CÂu hỏi tham khảo hội thi “CHỈ huy đỘi giỏI & phụ trách sao giỏI” tp đÀ NẴng năM 2008



tải về 137.1 Kb.
Chuyển đổi dữ liệu05.08.2016
Kích137.1 Kb.
#13134

CÂU HỎI THAM KHẢO HỘI THI

“CHỈ HUY ĐỘI GIỎI  &  PHỤ TRÁCH SAO GIỎI” TP ĐÀ NẴNG NĂM 2008


***

      CÂU 1: “Ai yêu nhi đồng bằng Bác Hồ Chí Minh

            Tính các cháu ngoan ngoãn, mặt các cháu xinh xinh

            Mong các cháu cố gắng, thi đua học và hành

            Tuổi nhỏ làm việc nhỏ, tuỳ theo sức của mình

            Để tham gia kháng chiến, để giữ gìn hoà bình

            Các cháu hãy xứng đáng, cháu Bác Hồ Chí Minh”

            Bác đã viết thư khen các cháu nhi đồng nhân dịp nào?

      a) Bác đến thăm Đội nhi đồng cứu quốc.

      b) Nhân kỷ niệm Quốc Khánh năm 1947

      c) Trung thu năm 1952.

      d) Nhân kỷ niệm 18 năm ngày thành lập Đội. 

      CÂU2 : Tháng 3 năm 1951 tại Việt Bắc, Hội nghị cán bộ Đoàn đã quyết định thống nhất các tổ chức thiếu niên, nhi đồng và lấy tên là:

      a) Đội thiếu nhi tháng 8  c) Đội thiếu niên du kích Đình Bảng

      b) Đội nhi đồng cứu Quốc d) Đội thiếu niên tình báo Bát sắt. 

      CÂU 3: Tháng 3 năm 1951 tại Việt Bắc, Hội nghị cán bộ Đoàn đã thống nhất chủ trương mới gì cho tổ chức Đội TNTP Hồ Chí Minh.

      a) Đội viên đeo khăn quàng đỏ. c) Ban hành điều lệ Đội.

      b) Quy định tuổi đội viên   d) Câu a, b, c đều đúng.

      CÂU 4: Các hình thức nghi lễ của Đội TNTP Hồ Chí Minh gồm:

      a) Lễ chào cờ, Lễ duyệt Đội, Lễ kết nạp Đội viên.

      b) Lễ diễu hành, lễ công nhận Đội, Lễ trưởng thành Đội.

      c) Đại hội Đội, Liên hoan họp mặt cháu ngoan Bác Hồ, Đại hội CNBH.

      d) Câu a, b, c đều đúng. 
 
 

      CÂU 5: Biết một số bài hát, trò chơi của nhi đồng, biết thắt khăn quàng đỏ. Những đội dung trên là tiêu chuẩn gì trong chương trình dự bị Đội TNTP Hồ Chí Minh?

      a) Tiêu chuẩn”Nghi thức Đội”

      b) Tiêu chuẩn “Yêu Sao nhi đồng và Đội TNTP Hồ Chí Minh”.

      c) Tiêu chuẩn “Trở thành đội viên Đội TNTP Hồ Chí Minh”.

      d) Tiêu chuẩn “Nhi đồng là những Đội viên tương lai”. 

      CÂU 6: Anh là người học trò xuất sắc được Bác cử về nước hoạt động ở Thành phố Sài Gòn. Anh đã dũng cảm bắn chết tên mật thám cáo già Lơ - gơ - Răng ngay trên đường phố Sài Gòn, ngăn chặn địch bảo vệ cán bộ của Đảng nên đã sa vào tay giặc. Anh là ai?

      a) Lý Tự Trọng   c) Nguyễn Văn Cừ

      b) Lê Hồng Phong   d) Trần Phú.

      CÂU 7: “Nước Việt Nam là một. Dân tộc Việt Nam là một. Sông có thể cạn, núi có thể mòn, song chân lý ấy không bao giờ thay đổi”. Câu nói trên của ai?

      a) Phan Bội Châu   c) Huỳnh Thúc Kháng

      b) Hồ Chủ Tịch   d) Hoàng Văn Nô.

      CÂU 8: “… Từ trước ngày cách mạng mùa thu. Trong đội em đã có Kim Đồng, Đi liên lạc giúp cách mạng…”. Lời bài hát trên là của bài hát nào, do ai sáng tác?

      a) Bài “Năm cánh Sao vui” nhạc và lời Phong Nhã.

      b) Bài “Sao vui của em” Nhạc và lời Lê Minh Cường.

      c) Bài “Em rất yêu Đội nhi đồng” nhạc và lời Phong Nhã.

      d) Bài “Em rất yêu Đội nhi đồng” nhạc và lời Trần Khiết Tường. 

      CÂU 9: “Đoàn bao gồm những thanh niên tiên tiến, tự nguyện phấn đấu vì sự nghiệp xây dựng nước Việt Nam độc lập, dân chủ, giàu mạnh, công bằng và văn minh theo định hướng xã hội chủ nghĩa”. Đó là:

      a) Tính chất - Chức năng của Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh.

      b) Mục đích vai trò của tổ chức Đoàn thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh.

      c) Tính chất - Mục đích - Lý tưởng của Đoàn thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh.

      d) Mục đích - Lý tưởng của Đoàn thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh.

      CÂU 10: “Đảng chúng ta làm cách mạng để đánh đổ Đế quốc, Phong kiến, chính các ngươi mới là bọn cướp của giết người…”

      Câu trên của anh hùng:

      a) Cao Xuân Quế - Quê Lĩnh Sơn - Nghệ An.

      b) Nguyễn Cảnh Nhượng - Quê Thanh Chương - Nghệ An.

      c) Lý Tự Trọng - Quê ở Đức Thọ - Hà Tĩnh.

      d) Nguyễn Văn Trỗi - Quê ở Điện Bàng - Quảng Nam. 

      CÂU 11: Trong chiến dịch lớn nào của Quân - Dân ta, Bế Văn đàn đã lấy thân mình làm giá súng?

      a) Chiến dịch Việt Bắc - Thu Đông (1947)

      b) Chiến dịch Biên giới (1950)

      c) Chiến dịch Tây Bắc (1952)

      d) Chiến dịch Điện Biện Phủ (1954).

      CÂU 12: “Lấy thân mình lấp lỗ châu mai” là hành động anh hùng của:

      a) Cù chính lan.

      b) Tô Vĩnh Diện.

      c) Phan Đình Giót.

      d) Nguyễn Viết Xuân. 

      CÂU 13: Ngày 26/3 được quyết định chọn là ngày thành lập Đoàn. Vì đó là:

      a) Ngày Ban chấp hành Trung ương Đoàn ra “án nghị quyết về công tác thanh niên vận động”.

      b) Một ngày trong thời gian cuối cùng của Hội nghị Trung ương đảng lần thứ Ii - Ngày bàn bạc và quyết định những vấn đề quan trọng về công tác vận động, tổ chức thanh niên.

      c) Ngày chủ tịch Hồ Chí Minh lập nhóm thanh niên bí mật nòng cốt đầu tiên.

      d) Ngày thành lập tổ chức Việt Nam thanh niên cách mạng đồng chí Hội.

      CÂU 14:   “Đoàn kết, đoàn kết, đại đoàn kết

                        Thành công, thành công, đại thành công”.

      Câu khẩu hiệu này lần đầu tiên xuất hiện ở đâu? Ai là tác giả?.

      a) Mặt trận Việt Minh đề ra trong phiên họp đầu tiên.

      b) Bài viết của Hồ Chủ tịch trên báo Nhân dân ngày 31/8/1962.

      c) Bài nói chuyện của Bác Hồ tại đại hội Văn nghệ toàn quốc lần thứ III - đăng trên Báo Nhân dân ngày 2/12/1962.

      d) Lời phát biểu của Bác tại đại hội lần thứ III của Đoàn thanh niên lao động Việt Nam. 


 

 

CÂU 15: Qua các thời kỳ Đội có nhiều tên gọi khác nhau. Đồng chí hãy cho biết thứ tự.



      a) Đội thiếu nhi cứu quốc - Đội nhi đồng cứu quốc - Đội thiếu nhi tháng Tám - Đội thiếu niên tiền phong Hồ Chí Minh.

      b) Đội nhi đồng cứu quốc - Đội thiếu niên cứu quốc - Đội thiếu nhi tháng Tám - Đội thiếu niên tiền phong Hồ Chí Minh.

      c) Đội thiếu nhi tháng Tám - Đội nhi đồng cứu quốc - Đội thiếu nhi cứu quốc - Đội thiếu niên tiền phong Hồ Chí Minh.

      d) Cả a - b - c đều sai.

CÂU 16: Trong kế hoạch 5 năm lần thứ nhất xây dựng chủ nghĩa xã hội ở miền Bắc,thiếu nhi cả nước đã tích cực tham gia phong trào “kế hoạch nhỏ” xây dựng nhà máy nhựa thiếu niên tiền phong ở Hải Phòng. Sáng kiến đó của ai?

      a) Thiếu nhi Thành phố Hồ Chí Minh.

      b) Thiếu nhi Hà Nội.

      c) Thiếu nhi Hải Phòng và Thị xã Sơn Tây.

      d) Thiếu nhi thành phố Huế.

CÂU 17: Bác Tôn Đức Thắng thay mặt Đảng và nhà nước đã trao lá cờ thêu với dòng chữ:

                  “Vâng lời Bác dạy

                  Làm nghìn việc tốt

                  Chống Mỹ cứu nước

                  Thiếu niên sẵn sàng”

      Khi nào?

      a) Ngày 15/05/1961 (kỷ niệm 20 năm ngày thành lập Đội)

      b) Ngày 15/05/1966 (kỷ niệm 25 năm ngày thành lập Đội)

      c) Ngày 15/05/1971 (kỷ niệm 30 năm ngày thành lập Đội)

      d) Ngày 15/05/1975 (kỷ niệm 35 năm ngày thành lập Đội).

CÂU 18: Đảng và Nhà nước đã tặng cho Đội “Huân chương Hồ Chí Minh” khi nào?

      a) 15/05/1971 (kỷ niệm 30 năm ngày thành lập Đội)

      b) 15/05/1975 (kỷ niệm 35 năm ngày thành lập Đội).

      c)  15/05/1981 (nhân kỷ niệm 40 năm ngày thành lập Đội)

      d) 15/05/1986 (nhân kỷ niệm 45 năm ngày thành lập Đội).

CÂU 19: Ngày 01/06/1954 tờ báo đầu tiên của đội có tên gọi “Tiền phong thiếu niên” tiền thân của báo “Thiếu niên tiền phong” ngày nay ra đời ở đâu?

      a) Tại chiến khu D

      b) Tại Thanh Hoá

      c) Tại Hà Nội

      d) Tại chiến khu Việt Bắc. 

CÂU 20: Đoàn TNCS Hồ Chí Minh được thành lập vào ngày, tháng, năm nào?

      a) Ngày 26/03/1930.

      b) Ngày 26/03/1931.

      c) Ngày 26/03/1932.

      d) Ngày 26/03/1933.

CÂU 21: Bài ca chính thức của Đoàn (Đoàn ca) là gì? Tác giả là ai?

      a) Thanh niên làm theo lời Bác - Hoàng Hoà.

      b) Thanh niên làm theo lời Bác - Hoàng Hà.

      c) Hành khúc Đoàn TNCS - Phạm Tuyên.

      d) Lên đàng - Lưu Hữu Phước. 

CÂU 22: Đại hội Đoàn toàn quốc lần thứ VIII diễn ra vào tháng, năm nào? Tại đâu?

      a) 12/2001 - Tại Hà Nội.

      b) 12/2002 - Tại Hà Nội

      c) 12/2003 - Tại Thành phố Hồ Chí Minh.

      d) 12/2005 - Tại thành phố Hồ Chí Minh. 

CÂU 23: Ngày 26/05/1946, Bác Hồ đến dự khai mạc “Ngày thanh niên vận động” tổ chức tại Thủ đô Hà Nội. Người đến châm “Ngọn lửa thiêng” và phát động một phong trào. Hãy cho biết đó là phong trào gì?

      a) Thanh niên xung phong.

      b) Thanh niên lập nghiệp.

      c) Khoẻ vì nước.

      d) Cả a, b, c đều đúng. 

CÂU 24: Phong trào thi đua tiêu biểu nhất của tuổi trẻ 2 miền Nam - Bắc trong kháng chiến chống Mỹ những năm 60 là:

      a) Dẻo tay cày, hay tay súng.

      b) Ba sẵn sàng, năm xung phong.

      c) Vai trăm cân, chân vạn dặm.

      d) Cả 3 đều đúng.

      .

CÂU 25: Cuộc xuống đường huy động sinh viên - học sinh có quy mô lớn nhất trong phong trào đấu tranh đô thị của đồng bào miền Nam thời chống Mỹ là:



      a) Cuộc xuống đường đòi huỷ bỏ hiến chương Vũng Tàu của Nguyễn Khánh (22/08/1964).

      b) Cuộc biểu tình sau lễ truy điệu học sinh Trần Văn ơn của học sinh trường Pétrus Ký và Gia Long (10/01/1950).

      c) Cuộc tuần hành “Bàn thờ xuống đường” (06/1966). 

CÂU 26: Tác giả và thời gian ra đời của mẫu huy hiệu Đoàn TNCS Hồ Chí Minh là:

      a) Hoạ sĩ Nguyên Hạo - Sáng tác năm 1975.

      b) Hoạ sĩ Trương Thìn - Sáng tác năm 1976.

      c) Hoạ sĩ Huỳnh Văn Thuận - Sáng tác năm 1950.

      d) Hoạ sĩ Huỳnh Văn Thuận - Sáng tác năm 1951. 

CÂU 27: Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ I của Đoàn thanh niên cứu quốc Việt Nam được tổ chức vào:

      a) Ngày 24/12 - 30/12/1946 tại Đại Từ - Thái Nguyên.

      b) Ngày 20/8 - 23/08/1947 tại Việt Bắc.

      c) Ngày 07/02 - 15/02/1950 tại xã Cao Vân (đại Từ - Thái Nguyên).

      d) Ngày 07/02 - 15/02/1951 tại Cao Bằng - Lạng Sơn.

      .


CÂU 28: “Khăn quàng đỏ tươi, em đeo em mến yếu. Quyết tâm luyện rèn cho mình càng tiến nhanh”. Đó là lời của bài hát nào? Tác giả là ai?

      a) Bay cao tiếng hát ước mơ - Nguyễn Nam.

      b) Tiến lên Đoàn viên -Phạm Tuyên.

      c) Khăn quảng đỏ - Phạm Tuyên.

      d) Em là mầm non của Đảng - Mộng Lân.

CÂU 29: Đại hội Đoàn toàn quốc lần thứ IV tổ chức tại Hội trường Ba Đình, Hà Nội vào ngày, tháng, năm nào?

      a) Từ 20 đến 22/11/1979.

      b) Từ 20 đến 22/11/1980.

      c) Từ 20 đến 22/11/1982. 
 

CÂU 30: Hãy cho biết tên người nữ sinh trường Phước Kiến được nhân dân Sài Gòn - Gia Định truyền nhau bài hát “… Hãy đứng lên! Tinh thần của chị kêu gọi mãi chúng tôi!”.

      a) Võ Thị Sáu.

      b) Nguyễn Thị Minh Khai.

      c) Trần Bội Cơ.

      d) Nguyễn Thị Hồng Gấm. 


 

CÂU 31: Hãy cho biết nơi nhạc sĩ Hoàng Hà sáng tác bài hát “Thanh niên làm theo lời Bác” là tỉnh nào?

      a) Phú Yên.

      b) Thái Bình.

      c) Nghệ An.

      d) Thanh Hoá.

CÂU 32: Câu nói sau của người anh hùng nào: “Đồng chí không được cho ai biết tôi bị thương. Đồng chí hãy giúp tôi truyền lệnh chiến đấu”.

      a) Lý Tự Trọng.

      b) Trần Văn ơn.

      c) Nguyễn Văn Trỗi.

      d) Nguyễn Viết Xuân. 

CÂU 33: Hãy cho biết đại hội Cháu ngoan Bác Hồ toàn quốc lần thứ III được tổ chức vào ngày, tháng, năm nào? Tại đâu?

      a) Từ ngày 20 đến 26/08/1981 tại Hà Nội.

      b)Từ ngày 01 đến 09/07/1986 tại Hà Nội và Hải Phòng.

      c) Từ ngày 30/06 đến 04/07/1990 tại Hà Nội và Nghệ An..

      d) Từ ngày 02 đến 06/07/1995 tại đền Hùng tỉnh Phú Thọ và Thủ đô Hà Nội. 

CÂU 34: Hãy cho biết câu nói sau là của ai: “… Thanh niên lay trời, trời phải rung, thanh niên lay đất, đất phải chuyển…”

      a) Nguyễn Công Trứ.

      b) Phan Bội Châu.

      c) Phan Châu Trinh.

      d) Nguyễn Thái Học.

CÂU 35: Tên của người anh hùng đã nói “Sống như các người, tôi sống không nổi. Sống như thế, thà chết còn hơn”. Câu nói trên anh nói trong nhà lao khi bọn giặc ra sức đánh đập, mua chuộc anh.

      a) Nguyễn Thái Bình.

      b) Nguyễn Văn Trỗi.

      c) Lý Tự Trọng.

      d) Trần Văn Đang. 

CÂU 36: Trước khi chết, chị còn nhìn thẳng vào các họng súng đang nhằm vào mình mà hô lớn: “… Việt Nam hoàn toàn độc lập và thống nhất muôn năm! Hồ Chủ tịch muôn năm!”. Câu nói trên của người nữ anh hùng nào?

      a) Quách Thị Trang.

      b) Nguyễn Thị minh khai.

      c) Võ Thị Sáu.

      d) Lê Thị Hồng Gấm. 

CÂU 37: “Non sông Việt Nam có trở nên vẻ vang hay không, dân tộc Việt Nam có được vẻ vang sánh vai các cường quốc năm châu hay không, chính là nhờ một phần rất lớn ở công học tập của các cháu…” được Bác Hồ viết trong tập tài liệu nào.

      a) Lời kêu gọi chống nạn thất học 10/1945

      b) Gửi các cháu nhi đồng cả nước 09/1947

      c) Thư gửi học sinh nhân ngày khai trường 09/1945

      d) Thư gửi thiếu niên, nhi đồng toàn quốc nhân dịp kỷ niệm 20 năm ngày thành lập Đội TNTP Việt Nam 05/1961. 

CÂU 38: Livomo (Italy) là thành phố kết nghĩa với thành phố nào ở Việt Nam?

      a) Hà Nội

      b) Hải Phòng

      c) Đà Nẵng

      d) Vinh 

CÂU 39: “Tuyết Giang Phu Tử” là danh hiệu được người đời tôn xưng ai?

      a) Nguyễn Thiếp

      b) Đào Duy Từ

      c) Nguyễn Bỉnh Khiêm

      d) Nguyễn Dữ.

CÂU 40: Nhà cách mạng Nga nào tên là Vladimir I. Ulyanov?

      a) Lenin

      b) Stalin

      c) Trotsky. 

Câu 41: Tính chất của Đội thiếu niên tiền phong Hồ Chí Minh là:


    1. Tính quần chúng - tính chính trị - tính giáo dục.

    2. Tính xã hội - tính chính trị - tính nhân văn.

    3. Tính nhân văn - tính giáo dục - tính xã hội.

Câu 42: Khi người chỉ huy đọc câu khẩu hiệu: “Vì tổ quốc xã hội chủ nghĩa. Vì lý tưởng Bác Hồ vĩ đại - sẵn sàng” thì tất cả Đội viên phải làm gì?

    1. Đồng thanh đáp (1 lần): Sẵn sàng và giơ tay phải.

    2. Đồng thanh đáp (1 lần): Sẵn sàng - không giơ tay.

      c.  Đồng thanh đáp (3 lần): Sẵn sàng và giơ tay phải.

Câu 43: Đội thiếu niên Tiền phong Hồ Chí Minh thành lập vào ngày, tháng. năm nào? ở đâu ?



    1. 15-5-1941 - tại thôn Pắc Pó - xã Trường Hà - Huyện Hà Quảng-Tỉnh Cao Bằng.

    2. 15-5-1941 - tại thôn Nà Mạ - xã Trường Hà - Huyện Hà Quảng-Tỉnh Cao Bằng.

    3. 15-5-1945 - tại thôn Pắc Pó - xã Trường Hà - Huyện Hà Quảng-Tỉnh Cao Bằng.

Câu 44: Người thiếu niên anh dũng tuổi 13 của thành phố Đà Nẵng đã dùng tay nâng nòng súng máy để bộ đội ta bắn vào đồn giặc lúc tiến công tên là:

    1. Trần Tý.

    2. Nguyễn Tỳ.

    3. Phạm Hữu Tý.

Câu 45: Bạn hãy cho biết cấp hiệu chỉ huy Đội “Hai sao - hai vạch” là:

    1. Liên Đội trưởng.

    1. Chi Đội trưởng.

    2. Liên Đội phó.

Câu 45B: Khi tập hợp đội hình, người được coi là chuẩn nhất đội hình là:

    1. Phân đội trưởng phân đội 1.

    2. Phân đội 1.

    3. Người chỉ huy.

Câu 46: Khi chỉ định tập hợp đội hình (hàng dọc, hàng ngang, chữ U) người chỉ huy thường sử dụng tay nào ?

    1. Tay phải.

    2. Tay trái.

    3. Cả hai tay.

Câu 47: Theo Điều lệ Đội thiếu niên tiền phong Hồ Chí Minh, muốn thành lập một Liên Đội thì cần phải có tối thiểu bao nhiêu Chi Đội ?

    1. 3 chi đội.

    2. 4 chi đội.

    3. 5 chi đội

Câu 48: Tên gọi đầu tiên của  Đội Thiếu niên tiền phong Hồ Chí Minh là:

    1. Đội thiếu nhi phản đế.

    2. Đội nhi đồng cứu quốc.

    3. Đội nhi đồng vệ quốc

Câu 49: Bạn hãy cho biết Anh phụ trách Đội TNTP Hồ Chí Minh đầu tiên là ai ?

    1. Anh Lý Tự Trọng.

    2. Anh Đức Thanh.

    3. Anh Kim Đồng.

Câu 50: “Ngày nay, các cháu là nhi đồng, ngày sau các cháu là người chủ của nước nhà, của thế giới. Các cháu đoàn kết thì thế giới hoà bình và dân chủ, sẽ không có chiến tranh. các cháu thi đua tuỳ theo sức của các cháu, làm việc gì có ích cho kháng chiến thì thi đua làm việc ấy”. Câu nói trên được Bác Hồ nói trong dịp nào?

    1. Bác viết thư cho các cháu thiếu nhi nhân ngày khai trường 5/9/1945.

    2. Bác viết thư cho các cháu thiếu nhi nhân dịpc tết trung thu năm 1951.

    3. Bác viết thư cho các cháu thiếu nhi nhân dịpc tết trung thu năm 1945.

Câu 51: Bạn hãy cho biết cấp hiệu chỉ huy Đội “Hai sao - một vạch” là:

    1. Chi Đội trưởng.     

    1. Phân Đội trưởng.

    2. Chi Đội phó.

Câu 52: Bạn hãy cho biết cấp hiệu chỉ huy Đội “Hai sao - một vạch” là:

    1. Liên Đội trưởng.

    1. Chi Đội trưởng.

    1. Phân Đội trưởng.

Câu 53: Lời hứa của Đội viên Đội thiếu niên tiền phong Hồ Chí Minh là::

    1. Thực hiện 5 điều Bác Hồ dạy, tuân theo điều lệ Đội TNTP Hồ Chí Minh.

    2. Thực hiện 5 điều Bác Hồ dạy, tuân theo điều lệ Đội, giữ gìn danh dự Đội .

    3. Thực hiện 5 điều Bác Hồ dạy, giữ gìn danh dự Đội TNTP Hồ Chí Minh.

Câu 54: Câu khẩu hiệu: “Vì tổ quốc xã hội chủ nghĩa. Vì lý tưởng Bác Hồ vĩ đại - sẵn sàng” được chính thức thực hiện vào thời gian nào?

    1. Tại kỳ họp Ban chấp hành Trung ương đảng lần thứ 23 - Tháng 6/1976.

    2. Tại kỳ họp lần thứ 23 Ban chấp hành Trung ương Đoàn - Tháng 6/1976.

    3. Tại kỳ họp Ban chấp hành Trung ương Đảng lần thứ 21 - Tháng 7/1967.

Câu 55: Hãy cho biết các bài trống qui định trong nghi thức Đội :

    1. Trống chào cờ - Trống chào mừng - Trống Nghi lễ

    2. Trống chào cờ - Trống hành tiến - Trống duyệt Đội

    3. Trống chào cờ - Trống chào mừng - Trống hành tiến

Câu 56: Huy hiệu Đội TNTP Hồ Chí Minh được mô tả như sau :

    1. Hình tròn ở trong có măng non trên nền cờ đỏ sao vàng. Ở dưới có băng chữ “Sẵn sàng”

    2. Hình tròn, ở trong có măng non trên nền cờ đỏ, dưới có băng chữ “Sẵn sàng”

    3. Có Búp măng non trên nền cờ đỏ sao vàng, ở dưới có băng chữ “Sẵn sàng”

Câu 57: Bài ca chính thức của Đội thiếu niên tiền phong Hồ Chí Minh là bài gì ? Nhạc sĩ nào sáng tác bài hát ?

    1. Lên Đàng - sáng tác: Trương Xuân Mẫn.

    2. Tiến lên Đoàn viên - sáng tác: Lưu Hữu Phước.

    3. Cùng nhau ta đi lên - sáng tác: Phong Nhã.

Câu 58: Nguyên tắc hoạt động của Đội thiếu niên Tiền Phong Hồ Chí Minh là:

    1. Tự nguyện, dân chủ.

    2. Tự quản, dân chủ.

      c. Tự nguyện, tự quản.

Câu 59: Bạn hãy cho biết tên của những Đội viên Đội thiếu niên tiền phong Hồ Chí Minh đầu tiên?



    1. Nông Văn Dền - Nông Văn Thàn - Lý Văn Tịnh - Lý Thị Nì - Lý Thị Xậu.

    2. Kim Đồng - Cao Sơn - Thanh Minh - Thuỷ Tiên - Thanh Thuỷ.

    3. Cả a và b đều đúng.

Câu 60: Nhiệm kỳ đại hội Liên Đội, Chi Đội là:

    1. Một năm học.

    2. Hai năm học

    3. Một học kỳ.

Câu 61: Năm điều Bác Hồ dạy thiếu niên nhi đồng đước biết đến lần đầu tiên nhân dịp nào?

    1. Bác viết thư cho thiếu niên nhi đồng nhân ngày khai trường năm 1945.

    2. Bác viết thư cho thiếu niên nhi đồng nhân tết trung thu năm 1954.

    3. Ngày 15/5/1961 - kỷ niệm 20 năm ngày thành lập Đội.

Câu 62: Ai là người sáng lập và lãnh đạo tổ chức Đội thiếu niên tiền phong ?

    1. Bác Hồ và Đảng cộng sản Việt Nam.

    2. Bác Tôn và Đảng cộng sản Việt Nam.

    3. Bác Hồ và Bác Tôn.

Câu 63: Nhân kỷ niệm 18 năm ngày thành lập Đội TNTP Hồ Chí Minh (15/5/59). Ai đã thay mặt Ban chấp hành Trung Ương đảng trao cho Đội lá cờ thêu khẩu hiệu của Đội “Vì sự nghiệp xã hội chủ nghĩa và thống nhất tổ quốc - sẵn sàng”

    1. Bác Hồ.

    2. Bác Tôn.

    3. Đại tướng Võ Nguyên Giáp.

Câu 64: Đội TNTP Hồ Chí Minh vinh dự được nhà nước trao tặng Huân chương “Sao vàng” - phần thưởng cao quý nhất của Đảng và Nhà nước ghi nhận thành tích của Đội khi nào?

      a) Kỷ niệm 55 năm ngày thành lập Đội TNTP Hồ Chí Minh.

      b) Kỷ niệm 60 năm ngày thành lập Đội TNTP Hồ Chí Minh.

      c) Cuộc họp mặt chiến sĩ nhỏ Điện Biên Phủ.

      d) Liên hoan Nhà thiếu nhi toàn quốc năm 2003. 

CÂU 65: Ngày 01/06/1954 tờ báo đầu tiên của đội có tên gọi “Tiền phong thiếu niên” tiền thân của báo “Thiếu niên tiền phong” ngày nay ra đời ở đâu?

      a) Tại chiến khu D

      b) Tại Thanh Hoá

      c) Tại Hà Nội

      d) Tại chiến khu Việt Bắc. 

Câu 66: “Tôi hành động có suy nghĩ, tôi hiểu việc tôi làm. Con đường của thanh niên chỉ là con đường cách mạng, không có con đường nào khác”. Lời nói đanh thép trước Toàn án đế quốc Pháp, cũng là bản “tuyên ngôn” bất diệt về con đường cách mạng của các thế hệ trẻ Việt Nam ở trên là của ai?

      a. Lý Văn Minh c. Lý Phương Thuận

      b. Lý Tự Trọng đ. Lý Phương Đức

Đáp án: b

(Lịch sử Đội TNTP Hồ Chí Minh – Trang 25) 

Câu 67: Người trực tiếp soạn thảo Điều lệ Đoàn và Hội Nhi đồng trình Bác Hồ cho ý kiến sửa chữa rồi tổ chức in thành văn bản ngay trong hang Cốc Bó vào tháng 5/1941 là ai?

      a. anh Đức Thanh  c. anh Phục Quốc

      b. anh Phục Hưng d. Anh Bát Ngư

Đáp án: a

(Lịch sử Đội TNTP Hồ Chí Minh – Trang 31)

Câu 68: Sao Nhi đồng là gì?

a. Sao Nhi đồng là một hình thức tập hợp các em nhi đồng từ 6 đến 8 tuổi để giáo dục các em theo 5 điều Bác Hồ dạy.

b. Sao Nhi đồng là một hình thức tập hợp các em nhi đồng từ 6 đến 9 hướng dẫn các em làm quen với sinh hoạt tập thể, phấn đấu trở thành đội viên TNTP Hồ Chí Minh.

c. Sao Nhi đồng là một hình thức tập hợp các em nhi đồng từ 6 đến 8 tuổi để giáo dục các em theo 5 điều Bác Hồ dạy, hướng dẫn các em làm quen với sinh hoạt tập thể, xứng đáng là con ngoan trò giỏi, bạn tốt, cháu ngoan Bác Hồ, phấn đấu trở thành đội viên TNTP Hồ Chí Minh.

d. Sao Nhi đồng là một hình thức tập hợp các em nhi đồng từ 6 đến 9 tuổi để giáo dục các em theo 5 điều Bác Hồ dạy, hướng dẫn các em làm quen với sinh hoạt tập thể, xứng đáng là con ngoan trò giỏi, bạn tốt, cháu ngoan Bác Hồ, phấn đấu trở thành đội viên TNTP Hồ Chí Minh.

Đáp án: d 

Câu 69: Những đềiu kiện nào để được công nhận là Cháu ngoan Bác Hồ mà các em cần phải phấn đấu:

      a. Học tập có tiến bộ

      b. Tham gia hoạt động Đội tốt

      c. Đạt 3 chuyên hiệu trở lên

      c. Tất cả đều đúng

Đáp án: d 

Câu 70:  Hãy nêu những danh hiệu tặng cho Nhi đồng khi thực hiện tốt những việc làm trong Búp măng xinh:

      a. Con ngoan - Trò giỏi - Cháu ngoan Bác Hồ

      b. Sạch sẽ - Khỏe mạnh - Cử chỉ hay, lời nói đẹp

      c. Tay xinh tay khéo - Họa mi vàng

      d. Tất cả đều đúng

Đáp án: d 

Câu 71: Tiêu chuẩn chọn người phụ trách Sao?

a. Học khá trở lên, có năng khiếu, đạo đức tốt

b. Học giỏi trở lên, có khả năng sinh hoạt, đạo đức tốt

c. Học khá giỏi, có năng khiếu, có khả năng tổ chức hoạt động

c. Học khá giỏi, có năng khiếu, có đạo đức tốt, có khả năng đều hành hoạt động Đội 

Câu 72: Danh hiệu Sao Cháu ngoan Bác Hồ gồm những tiêu chuẩn:

a. Toàn Sao có tinh thần đoàn kết, thương yêu, giúp đỡ lẫn nhau; cùng học tập, vui chơi và rèn luyện đạo đức.

b. Sinh hoạt Sao theo đúng qui định

c. Có nữa số bạn trong Sao đạt danh hiệu Cháu ngoan Bác Hồ

d. Tất cả đều đúng

Đáp án: d 

Câu 73: Bài ca chính thức của Nhi đồng là bài hát nào? Do ai sáng tác:

a. Nhanh bước nhanh nhi đồng - Nhạc và lời: Phong Nhã

b. Cùng nhau ta đi lên - Nhạc và lời: Phong Nhã

c. Tiến lên Đòan viên - Nhạc và lời: Phạm Tuyên

d. Những ngôi sao nhỏ - Nhạc và lời: Trương Duy Huyến

Đáp án: a 

Câu 74: Đội viên Đội TNTP Hồ Chí Minh có nhiệm vụ:

a. Thực hiện điều lệ, Nghi thức Đội và Chương trình rèn luyện Đội viên

b. Thực hiện 5 điều Bác Hồ dạy để trở thành con ngoan, trò giỏi, Cháu ngoan Bác Hồ. Phấn đấu lớn lên là công dân tốt, là Đòan viên Đòan TNCS Hồ Chí Minh.

c. Làm gương tốt cho thiếu niên nhi đồng noi theo, giúp đỡ thiếu niên và nhi đồng trở thành Đội viên Đội TNTP Hồ Chí Minh

d. a, b,c đều đúng

Đáp án: d

CÂU 75: Đại hội Cháu ngoan Bác Hồ toàn quốc lần thứ I được tổ chức ở đâu? Vào thời gian nào?

      a. Hà Nội - 8/1980 b. Cao Bằng - 8/1981

      c. Đền Hùng, Vĩnh Phú - 8/1980 d. Hà Nội - 8/1981

Đáp án: d

CÂU 76: Theo qui định của Hội Đồng Trung ương Đội Thiếu niên tiền phong Hồ Chí Minh, một Sao nhi đồng có bao nhiêu em ?

5 em    c. Từ 5 đến 8 em

Từ 5 đến 10 em   d. Từ 8 đến 10 em

      CÂU 77: Các hình thức nghi lễ của Đội TNTP Hồ Chí Minh gồm:

      a) Lễ chào cờ, Lễ duyệt Đội, Lễ kết nạp Đội viên.

      b) Lễ diễu hành, lễ công nhận Đội, Lễ trưởng thành Đội.

      c) Đại hội Đội, Liên hoan họp mặt cháu ngoan Bác Hồ, Đại hội CNBH.

      d) Câu a, b, c đều đúng.

      CÂU 78: Người được tặng danh hiệu “Anh hùng quân đội”. Trong đơn xin gia nhập Bộ đội anh có viết “Em đã giết chết 34 tên Mỹ nguỵ, phá được 8 xe cơ giới, xin cấp trên cho em được làm giải phóng” Anh là ai?

      a) Hồ Văn Mên   c) Kơ pa Kơ lơng

      b) Nguyễn Bá Ngọc  d) Lê Văn Tám.

      CÂU 79: Biết một số bài hát, trò chơi của nhi đồng, biết thắt khăn quàng đỏ. Những đội dung trên là tiêu chuẩn gì trong chương trình dự bị Đội TNTP Hồ Chí Minh?

      a) Tiêu chuẩn”Nghi thức Đội”

      b) Tiêu chuẩn “Yêu Sao nhi đồng và Đội TNTP Hồ Chí Minh”.

      c) Tiêu chuẩn “Trở thành đội viên Đội TNTP Hồ Chí Minh”.

      d) Tiêu chuẩn “Nhi đồng là những Đội viên tương lai”.

      CÂU 80: “… Từ trước ngày cách mạng mùa thu. Trong đội em đã có Kim Đồng, Đi liên lạc giúp cách mạng…”. Lời bài hát trên là của bài hát nào, do ai sáng tác?

      a) Bài “Năm cánh Sao vui” nhạc và lời Phong Nhã.

      b) Bài “Sao vui của em” Nhạc và lời Lê Minh Cường.

      c) Bài “Em rất yêu Đội nhi đồng” nhạc và lời Phong Nhã.

      d) Bài “Em rất yêu Đội nhi đồng” nhạc và lời Trần Khiết Tường.

      CÂU 81: Qua các thời kỳ Đội có nhiều tên gọi khác nhau. Đồng chí hãy cho biết thứ tự.

      a) Đội thiếu nhi cứu quốc - Đội nhi đồng cứu quốc - Đội thiếu nhi tháng Tám - Đội thiếu niên tiền phong Hồ Chí Minh.

      b) Đội nhi đồng cứu quốc - Đội thiếu niên cứu quốc - Đội thiếu nhi tháng Tám - Đội thiếu niên tiền phong Hồ Chí Minh.

      c) Đội thiếu nhi tháng Tám - Đội nhi đồng cứu quốc - Đội thiếu nhi cứu quốc - Đội thiếu niên tiền phong Hồ Chí Minh.

      d) Cả a - b - c đều sai.

      CÂU 82: Bác Tôn Đức Thắng thay mặt Đảng và nhà nước đã trao lá cờ thêu với dòng chữ:

                  “Vâng lời Bác dạy

                  Làm nghìn việc tốt

                  Chống Mỹ cứu nước

                  Thiếu niên sẵn sàng”

      Khi nào?

      a) Ngày 15/05/1961 (kỷ niệm 20 năm ngày thành lập Đội)

      b) Ngày 15/05/1966 (kỷ niệm 25 năm ngày thành lập Đội)

      c) Ngày 15/05/1971 (kỷ niệm 30 năm ngày thành lập Đội)

      d) Ngày 15/05/1975 (kỷ niệm 35 năm ngày thành lập Đội).

      CÂU 83: Đảng và Nhà nước đã tặng cho Đội “Huân chương Hồ Chí Minh” khi nào?

      a) 15/05/1971 (kỷ niệm 30 năm ngày thành lập Đội)

      b) 15/05/1975 (kỷ niệm 35 năm ngày thành lập Đội).

      c)  15/05/1981 (nhân kỷ niệm 40 năm ngày thành lập Đội)

      d) 15/05/1986 (nhân kỷ niệm 45 năm ngày thành lập Đội).

      CÂU 84: “Khăn quàng đỏ tươi, em đeo em mến yêu. Quyết tâm luyện rèn cho mình càng tiến nhanh”. Đó là lời của bài hát nào? Tác giả là ai?

      a) Bay cao tiếng hát ước mơ - Nguyễn Nam.

      b) Tiến lên Đoàn viên -Phạm Tuyên.

      c) Khăn quảng đỏ - Phạm Tuyên.

      d) Em là mầm non của Đảng - Mộng Lân.

      CÂU 85: Hãy cho biết đại hội Cháu ngoan Bác Hồ toàn quốc lần thứ III được tổ chức vào ngày, tháng, năm nào? Tại đâu?

      a) Từ ngày 20 đến 26/08/1981 tại Hà Nội.

      b)Từ ngày 01 đến 09/07/1986 tại Hà Nội và Hải Phòng.

      c) Từ ngày 30/06 đến 04/07/1990 tại Hà Nội và Nghệ An..

      d) Từ ngày 02 đến 06/07/1995 tại đền Hùng tỉnh Phú Thọ và Thủ đô Hà Nội.

      CÂU 86: Tấm gương quả cảm, hy sinh thân mình để cứu em nhỏ thoát khỏi bom đạn giặc của anh Nguyễn Bá Ngọc là tấm gương sáng cho thiếu nhi noi theo. Trên quê hương của anh chỉ trong một năm đã xuất hiện 3 đội viên, dũng cảm cứu em nhỏ trong lửa bom tàn phá của giặc Mỹ. Hãy cho biết anh Nguyễn Bá Ngọc quê ở đâu?

      a) Xã Quảng Bi, huyện Quảng Xương, tỉnh Thanh Hoá.

      b) Xã Thanh Liêm, huyện Thanh Chương, tỉnh Nghệ An

      c) Xã Quảng Bi, huyện Quảng Hóa, tỉnh Hà Tĩnh

      CÂU 87: Trong lịch sử Đội thiếu niên Tiền phong Hồ Chí Minh có 1 đội viên đã được tặng 3 danh hiệu vẻ vang: Dũng sĩ diệt Mỹ, Dũng sĩ diệt xe cơ giới, Dũng sĩ diệt xe cơ giới cấp ưu tú. Hãy cho biết người đó là ai?

      a) Hồ Văn mên

      b) Nguyễn Hoàng Tôn

      c) Nguyễn Thái Bình

      d) Hồng Quang

      CÂU 88: Tháng 2/1948 Bác Hồ gửi căn dặn Thiếu nhi cả nước làm công tác Trần Quốc Toản. Hãy cho biết nội dung ngắn gọn của phong trào đó?

      a) Giúp đỡ các bạn thiếu nhi nghèo, có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn.

      b) Giúp đỡ gia đình thương binh, liệt sĩ, neo đơn.

      c) Giúp đỡ gia đình chính sách

      d) Giúp đỡ gia đình nghèo, khó khăn.

CÂU 89: Em hãy trình bày các quyền của người đội viên được quy định tại Điều lệ Đội TNTP Hồ Chí Minh hiện hành.

Đáp án:


-Yêu cầu Đội và Đoàn giúp đỡ để phát huy năng lực trong học tập, hoạt động, vui chơi, công tác xã hội

- Yêu cầu Đội và Đoàn bảo vệ quyền lợi của mình theo chủ trương , chính sách Đảng, pháp luật nhà nước và điều lệ Đoàn, Đội

- Được sinh hoạt Đội và bàn bạc, quyết định mọi công việc của Liên chi Đội. Được ứng cử, bầu cử, đề cử vào Ban chỉ huy Liên, chi đội.

CÂU 90: tháng 12/1976, theo sáng kiến của thiếu nhi thành phố Hồ Chí Minh, thiếu niên nhi đồng cả nước đã phát động phong trào ‘Thu lượm 4 triệu kg giấy vụn, phế liệu và lao động tiết kiệm lấy tiền đóng đoàn tàu “. Đoàn tàu đó được mang tên gì?

a/ Đoàn xe lửa thiếu niên tiền phong Hồ Chí Minh

b/ Đoàn tàu thiếu niên tiền phong

c/ Đoàn xe lửa thiếu niên. 

CÂU 91: Em hãy cho biết đoạn nhạc sau đây thuộc bài hát nào? Do ai sáng tác?

(Dành cho khối Tiểu học)

“ Cùng nhau ta đi lên tiếp bước Đoàn Thanh niên đi lên, cố gắng xứng đáng cháu ngoan Bác Hồ. Lời thề ta ghi sâu mãi mãi trong tim không phai, quyết xứng danh thiếu niên anh dũng nước nhà….”

a. Đội ta lớn lên cùng đất nước (Nhạc và lời: Phong Nhã)

b. Cùng nhau ta đi lên (Nhạc và lời: Phong Nhã)

c. Tiến quân ca (Nhạc và lời: Phạm Tuyên)

d. Hành khúc Đội TNTP Hồ Chí Minh (Nhạc và lời: Phong Nhã) 


 
 

CÂU 92: Em hãy cho biết bài hát Quốc ca sáng tác vào năm nào? Do ai sáng tác?

(Dành cho khối THCS)

a. 1944 - Nhạc sĩ Văn Cao

b. 1945 - Nhạc sĩ Văn Cao

c. 1946 - Nhạc sĩ Phạm Tuyên

d. 1947 - Nhạc sĩ Phong Nhã 

CÂU 93: Khăn quàng đỏ của đội viên có kích thước tối thiểu là bao nhiêu?



    1. Cạnh đáy 1m, chiều cao 0,25m.

    2. Cạnh đáy 1,2m, chiều cao 0,3m

    3. Cạnh đáy 1,1m, chiều cao 0,3m

 

CÂU 94: Nghi thức đội TNTP quy định các động tác đội hình gồm:

a.Ngang, dọc, chữ U, vòng tròn

b. Ngang, dọc, chữ U, chữ L, vòng tròn

c. Ngang, chữ U, chữ O, chữ L, thẳng. 

CÂU 95: Từ Cảng Nhà Rồng, Nguyễn Tất Thành ra đi tìm dường cứu nước vào ngày tháng năm nào ? Khi ấy người bao nhiêu tuổi

a. 5/6/1911 - 21 tuổi

b. 7/6/1911 - 20 tuổi

c. 6/5/1911 - 21 tuổi

d. Tất cả đều đúng 

CÂU 96: Ngày 19/5/2008 sắp đến, chúng ta kỷ niệm sinh nhật Bác Hồ kính yêu lần thứ bao nhiêu

a. 115


b. 117

c. 118


d. 119 

CÂU 97:  Tháng 12/2007 vừa qua, Đoàn TNCS Hồ Chí Minh đã tổ chức Đại hội Đại biểu toàn quốc tại Thủ đô Hà Nội. Đây là đại hội lần thứ bao nhiêu?

a. Lần thứ 7

b. Lần thứ 9

c. Lần thứ 10 

CÂU 98: Quê nội của Bác Hồ ở đâu

a. Làng Sen, Xã Kim Liên, Huyện Nam Đàn, Tỉnh Nghệ An

b. Làng Hoàng Trù, Xã Kim Liên, Huyện Nam Đàn, Tỉnh Nghệ An

c. Làng Sen và Làng Hoàng Trù , Tỉnh Nghệ An 

CÂU 99:  Ai là tác giả bài hát "Đêm qua em mơ gặp Bác Hồ"

a. Phạm Tuyên

b. Hàn Ngọc Bích

c. Xuân Giao 

CÂU 100: Bác đã học ngoại ngữ như thế nào trong thời gian hoạt động Cách mạng và làm việc tại nước ngoài

a. Bác ghép vài từ, sau ghép thành đoạn dần dần người tập viết thành báo

b. Bác viết vào một mảnh giấy, sau đó dán vào chỗ hay để ý nhất vừa học vừa làm

c. a  và b đều đúng 

CÂU 101: Bác Hồ đã làm nghề gì để kiếm sống trong những năm tháng bôn ba ở nước ngoài

a. Phụ bếp, cào tuyết, đốt lò

b. Bồi bàn, thợ chụp ảnh, viết báo

c. a và b đều đúng 

CÂU 102: Anh chị em ruột của Bác Hồ là ai

a. Chị Nguyễn Thị Thanh, anh trai Nguyễn Sinh Khiêm, em trai Nguyễn Sinh Xin

b. Chị Nguyễn Thị Thanh, anh trai Nguyễn Sinh Khiêm, em trai Nguyễn Sinh Cung

c. Chị Nguyễn Thị Thanh,  em trai Nguyễn Sinh Xin 

CÂU 103: Một người con anh dũng của quê hương Quảng Nam và là tấm gương cho thế hệ chúng ta noi theo. Trước lúc hy sinh anh đã hô to ba lần "Hồ Chí Minh muôn năm", anh là ai?

a. Anh Lý Tự Trọng

b. Anh Nguyễn văn Trỗi

c. Anh Nguyễn Viết Xuân 

CÂU 104: Nêu tên các nội dung của chương trình Dự bị đội viên

a. Kính yêu Bác Hồ, Con ngoan, Vệ sinh sạch sẽ, Yêu sao nhi đồng, Chăm học, Tuân theo luật lệ giao thông, noi gương người tốt, Làm việc tốt, Là người bạn tốt

b. Kính yêu Bác Hồ, Con ngoan, Vệ sinh sạch sẽ, Yêu sao nhi đồng, Chăm học, những điều cần biết khi ra đường, Là người con hiếu thảo

c. Kính yêu Bác Hồ, Con ngoan, Yêu sao nhi đồng và Đội TNTP Hồ Chí Minh, Chăm học, những điều cần biết khi ra đường, Vệ sinh sạch sẽ, noi gương người tốt, Làm việc tốt, Là người bạn tốt 

CÂU 105: Có bao nhiêu chuyên hiệu Rèn luyện Đội viên do HĐĐTW qui định

a. 12 chuyên hiệu

b. 13 chuyên hiệu

c. 10 chuyên hiệu 

CÂU 106: Nội dung giáo dục nhi đồng là yêu Sao Nhi đồng và Đội TNTP Hồ Chí Minh là

a. Nhớ tên Sao và ý nghĩa tên Sao, sinh hoạt Sao đều, vâng lời, yêu quí phụ trách sao

b. Biết xếp hàng một, hàng đôi, hàng dọc và thuộc các động tác cơ bản dành cho Đội viên

c. Biết một số bài hát múa, trò chơi của nhi đồng

d. Tất cả đều đúng 

CÂU 107: Ngày 9 tháng 1 gắn liền với sự kiện gì?

a. Ngày hy sinh của anh Trần văn Ơn

b.Ngày truyền thống Sinh viên - Học sinh Việt Nam

c. Tất cả đều đúng 

CÂU 108:  Vai trò của người Chỉ huy Đội được thể hiện

a. Là cầu nối giữa Đội viên và phụ trách Đội

b. Là hạt nhân nòng cốt

c. Là người thiết kế, tổ chức hoạt động Đội

d. Tất cả đều đúng 

CÂU 109: Những yếu tố cần có của người Chỉ huy là

a. Thông minh, nhanh nhẹn, một chút tính quyết đoán

b. Nhiệt tình, có tinh thần trách nhiệm

c. Câu a và b đều đúng

d. Câu a và b đều sai 

CÂU 110:  Chương trình Dự bị đội viên dành cho Nhi đồng có mấy nội dung

a. 5 nội dung

b. 6 nội dung

c. 7 nội dung

d. Tất cả đều đúng

CÂU 111: Sao nhi đồng được tổ chức là:

a. Từ 5 đến 10 em

b. Từ 8 đến 10 em

c. Từ 5 đến 6 em

d. Tất cả đều đúng 

CÂU 112: Lời ghi nhớ của nhi đồng là:

a. Vâng lời Bác Hồ dạy - Sẵn sàng

b. Vì Tổ quốc Xã hội chủ nghĩa

c. Vâng lời Bác Hồ dạy, em xin hứa sẵn sàng, là con ngoan trò giỏi, cháu Bác Hồ kính yêu

d. Câu a và b đúng 

CÂU 113: Ngày 22 tháng 12 là ngày lễ kỷ niệm gì:

a. Em yêu chú bộ đội

b. Tiếp bước cha anh

c. Ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam

d. Ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam và ngày hội Quốc phòng toàn dân 

CÂU 114: Đội TNTP Hồ Chí Minh được chính thức thành lập ngày tháng năm nào? tên gọi là gì?

a. Ngày 15/5/1945 - Hội Nhi đồng cứu quốc

b. Ngày 15/5/1943 - Đội Nhi đồng cứu vong

c. Ngày 15/5/1941- Đội Nhi đồng cứu quốc

d. Tất cả đều sai 

CÂU 115: Người Đoàn viên đầu tiên là ai:

a. Chị Võ Thị Sáu

b. Anh Nguyễn Văn Trỗi



c. Anh Hoàng Văn Thụ

d. Anh Lý Tự Trọng

tải về 137.1 Kb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương