự xa cách tạm thời không tránh khỏi trong quan hệ nam-nữ)

6. Tần số giao hợp (không kể các thời kỳ kiêng cữ).

Nhóm II. Các yếu tố tác động đến thụ thai (các biến số thụ thai)

7. Khả năng sinh đẻ hay vô sinh do những nguyên nhân không tự nguyện

8. Sử dụng hoặc không sử dụng các biện pháp tránh thai

9. Khả năng sinh đẻ hay vô sinh do những nguyên nhân tự nguyện (triệt sản, can thiệp y tế, v.v..)



Nhóm III. Các yếu tố tác động đến việc mang thai và sinh đẻ thành công (các biến số về mang thai)

10. Tử vong thai nhi do các nguyên nhân không tự nguyện

11. Tử vong thai nhi do các nguyên nhân tự nguyện (nạo thai)

11 yếu tố nêu trên là những yếu tố trực tiếp tác động đến mức sinh. Tất cả các yếu tố kinh tế, xã hội, chính trị, và văn hóa khác nếu tác động đến mức sinh đều phải tác động thông qua 11 yếu tố này. Như ta có thể dễ dàng nhận thấy chỉ bằng suy luận logic, cả 11 yếu tố này đều bị chi phối ở mức độ này hay khác bởi các yếu tố kinh tế, xã hội, chính trị, và văn hóa.

Các quốc gia thường có quy định về tuổi kết hôn cho nam và nữ. Ở nước ta, Luật Hôn nhân và Gia đình quy định, nữ 18 tuổi trở lên và nam 20 tuổi trở lên mới được kết hôn. Cũng có trường hợp kết hôn trước tuổi quy định theo luật, nhưng đó không phải là phổ biến. Nền văn hóa ở nhiều xã hội trên thế giới còn có những quy định về tuổi kết hôn cho nam và nữ và ai có thể kết hôn, ai không được phép kết hôn. Ở nhiều xã hội, thày tu, tu sỹ không được phép kết hôn. Ở Anh, vào thế kỷ 16 và 17, người hầu, người đang học nghề, giảng viên các trường Cao đẳng, Đại học không được phép kết hôn, và theo phong tục nam giới chỉ được kết hôn sau khi cha mình chết để họ có của thừa kế để nuôi được gia đình (Aulette, 1994). Cũng có nhiều phụ nữ không hề kết hôn hay có quan hệ tình dục trong suốt cuộc đời mình. Theo ước tính của Liên hợp quốc, năm 1992, ở Phần Lan có đến 11% và ở Ireland có đến 9% phụ nữ trong độ tuổi 40-44 chưa từng kết hôn hay có cuộc sống như vợ-chồng (Weeks 1996). Một số trong những phụ nữ này muốn kết hôn nhưng không tìm được bạn đời vì những lý do khác nhau, một số khác phụ nữ chủ động chọn lối sống không kết hôn (điều này khá phổ biến ở các xã hội phương tây hiện đại). Ly hôn, ly thân, tái hôn, góa cũng là những sự kiện ngày càng phổ biến, khiến cho khoảng thời gian phụ nữ có thể thụ thai giảm đi đáng kể trong cuộc đời tái sinh sản của mình.

Trong cuộc sống vợ chồng, khi nào thì giao hợp, khi nào không, tần số các lần giao hợp trong một đơn vị thời gian cũng phụ thuộc vào từng cặp vợ chồng, tình trạng sức khỏe, việc làm, thời gian rỗi, việc có hay không có không gian riêng tư, hoặc các chuẩn mực văn hóa liên quan đến quan hệ tình dục của vợ và chồng. Việc có sử dụng hay không sử dụng các biện pháp tránh thai, và khi đã có thai có quyết định giữ thai đó hay nạo thai cũng là những quyết định phụ thuộc rất nhiều vào các đặc trưng kinh tế-xã hội của các cặp vợ chồng, vào quy định của luật pháp liên quan đến nạo thai và sử dụng các biện pháp tránh thai, và vào cả những chuẩn mực văn hóa liên quan đến sinh đẻ. Phần về kế hoạch hóa gia đình và chính sách kiểm soát sinh đẻ dưới đây sẽ đề cập đến chi tiết hơn tác động của các chính sách của nhà nước đến hành vi tái sinh sản của các cặp vợ chồng, qua đó ảnh hưởng đến mức sinh.

Chỉ có yếu tố 7 (Khả năng sinh đẻ hay vô sinh do những nguyên nhân không tự nguyện) và yếu tố 10 (Tử vong thai nhi do các nguyên nhân không tự nguyện) trong 11 yếu tố trong khung phân tích của Kingsley David và Judith Blake là mang nặng bản chất sinh học. Nhưng cả ở đây hai yếu tố này cũng chịu tác động phần nào của các yếu tố phi sinh học. Nhiều hành vi xã hội của cặp vợ chồng có thể dẫn đến nguy cơ vô sinh thứ cấp hay vô sinh tạm thời. Khi đã mang thai, phụ nữ cũng có thể bị sảy thai do các hành vi xã hội của người phụ nữ và chồng họ, chẳng hạn trong các trường hợp bạo lực do chồng gây ra cho người vợ mang thai (Who, Krug et al. 2002).

Tác động của các yếu tố kinh tế, xã hội, chính trị, và văn hóa đến mức sinh thông qua 11 biến số trực tiếp nêu trên cho thấy chiều cạnh phát triển xã hội có ảnh hưởng đến mức sinh như thế nào. Khi những điều kiện kinh tế, xã hội, chính trị và văn hóa thay đổi, những thay đổi này cũng dẫn đến những thay đổi trong 11 biến số trực tiếp, và đến lượt mình, chúng làm thay đổi mức sinh. Điều này sẽ được thảo luận kỹ hơn trong các phần sau.

Khung phân tích của Kingsley David và Judith Blake có ảnh hưởng rất lớn đến các nghiên cứu về mức sinh cho đến tận ngày nay. Năm 1978, John Bongaarts phân tích kỹ các yếu tố của khung phân tích này và đi đến kết luận trong 11 yếu tố nêu trên thì quan trọng nhất là 4 yếu tố, bao gồm hôn nhân, sử dụng biện pháp tránh thai, cho con bú bằng sữa mẹ (trong thời gian này người phụ nữ ít có khả năng thụ thai), và nạo thai. Theo ông, 4 yếu tố này lý giải phần lớn những khác biệt trong mức sinh ở các xã hội khác nhau. Điểm hạn chế lớn nhất của khung phân tích này là nó không lý giải được nguồn gốc của các tác động xã hội và văn hóa kiềm chế mức sinh ở các xã hội có mức sinh cao, nơi mặc dù mức sinh cao nhưng vẫn thấp hơn rất nhiều so với tiềm năng sinh học tối đa (Hirschman 1994).

2.2. Lược đồ các yếu tố tác động lên mức sinh của Ronald Freedman

Gần đây, R. Freedman, một nhà xã hội học người Mỹ đã đưa ra sơ đồ về tác động của các yếu tố đến mức sinh và xác định rằng, mức sinh là kết quả của một loạt các tác động phức tạp, nhiều chiều với cơ cấu kinh tế, xã hội, môi trường và các điều kiện tự nhiên khác, không chỉ chịu tác động trực tiếp mà còn gián tiếp qua các biến trung gian khác, có yếu tố tác động thuận, có yếu tố tác động nghịch.

Freedman lấy mức độ trực tiếp hay gián tiếp tác động lên sự tái sản xuất dân số để phân loại các yếu tố tác động đến mức sinh. Ông chia chúng thành ba nhóm cơ bản:


  • Nhóm yếu tố tác động trực tiếp lên mức sinh

  • Nhóm yếu tố tâm lý xã hội

  • Nhóm yếu tố gốc (xem sơ đồ trang sau)

  1. Nhóm yếu tố tác động trực tiếp lên mức sinh

Trong nhóm này bao gồm: chấp nhận kiểm soát sinh, việc áp dụng các biện pháp tránh thai và phá thai và cuối cùng là việc cưới xin và khả năng sinh đẻ. Trong xã hội không áp dụng các chính sách giảm sinh thì sinh tự nhiên là yếu tố duy nhất tác động đến mức sinh.

Lược đồ của Freedman cho thấy các yếu tố tác động trực tiếp đến mức sinh cũng là các yếu tố chịu sự tác động của những yếu tố khác.



b) Nhóm yếu tố tâm lý xã hội: Đây là nhóm yếu tố tác động trung gian

Thuộc nhóm này gồm các yếu tố như chuẩn mực xã hội về quy mô gia đình, số con mong muốn của các cặp vợ chồng, các chuẩn mực xã hội khác như chuẩn mực xã hội về hôn nhân, quan niệm xã hội về con trai hay con gái.

Ý thức của mỗi người thường quyết định hành vi của họ. Vì vậy, nhóm yếu tố này tác động lên mức sinh. Tuy nhiên, nó chỉ tác động thông qua các yếu tố trực tiếp.

c) Nhóm yếu tố gốc

Freedman cho rằng nguyên nhân của vấn đề sinh nhiều hay sinh ít lại là mức độ tử vong, đặc biệt là tử vong trẻ em, hạ tầng kinh tế xã hội, thượng tầng kiến trúc văn hóa, tập quán và chính sách về giảm sinh cũng như chương trình KHHGĐ. Các yếu tố thuộc nhóm này tác động lên yếu tố trung gian và qua đó tác động gián tiếp lên sự sinh đẻ của dân số. Trong nhóm yếu tố này, tử vong có tác động đặc biệt nhất, nó vừa tác động thông qua yếu tố trung gian, vừa tác động thẳng tới nhóm yếu tố trực tiếp tác động đến mức sinh.



tải về 2.8 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   ...   7   8   9   10   11   12   13   14   ...   22




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương