DÂn số HỌc tài liệu dùng cho Chương trình bồi dưỡng nghiệp vụ


Bảng 4.1: Tỷ suất chết thô của Việt Nam chia theo vùng kinh tế - xã hội



tải về 2.8 Mb.
trang13/22
Chuyển đổi dữ liệu07.07.2016
Kích2.8 Mb.
#181
1   ...   9   10   11   12   13   14   15   16   ...   22

Bảng 4.1: Tỷ suất chết thô của Việt Nam chia theo vùng kinh tế - xã hội,

năm 1999, 2009

Đơn vị: %o

Nơi cư trú/ các vùng kinh tế - xã hội

1999

2009

Toàn quốc

Thành thị

Nông thôn

Vùng kinh tế - xã hội

Trung du và miền núi phía Bắc

Đồng bằng sông Hồng

Bắc trung bộ và duyên hải miền Trung

Tây Nguyên

Đông Nam Bộ

Đồng Bằng Sông Cửu Long


5,6

4,2


6,0
6,7

5,0


6,6 và 6,4

8,7


4,4

4,9


6,8

5,5


7,4
6,6

7,2


7,1

6,1


6,3

6,8


Nguồn: “Tuyển chọn số liệu của một số cuộc điều tra lớn”. Ủy ban quốc gia DS-KHHGĐ 1995 và 1999

Tổng điều tra Dân số và nhà ở Việt Nam năm 2009: Các kết quả chủ yếu”. Tổng cục Thống kê, Hà Nội tháng 6.2010

Hạn chế của chỉ tiêu này là phụ thuộc vào cơ cấu dân số (đặc biệt cơ cấu tuổi), do đó không phản ánh đầy đủ trình độ phát triển kinh tế - xã hội, mức sống và những thành tựu y học.

2.2. Các tỷ suất chết đặc trưng theo tuổi (ASDR)

Đối với các nhóm dân cư khác nhau (tuổi, giới, nghề nghiệp, dân tộc...) thì mức độ chết khác nhau. Để phản ánh mức độ chết của các nhóm dân cư riêng biệt, người ta dùng các tỷ suất chết trưng, trong đó đặc biệt quan tâm đến tỷ suất chết đặc trưng theo tuổi.

Trong đó: ASDRx (mx): tỷ suất chết đặc trưng theo tuổi.

Dx: số người chết ở tuổi x trong năm.

: Số dân trung bình tuổi x trong năm.

Thước đo này đã loại bỏ ảnh hưởng cơ cấu tuổi đối với mức chết, phản ánh thực chất về mức chết của từng độ tuổi. Vì vậy, so sánh mức độ chết giữa các nước, giữa các thời kỳ bằng thước đo này rất có ý nghĩa. Tuy nhiên, khi xác định cần có số liệu chi tiết về chết của từng độ tuổi. Trong thực tế khó xác định được mức độ chết cho từng độ tuổi, nên thường tính cho từng nhóm tuổi.

Ví dụ: theo số liệu của Tổng Điều tra Dân số và Nhà ở ngày 1 tháng 4 năm 2009, dân số Việt Nam độ tuổi 23 là 1.674.522 người. Số chết thuộc nhóm tuổi này trong năm 2009 là 2.176 người. Tỷ suất chết đặc trưng theo tuổi của dân số Việt Nam ở độ tuổi 23 là:


ASDR 23

=

2 176

* 1000

= 1,3 phần nghìn

1 674 522

Kết quả này cho biết cứ 1000 người dân Việt Nam ở độ tuổi 23 trong năm 2009 có 1,3 người chết.

2.3. Tỷ suất chết trẻ em dưới 1 tuổi (IMR)

Trong tỷ suất chết đặc thù theo tuổi, người ta đặc biệt quan tâm đến tỷ suất chết của trẻ em 0 tuổi (dưới 1 tuổi).



Trong đó: IMR: tỷ suất chết của trẻ em dưới 1 tuổi (ở độ tuổi 0);

D0: Số trẻ em 0 tuổi chết trong năm;

B: Số trẻ sinh sống trong cùng năm.

Tỷ suất chết trẻ em dưới một tuổi cho biết số trẻ em chết dưới một tuổi trên 1000 trẻ em sinh sống trong một năm.

Ví dụ: số trẻ em chết dưới 1 tuổi trong năm 2009 ở tỉnh A là 60000 em. Năm 2009 tỉnh A có 235.500 trẻ em được sinh ra. Tỷ suất chết trẻ em dưới 1 tuổi của tỉnh A năm 2009 là:



IMR tỉnh A

=

6.000

* 1000

= 25,4 phần nghìn

235.500

Kết quả này cho biết năm 2009 cứ 1000 trẻ em sinh ra ở tỉnh A có tới 29,9 em chết trước khi tròn một tuổi.

Tỷ suất chết dưới 1 tuổi là chỉ tiêu đặc biệt quan trọng trong phân tích về chết của dân số bởi vì nó là chỉ báo nhạy cảm nhất đánh giá mức độ ảnh hưởng của mức sống, y tế và phát triển đến mức chết. Nó đo mức độ chết trong bộ phận dân cư có mức độ chết cực cao, ảnh hưởng rất lớn đến mức chết chung và tuổi thọ bình quân của người dân. Đồng thời, nó có mối quan hệ tác động qua lại rất chặt chẽ đối với mức sinh. Theo công thức xác định trên, IMR không phải là một tỷ suất theo nghĩa chặt chẽ của nó bởi vì D0 không hoàn toàn do B0 tạo ra. Nghĩa là một số trường hợp chết trước khi tròn một tuổi trong năm là số sinh của năm trước và cũng có thể số trẻ sinh sống trong năm đó nhưng lại chết trước khi tròn một tuổi vào năm sau đó.

Mức chết trẻ em dưới một tuổi thường phân bố không đều, thường có khuynh hướng tập trung vào tuần đầu, tháng đầu sau khi sinh. Đồng thời, nguyên nhân gây ra chết trẻ em trong thời gian đầu sau khi sinh cũng khác với thời gian sau. Trẻ em chết trong thời gian đầu sau khi sinh thường do các nguyên nhân nội sinh (những nguyên nhân xuất hiện từ trong bụng mẹ chẳng hạn như di tật bẩm sinh), trong khi đó, những trường hợp chết muộn hơn trong năm đầu tiên thường do những nguyên nhân bên ngoài (những nguyên nhân thuộc về các yếu tố môi trường trong quá trình chăm sóc, như dinh dưỡng, các bệnh lây nhiễm...). Vì vậy, ngoài việc xác định tỷ suất chết trẻ em dưới một tuổi người ta còn xác định tỷ suất chết trẻ sơ sinh (chết trong vòng một tháng đầu tiên sau khi sinh). Tỷ suất chết trẻ em của Việt Nam luôn luôn có xu hướng giảm (Bảng 4.2).

Tỷ suất chết trẻ em là chỉ tiêu rất quan trọng, nó thường được tính trong các báo cáo phát triển của Liên hợp quốc hàng năm. Đây là chỉ tiêu tốt nhất đo lường mức chết của trẻ em. Trong một chừng mực nhất định, tỷ suất chết trẻ em phản ánh trình độ phát triển kinh tế, văn hoá, y tế và xã hội của một quốc gia, một vùng, một địa phương. Mức chết trẻ em cao làm cho triển vọng sống trung bình khi sinh của dân cư đó thấp. Vì vậy, muốn nâng cao triển vọng sống trung bình khi sinh cần tiến hành các biện pháp làm giảm mức chết trẻ em, đặc biệt là tỷ suất chết trẻ em dưới 1 tuổi.



Bảng 4.2: Tỷ suất chết trẻ em dưới 1 tuổi của Việt Nam

chia theo vùng kinh tế - xã hội, 1999, 2009, 2010

Đơn vị: %o

Nơi cư trú/ các vùng kinh tế - xã hội

1999

2009

2010

Toàn quốc

Thành thị

Nông thôn

Vùng kinh tế - xã hội

Trung du và miền núi phía Bắc

Đồng bằng sông Hồng

Bắc trung bộ và duyên hải miền Trung

Tây Nguyên

Đông Nam Bộ

Đồng Bằng Sông Cửu Long


36,7

18,3


41,0
43,8

6,5


38,4

64,4


23,6

38,0


16,0

9,4


18,7
24,5

12,4


17,2

27,3


10,0

13,3


15,8

9,2


18,2
24,3

12,3


17,1

26,8


9,6

12,8


Nguồn: Điều tra biến động Dân số - KHHGĐ 1.4.2010: Kết quả chủ yếu. Bộ Kế hoạch và đầu tư, Tổng cục thống kê, Hà Nội, tháng 2 năm 2011: trang 59.
2.4. Tỷ suất chết trẻ em dưới 5 tuổi

ASDR0-4 =

Trong đó: ASDR0-4: Tỷ suất chết trẻ em dưới 5 tuổi

D0-4: Số trẻ em chết trước 5 tuổi trong năm của địa phương

P0-4: Số trẻ em dưới 5 tuổi của địa phương trong năm

Ví dụ: số trẻ em chết dưới 5 tuổi trong năm 2009 ở huyện B là 9.000 em. Năm 2009, huyện B có 230.600 trẻ em được sinh ra. Tỷ suất chết trẻ em dưới 1 tuổi của huyện B năm 2009 là:



ASDR0-4 huyện B

=

9.000

* 1000

= 39 phần nghìn

230.600

Kết quả này cho biết năm 2009 cứ 1000 trẻ em dưới 5 tuổi tại huyện B có 39 em chết trước khi tròn 5 tuổi.

Cũng như tỷ suất chết trẻ em dưới một tuổi, tỷ suất chết trẻ em dưới 5 tuổi ảnh hưởng rất lớn đến triển vọng sống trung bình của dân số. Các nguyên nhân chết của trẻ em dưới 5 tuổi ở Việt Nam hiện nay vẫn chủ yếu là các nguyên nhân giống như các nước đang phát triển khác như: tiêu chảy, viêm phế quản, suy dinh dưỡng. Đây là những nguyên nhân mà chúng ta có thể khắc phục được mà không cần đầu tư nguồn lực quá lớn. Và cũng giống như chỉ tiêu tỷ suất chết trẻ em dưới một tuổi, tỷ suất chết trẻ em dưới 5 tuổi trong một chừng mực nhất định phản ánh trình độ phát triển của kinh tế, hệ thống y tế, giáo dục và tính ưu việt của chính sách an sinh xã hội, đặc biệt là chính sách chăm sóc và bảo vệ bà mẹ và trẻ em.



2.5. Tỷ số chết mẹ (MMR)

Tỷ số chết mẹ là số phụ nữ chết do sinh đẻ trong một năm tính trên 100.000 trẻ sinh sống trong năm đó. Nguyên nhân chết mẹ là do những biến chứng trong thời kỳ mang thai và sinh đẻ.



MMR

=

Số phụ nữ chết do mang thai và sinh đẻ trong năm

* 100.000

Tổng số trẻ sinh sống trong năm

Ví dụ: Tỉnh D, năm 2009 có 15 bà mẹ chết do thai nghén và sinh đẻ. Số trẻ em sinh sống trong năm 2009 của tỉnh này là 80.000 em. Tỷ số chết mẹ của tỉnh D năm 2009 là:

MMR tỉnh D

=

15

* 100.000

= 18,7

80.000

Năm 2009, ở tỉnh D có 18,7 bà mẹ chết do thai nghén và sinh đẻ tính trên 100.000 trẻ em sinh sống.

Ở Việt Nam, tỷ số chết mẹ thu được từ Tổng điều tra Dân số và nhà ở năm 2009 là 69/100.000 trẻ sinh sống. Trên thực tế, để đạt được mục tiêu Phát triển Thiên Niên Kỷ và giảm 75% tỷ số chết mẹ, trong giai đoạn từ 1990-2015 (từ 233/100.000 trẻ sinh sống xuống còn khoảng 58/100.000 trẻ sinh sống) thì phải ưu tiên việc cải thiện chăm sóc sức khỏe cho phụ nữ và đảm bảo khả năng tiếp cận rộng rãi với các dịch vụ KHHGĐ, phòng ngừa có thai ngoài ý muốn và cung cấp các dịch vụ chăm sóc thai sản và hộ sinh chất lượng cao [17, tr 73].



2.6. Triển vọng sống trung bình từ khi sinh hay tuổi thọ trung bình của dân số

Triển vọng sống trung bình từ khi sinh là một ước lượng số năm trung bình mà một người có thể sống thêm được kể từ khi sinh ra, dựa trên các tỷ suất chết đặc trưng theo tuổi của một năm nhất định. Vì chỉ tiêu này khá khác nhau tùy thuộc vào giới tính, tuổi và chủng tộc, nên thông thường người ta thường tính riêng cho từng giới tính hoặc chủng tộc.

Triển vọng sống trung bình từ khi sinh (tuổi thọ trung bình của dân số) liên quan chặt chẽ và phụ thuộc vào mức độ chết của dân cư. Nếu tỷ suất chết, đặc biệt tỷ suất chết của trẻ em càng thấp thì triển vọng sống trung bình khi sinh càng cao và ngược lại. Nó là chỉ tiêu quan trọng của tái sản xuất dân số, là một trong những chỉ tiêu cơ bản phản ánh mức độ chết của dân cư, phản ánh trình độ phát triển kinh tế-xã hội, thành tựu y học, mức sống của người dân và sự quan tâm của Nhà nước.

Với giả thiết rằng chết được phân bố đều giữa các độ tuổi và giữa các khoảng thời gian trong năm thì triển vọng sống trung bình từ khi sinh của dân số được tính theo công thức sau:



e0

=

(l0+l1)/2 + (l1+l2)/2 + (l2+l3)/2 +….+ (ln-1+ ln)/2

(tuổi)

l0

Hoặc

e0

=

l0/2 + l1+l2 + l3 +….+ ln-1+ ln/2

(tuổi)

l0

Trong đó:

- l0, l1, l2, l3, … ln là số người sống đến đầu các độ tuổi 0; 1; 2; …n tuổi: n lớn nhất bằng 100 với giả thiết là tất cả mọi người chỉ sống đến 100 tuổi là chết.

- e0 được coi là triển vọng sống trung bình của những người mới sinh. Không nên nhầm lẫn tuổi thọ trung bình e0 với tuổi trung bình của những người đang sống hoặc tuổi sống trung bình của những người đã chết tại thời điểm nào đó.

Triển vọng sống trung bình của dân số là một số đo lý thuyết và là một chỉ tiêu phản ánh tốt các điều kiện chăm sóc sức khỏe hiện tại. Vì xu hướng chết thay đổi nên triển vọng sống trung bình khi sinh cũng thay đổi. Triển vọng sống trung bình khi sinh cho ta biết nếu các tỷ suất chết đặc trưng theo tuổi giữ nguyên không thay đổi thì triển vọng sống kể từ ngày sinh là bao nhiêu.

Ví dụ: Theo số liệu dân số thế giới 2009 (Datasheet of population 2009), tuổi thọ bình quân (e0 ) của dân số Nhật Bản, là 83 tính chung cho toàn bộ dân số và 79 đối với nam giới và 86 đối với phụ nữ. Điều này có nghĩa là nếu các tỷ suất chết đặc trưng theo tuổi của dân số Nhật Bản giữ nguyên như năm 2009 thì nam giới Nhật Bản có thể sống đến 79 tuổi, phụ nữ có thể sống đến 86 tuổi.

Cũng theo số liệu này tuổi thọ trung bình của Lesotho là 40 năm đối với toàn bộ dân số, trong đó 40 năm đối với nam giới và 39 năm đối với phụ nữ. Điều này cho thấy rằng ở Lesotho, triển vọng sống kể từ ngày sinh của nam giới chỉ là 40 năm, nhưng vẫn cao hơn phụ nữ (triển vọng sống kể từ ngày sinh của phụ nữ chỉ có 39 năm).

Cần lưu ý rằng, ở các nước khác nhau, tuổi thọ trung bình của dân số ở các nước khác nhau rất khác nhau. Ở các nước đang phát triển, triển vọng sống trung bình từ khi sinh thấp một phần là do tỷ suất chết trẻ em dưới 1 tuổi cao. Ví dụ, cũng theo số liệu dân số thế giới năm 2009, tỷ suất chết trẻ em dưới 1 tuổi của Lesotho là 83%o, trong khi đó, tỷ suất này ở Nhật Bản chỉ là 2,6%o.
II. ĐẶC TRƯNG CỦA MỨC CHẾT, XU HƯỚNG BIẾN ĐỘNG MỨC CHẾT VÀ CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG

1. Các đặc trưng của mức chết

1.1. Đặc trưng về chết theo tuổi

Trong dân số học, tuổi là tiêu thức cực kỳ quan trọng. Nó liên quan và tác động đến mọi quá trình biến động dân số. Đối với các độ tuổi khác nhau, mức độ chết rất khác nhau. Qua thực tế quan sát ở các nước khác nhau, trong các thời kỳ khác nhau đều cho kết quả tương đối giống nhau: ở 0 tuổi, tỷ suất chết cao hơn nhiều so với các độ tuổi khác. Sau tuổi này, tỷ suất chết giảm xuống khá nhanh và thường đạt mức thấp nhất ở độ tuổi 10-14, sau đó lại tăng dần lên.

Tuy nhiên mức độ có khác nhau đối với các nước có trình độ phát triển khác nhau. Đường biểu diễn chết đặc trưng theo tuổi của các nước đang phát triển có dạng hình chữ U, các nước phát triển có dạng hình chữ J ngược.











Hình 4.1: Tỷ suất chết đặc trưng theo tuổi của nước đang phát triển

(Việt Nam, 2009)

Hình 4.2: Tỷ suất chết đặc trưng theo tuổi của nước phát triển

(CH Pháp, 2009)




Nhìn chung, các nước đều rất quan tâm đến việc giảm chết ở độ tuổi 0. Bởi vì chết ở độ tuổi này khá lớn và ảnh hưởng nhiều đến tuổi thọ trung bình của dân số. Chết trẻ em chịu ảnh hưởng bởi 2 nhóm yếu tố: Các yếu tố nội sinh liên quan đến việc hình thành bào thai, chửa đẻ và do vậy có thể coi như biến sinh học; Các yếu tố ngoại sinh bao gồm yếu tố kinh tế, văn hoá, xã hội, môi trường. Xu hướng chung là cùng với sự phát triển kinh tế, xã hội, chất lượng cuộc sống tăng lên, tỷ suất chết giảm đi, đặc biệt chết 0 tuổi. Vì vậy, đối với các nước phát triển, mức chết 0 tuổi rất thấp.




Hình 4.3: Tỷ suất chết đặc trưng theo tuổi và giới tính của Việt Nam theo Tổng điều tra dân số 1/4/2009

1.2. Đặc trưng về chết theo giới tính

Trong điều kiện hiện nay, quan sát mức độ chết theo giới tính người ta nhận thấy có một đặc điểm chung là mức chết của nam luôn cao hơn của nữ, do đó tuổi thọ bình quân của nữ cao hơn của nam.

Đặc trưng này loại trừ các nước có trình độ phát triển kinh tế-xã hội thấp kém. Sự khác biệt về chết giữa nam và nữ là một trong những hiện tượng đáng quan tâm nghiên cứu trong dân số và trong kinh tế-xã hội. Đây cũng là vấn đề đang tranh cãi trong việc xác định tuổi nghỉ hưu của mỗi giới và chế độ, quyền lợi, nghĩa vụ đóng và hưởng bảo hiểm xã hội của mỗi giới.

1.3. Sự khác biệt về chết theo nghề nghiệp, trình độ văn hoá

Sự khác biệt về nghề nghiệp trước hết liên quan đến điều kiện và tính chất hoạt động, đến môi trường sống và làm việc. Những ngành nghề nào càng nặng nhọc, độc hại, căng thẳng thần kinh, càng có tỷ suất chết cao và ngược lại. Nghề nghiệp không chỉ tác động trực tiếp đến sức khoẻ của bản thân người lao động, mà còn ảnh hưởng đến thế hệ tương lai (con cái của họ). Sự khác biệt về nghề nghiệp còn dẫn đến sự khác biệt về thu nhập và điều kiện sống. Nhưng không phải bất cứ sự tăng thu nhập nào cũng có thể bù đắp được những hao phí và tổn thất do tính chất lao động nặng nhọc và độc hại đưa lại.

Trình độ văn hoá cũng ảnh hưởng đến mức độ chết. Nó liên quan đến sự hiểu biết của con người, các biện pháp ngăn ngừa, phòng tránh và chữa chạy.

1.4. Sự khác biệt về chết giữa thành thị và nông thôn

Đây là điều không thể tránh khỏi bởi vì thành thị có mức sống cao hơn, có điều kiện sinh hoạt thuận lợi, mạng lưới y tế vệ sinh phòng bệnh tốt hơn. Do đó tỷ suất chết, đặc biệt tỷ suất chết của trẻ em thấp hơn nhiều so với nông thôn.

Tuy nhiên, ở thành thị mật độ dân cư quá cao, môi trường bị ô nhiễm, tính chất hoạt động lao động của dân cư căng thẳng và phức tạp hơn. Do đó, tỷ trọng số người cao tuổi ở nông thôn và miền núi (nơi có môi trường sống trong sạch hơn) cao hơn so với thành thị.





Hình 4.4: Tỷ suất chết đặc trưng theo tuổi và theo thành thị nông thôn, Việt Nam, 2009

tải về 2.8 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   ...   9   10   11   12   13   14   15   16   ...   22




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương